Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 12

lập biên bản đối chiếu thu, yêu cầu chuyển trả theo đúng quy định. Những đơn vị cố tình chây ỳ, không đóng, đóng không đủ số người theo quy định, có thời gian nợ đọng kéo dài, BHXH phối hợp cơ quan chức năng như Kho bạc Nhà nước, Sở LĐ-TBXH, LĐLĐ tỉnh... thành lập các đoàn kiểm tra, thanh tra, tổ công tác thu nợ, đôn đốc các đơn vị chấp hành.

Ngoài ra, BHXH tỉnh nên kết hợp với Kho bạc Nhà nước ký kết quy chế phối hợp thực hiện trích tiền từ tài khoản của đơn vị SDLĐ để nộp tiền BHXH, BHYT chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh; ký hợp đồng đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT của người tự đóng và phát triển người tham gia BHXH tự nguyện, BHYT qua hệ thống Bưu điện; ký quy chế phối hợp công tác với cục Thuế, Hội LHPN, Hội Nông dân tỉnh... Qua đó, công tác đốc thu, thu hồi nợ đã có nhiều chuyển biến, một số doanh nghiệp nợ đọng đã khắc phục nợ kịp thời.

3.2.3. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm

Luật BHXH năm 2014 có hiệu lực thi hành từ đầu năm 2016 trong đó tại Điểm d, Khoản 1, Điều 14 quy định quyền của tổ chức công đoàn trong việc “Khởi kiện ra Tòa án đối với hành vi vi phạm pháp luật về BHXH gây ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động (NLĐ), tập thể NLĐ, theo quy định tại khoản 8 Điều 10 của Luật Công đoàn”. Theo đó, tổ chức công đoàn cơ sở có quyền khởi kiện doanh nghiệp nợ, trốn đóng BHXH từ ngày 01/01/2016.

Để đảm bảo ổn định đời sống cho người lao động và gia đình người lao động trong hiện tại cũng như sau này khi hết tuổi lao động, không để tình trạng “nhờn luật” trong lĩnh vực thu BHXH rất cần có các chế tài đủ mạnh để xử lý nghiêm các hành vi cố tình chây ỳ, trốn đóng, nợ dây dưa kéo dài BHXH. Trong thời gian vừa qua, các chế tài xử lý hành vi trên nhìn chung còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe; số vụ sai phạm, vi phạm Luật BHXH chưa được

đưa ra xử lý trước pháp luật. Để thực hiện nghiêm quyền khởi kiện ra tòa án các đơn vị sử dụng lao động vi phạm Luật BHXH cần thiết phải khắc phục những điểm bất hợp lý, chồng chéo giữa Bộ luật Lao động, Luật BHXH, Luật Công đoàn và Bộ luật Tố tụng dân sự.

Theo đó cơ quan BHXH có quyền áp dụng biện pháp đó là lập hồ sơ, chuyển LĐLĐ tiến hành các thủ tục khởi kiện đơn vị SDLĐ cố tình không đóng nộp bảo hiểm cho người lao động.

Tính đến 15/7/2017, BHXH tỉnh đã hoàn tất hồ sơ và chuyển sang Liên đoàn Lao động tỉnh Hà Giang 12 doanh nghiệp nợ đóng BHXH kéo dài nhiều năm để khởi kiện ra tòa án. Tuy nhiên đến thời điểm này công tác khởi kiện còn nhiều vướng mắc, khó khăn, chưa xử lý được doanh nghiệp cố tình vi phạm Luật BHXH ra tòa theo quy định. Về trình tự, công đoàn cơ sở phải đứng ra khởi kiện hoặc ủy quyền khởi kiện cho công đoàn cấp trên. Tuy nhiên, một thực tế khó khăn hiện nay đó là muốn khởi kiện được doanh nghiệp cố tình vi phạm pháp luật về đóng BHXH ra Tòa án thì phải được 100% người lao động tại đơn vị đó nhất trí làm đơn yêu cầu, điều này rất khó xảy ra vì NLĐ lo sợ mất việc làm, ảnh hưởng đến nguồn thu nhập của gia đình hằng tháng…

