Những Vướng Mắc Còn Tồn Tại Trong Công Tác Thi Hành Pháp Luật Quản Lý

phổ biến chính sách pháp luật thuế. Đồng thời, thực hiện tốt công tác hỗ trợ người nộp thuế, trả lời giải đáp chính sách thuế qua điện thoại cho 2.438 lượt tổ chức, cá nhân; trả lời trực tiếp cho 1.327 lượt và trả lời bằng văn bản cho 05 đơn vị về chế độ chính sách thuế35. Đây được xem là những chuyển biến rõ ràng nhất trong mối quan hệ giữa cơ quan thuế và NNT khi DN được nâng lên vị trí khách hàng quan trọng, thay vì đối tượng bị quản lý như trước kia.

Về phía người nộp thuế, ý thức tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế ngày càng được nâng cao, vai trò của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý thuế từng bước được tăng cường. Nhiều tổ chức, cá nhân hoàn thành tốt nghĩa vụ nộp thuế đã được cơ quan Nhà nước tôn vinh. Dư luận xã hội ngày càng quan tâm nhiều đến công tác thuế, tích cực phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong công tác quản lý thuế, phản ánh và phê phán những hành vi trốn thuế và gian lận tiền thuế.

Ý thức chấp hành pháp luật thuế của người nộp thuế như: đăng ký, kê khai thuế được chủ động hơn, tờ khai thuế nộp kịp thời và nội dung ghi trong tờ khai cũng cụ thể rõ ràng hơn, nhờ vậy tỷ lệ tờ khai chưa nộp, quá hạn và lỗi giảm dần. Doanh nghiệp về cơ bản đã thực hiện được cơ chế tự khai, tự tính, tự nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế. Việc cung ứng chương trình kê khai thuế vừa tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong kê khai kiểm tra giảm sai sót, đối với ngành thuế công tác kiểm tra, nhập dữ liệu trên tờ khai cũng nhanh hơn nhiều so với nhập từng chỉ tiêu và không bị nhầm, bị sót.

Kết quả thống kê tại Chi cục Thuế TP.Thanh Hóa cho thấy năm 2015 do thực hiện tốt các ứng dụng tin học và làm tốt công tác tuyên truyền hỗ trợ NNT nên đã kiểm soát được tình hình kê khai thuế của NNT. Số lượng hồ sơ khai thuế nộp đúng hạn tăng lên so với những năm trước.36

Theo thống kê, năm 2015 Cơ quan Thuế đã rà soát, chuẩn hoá 70 quy trình, quy chế, cắt giảm 63 thủ tục, đơn giản hóa 50 thủ tục. Tính chung, năm 2015 đã giảm thêm được 50 giờ nộp thuế, đưa tổng số giờ nộp thuế xuống còn 117 giờ, vượt mục tiêu đề ra trong Nghị quyết số 19/NQ-CP là 121,5 giờ. Mở rộng áp dụng kê khai, nộp thuế điện tử


35 Theo Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015 và Nhiệm vụ, biện pháp năm 2016 của Chi cục thuế TP.Thanh Hóa, Thanh Hóa ngày 15/01/2016.

36 Xem phụ lục 1.

trên phạm vi cả nước, tính đến 30/10/2015, đã thực hiện khai thuế qua mạng đối với 98,95% số doanh nghiệp đang thuộc diện quản lý thuế nội địa.37

Công tác quản lý và giải quyết hoàn thuế được kịp thời hơn, đúng hơn do phân loại rõ các đối tượng, trường hợp kiểm tra trước hoàn sau và trường hợp hoàn trước kiểm tra sau. Hồ sơ và hệ thống thông tin để kiểm tra hoàn thuế đầy đủ và rõ ràng hơn. Cơ quan thuế cập nhập nắm và phân tích được chi tiết số thuế hoàn, cơ cấu hoàn cho đầu tư, xuất khẩu và các trường hợp khác. Công tác hoàn thuế, thoái trả tiền thuế kịp thời đúng quy trình và đúng quy định của Luật quản lý thuế, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, người nộp thuế, giảm bớt khó khăn, bổ sung nguồn vốn, góp phần thúc đẩy SXKD phát triển.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Công tác quản lý nợ đọng thuế: trên cơ sở những điều chỉnh của Luật QLT, ngành thuế đã xây dựng bộ máy quản lý nợ từ trung ương đến địa phương đã phân tích được nguyên nhân nợ và tình trạng nợ trong toàn ngành, phân tích được cơ cấu, loại nợ từ đó triển khai các biện pháp đồng bộ để xử lý dứt điểm nợ cũ, giảm thiểu nợ mới phát sinh, áp dụng các biện pháp cưỡng chế để thu hồi nợ. Trên cơ sở đó có biện pháp quản lý thu nợ, xử lý nợ tồn đọng sát thực và hiệu quả hơn, số nợ đã giảm về tỷ lệ (%) so với số thu38.

Công tác kiểm tra, thanh tra được thực hiện đúng quy chế, quy trình đã góp phần nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế của doanh nghiệp cũng như ý thức trách nhiệm của cán bộ thuế trong thực hiện công tác kiểm tra, thanh tra. Kết quả kiểm tra, thanh tra ngăn chặn, phát hiện kịp thời các trường hợp vi phạm pháp luật thuế, truy thu ngân sách nhà nước số thuế lên đến hàng trăm tỷ đồng.

Pháp luật quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - 9

Việc thực hiện thanh tra, kiểm tra theo quy định của Luật quản lý thuế vừa tập trung được nguồn lực để thực hiện công tác thanh tra đúng đối tượng theo sự phân loại tốt, chưa tốt, dựa trên mức độ tuân thủ pháp luật, nhằm chống thất thu về thuế có hiệu quả hơn, và đặc biệt không làm phiền những trường hợp đã thực hiện tốt pháp luật thuế. Bên cạnh đó, việc kiểm tra nội bộ cơ quan thuế cũng được thực hiện, mang lại những hiệu quả nhất định.39



37 Tổng kết công tác tài chính, ngân sách năm 2015, đăng tại http://www.customs.gov.vn/Lists/TinHoatDong/, truy cập ngày 22/4/2016.

38 Xem phụ lục 2.

39 Xem phụ lục 3,4.

Năm 2015, tổng thu ngân sách Nhà nước từ đầu năm đến thời điểm 15/12/2015 ước tính đạt 884,8 nghìn tỷ đồng, bằng 97,1% dự toán năm, trong đó thu nội địa đạt 657 nghìn tỷ đồng, bằng 102,9%. Trong thu nội địa, nhiều khoản thu đạt khá và vượt dự toán năm: thuế thu nhập cá nhân 53,2 nghìn tỷ đồng, bằng 103,7%; thu thuế công, thương nghiệp và dịch vụ ngoài Nhà nước 119,7 nghìn tỷ đồng, bằng 100,1%. Riêng thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 128 nghìn tỷ đồng, bằng 89,8% dự toán năm; thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước 204,2 nghìn tỷ đồng, bằng 92,5%40. Đánh giá về kết quả thu ngân sách nhà nước, có thể nói đây là một chỉ tiêu, một thước đo cơ bản, quan trọng để đánh giá về chính sách thuế, công tác quản lý thuế và ý thức tuân thủ pháp luật của người nộp thuế.

Về cải cách thủ tục hành chính, hiện đại hoá công tác quản lý thuế: nhằm đáp ứng nhu cầu của Luật Quản lý thuế và mô hình tổ chức bộ máy mới, ngành Thuế đã triển khai hạ tầng kỹ thuật mạng hiện đại, hoàn thiện mô hình mạng trực tuyến kết nối rộng toàn quốc bao gồm gần 700 mạng cục bộ với hơn 2 nghìn máy chủ, hàng nghìn thiết bị mạng và gần 3 vạn máy tính cá nhân. ngành thuế đã triển khai gần 50 phần mềm ứng dụng dùng chung thống nhất trong toàn ngành41; Hệ thống biểu mẫu kê khai thuế, báo cáo thuế được đơn giản và chuẩn hoá hơn....

2.2.2. Những vướng mắc còn tồn tại trong công tác thi hành pháp luật quản lý

thuế TNDN

Bên cạnh những kết quả khả quan như trên, công tác quản lý thuế còn tồn tại một số hạn chế như sau :

Về phía cơ quan thuế:


Thứ nhất, một bộ phận cán bộ thuế, đặc biệt là cán bộ cấp cơ sở chưa được đào tạo lại hoặc chưa nắm bắt kịp về kiến thức quản lý thuế mới nên bỡ ngỡ trong quá trình thực hiện. Cách nghĩ, cách làm của một số công chức, viên chức chưa theo kịp tiến độ đổi mới; chưa thấy hết tính ưu việt của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng với việc triển khai


40 Số liệu thống kê cuả Tổng cục Thông kê về Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, đăng tại https://www.gso.gov.vn/, truy cập ngày 22/4/2016.

41 Số liệu thống kê cuả Tổng cục Thông kê về Tình hình kinh tế - xã hội năm 2015, đăng tại https://www.gso.gov.vn/, truy cập ngày 22/4/2016.

mạnh mẽ các ứng dụng công nghệ tin học để chuyên môn hoá công việc và liên kết hóa các bộ phận của quy trình quản lý thuế, nên hiệu quả công việc đạt được chưa như mong muốn.

Thứ hai, theo quy định của Luật Quản lý thuế, chỉ có các chức danh, chuyên viên chính, kiểm soát viên chính của cơ quan quản lý thuế mới được thực hiện thanh tra thuế. Tuy nhiên hiện nay các địa phương, số lượng chuyên viên chính, kiểm soát viên chính còn ít nên chưa đủ lực lượng để tổ chức các đoàn thanh tra thuế.

Thứ ba, trong công tác tuyên truyền hỗ trợ người nộp thuế, các chi cục thuế trực thuộc đã cố gắng ưu tiên bố trí cán bộ thuế có năng lực, phong cách ứng xử văn minh làm việc tại bộ phận "một cửa", nhưng hầu hết đều gặp khó khăn trong bố trí nhân sự. Thêm vào đó, mặc dù thực hiện cơ chế “một cửa” nhưng nhiều khi để giải quyết xong hồ sơ thì nộp hồ sơ ở bộ phận một cửa Doanh nghiệp vẫn phải “đi đường vòng” để gặp riêng cán bộ quản lý thuế…

Thứ tư, thực hiện quản lý thuế theo mô hình chức năng là phù hợp với xu hướng phát triển, trong đó kết quả chất lượng quản lý là kết quả của hệ thống chức năng, hoạt động của khâu trước phục vụ công việc tiếp theo của khâu sau. Nguyên tắc quản lý của mô hình tổ chức bộ máy theo chức năng đòi hỏi phải có các quy trình, quy chế phối hợp giữa các bộ phận, nhằm gắn kết chặt chẽ các chức năng trong quá trình thực hiện quản lý. Không chỉ thế, các quy trình, quy chế này phải thường xuyên được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phối hợp thực hiện công việc cụ thể ở mỗi chức năng mới, từ đó chuẩn hóa các quy trình theo hướng ứng dụng triệt để công nghệ thông tin, đảm bảo cho công tác quản lý thuế được thực hiện đồng bộ, hiệu quả. Nhưng hiện nay, cơ chế để nối kết các chức năng còn nhiều bất cập, thậm chí không ăn khớp. Công việc này triển khai còn chậm so với tiến độ triển khai Luật Quản lý thuế, gây khó khăn không nhỏ cho công tác khai thác, phân tích, sử dụng thông tin phục vụ quản lý thuế.

Thứ năm, hiện nay việc thực hiện cải cách hành chính thuế ở nước ta còn gặp nhiều khó khăn do cơ sở hạ tầng còn thấp, thiếu đồng bộ. Mặc dù ngành thuế đề ra mục tiêu thực hiện chiến lược cải cách hướng tới một mô hình thuế hiện đại, chuyên nghiệp theo các chuẩn mực quốc tế. Nhưng ngành thuế mới đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác đăng ký mã số thuế, xử lý tờ khai và chứng từ nộp thuế, kế toán sổ thuế, kế toán

ngân sách, lập báo cáo thống kê, quản lý công việc nội bộ. Mô hình thuế hiện tại mới tự động hóa một số khâu tính thuế và chưa thống nhất qui trình xử lý thông tin các loại thuế.

Theo Báo cáo Môi trường Kinh doanh 2014 (Doing Business) của Ngân hàng Thế giới (WB) và Tổ chức Tài chính Quốc tế (IFC), chỉ số “nộp thuế” của Việt Nam xếp hạng thứ 149/189 trong số các quốc gia và vùng lănh thổ, với tổng số thời gian nộp thuế năm 2014 là 872 giờ, DN làm các thủ tục thuế (GTGT, TNDN) là 537 giờ. Theo tính toán của WB, phần lớn thời gian DN dùng để chuẩn bị tài liệu, rà soát, ghi chép số liệu để thực hiện kê khai thuế (do khác biệt về quy định của chính sách thuế và kế toán).42

Tình hình này cho thấy thời gian qua, mặc dù Việt Nam đã triển khai quyết liệt các giải pháp cải cách thủ tục hành chính thuế nhưng kết quả đạt được vẫn còn hạn chế.

Về phía người nộp thuế :


Thứ nhất, đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ do kiến thức hạn chế, lại phân tán rộng trên địa bàn khác nhau nên việc tiếp cận theo phương thức quản lý thuế mới bước đầu còn nhiều khó khăn.

Thứ hai, các doanh nghiệp trong cơ chế tự do kinh doanh nhưng chưa được chuẩn bị tốt về mặt kỉ cương pháp luật trong việc thực hiện các chính sách của nhà nước và pháp luật, chưa chấp hành đúng những quy định của pháp luật về chế độ quản lý sử dụng hoá đơn chứng từ, hạch toán sổ sách kế toán,việc thanh toán bằng tiền mặt còn khá phổ biến... Thứ ba, tình trạng vi phạm pháp luật về thuế (trốn thuế, gian lận thuế, thành lập

DN để buôn bán hóa đơn, bỏ trốn khỏi địa điểm kinh doanh, sử dụng hóa đơn giả…) ngày càng nghiêm trọng, phức tạp, phổ biến và xảy ra ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước. Nếu như năm 2007, con số doanh nghiệp nợ thuế tại Hà Nội chỉ khoảng 2.000 tỷ đồng, thì đến cuối 2014, con số này đã lên tới gần 18.700 tỷ đồng 43. Tội phạm mua bán, sử dụng trái phép hóa đơn có nhiều loại và xuất hiện ở hầu hết các địa phương với mức độ khác nhau, nhưng nguy hiểm và nghiêm trọng nhất vẫn là tình trạng lập DN chỉ để mua bán hóa đơn bất hợp pháp.


42 Ts.Lê Thị Thanh Huyền, “Kinh nghiệm cải cách thủ tục hành chính thuế, hải quan tại một số nước”, Tạp chí Tài chính, 2014, Số 8, tr. 37 – 39.

43 Thông tin được Cục trưởng Cục Thuế Hà Nội Hà Minh Hải đưa ra tại phiên chất vấn của Hội đồng Nhân dân thành phố, sáng 3/12/2015, đăng tại: http://doanhnghiepvn.vn/doanh-nghiep-ha-noi-no-thue- gan-18700-ty-d59568.html, truy cập ngày 22/4/2016.

Thứ tư, việc xử lý vi phạm pháp luật về thuế có nơi còn gặp khó khăn như người nộp thuế vi phạm nhưng không để số dư tiền gửi ngân hàng nên các biện pháp cưỡng chế như trích tiền gửi tại ngân hàng không thực hiện được; hoặc tình trạng mua bán sử dụng hoá đơn bất hợp pháp vẫn còn tồn tại, thanh toán bằng tiền mặt vẫn còn phổ biến.

Thứ năm, thực trạng cho thấy mặc dù có không ít trường hợp công chức thuế có hành vi “sách nhiễu”, trong khi đó mặc dù giải quyết khiếu nại, tố cáo, khởi kiện là một chức năng quan trọng của quản lý thuế, nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người nộp thuế tuy nhiên người nộp thuế rất ngại tham gia vào quá trình này.

2.3. Nguyên nhân của thực trạng

Thực trạng pháp luật QLT và quá trình thực hiện nó ở Việt Nam thời gian qua như đã phân tích và chứng minh ở trên là do các nguyên nhân sau:

2.3.1. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nền kinh tế thị trường có sự định hướng của Nhà nước là một mô hình kinh tế mà trước đây chưa có tiền lệ, đòi hỏi chúng ta phải tự tìm tòi sáng tạo. Cơ chế chính sách thuế và quản lý thuế cũng phải phù hợp với quá trình phát triển của đất nước và những định hướng cải cách chung. Tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, cùng một lúc Nhà nước phải tập trung đối phó và giải quyết nhiều vấn đề, vừa phát triển kinh tế vừa thu hút đầu tư lại vừa phải giải quyết những tồn tại của xã hội. Vì thế, cơ chế chính sách thuế và quản lý thuế chưa thể đáp ứng được hết những đòi hỏi thực tế.

Thứ hai, pháp luật thuế TNDN nói chung và pháp luật quản lý thuế TNDN nói riêng hình thành và phát triển, bị chi phối rất lớn bởi yếu tố khách quan từ bên ngoài. Trong cơ chế thị trường ở nước ta, pháp luật thuế nằm trong giai đoạn hình thành, liên tục được sửa đổi, bổ sung để phù hợp với sự phát triển của kinh tế. Cùng với đó, các điều kiện về cơ sở vật chất và trình độ đội ngũ cán bộ có nhiều hạn chế nên chúng ta chưa thể có được một hệ thống thuế hiện đại, toàn diện được. Vì thế, pháp luật quản lý thuế TNDN không có một điểm tựa, chuẩn mực để hình thành và phát triển.

Thứ ba, nền kinh tế đất nước còn non trẻ, đang trong quá trình xây dựng, cơ chế, chính sách ban hành còn thiếu tính ổn định, tính chiến lược lâu dài. Quan điểm chỉ đạo chung ở hầu hết các ngành, các lĩnh vực là vừa làm vừa rút kinh nghiệm, sau đó sẽ hoàn

thiện. Vì thế, nhiều khi chính sách ban hành ra là nhằm giải quyết một số nhiệm vụ trước mắt, sau khi giải quyết xong thì chính sách đó lại trở nên lạc hậu, không còn phù hợp nữa.

2.3.2. Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, do còn hạn chế trong nhận thức, do ít hiểu biết về kinh tế thị trường và do chủ quan, nóng vội, chưa có cái nhìn toàn diện, khách quan và có chiến lược trong hoạch định chính sách, xây dựng và ban hành pháp luật thuế. Có thể thấy, sự thay đổi của các chính sách thuế và tình hình thực tiễn, buộc pháp luật quản lý thuế cũng phải chạy theo, nên nó luôn trong tình trạng thiếu đồng bộ, không có tính ổn định.

Thứ hai, do chúng ta đặt lên vai chính sách thuế quá nhiều mục tiêu làm cho pháp luật thuế càng phức tạp và thường xuyên phải thay đổi để đảm bảo được các mục tiêu phải gánh vác.

Thứ ba, do kỹ thuật và trình độ lập pháp của nước ta còn yếu, nên Luật quản lý thuế cần nhiều văn bản quy định chi tiết thi hành và hướng dẫn thực hiện. Bên cạnh đó, việc giải thích, hướng dẫn tại các văn bản dưới luật, mặc dù đã tham khảo ý kiến của các đối tượng thực hiện nhưng thực tiễn hoạt động sản xuất kinh doanh trong điều kiện nền kinh tế chuyển đổi rất phong phú và đa dạng, luôn phát sinh những yêu cầu mới mà chính sách không theo kịp.

Thứ tư, sự hiểu biết của người nộp thuế về chính sách thuế, quy trình quản lý thuế còn hạn chế. Đồng thời, năng lực của cán bộ thuế ở nhiều địa phương còn yếu, chưa đủ khả năng giải quyết các vấn đề phát sinh.

Chương 3

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP

CỦA VIỆT NAM


3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNDN

Như đã phân tích ở trên về vai trò của Thuế TNDN cũng như ảnh hưởng của pháp luật quả lý thuế TNDN đến chính sách thuế TNDN, có thể thấy việc hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNDN nói riêng và quản lý thuế nói chung ở nước ta trong thời gian tới là vô cùng cần thiết và cấp bách, nhằm phát huy vai trò của pháp luật quản lý thuế và hạn chế mặt tiêu cực của nó. Điều này xuất phát từ những lý do sau :

Thứ nhất, hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNDN trước hết nhằm khắc phục những hạn chế còn tồn tại hiện nay. Như đã phân tích ở Chương 2, pháp luật quản lý thuế TNDN dù đã có nhiều thành tựu nhưng vẫn tồn tại nhiều khiếm khuyết đòi hỏi chúng ta phaỉ tiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện cho phù hợp với thực tế thi hành đồng thời phát huy tối đa tác dụng tích cực của nó.

Thứ hai, hoàn thiện pháp luật quản lý thuế TNDN còn nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu kinh tế xã hội, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thực hiện Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/2011/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Kế hoạch cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2015 kèm theo Quyết định số 2162/QĐ-BTC ngày 8/9/2011. Cụ thể, việc hoàn thiện hệ thống pháp luật thuế cũng chính là nhằm thực hiện cho được mục tiêu của Chiến lược cải cách thuế giai đoạn 10 năm tới, đó là: Xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật thuế đồng bộ, thống nhất, công bằng, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; mức động viên hợp lý nhằm tạo điều kiện thúc đẩy sản xuất trong nước và là một trong những công cụ quản lý kinh tế vĩ mô có hiệu quả, hiệu lực của Đảng và Nhà nước.

Thứ ba, xuất phát từ thực tiễn thi hành pháp luật Quản lý thuế ở nước ta đã nảy sinh nhiều vấn đề đòi hỏi phải thay thế, sửa đổi những quy định không còn phù hợp, bổ sung những quy định mới để nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế TNDN, đồng thời ngăn ngừa các hiện tượng tiêu cực…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 11/02/2023