Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Rủi Ro Tín Dụng.


Bảng 2.9: Bảng phân loại nợ

Đơn vị: Tỷ đồng


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

TT

KH

TT

KH

TT

KH

Phân loại nợ

4.800

4.800

5.000

5.000

5.400

5.400

Nhóm 1

4.690,6

4.685

4.860

4.870

5.159,1

5.240

Nhóm 2

23

19

35

30

80

25

Nhóm 3

46,4

56

38

55

29,9

65

Nhóm 4

30

25

42

30

51

35

Nhóm 5

10

15

25

15

80

35

Dự phòng RRTD

50,1

51,7

59,5

54,4

86,1

66,9

Tỷ lệ dự phòng

RRTD

1,04%

1,08%

1,19%

1,09%

1,59%

1,24%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.

Phân tích và đề xuất một số giải pháp nhằm hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Ninh Bình - 9

(Nguồn: Báo cáo tình hình tín dụng của BIDV Ninh Bình qua các năm)

Do tình hình nợ xấu, nợ quá hạn tại BIDV Ninh Bình tăng cao dẫn đến dự phòng rủi ro tăng. Năm 2012 dự phòng rủi ro của BIDV Ninh Bình tăng 9,4 tỷ đồng ứng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng 0,15%, mặc dù tỷ lệ dự phòng rủi ro có tăng nhưng vẫn hoàn thành kế hoạch đề ra của BIDV Ninh Bình. Nhưng đến năm 2013 do nợ nhóm 5 tăng mạnh dẫn đến số dự phòng rủi ro của BIDV Ninh Bình tăng 26,6 tỷ đồng so với năm 2012 ứng với tỷ lệ dự phòng rủi ro tăng 0,4% không hoàn thành kế hoạch đề ra của BIDV Ninh Bình. Tuy không đạt được so với kế hoạch đề ra nhưng tỷ lệ trích lập dự phòng rủi ro của BIDV Ninh Bình vẫn thấp hơn tỷ lệ cho phép của ngành ngân hàng là 5%.

Nguyên nhân của sự tăng về khoản trích lập qua các năm tại BIDV Ninh Bình là do trong thời gian gần đây nền kinh tế liên tục suy thoái, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trở nên vô cùng khốc liệt trên thị trường,... nhất là “sự tăng trưởng tín dụng quá nóng” của nền kinh tế khiến cho Ngân hàng luôn ra tăng số lượng tín dụng mà chưa quan tâm đến chất lượng tín dụng. Từ đó các Doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận được các khoản vay từ Ngân hàng khiến họ có tâm, lý, ỉ lại, thiếu năng lực


cạnh tranh khiến công việc kinh doanh liên tiếp thua lỗ. Dẫn đến khoản nợ xấu, nợ khó đòi của Ngân hàng liên tiếp tăng lên nhanh chóng trong thời gian qua. Để hạn chế đi rủi ro trong tín dụng khiến cho BIDV Ninh Bình phải luôn gia tăng tỷ lệ % dự phòng tín dụng giúp bù đắp rủi ro trong kinh doanh.

Trong những năm 2011, 2012, 2013 BIDV Ninh Bình không xảy ra trường

hợp nào mất vốn nên chỉ tiêu tỷ lệ mất vốn không được đề cập tại đây.

2.3.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến rủi ro tín dụng.

Hiện nay rủi ro tín dụng tại BIDV Ninh Bình đang ở mức cao so với mức rủi ro của BIDV là 2,77%(Báo cáo kiểm toán của BIDV năm 2013) tập trung tại nhóm khách hàng xây dựng. Nguyên nhân xảy ra rủi ro cao tại nhóm khách hàng này bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:

2.3.2.1 Các yếu tố thuộc môi trường nội bộ

a. Quá trình trước khi cho vay

Quá trình thẩm định trước khi cho vay là quan trọng nhất ảnh hưởng phần lớn đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Quá trình xét duyệt hồ sơ tín dụng của khách hàng và quá trình phân tích, thẩm định dự án và phương án vay vốn luôn luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Theo thống kê tại BIDV Ninh Bình, những rủi ro trong hoạt động tín dụng xảy ra thì có 70 – 80% các sai sót do nguyên nhân liên quan đến quá trình thẩm định khách hàng trước khi cho vay. Những sai sót điển hình như cho vay khi hồ sơ vay vốn chưa đầy đủ theo quy định, không thẩm định hoặc thẩm định sơ sài, thiếu quy định hoặc cho vay vượt quá hạn mức cho phép đối với một khách hàng. Các sai sót trên bắt nguồn từ những nguyên nhân như không đủ số liệu thống kê và chỉ tiêu để phân tích và đánh giá khách hàng hay chạy theo số lượng (kế hoạch) mà sao lãng việc coi trọng chất lượng khoản vay.


Bảng 2.10: Các sai sót liên quan đến quá trình trước khi cho vay



TT

Các sai sót liên quan

đến quá trình trước khi cho vay

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch

Năm

2013

Chênh lệch

1

Cho vay khi hồ sơ pháp lý

khách hàng, hồ sơ khoản vay chưa đầy đủ theo quy định

87

63

-24

60

-3

2

Không phân tích, thẩm định phương án, dự án vay vốn hoặc phân tích sơ sài, thiếu

thông tin

230

205

-25

200

-5

3

Thẩm định khách hàng chưa

đảm bảo quy định

12

6

-6

6

0

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ qua các năm)

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy, số lỗi rủi ro tín dụng mà BIDV Ninh Bình mắc phải đã giảm so với các năm trước nhưng vẫn còn khá nhiều sai sót gặp phải. Nguyên nhân dẫn đến sai sót trong quá trình trước khi cho vay phần lớn là do khách hàng không cung cấp đủ thông tin và cán bộ tín dụng đã tạo điều kiện cho khách hàng giải ngân nhanh chóng. Việc khách hàng không cung cấp đầy đủ thông tin theo yêu cầu của ngân hàng do rất nhiều nguyên nhân, do doanh nghiệp chưa hoàn tất thủ tục về hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính, hồ sơ tài sản bảo đảm, hồ sơ vay vốn, doanh nghiệp thay đổi đăng ký kinh doanh, thay đổi người đại diện theo pháp luật sau đó không cung cấp hồ sơ cho ngân hàng… Sau khi giải ngân xong có doanh nghiệp cung cấp đủ hồ sơ cho ngân hàng, có doanh nghiệp không cung cấp, thậm chí có những hồ sơ không thể cung cấp được cho ngân hàng… nên đã dẫn đến những rủi ro đáng tiếc cho ngân hàng.

Đối với những khoản vay có quy mô lớn, những dự án vay trung dài hạn yêu cầu phải được thẩm định và tính toán rất phức tạp và chi tiết thì hầu như được phân tích theo những khuôn mẫu có sẵn. Ngoài ra, những dự án trung dài hạn chịu rất


nhiều rủi ro về thị trường đầu vào và đầu ra, về hiện trạng của nền kinh tế, rủi ro về tỷ giá, rủi ro về cơ chế chính sách, rủi ro về lãi suất, … đâu là những nguyên nhân dẫn đến sự hoạt động không hiệu quả của dự án. Đồng thời chất lượng thẩm định dự án của cán bộ tín dụng còn yếu kém, không có trình độ chuyên môn trong lĩnh vực định giá, không phân tích được đúng tính hiệu quả của dự án, … đã gây ra một lượng dư nợ quá hạn khá lớn cho ngân hàng.

Một vấn đề gây ra rủi ro cho các khoản vay là việc cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng chưa đảm bảo các quy định, quy chế cho vay của các TCTD và các quy chế cho vay của BIDV Ninh Bình. Đó là việc cho vay khách hàng vượt quá tỷ lệ cho phép của tài sản bảo đảm, cho vay quá thời hạn quy định trong các sản phẩm cho vay, một số tài sản bảo đảm chưa được công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm theo đúng quy định trước khi giải ngân….Những việc làm trái với các quy định, quy chế đều gây ra những thiệt hại lớn cho ngân hàng, khi khoản vay quá hạn, tài sản bảo đảm không đủ để thu hồi vốn cho vay, hoặc xảy ra tranh chấp khi chưa đăng ký giao dịch tài sản bảo đảm. Ví dụ như việc công chứng tài sản đảo bảo của khách hàng, theo quy định về công chứng tài sản đảm bảo của Bộ tư pháp thì nếu trên địa bàn có tài sản đảm bảo có phòng công chứng thì phải thực hiện thủ tục công chứng theo quy định, nếu không có phòng công chứng thì có thể chứng thực tại cái ủy ban nhân dân nơi có tài sản. Có một số tài sản thế chấp của BIDV Ninh Bình nằm trên địa bàn có phòng công chứng nhưng cán bộ tín dụng vẫn cho khách hàng chứng thực tại ủy ban nhân dân xã phường, điều này sai với quy định của Bộ tư pháp gây nên rủi ro với ngân hàng.

b. Quá trình trong khi cho vay.

Quá trình trong khi cho vay cũng ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của khoản vay. Nó ảnh hưởng đến sự hợp pháp của món vay, trong quá trình cho vay mà cán bộ cho vay làm sai sót có thể làm cho món vay đó bị mất tính hợp pháp và vô hiệu làm cho ngân hàng bị xử mất khoản tiền cho vay đó khi ra pháp luật. Sau đây là một số tổng hợp các sai sót trong khi cho vay tại BIDV Ninh Bình:


Bảng 2.11. Các sai sót liên quan đến quá trình trong khi cho vay

Đơn vị : Tỷ đồng



TT

Các sai sót liên quan

đến quá trình trong khi cho vay

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch

Năm

2013

Chênh lệch

1

Hợp đồng tín dụng không chặt

chẽ, các thông tin trong hợp đồng không khớp đúng

34

30

-4

22

-8

2

Giải ngân không đúng với

mục đích sử dụng tiền vay

4

2

-2

1

-1

3

Giải ngân chưa đủ căn cứ theo

quy định

68

69

1

30

-39

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ qua các năm)

- Trong quá trình cho vay, hợp đồng tín dụng là căn cứ pháp lý có giá trị cao nhất khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy, ngay từ khi soạn thảo hợp đồng tín dụng cán bộ tín dụng phải đặc biệt lưu ý đến các điều khoản trong hợp đồng. Các sai sót liên quan đến hợp đồng tín dụng không chặt chẽ, các thông tin trong hợp đồng tín dụng không khớp đúng năm 2012 là 30 trường hợp giảm 4 trường hợp so với năm 2011, năm 2013 là 22 trường hợp giảm 8 trường hợp so với năm 2012. Những sai sót về hợp đồng tín dụng như: số tiền bằng chữ và bằng số trên hợp đồng không trùng nhau, đánh nhầm tên khách hàng, nhầm số chứng minh thư của khách hàng, thời gian cho vay của hợp đồng không khớp nhau, nhầm thông tin tài sản thế chấp; một số quy định về nghĩa vụ của bên vay, nghĩa vụ của ngân hàng thiếu chặt chẽ. Đây là một số lỗi thường hay gặp phải tại BIDV Ninh Bình. Những lỗi này là do sai sót chủ yêu là do nhân viên tín dụng bất cẩn trong việc soạn thảo hợp đồng, lãnh đạo kiểm soát qua loa dẫn đến sai sót trong việc soạn thảo hợp đồng. Ngoài ra còn có nguyên nhân do luật thương mại thay đổi, cán bộ soạn thảo hợp đồng mẫu chưa nghiên cứu kỹ các điều khoản hợp đồng để áp dụng vào thực tế làm cho hợp đồng có kẽ hở mà người đi vay có thể lợi dụng để làm vô hiệu hóa hợp đồng.


- Bên cạnh sai sót liên quan đến hợp đồng tín dụng, BIDV Ninh Bình cũng còn xuất hiện một số sai sót về giải ngân không đúng mục đích sử dụng tiền vay. Trong năm 2012 số lỗi liên quan đến giải ngân không đúng mục đích sử dụng tiền vay là 2 trường hợp, giảm 2 trường hợp so với năm 2011, năm 2013 số lỗi này là 1 trường hợp giảm 1 trường hợp so với năm 2012. Những sai sót liên quan đến giải ngân không đúng mục đích sử dụng tiền vay là do cán bộ quản lý tín dụng không kiểm soát chặt chẽ các chứng từ, chứng từ giải ngân nên đã giải ngân không đúng mục đích, không đúng đối tượng.

- Ngoài ra ở BIDV Ninh Bình còn xuât hiện các lỗi về giải ngân chưa đủ căn cứ theo quy định.Trong năm 2012 số lỗi liên quan đến giải ngân chưa đủ căn cứ theo quy định là 69 trường hợp tăng 1 trường hợp so với năm 2011, năm 2013 số lỗi này là 30 trường hợp giảm 39 trường hợp so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến các sai sót trên là do cán bộ tín dụng tạo điều kiện cho khách hàng vay khi chưa đủ hồ sơ nhưng sau khi giải ngân khách hàng không cung cấp hoặc không thể cung cấp đủ hồ sơ như đã cam kết.

Qua bảng số liệu về các sai sót liên quan đến quá trình trong khi cho vay ta thấy số sai sót này ngày càng giảm cho thấy BIDV Ninh Bình đã chú trọng đến các sai sót trong quá trình trong khi cho vay và đã có các giải pháp hạn chế nó nhưng vẫn chưa thực sự hiệu quả, số sai sót liên quan đến quá trình trong khi cho vay vẫn còn nhiều và phải tiếp tục có nhiều giảm pháp để giảm thiểu nó.

c. Quá trình sau khi cho vay.

Rủi ro tín dụng phổ biến hiện nay là khoản vay cho các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, năng lực tài chính yếu, vốn kinh doanh chủ yếu được tài trợ bằng vốn vay. Ngoài nguyên nhân từ phía khách hàng, còn do bản thân cán bộ tín dụng trong quá trình trước khi cho vay thẩm định khách hàng không kỹ càng. Vì vậy, để tránh được rủi ro trong quá trình sau khi cho vay cần phải nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư, nâng cao kỹ năng của cán bộ tín dụng.


Bảng 2.13. Các sai sót trong quá trình sau khi cho vay

Đơn vị : Tỷ đồng



TT

Các sai sót liên quan

đến quá trình sau khi cho vay

Năm

2011

Năm

2012

Chênh lệch

Năm

2013

Chênh lệch


1

Số lần chưa kiểm tra mục đích

sử dụng vốn vay, BBKT sử

dụng vốn vay sơ sài


105


109


4


90


-19


2

Cán bộ không thực hiện cập nhật hoặc cập nhật sơ sài về các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của

khách hàng sau khi cho vay.


39


52


13


28


-24


3

Cán bộ chưa thực hiện định kỳ đánh giá tài sản bảo đảm của

khách hàng theo quy định


154


130


-24


105


-25

(Nguồn: Tổng hợp báo cáo kiểm tra kiểm soát nội bộ qua các năm)

Một khoản vay có hiệu quả sẽ phu ̣ thuộc không ít vào việc kiểm tra sau cho

vay. Việc kiểm tra sau cho vay giúp đánh giá được tình hình thực hiện phu g án

kinh doanh, tình hình tài chính, biến động nhân sự, ... Từ đó có thể thấy giai đoạn này mang ý nghĩa rất quan trọng trong việc phòng ngừa rủi ro và giảm thiểu rủi ro

tru c khi nó xảy ra. Việc không kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay kịp thời theo

đúng quy định sẽ dẫn đến việc không kiểm soát được mục đích sử dụng sử dụng vốn vay của khách hàng, khi khách hàng sử dụng vốn sai mục đích sẽ dẫn đến việc mất cân đối nguồn hoặc không có nguồn để trả nợ và gây ra nợ quá hạn cho ngân

hàng. Tuy nhiên, hiện nay công tác này tại BIDV Ninh Bình vẫn còn đu c thực hiện

một cách đối phó cho đủ thủ tục quy định nên hiệu quả kiểm tra không cao. Các sai sót liên quan đến chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay sơ sài trong năm 2012 là 109 trường hợp tăng 4 trường hợp so với


năm 2011, năm 2013 số sai sót này là 90 trường hợp giảm 19 trường hợp so với năm 2012. Qua đây ta thấy sai sót liên quan đến chưa kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay, biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay sơ sài có giảm nhưng vẫn còn nhiều cần phải khắc phục. Các sai sót cụ thể như sau :

- Không kiểm tra sử dụng vốn dẫn đến không nắm bắt được tình hình nguồn vốn đã cho vay có sử dụng đúng mục đích hay không.

- Kiểm tra sử dụng vốn sơ sài, qua loa không đầy đủ đẫn đến thiếu thông tin

về nguồn vốn, không kiểm soát được nguồn vốn cho vay.

- Ngoài việc trực tiếp kiểm tra tình hình sử dụng vốn vay, không có một cơ chế kiểm tra chéo trong giai đoạn này để bảo đảm tính khách quan trong kiểm tra , để nhận diện rủi ro ngay từ khi mới phát sinh.

Việc luôn luôn cập nhật các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay giúp cho cán bộ tín dụng nắm băt được khách hàng tạo điều kiện cho việc quản lý nguồn vốn cho vay được dễ dàng. Nhưng có một cán bộ không thực hiện cập nhật hoặc cập nhật sơ sài về các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng dẫn đến việc không nắm băt được tình hình kinh doanh của khách hàng dẫn đến việc khách hàng sử dụng tiền vay vào mục đích khác mà cán bộ tín dụng không nắm được dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Trong năm 2012, các sai sót liên quan đến việc cán bộ không thực hiện cập nhật hoặc cập nhật sơ sài về các thông tin về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng sau khi cho vay là 52 trường hợp tăng 13 trường hợp so với năm 2011, trong năm 2013 số sai sót này là 28 trường hợp giảm 24 trường hợp so với năm 2012. Các sai sót cụ thể như sau:

- Sao lãng việc thu thập các báo cáo tài chính định kỳ hàng quý nhằm đánh giá tình hình tài chính hiện tại của công ty, và đưa ra các biện pháp hạn chế rủi ro khi tình hình tài chính công ty chuyển biến theo chiều hướng xấu;

- Đánh giá sơ sài những thay đổi trong hoạt động kinh doanh, bộ máy quản lý của khách hàng hoặc sự thay đổi về tình trạng gia đình và nguồn thu nhập có thể gây ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của khách hàng;

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2023