Công tác thu BHXH là khâu đầu vào rất quan trọng, trước hết là mục tiêu ổn định và duy trì các nguồn quỹ, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động khi giải quyết hưởng các chế độ BHXH. Doanh nghiệp cố tình nợ đóng BHXH dây dưa kéo dài vô hình chung họ tự lấy mất đi chính quyền lợi mà đáng ra người lao động trong đơn vị được hưởng. Hiện nay, toàn tỉnh Hà Giang có gần 1.400 đầu mối thu, trong đó doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể là 429 đơn vị. 6 tháng đầu năm 2017, số đơn vị nợ BHXH, BHYT, BHTN kéo dài từ 03 tháng trở lên là 182/429 đơn vị, chiếm tỷ lệ 42,4%. Để thao gỡ nút thắt quan trọng này ngoài

việc xây dựng các chế tài đủ mạnh thì rất cần sự vào cuộc mạnh tay hơn nữa, quyết liệt hơn nữa từ các cấp, các ngành và chính quyền địa phượng trong tỉnh, có như vậy về lâu dài mới đảm bảo An sinh xã hội trên địa bàn [51].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Cơ quan thanh tra kịp thời phát hiện những hành vi vi phạm, để từ đó có biện pháp xử lý phù hợp. Làm tốt công tác thanh tra, kiểm tra, cơ quan có thẩm quyền đã góp phần loại bỏ được những hành vi đi ngược lại với mục đích mà bảo hiểm thai sản, tạo điều kiện cho người lao động được hưởng những quyền mà pháp luật dành cho họ, bảo vệ người lao động trong trường hợp họ cần được bảo vệ khi người sử dụng lao động làm trái những quy định của pháp luật.

Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử phạt vi phạm pháp luật về chế độ bảo hiểm thai sản trong nhiệm vụ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ. Cần ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá trình độ của thanh tra viên lao động và có kế hoạch bồi dưỡng, đào tạo trình độ chuyên môn cho họ. Xây dựng các quy định cụ thể và thống nhất về trình tự thanh tra, ban hành quy chế kiểm tra, đánh giá chất lượng thanh tra viên định kì và có chế tài xử lí nghiêm khắc đối với những thanh tra viên vi phạm. Thường xuyên tiến hành kiểm tra tình hình thực hiện chế độ bảo hiểm thai sản đối với người lao động tại các địa phương, tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các vi phạm.

Pháp luật về Bảo hiểm xã hội thai sản và thực tiễn thực hiện tại Tỉnh Hà Giang - 12

3.2.4. Tăng cường phối hợp với các cơ quan, tổ chức liên quan

- Đối với Tỉnh Ủy, UBND Hà Giang

Tiếp tục quan tâm, chỉ đạo các Huyện, xã, các Sở, Ban, Ngành đoàn thể và các cơ quan thông tin tuyên truyền địa phương phối hợp với BHXH Hà Giang tuyên truyền sâu rộng về các chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà Nước về chế độ chính sách BHXH, BHYT đi đôi với việc chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp kiểm tra thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT trên địa bàn huyện.

- Đối với BHXH Hà Giang

Cần thực hiện cải cách thủ tục hành chính theo chương trình kế hoạch của BHXH Việt Nam, BHXH Hà Giang đã đề ra, quan tâm hơn nữa đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, giải quyết chế độ, quyền lợi cho cán bộ công chức viên chức kịp thời, đúng quy định. Đánh giá công tác từng cán bộ khách quan, công bằng tạo bầu không khí dân chủ đoàn kết động viên cán bộ công chức phát huy trí tuệ, khả năng hoàn thành nhiệm vụ được giao.

Phối hợp với các ngành, các cấp, các cơ quan đơn vị để thực hiện tốt chính sách BHXH. Tăng cường tuyên truyền, vận động nhằm nâng cao nhận thức cho các đối tượng tham gia BHXH, BHYT.

Tổ chức tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ công chức, các đơn vị sử dụng lao động triển khai thực hiện tốt các Nghị định của Chính phủ, đưa chính sách BHXH, BHYT đến với mọi người dân.

- Thường xuyên theo dõi, kiểm tra, đôn đốc, tổ chức sơ kết, tổng kết và định kỳ báo cáo kết quả thực hiện về Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

Với các giải pháp như trên hy vọng rằng công tác quản lý đối tượng tham gia BHXH nói riêng và việc thực hiện chính sách BHXH, BHYT nói chung sẽ đạt được hiệu quả cao nhất để đưa BHXH, BHYT đến với mọi người dân trong xã hội như trong chiến lược phát triển BHXH Việt Nam đến năm 2017 đã đề ra.

- Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Hà Giang: Phối hợp với Bảo hiểm xã hội tỉnh xây dựng các chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền tại các huyện, thành phố.

- Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể:

+ Phối hợp tuyên truyền chính sách, pháp luật về BHXH, BHYT, phát động phong trào và vận động đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân tích cực tham gia BHXH;

+ Phối hợp với các ngành chức năng giám sát việc tham gia BHXH và đề xuất các cơ chế, chính sách, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

- Cục thuế, chi cục thuế huyện, thành phố và Sở kế hoạch đầu tư: Phối hợp rà soát các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh và mã số thuế trên địa bàn, có đang hoạt động trên thực tế không để nhanh chóng phát hiện kịp thời các doanh nghiệp lợi dụng sự kiểm soát không chặt chẽ dẫn đến tình trạng trục lợi quỹ BHXH. Công tác này cần sự quan tâm phối hợp trong hệ thống cơ quan Nhà nước, nhằm bảo vệ quyền lợi người lao động nói chung và lao động thuộc đối tượng hưởng BHXH thai sản nói riêng.

- UBND các huyện, thành phố

+ Chỉ đạo tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật về BHXH tới tất cả cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và các nhóm đối tượng để người dân hiểu được quyền lợi và trách nhiệm tham gia BHXH. Đưa mục tiêu, kế hoạch, phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT là một chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương hàng năm;

+ Chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể trên địa bàn, UBND các xã, phường, thị trấn phối hợp chặt chẽ với cơ quan BHXH huyện, thành phố trong tổ chức thực hiện chính sách BHXH; chỉ đạo các ngành liên quan trong việc rà soát, kê khai lập danh sách mua thẻ BHYT cho các đối tượng được hỗ trợ từ nguồn ngân sách nhà nước đảm bảo chính xác, không trùng lặp, bỏ sót đối tượng;

+ Bố trí biên chế trong tổng số biên chế đã được tỉnh giao hàng năm cho Phòng Lao động - TBXH các huyện, thành phố để quản lý, theo dõi việc phát triển đối tượng tham gia BHXH của các đơn vị, cá nhân trên địa bàn;

+ Tổ chức thanh kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo về BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật;

+ Hàng năm tổ chức đánh giá kết quả việc thực hiện chính sách BHXH trên địa bàn; biểu dương khen thưởng kịp thời cho tập thể, cá nhân có thành tích tốt.

3.2.5. Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hoàn thiện cơ sở vật chất ở hầu hết cơ quan BHXH trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Công tác cải cách hành chính là một trong các nhiệm vụ quan trọng đối với ngành bảo hiểm xã hội, do đó, BHXH tỉnh Hà Giang cần chú trọng đẩy mạnh công tác cải cách thủ tục hành chính trong nội bộ ngành, thực hiện việc niêm yết các thủ tục quy định về hồ sơ xét hưởng các chế độ BHXH từ cấp huyện tới các xã. Đặc biệt là tổ chức thực hiện tốt quy trình tiếp nhận, xét duyệt hồ sơ hưởng các chính sách bảo hiểm xã hội cho NLĐ theo quy định, giảm bớt các giấy tờ thủ tục không cần thiết, tạo điều kiện giải quyết chế độ được thuận lợi, nhanh chóng. Qua đó, tiến tới việc thực hiện theo cơ chế một cửa liên thông; phân cấp quản lý một số nội dung, nhiệm vụ của ngành cho BHXH huyện; phân công quy định rõ trách nhiệm của người đứng đầu nhiệm vụ được giao.

