có bài thơ chỉ có 5, 6 dòng nhưng có bài dài tới 30, 40 dòng. Những câu thơ tự do này như một dòng thác chứa chất đầy suy nghĩ, đầy day dứt, như một dòng tâm sự không bao giờ dứt của một cái Tôi đang triền miên đắm chìm trong suy nghĩ, trong đau đớn, trong những nỗi niềm thăm thẳm, khôn cùng.
Trong bài "Đêm cuối năm" Bùi Kim Anh đã diễn tả nỗi buồn, nỗi đau về cả thể xác lẫn tâm hồn, sự cô đơn, trống vắng và cả lòng quyết tâm dứt bỏ, vượt qua nỗi buồn đau, bất hạnh để sống, để tồn tại:
Năm trở mình đau nhức khắp căn nhà
Không có anh không ai mở cửa đón hoa xuân nở Ta không thể sống bằng hoài niệm năm xưa cũ Bao quanh anh
Bao quanh em
Chật những bức tường
(Đêm cuối năm)
Khổ thơ đan xen những câu dài, câu ngắn kết hợp với biện pháp tu từ nhân hoá "năm trở mình" góp phần làm cho tâm trạng hết sức phức tạp của tác giả được thể hiện cụ thể hơn.
Cách viết theo thể thơ tự do của Bùi Kim Anh bộc lộ một cách rất tự nhiên mạch cảm xúc khi thì như "một cuốn phim" với các hình ảnh, sự kiện lần lượt xuất hiện theo thời gian (“Bục giảng và những mùa phượng”, “Thư gửi con”, “Mong qua đêm”...), khi thì như "một tia chớp" vụt qua, nhưng cái bất ngờ, sắc lạnh của nó thì còn đọng lại mãi, cứa đứt lòng người!
Có thể bạn quan tâm!
- Cái Tôi - Mạnh Mẽ, Bản Lĩnh Đối Mặt Với Nỗi Buồn, Nỗi Bất Hạnh Trong Cuộc Đời
- Thơ Bùi Kim Anh Thật Đắc Địa Với Lục Bát (Nguyễn Trọng Tạo)
- Thơ Bùi Kim Anh - Phù Hợp Với Thể Thơ Tự Do
- Cái tôi trữ tình trong thơ Bùi Kim Anh - 11
- Hình Ảnh Hoa Và Cỏ Dại - Hình Ảnh Mang Tính Biểu Tượng Về Thân Phận Người Phụ Nữ
- Thứ Ngôn Ngữ Vừa Giản Dị, Tự Nhiên, Đậm Chất Dân Gian, Vừa Trí Tuệ Sâu Sắc
Xem toàn bộ 122 trang tài liệu này.
Mở đầu tập thơ "Lời buồn trên đá" là bài thơ "Ta hỏi ta". Sau khi nhân vật trữ tình trong bài thơ hỏi gió, hỏi sóng...để biết "ta là ai" đến lúc kết thúc lại bằng hai dòng: Ta hỏi ta/Mù loà (Ta hỏi ta). Như vậy, liệu đã có câu trả lời?
Đã có những dòng thơ, bài thơ như tuôn trào những mạch nghĩ suy không dứt với những câu hỏi, câu trả lời trong tâm tưởng của nhà thơ khiến người đọc phải day dứt theo:
Ta ở phố dòng người xô vào bụi bặm Mỗi ngày tâm hồn mất đi yên lặng
mỗi ngày vầng trán cày thêm rãnh lo toan
Sự kỳ diệu như hạt thóc nhỏ nhoi như lặng lẽ đêm nay
trăng chiếu giấc ngủ quê êm ả Sự kỳ diệu cho ta vượt qua bản ngã yếu hèn cho nhịp sống
không tuột xuống con dốc của ghét ghen và thù hận Những tứ thơ giãy đạp khát con nước sông quê thêm ầu ơ
của ngày xưa xa ngúc ngoắc Ta là khách trọ ở quê hương trả tiền phòng
Ký ức trở về thả ước mong
(Về với quê hương)
Ít nhất trong bài thơ này, người đọc cũng tìm thấy một lần nhà thơ trả lời cho câu hỏi "ta là ai", "ta là khách trọ ở quê hương trả tiền phòng". Có lời ru "à ơi" với những dòng dài ngắn liền mạch kết trọn thành một bài thơ.
Người đàn bà ru con rồi ru cháu Câu hát ru dài đêm mùa đông
Vắt qua cánh cò bay chấp chới trắng cánh đồng Vắt qua dòng đời cây cầu nối à ơi cái ngủ tới lời ru
nhịp điệu khúc ca Có một người đàn bà ru con rồi ru cháu bằng lời ru
của những câu thơ Vắt ra giọt buồn màu xám và màu lục giọt vui trong và đục
(À ơi)
Có những câu thơ dài tới ba, bốn mươi từ diễn tả cùng một lúc nhiều hình ảnh, sự kiện với nhiều tâm trạng phong phú, phức tạp của cái Tôi đầy ẩn ức, đầy suy tư. Đọc 7 tập thơ của Bùi Kim Anh ta thấy có khoảng trên 20 bài thơ viết theo kiểu thơ văn xuôi như các bài:
Tôi không dám nhìn vào mặt người mẹ đang bón cơm cho đứa con oặt èo trên manh chiếu rách tươm và người cha ngồi xuôi tay trên thềm căn nhà xác xơ phát trên kênh truyền hình buổi tôi
...
Tôi viết về tôi quả thật tôi chỉ viết về nỗi đau của mình gặm nhấm những gì thuộc về mình như con chuột lột xột trong xó tôi thơ tôi lợt lạt thiếu nắng mai và gió trời. Trở trăn câu chữ như đồng tiền bé mọn cho người để an ủi mình thôi.
...
Tôi không dám đối mặt với cảnh quay người đi phân phát lòng từ thiện
khi mắt họ chiếu vào tôi ngồi trước màn hình một dấu chấm than hay dấu hỏi
(Dấu chấm than)
Lặng im ngạt trái tim em, tê dại đợi chờ khiến cảm xúc trở nên băng giá.
Em thành người đàn bà lạnh lẽo không biết chiều chuộng chồng con.
Thêm một giọt lặng im để chịu đựng vỡ oà, con người đi nhanh hơn đến bờ bên kia cuộc sống. Em chẳng muốn ra đi khi nợ nần duyên kiếp còn trả cho nhau, khi con còn cần em làm chỗ dựa.
Mạch của câu thơ khiến cho từ ngữ cứ tiếp nối làm cho câu thơ cứ dài mãi ra mà cảm xúc thì dường như không dừng lại được.
Bài "Chợp mắt giấc trưa" gồm nhiều câu dài khiến người đọc như thấy được sự căng thẳng trong tâm trạng người viết đang dồn cả vào những câu, những chữ trong dòng thơ. Bài thơ không có một chữ nào được viết hoa không một dấu câu và câu thơ chỉ còn được ngăn cách bởi sự ngắt dòng.
Đến bất ngờ và nhanh chóng lặng lẽ xa chưa kịp cảm nhận hơi thở phả vào thơ trong chợp mắt giấc trưa
Bấu vào tia sáng rớt từ cơn mơ con chữ rớt của niềm thơ biết vẫn quả tim dại dột còn một làn da gợn khi gió mát thoang thoảng lời chờ mong
Rất ngắn và không định được quãng thời gian phía trước như cái ngáp ngắn lấy lại sức sau một cơn nén chịu cái ngáp ngắn của một ngày dài mệt mỏi.
Giấc mơ ư đừng tin giấc mơ lừa ta bằng êm ái căng thẳng ta bằng ác mộng nuối tiếc trong ta khi choàng tỉnh
Và người là một phần không rò rệt của hình ảnh của thời gian của không gian mờ mịt cho ta cảm giác lại cướp đi ý tưởng dựng xây
Ta trút vào người đờ đẫn lá cây trưa nắng hạ không bỏ ta khi phờ phạc lạc mất tứ thơ ta trút vào người nhiều phiền muộn để nặng nề đè nặng niềm yêu.
Hãy đến đi tia nắng rớt từ cơn mơ thêm một tia nắng biết đâu nhiệt độ ngoài trời trưa nay sao cao thế.
(Chợp mắt giấc trưa)
Tập tục tốt đẹp, truyền thống của dân tộc trong cuộc sống mới với sự có mặt của cơ chế thị trường trong những ngày Tết có những điều không khỏi khiến cho người ta phải suy nghĩ. Sự chân thành - sự giả dối, cái hư - cái thực… trăn trở trong suy nghĩ của tác giả với nỗi buồn, nỗi cô đơn đầy tâm trạng - nhưng tác giả vẫn rất bình tĩnh chấp nhận sự thực đổi thay này:
Tiễn đưa năm một mâm cỗ đầy Hương khói ngạt ngào
Giàu và nghèo cùng đốt tiền cúng lễ
...
Một phút để nỗi niềm tự quên để cái ác và cái thiện
cùng chắp tay khấn lạy Tập tục giống như thói quen lân la theo người đàn bà
đi chợ mua hàng ngày Tết
Tập tục được nâng cấp như giá thị trường dồn dập chạy
những vòng đua Lời chúc tụng mở ra sớm mồng một công thức từ thuở
chưa biết lập trình
Lời chúc tụng thoáng ra trong cơ chế mới
Tiễn và đón bắt tay nhau trước ngưỡng cửa mỗi căn nhà Ghét và yêu ôm nhau diễn màn đầu vở kịch dài năm đang tới
(Tiếng cuối) Viết cho mình, viết về đời, Bùi Kim Anh "tự do tung tác với ngôn từ trong thơ một cách mạnh dạn, tự nói với đời bao ý nghĩ" (Trần Thị Thắng –
“Bùi Kim Anh hai cuộc đời trong 5 tập thơ”)
Giá có thể quay về cổ tích
Ước một lần không phải là mình
...
Xếp cuộc đời theo từng bước đặt Sướng - khổ, rủi - may
Chẳng tại số trời Ước ba lần...
(Giá có thể)
Tâm trạng đau đớn, cô đơn khiến cho đôi lúc tác giả nghĩ đến cái chết. Cái ý nghĩ "tự nhiên đi lặng lẽ" làm cho người viết không quan tâm gì đến cái gọi là "vần" ở trong thơ. Câu thơ cứ tiếp nối ngắn dài, dài ngắn để bộc lộ cảm xúc, tâm trạng băn khoăn, trăn trở, bức xúc của nhà thơ:
Ta giam mình vào những câu thơ len lách thơ giữa đời chật hẹp Ta lạc lòng giữa bao thân thuộc mỗi chiều lại nhức nhối cơn đau Giá có thể đi tự nhiên đi không kịp nói lời
Chỉ những câu thơ lộn nhào suy nghĩ Giá có thể đi tự nhiên đi lặng lẽ
Và những câu thơ bạc phếch tàn tro
Một sợi dây treo lên thắt niềm vui mỗi ngày Bước chân lạnh thu ngắn dòng cảm xúc
Lời ngày mai chắt lòng giếng cạn không đủ dành cho thơ
Lời ngày mai có thể nhuộm như mái tóc cằn xơ năm tháng có thể cho nỗi buồn xẹp dưới ước mơ
Ta ngồi mỗi ngày đo lòng mình con chữ nén lòng mình con chữ cứ bé lại cho thắt như thân xác mỗi ngày già nua
Với thiên hạ ta và thơ chung một cái nhìn
(Tự nhiên đi lặng lẽ)
Dường như để nói với mình, nói cho riêng mình, tác giả Bùi Kim Anh hay dùng cách diễn đạt ngắn gọn mà cụ thể: "Ta ngồi/Đếm mình/Qua từng song cửa/Bẻ thời gian/Tìm lại/Huyền thoại xưa/Rũ trên tay/Rêu phong/Màu cổ tích/Mở/Khoảng tâm linh/Bầy sẻ cũ/Hom hem soải cánh/Hắt hiu giữa lối vô thường/Giọt sương vỡ/Một thời son trẻ/Chén đắng nào/Uống trọn đêm nay/Thả mình/Vỡ vụn/Ta ngồi/Đối diện/Thinh không" (Khoảng tâm linh).
Người đọc thấy trong bài thơ nhiều dòng chỉ có một từ, dòng nhiều nhất có bốn từ. Các câu thơ ngắn, cực ngắn tạo ra nhịp gấp gáp xen kẽ với một vài nhịp dài gợi lên ở người đọc cái cảm giác cô đơn, lẻ loi trước thực tại cuộc sống.
Thơ tự do của Bùi Kim Anh có bài nhiều câu nhưng mỗi dòng (câu) ít từ. Ngược lại có bài chỉ có bốn câu nhưng mỗi dòng thơ (câu thơ) lại nhiều từ.
Đêm nay mưa rồi Đồi Quy Nhơn không trăng
Người chẳng về đâu hồn lai đau máu lại chảy khi trở gió biển
Quy Nhơn đêm mưa không ngủ
Sóng đạp vào vọng hư không
(Đêm Quy Nhơn)
"Đồi Quy Nhơn, Biển Quy Nhơn, Trăng, Hồn, Máu...mỗi dòng thơ xuất hiện một từ phải chăng tâm hồn thi sĩ nay đang nghĩ về thi sĩ xưa.
Bùi Kim Anh khi viết bài "Cần" cũng đã sử dụng cách viết này: Em cần anh như cô gái muộn mằn cần một người thương Em cần anh như goá phụ cần nơi nương tựa
Nhưng em có thể bóp chết đi khao khát của mình Không cầu xin tình yêu ngoái lại
Qua khả o sá t ta c ó thể khẳng định rằng: Thể thơ tự do rất phù hợp với việc thể hiện một cái tôi trữ tình đầy tâm trạng, đầy tâm sự luôn tuôn trào như một dòng thác không ngưng nghỉ của tác giả Bùi Kim Anh.
3.2. Một số hình ảnh mang tính biểu tượng đặc trưng trong thơ Bùi Kim Anh
Mỗi tác phẩm thơ văn là một hệ thống tín hiệu thẩm mĩ mà trong đó chứa những tín hiệu nhỏ là hình ảnh, biểu tượng. Hệ thống biểu tượng không chỉ ẩn chứa cái hữu hình mà còn biểu đạt cái vô hình của tư tưởng cảm xúc sâu thẳm trong con người. Mỗi tác giả có một hệ thống biểu tượng trong tác phẩm của mình vừa "chung" vừa "riêng". "Chung" bởi có những biểu tượng đã trở thành sản phẩm chung của mọi người; "Riêng" vì có thể xuất hiện biểu tượng mới hoặc bổ sung các nét nghĩa mới làm giàu xuất hiện biểu tượng mới hoặc bổ sung các nét nghĩa mới làm giàu thêm cho ý nghĩa của biểu tượng văn hóa truyền thống, góp phần làm nên "cái Tôi" của một tác giả có vai trò của hệ thống hình ảnh, biểu tượng trong tác phẩm.
Trong thơ Bùi Kim Anh, những hình ảnh: chiều, đêm, mưa, gió, sao, trăng,, nước, lửa.. xuất hiện với tần số cao. Các hình ảnh này trở thành đặc trưng thẩm mỹ giàu giá trị biểu đạt.
3.2.1. Hình ảnh "chiều", "đêm", "mưa" - hình ảnh gợi nỗi buồn, sự cô đơn
Đọc thơ Bùi Kim Anh, người đọc thấy rất rò sự xuất hiện với tần số cao của hình ảnh chiều, đêm, mưa trong thơ chị. Sơ lược về nhan đề các bài thơ
có các từ kể trên đã là con số gây ấn tượng: Lời chiều hôm, Cuối chiều dồn lại một làn mưa, Tắt lạnh cơn chiều, Chiều mưa, Chiều của riêng ai, Lục bát cuối chiều, Chiều muộn, Bóng chiều…. Lời bóng đêm, Nghe đêm, Nửa đêm, Ngày đêm, Lời đêm…
Còn số lượng các câu thơ có các từ "chiều", "đêm" thì rất đáng kể. Nó trở đi trở lại ở trong thơ Bùi Kim Anh như một hình ảnh mang tính biểu tượng không thể thiếu để nói lên nỗi lòng tác giả, ví dụ như:
Đeo đẳng ngày ngắn ngủi đêm không thực Cuối chiều dồn lại một làn mưa
(Cuối chiều dồn lại một làn mưa)
Ở bài này, ý thơ, cơn đau và một giấc mơ để tạm quên cái hiện thực không mong muốn đang hiện hữu trong lòng tác giả.
Trong bài "Chiều nghiêng cửa nhà" có hình ảnh bà cụ già ăn xin "che vành nón rách", "ngồi đếm tiền trước cửa nhà tôi", có "đứa trẻ bám vào lòng phố/ miết tuổi thơ bóng nhạy những đôi giày".
Sự trăn trở ở chỗ "không lạc lối mà không tìm được lối". Lối cho thơ hay lối cho đời hay cả hai?
Trong bài "Tắt lạnh cơn chiều" Bùi Kim Anh viết: "Chia ra phía trước không thể nào bước tiếp…/Chia ra phía sau không thể nào ngoái lại/Kí ức cắm cột mốc sặc sụa cáu bẩn/Ghim vào tâm não hiện tại/Vô cảm của người đàn ông/Giàn giụa của người đàn bà/Tắt lạnh cơn chiều".
Cuộc hôn nhân tan vỡ dưới cái nhìn của nhà thơ Bùi Kim Anh là bữa cơm chiều "tắt lạnh" kể từ đó.
Có những khi tác giả "không biết mình là ai" trong một "chiều mưa".
Có một chiều sũng cơn mưa Hết quá khứ trút sau dòng lạnh
(Chiều mưa)