Tổng Quan Về Vườn Quốc Gia Bidoup – Núi Bà, Tỉnh Lâm Đồng

vấn các chuyên gia trong việc xây dựng những nội dung cơ bản của Kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

Học viên đã đi khảo sát thực địa tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng từ ngày 24/4/2013 đến 28/4/2013. Trong thời gian này, học viên đã tiến hành các hoạt động sau:

- Tiến hành đợt khảo sát thực địa tại Vườn quốc gia tìm hiểu những tuyến du lịch mới được hình thành, khảo sát diện tích rừng mới trồng của Vườn, tham gia lớp học tại đồng ruộng (quy trình trồng cà phê cho cộng đồng địa phương) do Ban quản lý Vườn tổ chức;

- Thu thập các thông tin có liên quan của Vườn bao gồm: các thông tin cơ bản của Vườn; các chương trình kế hoạch trong thời gian vừa qua; kết quả thực hiện các Chương trình, kế hoạch.

- Tổ chức phỏng vấn người dân vùng đệm (đại diện của 20 hộ) về việc tham gia vào các hoạt động của Vườn (tham gia vào trồng mới rừng, bảo vệ rừng, du lịch sinh thái…)

- Tổ chức làm việc với Ban quản lý về các vấn đề có liên quan đến việc thực hiện, triển khai các Chương trình của Vườn.

Sau chuyến khảo sát thực tế, học viên đã tiến hành nghiên cứu, phân tích những thông tin đã thu thập được. Từ đó, học viên xây dựng các tiêu chí và dự thảo kế hoạch quản lý đa dạng sinh học của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng. Từ đó học viên đã tham vấn với các chuyên gia trong lĩnh vực đa dạng sinh học về tính thực tế và phù hợp với quy định của pháp luật của nghiên cứu.

2.3.3. Phân tích thông tin

Trong phương pháp này, học viên đã sử dụng các công cụ khác nhau để phân tích thông tin có liên quan.

a . Công cụ SWOT

SWOT là phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và đe dọa. Đây là phép phân tích các hoàn cảnh môi trường bên trong và bên ngoài khi xây dựng và phát triển một dự án hoặc một quy hoạch nào đó. Sự khác nhau giữa hoàn cảnh bên trong và bên ngoài dựa vào 2 tiêu chuẩn:

1. Không gian: Mọi thứ bên trong một biên địa lý chọn lọc của hệ thống được xem như là hoàn cảnh môi trường bên trong.

2. Thời gian: Mọi thứ đang xảy ra và tồn tại ở thời điểm hiện tại liên quan đến hoàn cảnh môi trường bên trong, tình trạng trong tương lai và hoàn cảnh môi trường bên ngoài.

Dùng phân tích SWOT để tiến hành phân điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức nhằm xây dựng được Kế hoạch quản lý Khu bảo tồn của Vườn quốc gia Bioup - Núi Bà phù hợp với tình hình thực tế của Vườn.

b. Công cụ DPSIR


Phương pháp DPSIR được Cơ quan Môi trường châu Âu kế thừa và nâng cấp từ phương pháp phân tích PSR của Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế từ năm 1994. Phương pháp DPSIR là một mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân – kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề môi trường, hậu quả của chúng và các biện pháp ứng phó cần thiết. Nói cách khác, DPSIR được sử dụng nhằm phân tích hiện trạng, đánh giá các tác động của một vấn đề đang khảo sát từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó.

Học viên sử dụng phương pháp này trong quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch quản lý của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng theo các tiêu chí của pháp luật hiện hành (Luật Đa dạng sinh học, Luật Bảo vệ và Phát triển Rừng…) nhằm xây dựng được một kế hoạch quản lý có thể giải quyết triệt để các nguyên nhân gây suy giảm đa dạng sinh học của Khu bảo tồn.

2.4. Thời gian nghiên cứu của đề tài


Đề tài được thực hiện từ tháng 4 năm 2013 đến hết tháng 11 năm 2013 với 01 chuyến đi thực tế tại Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng diễn ra trong tháng 4, thời gian thu thập thông tin, nghiên cứu và viết báo cáo trong vòng 6 tháng và tổ chức tham vấn các chuyên gia được tiến hành trong tháng 10 và tháng 11.