Bảo hiểm xã hội tỉnh cần thực hiện tốt quy chế “một cửa” để tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả đã giải quyết thông qua giao dịch điện tử và dịch vụ bưu chính. Quá trình tiếp nhận hồ sơ có ghi rõ bằng biên bản hoặc phiếu giao nhận hồ sơ có ghi rõ thời hạn nhận kết quả giải quyết xong chế độ mà người lao động được thụ hưởng. Trong quá trình giải quyết các chế độ trong thời hạn ghi trên phiếu, tổ công tác có trách nhiệm phối hợp với các phòng chức năng để tổ chức luân chuyển chứng từ theo đúng quy định giữa các phòng chức năng để khi bộ phận tiếp nhận và giải quyết theo quy chế một cửa trả kết quả, các phòng chức năng thuộc bảo hiểm xã hội chuẩn bị các điều kiện cần thiết để chi trả (hồ sơ, danh sách chi trả,…).

Bộ phận “một cửa” cần thực hiện tốt và phát huy hơn nữa các chức năng và nhiệm vụ của mình, để “một cửa” không chỉ tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả giải quyết mà còn thực hiện việc tư vấn chế độ, chính sách và giải đáp cho người lao động những thắc mắc về thủ tục giấy tờ cần có để xét

duyệt chế độ. Có như vậy mới góp phần rút ngắn thời gian giải quyết chế độ để tổ chức chi trả đúng quy định, kịp thời đến tận tay đối tượng thụ hưởng. Từ đó, góp phần nâng cao năng lực và hiệu quả giải quyết công việc của cơ quan bảo hiểm xã hội, rút ngắn quy trình và đề cao trách nhiệm vật chất ở mỗi khâu công việc, tiết kiệm thời gian chờ đợi của người được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

Đồng thời, các đơn vị BHXH huyện trên địa bàn toàn tỉnh, lập bảng kế hoạch chi tiết xin kinh phí gửi BHXH tỉnh, để hoàn thiện cơ sở vật chất từ đó nâng cao năng suất giải quyết công việc của viên chức ngành BHXH

3.2.6. Hoàn thiện mô hình quản lý và nâng cao năng lực quản lý

Để chính sách bảo hiểm xã hội nói chung hay chế độ thai sản nói riêng đi vào thực tế được nhanh gọn, khách quan, giúp bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đòi hỏi Nhà nước ta cần đổi mới hoạt động thông tin, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cả người lao động và người sử dụng lao động như: tổ chức các buổi chuyên đề, hội thảo để nâng cao năng lực quản lý của cán bộ bảo hiểm, nhằm phân tích, tìm hiểu mặt ưu điểm, mặt hạn chế của chính sách bảo hiểm xã hội hiện nay, nhằm đưa ra các giải pháp mang tính ưu việt hơn. Đồng thời, giúp người dân hiểu và nắm vững pháp luật, để các cán bộ quản lý có thể thực hiện công việc của mình một cách dễ dàng hơn. Cần hoàn thiện mô hình quản lý theo chiều dọc, lực lượng quản lý cấp cao sẽ quản lý trực tiếp các bộ phận chuyên môn của mình. Theo định kỳ, các cấp đơn vị cần báo cáo tình hình hoạt động, rút ra kết quả, hạn chế và đề xuất giải pháp khắc phục hạn chế đó. Phát triển mô hình quản lý trực tiếp, quản lý chặt chẽ vấn đề giúp việc thực hiện quy định pháp luật được nhanh gọn, chính xác hơn.

Bên cạnh đó, Nhà nước cần có hệ thống kiểm tra, thanh tra, giám sát việc thực hiện các chế độ bảo hiểm của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của người sử dụng lao động đối với người lao động. Một khi, cấp trên trực

tiếp giám sát hoạt động của cấp dưới, đòi hỏi cấp dưới cần quan tâm, chú trọng đến công việc của mình hơn, tránh tình trạng bỏ bê công việc, kết quả công việc không tốt. Qua những hạn chế gặp phải khi áp dụng pháp luật về chế độ thai sản trên thực tế sẽ có những chính sách điều chỉnh phù hợp và biện pháp xử phạt hợp lý đối với những trường hợp vi phạm pháp luật. Việc giám sát này cần phải phối hợp chặt chẽ với hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước về các lĩnh vực khác: cơ quan thuế, cơ quan công an, bộ tài chính,… để thực hiện thu, chi trả, giám sát được thuận lợi hơn.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí