Giai đoạn 2011-2012 cũng chứng kiến sự giảm sút của nhiều khoản mục trong bảng báo cáo kết quả kinh doanh, nhưng mang tín hiệu khả quan hơn. Cụ thể là lợi nhuận gộp giảm từ 315.051,39 triệu đồng xuống còn 284.360,76 triệu đồng, với mức giảm là 10,8%. Lợi nhuận gộp giảm mạnh, chi phí phát sinh tăng, sự gia tăng của 2 khoản mục lãi/lỗ từ hoạt động dịch vụ và ngoài dịch vụ cũng không bù đắp được diễn biến thiếu khả quan của Vietinbank năm 2012.
Mặt bằng lãi suất cho vay giảm cũng là một nhân tố tác động trực tiếp đến lợi nhuận nghành ngân hàng. Các chi phí như nhân công, mở rộng chi nhánh, chi phí hoạt động doanh nghiệp vẫn ở mức cao, khiến cho việc tính toán lãi suất đầu ra ở mức cao.Điều này khiến cho khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm, các chi phí này chiếm một phần lớn trong tổng chi phí doanh nghiệp và cũng vì thế kéo lợi nhuận doanh nghiệp xuống thấp hơn. Lợi nhuận giảm mạnh cũng được lý giải là do chi phí dự phòng rủi ro tăng so với các năm trước. Cụ thể, năm 2011 mức dự phòng rủi ro của Vietinbank chỉ hơn 1% thì trong vòng 9 tháng đầu năm 2012 đã tăng gấp đôi.
2.2.2.2. Phân tích hệ số chi phí hoạt động
Dựa vào các số liệu được cung cấp từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh NHCT Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng-HN ta tiến hành tính toán chi phí hoạt động nhằm xác định rõ tính hiệu quả kinh tế từ hoạt động kinh doanh của Vietinbank
Bảng 2.12. Diễn biến chi phí hoạt động
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Tổng chi phí hoạt động | Doanh thu thuần (thu nhập lãi và các khoản tương tự) | Hệ số chi phí hoạt động | |
2011 | 142.657,80 | 876.497,13 | 0,163 |
2012 | 148.293,38 | 791.017,59 | 0,187 |
2013 | 109.017,56 | 536.992,67 | 0,203 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Diễn Biến Nguồn Vốn Và Sử Dụng Vốn
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp
- Sự Th Đổi Của Vốn Tự Có Trong Gi I Đoạn 2011-2013
- Biểu Đồ Diễn Biến Thu Nhập Lãi Thuần Trong Gi I Đoạn 2011-2013
- Phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- Hà Nội - 8
- Phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
Như ta đã biết tỉ số càng nhỏ, hiệu quả kinh tế của doanh nghiệp càng tốt. Xu hướng thường được mong chờ đó là khi tỉ số này giảm theo thời gian, và không mong muốn thì ngược lại. Có thể thấy ở đây diễn biến của hệ số chi phí hoạt động tăng dần đều theo từng năm trong giai đoạn 2011-2013. Như vậy hiệu quả của quá trình quản lý doanh nghiệp đang gặp một số vấn đề khiến cho tính hiệu quả kinh tế chưa cao. Thu nhập từ lãi và các chi phí tương tự giảm mạnh, cùng với đó chi phí doanh nghiệp chưa
50
được cắt giảm đúng mức, cụ thể nhất là vấn đề tiền lương, các chi phí văn phòng chưa thực sự thiết yếu.
2.2.2.3. Tính toán hệ số thu nhập trên đầu tư(Return on investment)
Bước tiếp theo của quá trình phân tích bảng báo cáo kết quả kinh doanh chính là tính toán hệ số thu nhập trên đầu tư ROI. Đây là một công cụ rất hữu hiệu nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của Vietinbank đem lại tính hiệu quả kinh tế ra sao và dễ dàng có thể so sánh được những kết quả với nhau nhằm đi đến kết luận.
Bảng 2.13. Diễn biến chỉ số thu nhập trên đầu tư(ROI) gi i đoạn 2011-2012
(Đơn vị các khoản mục tiền : Triệu đồng)
Tổng Thu nhập hoạt động-Tổng chi phí hoạt động | Tổng chi phí hoạt động | ROI | |
2011 | 208.948,76 | 142.657,80 | 1,46 |
2012 | 191.722,44 | 148.293,38 | 1,29 |
2013 | 154.430,26 | 109.017,56 | 1,41 |
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Như ta có thể thấy, chỉ số này càng cao thì càng có lợi cho doanh nghiệp. Nó cho thấy tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực nhằm tạo ra thu nhập, bỏ ra những đồng chi phí thì thu lại giá trị bằng bao nhiêu. Trong năm 2012 chỉ số ROI sụt giảm từ mức 1,46 xuống mức 1,29 với mức giảm là 0,17, như vậy trong giai đoạn này, hoạt động đầu tư đem lại hiệu quả thấp hơn so với năm 2011. Năm 2013 báo hiệu đà tăng của chỉ số này với sự gia tăng ở mức 12%.Vấn đề cắt giảm chi phí lương thưởng đã được cân nhắc, tuy không thể bù đắp được sự tụt giảm của tín dụng, nhưng cũng giúp chỉ số ROI trong năm 2013 tăng tới mức tương ứng với năm 2011. Điều này cho thấy Vietinbank đã quản lý ngân sách có hiệu quả hơn để việc đầu tư ít hơn đem lại một nguồn lợi nhuận lớn hơn.
2.2.3. Phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
Như ở phần cơ sở lý luận đã nói, việc tiến hành phân tích Cfin và Cfout sẽ được thực hiện cùng một lúc, và việc chia nhỏ bảng BCLCTT thành 3 thành phần riêng biệt là: Lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD; Lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư; Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính cũng sẽ được thực hiện. Chúng ta sẽ cùng phân tích lần lượt 3 thành phần này
51
Lưu chu ển tiền thuần từ HĐKD: Từ bảng bên dưới, ta có thể thấy Ngân hàng Công Thương Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng-HN ghi nhận doanh thu theo phương pháp trực tiếp nên có thể thấy thành phần của lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD là tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ, các hoạt động ngoài dịch vụ chính của ngân hàng như kinh doanh ngoại hối, vàng, chứng khoán, tiền trả người lao động, chi phí thuế TNDN…Ngoài ra, với vị thế là một ngân hàng, Vietinbank bố trí 2 khoản mục đó là những thay đổi về tài sản hoạt động và những thay đổi về công nợ hoạt động.
Khoản mục tài sản hoạt động chứa những thông tin chi tiết về dòng tiền ra và vào của những tài khoản bên “tài sản” cụ thể như tiền, vàng gửi cho vay các TCTD, lãi chứng khoán, các công cụ tài chính phái sinh, các khoản phải thu khách hàng, nguồn dự phòng…Tức là các hạng mục mà ngân hàng đã sản xuất ra nhưng chưa được thanh toán. Các chi phí trả trước thể hiện ngân hàng đã thanh toán nhưng chưa tiêu thụ. Do đó, những mục này cần được loại trừ khỏi dòng tiền(thường mang dấu -)
Mặt khác, “Công nợ hoạt động” cho ta thông tin về luồng tiền ra và và vào của các tài khoản thuộc bên “nguồn vốn” như các khoản tiền gửi, tiền ngân hàng đi vay, các khoản tiền ngân hàng nhận được do phát hành cổ phiếu, trái phiếu, hoặc các giấy tờ có giá khác, các khoản mục ủy thác, các khoản nợ chính phủ…Tức là các khoản phải trả và chi phí cộng dồn thể hiện các mục mà ngân hàng đã nhận hoặc sử dụng nhưng chưa thanh toán. Do đó, những mục này được cộng vào dòng tiền
Bảng 2 14 Lưu chuyển từ hoạt động kinh doanh
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch (1) v (2) | Chênh lệch (2) v (3) | |||
Tu ệt đối | Tương đối (%) | Tu ệt đối | Tương đối (%) | ||||
1 | 2 | 3 | (4)=(2)-(1) | (5)=(4)/(2) | (6)=(3)-(2) | (7)=(6)/(3) | |
I Lưu chu ển tiền từ hoạt động kinh do nh | |||||||
Thu nhập lãi v các khoản thu nhập lãi tương tự nhận được | 847.567,57 | 791.017,59 | 536.992,67 | (56.549,98) | (0,071) | (254.024,92) | (0,473) |
Chi phí lãi và các chi phí tương tự đã trả | (541.410,23) | (506.656,83) | (315.134,70) | 34.753,40 | (0,069) | 191.522,13 | (0,608) |
Thu nhập từ hoạt động dịch vụ nhận | 18.108,69 | 20.087,06 | 17.392,16 | 1.978,37 | 0,098 | (2.694,90) | (0,155) |
52
Chênh lệch số tiền thực thu/thực chi từ hoạt động ngo i hoạt động dịch vụ | 18.446,48 | 35.568 | 24.197,69 | 17.121,52 | 0,481 | (11.370,31) | (0,470) |
Tiền thu các khoản nợ đã được xử lý xoá, bù đắp bằng nguồn dự phòng rủi ro | 18.394,15 | 20.008,84 | 14.008,15 | 1.614,69 | 0,081 | (6.000,69) | (0,428) |
Tiền chi trả cho nhân viên v hoạt động quản lý, công vụ | (131.054,44) | (158.949,37) | (11.2492,70) | (27.894,93) | 0,175 | 46.456,67 | (0,413) |
Tiền thuế thu nhập thực nộp trong kỳ | (43.959,75) | (41.673) | (37.378,25) | 2.286,75 | (0,055) | 4.294,75 | (0,115) |
Những th đổi về t i sản hoạt động | (1.166.220,95) | (878.431,14) | (457.775,19) | 287.789,81 | (0,328) | 420.655,95 | (0,919) |
Những th đổi về công nợ hoạt động | 1264.423,35 | 623.412,02 | 115.614,9 | (641.011,33) | (1,028) | (507.797,12) | (4,392) |
Lưu chu ển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh | 284.294,87 | (95.616,83) | (214.575,27) | 379.911,70 | (3,973) | (118.958,44) | 0,554 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Năm 2011: Là một năm thị trường có nhiều dấu hiệu tốt, các khoản Cfin (mang dấu dương) nhiều hơn các khoản Cfout (mang dấu âm). Ta có thể thấy sự chênh lệch rất lớn giữa 2 cán cân này chính là nhờ vào yếu tố thu nhập từ lãi và các khoản lãi tương tự nhận được. Như đã biết 85% lợi nhuận ngân hàng đều phụ thuộc vào sự chênh lệch giữa lãi suất cho vay và lãi suất huy động. Vietinbank đã luôn duy trì ổn định về tính thanh khoản trong thời điểm này, tránh rơi vào vòng xoáy của cuộc đua lãi suất huy động hay hoạt động vay nợ. Năm 2011 đánh dấu việc yếu tố “công nợ hoạt động” lớn hơn yếu tố “tài sản hoạt động”, tức là ngân hàng nhận được nhiều hơn là cho đi, ngân hàng sẽ có lợi thế nhất định trong việc nắm giữ nguồn vốn kinh doanh.
53
Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh đạt 284.294,87 triệu đồng ở dòng tiền vào, Năm 2011 đã cho thấy một dấu hiệu tốt trong hiệu quả kinh doanh của Vietinbank.
Năm 2012: Các chỉ tiêu không còn mang tính khả quan như lúc trước. Cụ thể là số lượng tín dụng giảm, chất lượng tín dụng tăng, điều này giúp ngân hàng chắc chắn trong các quyết định cho vay kiếm lãi của mình, nhưng cũng có những ảnh hưởng nhất định tới thu nhập từ lãi. Năm 2012 Vietinbank chủ trương thẩm định kĩ càng các khoản cho vay, đồng thời thiết lập những tiêu chuẩn nhất định liên quan đến hoạt động này. Hậu quả là ngân hàng có thể bỏ qua các đối tượng với khả năng gần sát với tiêu chuẩn đặt ra, hoặc các doanh nghiệp chưa thực sự chắc chắn nhưng vẫn có khả năng thanh toán. Thứ hai,năm 2012 có những diễn biến khó lường hơn so với năm 2011, điều nay khiến cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp diễn ra không như mong đợi. Có thể nói đây là hai nguyên nhân chính dần tới việc sụt giảm của thu nhập từ lãi và các khoản thu nhập tương tự, từ mức 847.567,57 triệu đồng của năm 2011 xuống mức 791.017,59 của năm 2012
Năm 2012 cũng chứng kiến việc nhà nước ổn định hai đại lượng quan trọng là lãi suất huy động và tỉ giá vàng. Mức lãi suất huy động hợp lý vô hình chung khiến sự hấp dẫn của hoạt động gửi tiền giảm. Ta có thể thấy điều này qua sự giảm nhẹ của chi phí chi trả lãi từ 541.410,23 triệu đồng xuống 506.656,83 triệu đồng. Tương quan hai mức giảm ở thu nhập là 7,1% và ở chi phí là 6,9% như vậy, năm 2012 dù biến động nhưng hoạt động kinh doanh tiền vẫn đem lại Cfin lớn hơn Cfout. Ở các hoạt động cung cấp dịch vụ và kinh doanh ngoài dịch vụ như kinh doanh ngoại hối, vàng, giấy tờ có giá cũng ghi nhận mức Cfin lớn hơn so với năm 2011, cụ với mức tăng lần lượt là 9,8% và 48% , nguyên nhân của mức tăng này phần lớn dựa vào chiến lược hoạt động của Vietinbank, cụ thể như đẩy mạnh doanh số mua bán ngoại tệ, tăng thị phần gắn liền với kiểm soát rủi ro, đảm bảo hiệu quả kinh doanh, xây dựng cơ chế giao dịch một cách bài bản, chuyên nghiệp. Về khoản mục lương, thưởng ghi nhận dòng Cfout cao hơn so với năm 2011, ở mức 17,5%.
Khoản mục “Những thay đổi về tài sản hoạt động” ghi nhận mức Cfout lớn 878.431,14 triệu đồng. Trong khi đó “Công nợ hoạt động” chỉ có mức Cfin 623.412,02 triệu đồng. Điều này cho thấy Vietinbank đang đẩy mạnh hoạt động cho vay và cung cấp dịch vụ, đồng thời giảm bớt nguồn vốn huy động từ bên ngoài vào. Đây có thể là một tín hiệu tốt nếu Vietinbank thực hiện các biện pháp dự phòng rủi ro, đảm bảo tính chắc chắn trong việc thu hồi vốn, nhưng cũng có thể là tín hiệu xấu nguồn vốn hiện đang không có trong tay doanh nghiệp.
54
“Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh” đạt 95.616,83 triệu đồng ở dòng tiền ra. Có thể nói kết quả lưu chuyển tiền tệ của năm 2012 không thực sự tốt, Vietinbank cần có những giải pháp nhằm cải thiện, nhất là ở khoản mục “Công nợ hoạt động”, cần thực hiện quản lý các khoản công nợ phải trả, cải thiện các khoản thu, tránh thâm hụt ngân sách.
Năm 2013: Được dự báo là năm với những tín hiệu kinh tế kém khả quan hơn nữa. Thu nhập lãi và các khoản thu nhập lãi tương tự nhận được giảm mạnh, chỉ cung cấp Cfin ở mức 536.992,67 triệu đồng, tức là với mức giảm lên tới 47,3%. Chi phí lãi và các khoản chi phí lãi tương tự cũng có mức Cfout giảm, cụ thể là ở mức 315.134,70 triệu đồng, tương đương với mức giảm 60%. Bởi năm 2013 là một năm đầy khó khăn, cầu tín dụng thấp, các thị trường như bất động sản lắng đọng, thì mức giảm hiện tại đã có thể coi là khả quan. Thứ hai, năm 2013 là năm tiếp nối các kế hoạch của Vietinbank trong việc nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh tính hiệu quả của nguồn vốn thay vì chạy theo số lượng. Có thể nói, đây là hai nguyên nhân chính dẫn tới sự sụt giảm của hai khoản mục này. Năm 2013 đánh dấu sự suy giảm của dòng Cfin đến từ hoạt động cung cấp dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoài dịch vụ của Vietinbank, cụ thể của mức giảm này lần lượt là 15,5% và 47,1%. Nguyên nhân của sự giảm sút này bắt nguồn từ việc giá vàng trượt dốc thê thảm, khiến nó không còn được cân nhắc trong mắt các nhà đầu tư nữa. Cụ thể là tính chung cả năm 2013, giá vàng bán ra đã giảm 11,82 triệu đồng, tương đương 25,34%. Trong khi đó, vàng mua vào giảm 11,4 triệu đồng, tương đương 24,7%. Nguyên nhân thứ hai là sự thua lỗ của hoạt động chứng khoán đầu tư.
Dòng tiền ra của khoản mục lương thưởng đã được điều chỉnh giảm 41,3%. Ta có thể thấy rõ ràng nhất diễn biến của các đợt nghỉ tết, nghỉ lễ năm 2013 thường không được trả lương. Đó chính là những nỗ lực của doanh nghiệp cũng như ngân hàng nói riêng nhằm cắt giảm các chi phí. Tất nhiên, việc cắt giảm lương không phải là điều các doanh nghiệp được khuyến khích, nhưng với bức tranh ảm đạm của nền kinh tế năm 2013 thì điều này là không tránh khỏi.
Năm 2013 là một năm khó khăn đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kì ngân hàng nào, Vietinbank cũng không nằm ngoài xu hướng ấy. Khoản mục “Những thay đổi về tài sản hoạt động” cung cấp thông tin về dòng tiền ra ở mức 457.775,19 triệu đồng, giảm 91,9% so với năm ngoái. Mặt khác, khoản mục “Công nợ hoạt động” cũng cung cấp thông tin về dòng tiền vào là 115.614,9 triệu đồng, chỉ bằng
¼ so với năm 2012. Lý do của sự sụt giảm mạnh mẽ của “tài sản hoạt động” có thể thấy rõ, sự ảm đạm của thị trường vàng và chứng khoán, các khoản cho vay khách
55
hàng… Trong việc đánh giá sự giảm sút của “Công nợ hoạt động” có thể lý giải đó là sự ứ đọng vốn của các tổ chức tín dụng, khiến ngân hàng không thể huy động được nguồn vốn, sự giảm giá trị của các giấy tờ có giá (không tính những giấy tờ có giá được tính vào hoạt động tài chính), hoạt động huy động vốn tài trợ ủy thác đầu tư…
Lưu chuyển thuần từ hoạt động kinh doanh Vietinbank năm 2013 đang có dấu hiệu không như mong đợi với 214.575,27 triệu đồng dòng tiền ra. Cũng giống như năm 2012, Vietinbank cần thực hiện các biện pháp nhằm tăng lượng vốn nắm giữ nhằm đảm bảo tính thanh khoản và chủ động trong việc đầu tư, nâng cao hoạt động doanh nghiệp.
Lưu chu ển tiền thuần từ hoạt động đầu tư: Tương tự như khu vực lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh, tiến hành phân tích từng năm trong giai đoạn 2011-2013.
Năm 2011: Ghi nhận một lượng nhỏ dòng tiền ra trong việc đầu tư tài sản cố định, đạt mức 9.177,96 triệu đồng. Hoạt động thanh lý tài sản cố định đem lại dòng tiền vào Cfin là 1.861,32 triệu đồng. Năm 2011 Vietinbank đẩy mạnh hoạt động góp vốn sản xuât, thành lập các quỹ tín dụng nhằm nhiều mục đích khác nhau. Cụ thể là vào tháng 7 năm 2011, công ty Saigon Asset Management Corporation(SAM) đã hợp tác với Vietinbank trong việc huy động và thành lập các quĩ vốn từ ngoài nhằm đầu tư vào hoạt động trong nước. Vai trò của Vietinbank là huy động vốn cũng như định hướng phát triển nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp là nguyên nhân khiến khoản mục “Tiền thu từ đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác” ghi nhận lượng tiền ra ở mức 6.753,91 triệu đồng. Có thể nói năm 2011 các khoản đầu tư vào tài sản cố định hay góp vốn kinh doanh của Vietinbank chưa thực sự quy mô, lợi nhuận thu được từ các hoạt động đầu tư cũng chưa nhiều và chưa đủ để bù vào lượng tiền chảy ra khỏi ngân hàng. Mục “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư” cho thấy điều đó với dòng Cfout ở mức 13.757,70 triệu đồng
Năm 2012: Thời điểm này cho thấy Vietinbank đã chú trọng đầu tư rất mạnh vào tài sản cố định, với mức tăng hơn 10 lần so với năm 2011, đạt mức Cfout 97.897,53 triệu đồng, nguyên nhân của sự gia tăng mạnh mẽ này xuất phát từ hoạt động như đầu tư xây dựng chi nhánh tại TPHCM ngày 8/8/2012. Năm 2012 cũng ghi nhận doanh thu thanh lý tài sản cố định ở mức thấp, mang lại dòng tiền vào là 107,48 triệu đồng. hoạt động đầu tư, góp vốn lợi tức được chia từ góp vốn dài hạn ghi nhận mức tăng mạnh đáng kể, ở mức 488,59 triệu đồng, tức là tăng 36% so với năm 2011. Hoạt động đầu tư góp vốn vào các doanh nghiệp khác giảm mạnh, chỉ ở mức Cfout 779,60 triệu đồng, tức là chỉ bằng 1/7 so với năm 2011. Nhìn chung năm 2012
56
Vietinbank vẫn phải đầu tư nhiều hơn là thu lợi, với Cfout vượt quá Cfin rất nhiều, đây có thể là tín hiệu xấu khi ngân hàng sẽ thiếu hụt vốn để duy trì hoạt động hay phải cân nhắc rủi ro trong việc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản, nhưng cũng có thể là tín hiệu tốt khi các khoản tiền luôn được đầu tư để quay vòng.
Năm 2013: Tiền chi cho hoạt động mua sắm, xây dựng TSCĐ Vietibank tăng mạnh trong giai đoạn này, đạt tới mức 26.509,37 triệu đồng, tức là tăng 2,693 lần so với cùng kì năm ngoái, nguyên nhân của sự gia tăng đột biến này là vì trong năm 2013 Vietinbank đã đầu tư thêm 2 chi nhánh lớn đó là chi nhánh Bắc Thăng Long và chi nhánh Vân Đồn, điều này khiến chi phí đầu tư cho TSCĐ, BĐS đầu tư tăng mạnh. Về hoạt động thu/chi góp vốn vào doanh nghiệp khác, Vietinbank cũng ghi nhận mức Cfout tăng vọt, từ 779,6 triệu đồng lên mức 4.937,95 triệu đồng. Lý giải điều này là do Vietinbank và công ty CP đầu tư Đèo Cả vừa kí hợp đồng tín dụng tài trợ dự án xây dựng hầm đường bộ qua Đèo cả - Quốc lộ 1, tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, khiến Cfout ở khu vực này tăng một lượng lớn. Nhìn chung năm 2013 Vietinbank đẩy mạnh hoạt động đầu tư TSCĐ, BĐS đầu tư và hoạt động hợp tác, tài trợ tín dụng, bên cạnh một lượng lớn dòng tiền ra, ở khu vực lợi tức góp vốn dài hạn Vietinbank nhận được một lượng tương đối dòng tiền vào ở mức 5.735,02 triệu đồng, tức là tăng hơn 12 lần so với cùng kì năm ngoái. Để đạt được điều này tất cả là nhờ sự đúng đắn trong việc triển khai các kế hoạch kinh doanh của ngân hàng trong năm 2013, đầu tư nhiều hơn vào trái phiếu chính phủ, các giấy tờ có giá mang tính ổn định, rủi ro thấp.
Bảng 2 15 Lưu chu ển từ hoạt động đầu tư
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch (1) và (2) | Chênh lệch (2) v (3) | |||
Tu ệt đối | Tương đối (%) | Tu ệt đối | Tương đối (%) | ||||
1 | 2 | 3 | (4)=(2)-(1) | (5)=(4)/(2) | (6)=(3)-(2) | (7)=(6)/(3) | |
II LƯU CHU ỂN TIỀN TỪ HOẠT Đ NG ĐẦU TƯ | |||||||
Mu sắm t i sản cố định | (9.177,96) | (97.897,53) | (26.509,37) | (88.719,57) | 0,906 | 71.388,16 | (2,693) |
Tiền thu từ thanh lý, nhượng bán TSCĐ | 1.861,32 | 107,48 | (30,84) | (1.753,84) | (16,318) | (138,32) | 4,485 |
Tiền thu từ đầu tư góp vốn v o các đơn vị khác | (6.753,91) | (779,60) | (4.937,95) | 5.974,31 | (7,663) | (4.158,35) | 0,842 |
57
312,85 | 488,59 | 5.735,02 | 175,74 | 0,360 | 5.246,43 | 0,915 | |
Lưu chu ển tiền thuần từ hoạt động đầu tư | (13.757,70) | (98.081,06) | (25.743,14) | (84.323,36) | 0,860 | 72.337,92 | (2,810) |
Tiền thu cổ tức v lợi nhuận được chi từ các khoản đầu tư, góp vốn d i hạn
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Lưu chu ển tiền từ hoạt động t i chính: Vì lý do hạn chế của thông tin mà các khoản mục nhỏ hơn của khu vực này không thể được hiển thị. Nhưng dựa vào sự thay đổi tương đối rõ ràng, đồng thời nắm vững những thành phần cốt lõi, nên việc phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ từ hoạt động tài chính không gặp quá nhiều trở ngại.
Năm 2011: Nhìn chung, hoạt động tài chính của Vietinbank năm 2011 tương đối khả quan, dòng tiền vào ổn định và có giá trị lớn xuất phát từ khu vực cổ phiếu, dòng tiền ra hợp lý và có giá trị nhỏ hơn, xuất phát từ hoạt động phát hành cổ tức và mua cổ phiếu ngân quỹ. Sự chênh lệch giữa Cfin và Cfout khiến giá trị của “Lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính” đạt 164.279,69 triệu đồng
Năm 2012: Nếu như nói năm 2011 là một năm khả quan về kết quả hoạt động tài chính, thì năm 2012 lại cho thấy một tín hiệu ngược lại. Đây là giai đoạn Vietinbank không triển khai hoạt động tăng vốn cổ phần, hay mua cổ phiếu ngân quỹ, chi trả cổ tức thì rất hạn chế chỉ ở mức 1,26 triệu đồng. Nguyên nhân của sự sụt giảm mạnh mẽ này nằm ở sự đổi mới trong công tác chia cổ tức tại Vietinbank, đó là dùng cổ phiếu để trả cổ tức. “Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính” Vietinbank năm 2012 đạt giá trị rất hạn chế, ở mức Cfout 1,26 triệu đồng.
Năm 2013: Hoạt động tài chính của năm 2013 có thể nói là sôi động hơn rất nhiều so với giai đoạn 2011-2012 với hoạt động chào bán cổ phiếu ra công chúng, công bố mức lợi nhuận chi trả cổ tức cao nhất hệ thống. Năm 2013 ghi nhận mức “Lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính” đạt Cfin 189.798,52 triệu đồng, tức là còn cao hơn so với năm 2011 25.518,83 triệu đồng. Hoạt động phát hành cổ phiếu đem lại dòng Cfin cao hơn dòng tiền chảy ra từ hoạt động chi trả cổ tức là một minh chứng rõ ràng nhất cho tính hấp dẫn và cạnh tranh của cổ phiếu Vietinbank trên thị trường.
58
Bảng 2 16 Lưu chu ển từ hoạt động tài chính
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Năm 2011 | Năm2012 | Năm2013 | Chênh lệch (1) v (2) | Chênh lệch (2) v (3) | |||
Tu ệt đối | Tương đối (%) | Tu ệt đối | Tương đối (%) | ||||
1 | 2 | 3 | (4)=(2)-(1) | (5)=(4)/(2) | (6)=(3)-(2) | (7)=(6)/(3) | |
Lưu chu ển tiền thuần từ hoạt động t i chính | 164.279,69 | (1,26) | 189.798,52 | (164.278,43) | (130.379,706) | 189.797,26 | 1.000 |
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Lưu chu ển thuần trong kì
Bảng 2 17 Lưu chu ển thuần trong kì, đầu kì và cuối kì
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch (1) v (2) | Chênh lệch (2) v (3) | |||
Tu ệt đối | Tương đối (%) | Tu ệt đối | Tương đối (%) | ||||
1 | 2 | 3 | (4)=(2)-(1) | (5)=(4)/(2) | (6)=(3)-(2) | (7)=(6)/(3) | |
Lưu chu ển tiền thuần trong kỳ | 434.816,86 | (193.696,63) | (50.519,89) | (628.513,49) | 3,245 | 143.176,74 | (2,834) |
Tiền v các khoản tương đương tiền tại thời điểm đầu kỳ | 835.407,76 | 1.270.224,62 | 1.076.527,99 | 434.816,86 | 0,342 | (193.69,.63) | (0,180) |
Tiền v cáckhoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ | 1.270.224,62 | 1.076.527,99 | 1.026.008,10 | (193.696,63) | (0,180) | (50.519,89) | (0,049) |
(Nguồn: Báo cáo tài chính)
Từ lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động tài chính, ta xác định được lưu chuyển tiền
59
thuần trong kỳ. Năm 2011, mặc dù lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động đầu tư mang dấu âm nhưng lưu chuyển tiền thuần từ HĐKD và hoạt động tài chính mang dấu dương nên lưu chuyển tiền thuần trong kỳ mang dấu dương. Năm 2012, lưu chuyển tiền thuần mang dấu âm và có giá trị đạt 193.696,63 triệu đồng đồng tương ứng với mức tăng hơn 300% so với năm 2011 do lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính, hoạt động kinh doanh và hoạt động đầu tư đều mang dấu âm. Sang năm 2013, lưu chuyển tiền thuần mang dấu âm và đã tăng lên 143.176,74 triệu đồng đồng tương ứng với mức tăng 2.834 lần so với năm 2012.
Lượng tiền lưu chuyển chỉ tăng vào năm 2011, còn lại đều giảm trong giai đoạn 2012-2013. Điều đó chứng tỏ giai đoạn này, đảm bảo khả năng thanh toán, nắm giữ vốn của Vietinbank đang gặp một số vấn đề. Ngân hàng cần thực hiện các giải pháp triệt để nhằm tìm ra hướng đi đúng đắn cho việc giải quyết các vấn đề kể trên.
2.2.4. Phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn
Ta có thể thấy đối tượng cần phân tích ở đây là khả năng tạo vốn và sử dụng vốn trong hai giai đoạn khác nhau đó là 2011-2012 và 2012-2013. Để làm rõ được hai đối tượng này, ta cần trình bày chúng lên 2 bảng 2.18 và 2.19 nhằm tiện cho việc xem xét và so sánh.
Bảng 2.18. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn gi i đoạn 2011- 2012
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
31/12/2011 | 31/12/2012 | Tạo vốn | Sử dụng vốn | |
A T I SẢN | ||||
I. TSNH | ||||
1. Tiền | 45.282 | 22.081 | 23.201 | |
2. Chứng khoán đầu tư | 208 | 8.873 | 8.665 | |
3. Cho vay nền kinh tế | 3.989.400 | 5.111.588 | 1.122.188 | |
II. TSCĐ | ||||
1. Nguyên giá TSCĐ | 52.702 | 52.278 | 424 | |
2. Hao mòn | (26.072) | (29.921) | 3.849 |
60
III. Tài sản có khác | 3.910.747 | 2.659.932 | 1.250.815 | |
NGUỒN VỐN | ||||
I. Nợ ngắn hạn | ||||
1. Vốn huy động | 7.129.321 | 7.244.221 | 114.900 | |
2. Vay ngắn hạn | 157.378 | 25.016 | 132.362 | |
II. Nợ dài hạn | ||||
1. Vay dài hạn | 400.000 | 265.000 | 135.000 | |
III.VCSH | 285.568 | 290.596 | 5.028 | |
Tổng | 1.393.944 | 1.402.488 |
(Nguồn: Tác giả tự tính toán)
Bảng 2.19. Bảng phân tích diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn gi i đoạn 2012- 2013
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
31/12/2012 | 31/12/2013 | Tạo vốn | Sử dụng vốn | |
A T I SẢN | ||||
I. TSNH | ||||
1. Tiền | 22.081 | 23.222 | 1.141 | |
2. Chứng khoán đầu tư | 8.873 | 300.000 | 291.127 | |
3. Cho vay nền kinh tế | 5.111.588 | 5.489.168 | 377.580 | |
II. TSCĐ | ||||
1. Nguyên giá TSCĐ | 52.278 | 54.455 | 2.177 | |
2. Hao mòn TSCĐ | (29.921) | (24.584) | 5.337 |
61
2.659.932 | 2.116.503 | 543.429 | ||
NGUỒN VỐN | ||||
I. Nợ ngắn hạn | ||||
1. Vốn huy động | 7.244.221 | 7.419.078 | 174.857 | |
2. Vay ngắn hạn | 25.016 | 25.083 | 67 | |
II. Nợ dài hạn | ||||
1. Vay dài hạn | 265.000 | 250.500 | 14.500 | |
III.VCSH | 290.596 | 264.642 | 25.954 | |
Tổng | 723.623 | 712.546 |