Luận văn sẽ được thực hiện theo Kế hoạch đã được học viên thực hiện theo bảng dưới đây:

Bảng 1.1: Thời gian thực hiện luận văn



TT


Nội dung

Tháng

4

5

6

7

8

9

10

11

12

1

Xây dựng và thông qua đề cương chi tiết

x










2

Thu thập số liệu và đi thực địa, kết hợp với phân tích số liệu và viết tổng quan tài liệu


x


x



x


x





3

Báo cáo tiến độ 2 tháng/lần


x


x


x




4

Báo cáo kết quả nghiên cứu sơ bộ





x





5

Viết luận văn


x

x

x

x

x




6

Nộp luận văn (bản thảo)







x



7

Nộp luận văn cuối cùng








x


8

Làm thủ tục bảo vệ







x



9

Bảo vệ luận văn









x

10

Bế giảng









x

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

2.5. Địa điểm nghiên cứu của đề tài


Nhằm thực hiện tốt các nghiên cứu của đề tài và phù hợp với tình hình quản lý của các Vườn quốc gia trong cả nước, học viên đã lựa chọn địa điểm nghiên cứu chính của đề tài là Vườn quốc gia Bioup – Núi Bà tại tỉnh Lâm Đồng.

Bản đồ 1: Bản đồ địa hình Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


2 5 1 Tổng quan về Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà tỉnh Lâm Đồng Vườn quốc 1


2.5.1 Tổng quan về Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng


Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm ở đông bắc cao nguyên Đà Lạt thuộc vùng núi cao nam Việt Nam, huyện Lạc Dương, đông bắc tỉnh Lâm Đồng.

Tọa độ địa lý:

Từ 12000’ đến 120 19’ vĩ độ Bắc.

Từ 108021’ đến 108044’ kinh độ Đông.

Địa phận của Vườn quốc gia thuộc xã Dachais, Dasar, Danhim, Dưng K’nớ, Lát và thị trấn Lạc Dương của Huyện Lạc Dương; một phần xã Đạ Tông của Huyện Đam Rông.

Diện tích rộng 70.038 ha.

Ranh giới: Phía tây và nam: Giáp với sông Serepok và rừng phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, tỉnh Lâm Đồng; Phía bắc: Giáp với VQG Chư Yang Sin, tỉnh Đắc lắc; Phía đông: Giáp với Vườn quốc gia Phước Bình, Ninh Thuận và tỉnh Khánh Hòa.

Địa hình của vườn quốc gia là núi và đồi, phần lớn diện tích nằm ở độ cao

1.400 m so với mặt nước biển. Đỉnh cao nhất là Langbian (Núi Bà) nằm về phía Tây ở độ cao 2.167 m, và Bidoup nằm về phía Đông có độ cao là 2.287 m.

Thủy văn của vườn quốc gia là vùng đầu nguồn của hệ thống sông Đa Nhim gồm hai nhánh chính là Đa Nhim và Đa Mong - một chi lưu quan trọng của sông Đồng Nai. Đầu nguồn của sông Serepok là sông Krông Nô- con sông duy nhất ở Việt Nam chảy theo hướng Đông Tây sang Campuchia hòa vào dòng sông Mê Kông. Khu vực Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà có lượng mưa hàng năm biến động từ 2.800mm - 3.000mm/năm.

2.5.2 Khí hậu


a) Chế độ nhiệt: Do Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trên vùng địa hình núi trung bình và núi cao, có độ cao trung bình 1.500m - 1.800m, được bao quanh bởi các dãy núi cao, nên chủ yếu khí hâu nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, tuy vậy khí hậu Ðà Lạt và Lạc Dương mang những nét riêng của vùng cao.

- Nhiệt độ không khí trung bình năm trong khu vực là 180C. Tháng 1 là tháng lạnh nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 15,60C. Tháng 5 là tháng nóng nhất trong năm, nhiệt độ trung bình: 19,60C.

b) Chế độ mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.755 mm (lượng mưa cao nhất 2.016mm vào năm 1989, lượng mưa năm 1981 chỉ đạt 1.356 mm). Tháng 1 lượng mưa thấp nhất 6 mm. Mùa khô trung bình chỉ đạt 5,7 mm. Mùa mưa lượng mưa ngày dao động từ 50 mm - 80 mm. Tháng 9 có lượng mưa cao nhất (300mm). Lượng mưa vào mùa mưa chiếm khoảng 80% cả năm. Số ngày mưa trung bình là 170 ngày. Các tháng 12-1-2-3 có khoảng 5 ngày mưa/tháng. Tại các đai cao trên

1.900m như các núi Bi Doup, Hòn Giao, Gia Rích, Chư Yên Du thì lượng mưa có thể đạt 2.800 - 3.000 mm/năm và số ngày mưa cũng cao hơn.

c) Ðộ ẩm


- Mùa mưa độ ẩm đạt trên: 85%


- Mùa khô độ ẩm đạt dưới: 80%


- Thấp nhất vào tháng 2, tháng 3 đạt: 75-78%


- Ðộ ẩm thấp nhất vào lúc 13-14 giờ trong ngày.


d) Sương mù: Hàng năm số ngày có sương mù khoảng 80 ngày/năm, tập trung vào các tháng 2, 3, 4, 5, với số ngày có sương mù trung bình từ 8 - 16 ngày/tháng. Trong khu vực Vườn quốc gia Bidoup -Núi Bà tại các đỉnh núi cao hàng năm số ngày có sương mù nhiều hơn và mây mù bao phủ thường xuyên hơn.

2.5.3 Đa dạng sinh học của khu vực


Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng được đánh giá là một trong bốn trung tâm đa dạng sinh học của quốc gia, với hệ sinh thái rừng của vùng chuyển tiếp giữa Tây Nguyên và vùng núi thấp của nam Việt Nam đặc trưng như: rừng kín thường xanh mưa ẩm núi trung bình, rừng hỗn giao cây lá rộng – lá kim ẩm á nhiệt đới, rừng thưa cây lá kim á nhiệt đới núi thấp và rừng hỗn giao cây lá rộng và tre nứa.

- Về loài:

+ Thực vật: Sở hữu mức độ đa dạng và đặc hữu cao về thực vật: Ít nhất 1.561 loài thực vật có mạch, thuộc 5 ngành, 161 họ và 681 chi; Số loài thực vật cần quan tâm bảo tồn gồm 74 loài nằm trong Sách đỏ Việt Nam 2007, Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/03/2006 của Chính Phủ v/v Quản lý thực vật, động vật rừng nguy cấp (Nghị định 32) và Sách đỏ IUCN 2009, thuộc 29 họ thực vật; 96 loài đặc hữu, gồm 29 loài được đặt tên theo vùng địa lý:

09 loài được đặt tên theo Đà Lạt (dalattensis)

14 loài được đặt tên theo Langbiang (langbianensis)

06 loài đặt tên theo Bidoup (bidupensis)

Vườn quốc gia sở hữu nguồn gien về Lan lớn nhất Việt Nam (258 loài), nhiều của chúng là các loài đặc hữu với cao nguyên Đà Lạt.

+ Động vật: Hệ động vật của Vườn quốc gia cũng rất đa dạng và đặc hữu cao, gồm 10 bộ, 24 họ, 75 loài. Điều nổi lên đối với khu hệ thú Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà là các loài thú lớn móng guốc hiện diện tương đối đầy đủ: Bò tót (Bos gaurus), Trâu rừng (Bubalus arnee), Sơn dương (Naemorhedus sumatraensis), Mang lớn (Megamuntiacus vuquangensis), Voi (Elephas maximus). Các loài linh trưởng cũng khá phong phú (07 loài).

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trong vùng chim đặc hữu của cao nguyên Đà Lạt, gồm 15bộ, 43 họ và 220 loài trong đó 14 loài nằm trong sách đỏ Việt Nam, 17 loài nằm trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếmvà 213 loài nằm trong sách đỏ thế giới (IUCN 2009).

Vườn quốc gia Bidoup - Núi Bà nằm trong Cao nguyên Đà Lạt, có 03 vùng chim quan trọng là: Bidoup, Langbian, và Cổng trời nên có nhiều loài chim đặc hữu hẹp của Cao nguyên Đà Lạt như: Khướu đầu đen (Garrlax milleti), Khướu đầu đen má xám (Garrulax yersini), Khướu đầuxám (Garrulax vassali), Bồ câu nâu (Columbapunicea), Trèo cây mỏ vàng (Sitta solangiae), Sẻ thông họng vàng (Carduelis monguilloti), Khướu mỏ dài (Jabouilleia danjoui), Trĩ sao (Rheinardia ocellata), Niệc nâu (Anorrhinus tickelli).

Ngoài ra, theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 30 tháng 3 năm 2006 về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, các loài chim cần quan tâm bảo tồn ở Vườn quốc gia Bidoup-Núi Bà còn có thêm: Gà lôi hông tía (Lophura diardi), Chích choè lửa (Copsychus malabaricus), Vẹt ngực đỏ (Psittacula alexandri) và hai loài bị đe dọa thuộc sách đỏ của IUCN(2004) là Hồng hoàng (Buceros bicornis), Bồng chanh rừng (Alcedo hercules).

Từ những số liệu trên cho thấy khu hệ động, thực vật của Vườn quốc gia Bidoup – Núi Bà, tỉnh Lâm Đồng có thể được xem như một vườn động, thực vật tự

nhiên rộng lớn với những cánh rừng nguyên sinh còn sót lại của Việt Nam và khu vực Đông Nam Châu Á, là một nguồn khám phá vô tận của tất cả các du khách và các nhà khoa học khi đặt chân đến thành phố Đà Lạt.

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí