III. Tài sản có khác
(Nguồn: Tác giả tự tính toán) Từ hai bảng diễn biến nguồn vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng Công thương Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng - HN trong giai đoạn 2011-2012 và 2012-2013. Ta có thể thấy dòng vốn của Vietinbank được sử dụng rất hiệu quả, hai khoản mục là tạo vốn và sử dụng vốn có giá trị sát nhau, thể hiện tính an toàn trong thanh khoản khi rủi ro tín dụng là nguy cơ tiềm tàng. Nhưng có thể nói, quy mô vốn lưu động của Vietinbank giai đoạn 2011-2012 cao hơn hẳn so với giai đoạn 2012-2013, nguyên nhân chủ yếu là do khoản mục cho vay nền kinh tế không có sự tăng trưởng nhảy vọt trong năm 2013 nữa. Lý giải cho điều này chủ yếu là sự thay đổi trong cách tiếp cận và xử lý nguồn vốn của Vietinbank, thay vì gia tăng quy mô, số lượng tín dụng thì ngân hàng đã tập trung nâng cao chất lượng tín dụng và thanh lọc các khoản cho vay không an toàn hoặc dưới tiêu chuẩn. Một tín hiệu đáng mừng là dù lãi suất huy động đã không còn hấp dẫn do chịu sự quản lý, điều tiết của nhà nước, quá trình tạo vốn do vốn huy động đảm nhiệm giai đoạn 2012-2013 vẫn ở mức rất ấn tượng, thậm chí còn vượt qua giai đoạn 2011-2012, điều này càng làm sáng tỏ vị thế, uy tín cũng như năng
lực tài chính của một ngân hàng nhà nước dẫn đầu hệ thống.
Quá trình sử dụng vốn từ các khoản đi vay dài của ngân hàng cũng giảm mạnh, từ mức chênh lệch rất cao trong năm 2011-2012 xuống rất thấp trong giai đoạn 2012-2013. Điều này cho thấy Vietinbank đã chú trọng hơn tới việc huy động tiền gửi từ khu vực khách hàng thay vì phụ thuộc vào nguồn vốn vay đến từ các TCTD trong và ngoài nước. Giai đoạn 2011-2012 cũng cho thấy hoạt động tạo vốn tăng 5.028 triệu
62
đồng, nguyên nhân của diễn biến này chính là do việc Vietinbank phát hành cổ phiếu trong giai đoạn này nhằm thu hút cổ đông để tăng vốn điều lệ, từ đó tăng VCSH. Năm 2013 thể hiện 1 xu hướng giảm của VCSH vì đây là giai đoạn Vietinbank thực hiện chia cổ tức với mức cổ tức lên tới 16%, cao nhất trong hệ thống các ngân hàng Việt Nam, đó là lý do giai đoạn 2012-2013 cho thấy mức sử dụng vốn ở khu vực VCSH là 25.954 triệu đồng. Khoản mục tài sản có khác gồm nhiều khoản mục phụ, trong đó phải kể đến đó là dự trữ rủi ro, trong giai đoạn 2011-2012, hoạt động tạo vốn ở khu vực này tương đối lớn, lên tới 1.250.815 triệu đồng nhưng sang đến giai đoạn 2012- 2013 thì hoạt động này chỉ ở mức 543.429 triệu đồng, tức là chỉ bằng một nửa so với trước kia. Nguyên nhân của sự sụt giảm này có thể không nằm ở tỉ lệ dự trữ có giảm đi, mà là vì quy mô hoạt động thu hút vốn và cho vay đã giảm sút ở giai đoạn này, nên quy mô dự trữ rủi ro cũng phải giảm ở một mức tương ứng. Nhìn chung hoạt động tạo vốn và huy động vốn trong giai đoạn 2012-2013 có quy mô nhỏ hơn, nhưng lại có chất lượng cao hơn, có cách tiếp cận và sử dụng thận trọng hơn so với giai đoạn 2011- 2012, bằng chứng là hoạt động tạo vốn của giai đoạn này thấp hơn so với hoạt động sử dụng vốn, điều ngược lại so với giai đoạn 2011-2012.
2.2.5. Phân tích các chỉ tiêu ngân hàng
2.2.5.1. Phân tích các dữ liệu ngân hàng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | Chênh lệch | |
(1) | (2) | (3) | (2)-(1) | (3)-(2) | |
ROE | 0,61 | 0,57 | 0,56 | (0,04) | (0,01) |
RPF | 0,14 | 0,09 | 0,05 | (0,05) | (0,04) |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Phân Tích Tình Hình Tài Chính Doanh Nghiệp
- Sự Th Đổi Của Vốn Tự Có Trong Gi I Đoạn 2011-2013
- Tính Toán Hệ Số Thu Nhập Trên Đầu Tư(Return On Investment)
- Phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- Hà Nội - 8
- Phân tích tình hình tài chính ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh hai bà trưng- Hà Nội - 9
Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Lợi nhuận thuần trên vốn chủ sở hữu(ROE): Ta có thể thấy chỉ số ROE đã liên tục giảm trong giai đoạn 2011-2013. Cụ thể là, trong năm 2011 tỉ lệ này là 0,61, bước sang năm 2012, con số này đã giảm chỉ còn 0,57, tương ứng với mức giảm 4%. Nguyên nhân của sự sụt giảm này vẫn phần lớn nằm ở điều kiện kinh tế vĩ mô giai đoạn 2011-2012 chưa thực sự thuận lợi mặc dù Vietinbank nắm giữ rất nhiều ưu thế như mạng lưới chi nhánh rộng khắp và uy tín của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam.
63
Giai đoạn 2012-2013 cũng cho thấy sự giảm sút của chỉ số ROE với tỉ lệ là 1%, với ROE năm 2013 đạt mức 56%. Diễn biến này có thể được lý giải là do tổng tài sản, vốn điều lệ của Vietinbank tăng trưởng khá tốt trong năm 2013 trong khi tốc độ tăng trưởng lợi nhuận đã không bắt kịp với tiến độ ấy. Nguyên do một mặt là vì tín dụng tăng thấp, một mặt là vì lãi suất cho vay giảm nhanh hơn lãi suất huy động khiến chênh lệch lãi suất đầu ra - đầu vào giảm mạnh do Vietinbank tích cực giảm lãi suất để chia sẻ khó khăn với DN và nền kinh tế. Nhưng nhìn chung giai đoạn 2012-2013 đã cho thấy sự sụt giảm với tỉ lệ thấp hơn so với giai đoạn 2011-2012, trong đó phải kể đến những nỗ lực của nghành ngân hàng trong việc tái cơ cấu, cải thiện hiệu quả kinh doanh ngân hàng, sự kĩ càng và thận trọng trong công tác xử lý nợ xấu, tất cả đã nhằm tạo nên những tín hiệu khả quan cho hoạt động ngân hàng trong tương lai.
Tỉ lệ chi trả trên quỹ(RPF): Như đã nói, RPF là một công cụ tốt nhằm đánh giá tính hiệu quả trong hoạt động doanh nghiệp, đặc biệt là vào hoạt động đầu tư vào tài sản. Giai đoạn 2011-2013 đánh dấu một “dấu cộng” lớn trong diễn biến của chỉ số này. Năm 2011 RPF đạt 0,14, con số này trong giai đoạn 2012-2013 đã giảm lần lượt còn 0,09 và 0,05 tương đương với mức giảm là 5% và 4%. Tức là trong năm 2011 với 1 đồng tài sản tạo thu nhập thì ta phải chịu chi phí lãi vay cho tài sản ấy là 0,14 đồng thì trong năm 2013 cũng với 1 đồng tài sản tạo thu nhập ta chỉ còn phải bỏ ra 0,05 đồng chi phí lãi vay. Điều đáng nói là tổng tài sản sinh thu nhập của Vietinbank gia tăng theo từng năm trong giai đoạn này, và Chi phí lãi và các chi phí tương tự lại có xu hướng giảm. Nguyên nhân của diễn biến này là vì ngân hàng đã thực hiện chính sách cắt giảm lãi suất huy động theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước khiến chi phí trả lãi giảm xuống. Thứ hai, năng lực tài chính cũng như uy tín của Vietinbank đã duy trì sự tăng trưởng ổn định của mặt bằng tiền gửi khách hàng và hoạt động cho vay, tạo nên tín hiệu khả quan đánh dấu sự tăng trưởng bền vững của giá trị “Tổng tài sản sinh thu nhập”.
2.2.5.2. Phân tích các hệ số rủi ro
Năm 2011 (1) | Năm 2012 (2) | Năm 2013 (3) | Chênh lệch (2)-(1) | Chênh lệch (3)-(2) | |
Tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) | 0,07 | 0,05 | 0,04 | (0,02) | (0,01) |
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ(NPL) | 0,008 | 0,004 | 0,006 | (0,04) | 0,02 |
64
0,019 | 0,013 | 0,007 | (0,006) | (0,006) | |
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng tiền gửi | 0,56 | 0,7 | 0,73 | 0,14 | 0,02 |
Chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản | 0,5 | 0,65 | 0,69 | 0,15 | 0,04 |
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Tỉ lệ thu nhập lãi thuần (NIM): Theo xu hướng chung của toàn hệ thống ngân hàng, NIM của VietinBank cũng có xu hướng giảm, từ 7% của năm 2011 lần lượt giảm xuống còn 5% và 4% trong giai đoạn 2012-2013. Nguyên nhân chính là do Ngân hàng Nhà nước liên tục điều chỉnh giảm lãi suất để hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua khó khăn khiến cho thu nhập lãi thuần của các ngân hàng bị ảnh hưởng. Mặt khác dưới vế mẫu số là Tài sản tạo thu nhập lại có xu hướng tăng đều đặn trong giai đoạn này. Có thể nói đây là 2 nguyên nhân chính khiến NIM sụt giảm đều qua các năm.
Để lý giải rõ hơn cho xu hướng này. Ta sẽ biểu thị giá trị của hai đại lượng trực tiếp ảnh hưởng tới Tỉ lệ thu nhập lãi thuần. Từ đó đánh giá tương quan sự biến động giữa chúng nhằm đi tới sự chắc chắn trong nhận định về diễn biến của Tỉ lệ thu nhập lãi thuần trong giai đoạn 2011-2013
Bảng 2.20. Biểu đồ diễn biến thu nhập lãi thuần trong gi i đoạn 2011-2013
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
350000.00
300000.00
250000.00
200000.00
150000.00
thu nhập lãi thuần
100000.00
50000.00
0.00
2011
2012
2013
65
Bảng 2.21. Biểu đồ diễn biến tài sản tạo thu nhập trong gi i đoạn 2011-2013
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
6000000
5000000
4000000
3000000
Tài sản tạo thu nhập
2000000
1000000
0
2011
2012
2013
Ta đã biết NIM hay còn gọi là tỉ lệ thu nhập lãi thuần là một thước đo khá chính xác nhằm xác định tính hiệu quả của hoạt động đầu tư doanh nghiệp nếu so với những khoản nợ của nó. Giai đoạn 2011-2013 biểu thị việc đầu tư không hiệu quả của doanh nghiệp, bởi vì chi phí vốn đã vượt quá khả năng sinh lời thu được từ những tài sản được đầu tư, từ đó nảy sinh những vấn đề trong hoạt động kinh doanh nhằm sinh lợi nhuận của doanh nghiệp.
Tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ(NPL): Với ý nghĩa tỉ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ nhằm cho biết chất lượng và tính rủi ro của các khoản nợ, đồng thời xác định tỉ trọng của nợ xấu trong tổng nợ phải trả. Diễn biến của chỉ tiêu này cho chiều hướng giảm trong năm 2012, từ 0,8% của năm 2011 xuống mức 0,4% của năm 2012 tương đương với mức giảm 0,4%. Như đã biết thì năm 2012 là một năm ảm đạm của nghành ngân hàng, tỉ lệ nợ xấu tăng, lợi nhuận các ngân hàng đều giảm sút rõ rệt. Bản thân toàn hệ thống Vietinbank cũng phải tuân theo xu thế chung, nhưng có thể nói Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng-HN đã hiện rất triệt để các biện pháp nhằm xử lý nợ xấu và giải quyết khủng hoảng. Điều này khiến chi nhánh nằm trong một trong số ít các chi nhánh trong hệ thống có kết quả xử lý nợ xấu khả quan. Tỉ lệ nợ xấu đã giảm 48% trong giai đoạn 2011-2012. Một yếu tố thực tế nữa khiến NPL trong năm 2012 có kết quả khả quan cũng là vì sự gia tăng mạnh mẽ của hoạt động cho vay, khiến quy mô tổng dư nợ tăng mạnh, ở mức 28%. Giai đoạn 2012-2013 đánh dấu một tín hiệu kém khả quan hơn, NPL đã tăng từ 0,4% lên 0,6%, tương đương với mức tăng là 0,2%. Nguyên nhân chính là do tỉ lệ nợ xấu năm 2013 đã không còn duy trì được con số mong đợi như trước nữa, mà đã gia tăng 37% so với cùng kì năm 2012. Sự gia tăng của mẫu số là tổng dư nợ chưa đủ lớn để đem lại mức giảm tương ứng cho chỉ số NPL. Nhưng nhìn
66
chung, năm 2013 cũng đánh dấu nhiều nỗ lực của Vietinbank cũng như nghành ngân hàng trong việc quản lý và xử lý các khoản nợ xấu, nhờ đó trước những tín hiệu kém lạc quan về tình hình kinh tế vĩ mô, chỉ số NPL biến động ít khó lường hơn và đã có sự cải thiện qua các năm.
Tỉ lệ dự phòng RRTD trên tổng nợ: Trong năm 2011 chỉ số này là 0,019, trong giai đoạn 2012-2013 chứng kiến sự giảm sút của chỉ số này đều ở mức 0,006. Sự tụt giảm này xuất phát từ hai nguyên nhân, sự giảm dần đều của khoản trích lập dự phòng và sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng dư nợ. Như đã biết thì Vietinbank làm một ngân hàng nhà nước uy tín và có năng lực dẫn đầu nghành ngân hàng, chính vì thế có thể coi Vietinbank là một địa chỉ tin cậy của bất kì nhà đầu tư hay doanh nghiệp nào có nhu cầu vay vốn. Vậy nên tổng dư nợ đã gia tăng trong thời gian qua, dù quy mô tín dụng đã giảm nhiều so với các năm trở về trước. Thứ hai là tâm lý chung của nghành ngân hàng, luôn muốn bớt trích để tăng lợi nhuận. Có thể nói trong giai đoạn 2011-2013, mức trích lập dự phòng của Vietinbank đã luôn thấp hơn so với số đáng ra ngân hàng này phải bỏ ra. Đây không thật sự là một tín hiệu tốt nếu xảy ra đổ vỡ tín dụng thì sự kháng cự của Vietinbank sẽ là chưa đủ giải quyết khủng hoảng.
Bảng 2.22. Tỉ trọng của dự phòng rủi ro tín dụng trên tổng dư nợ trong gi i đoạn 2011-2013
2013
2012
Dự phòng rủi ro tín dụng
Tổng dư nợ
2011
0%
20%
40%
60%
80%
100%
(Đơn vị các khoản mục tiền: Triệu đồng)
Chỉ số tổng dư nợ trên tổng tiền gửi: Trái với xu hướng giảm và giảm của các chỉ tiêu trên, chỉ tiêu Loan-to-Deposit ratio còn gọi là chỉ số nợ trên tiền gửi lại có xu hướng tăng. Năm 2011 đánh dấu giá trị của chỉ số này là 56%, sang đến năm 2012
67
tăng lên một mức cao hơn đó là 70% và cuối cùng tăng nhẹ lên mức 73% trong năm 2013. Nguyên nhân chủ yếu là do sự tăng trưởng của hoạt động huy động vốn không theo kịp so với hoạt động cho vay. Như đã biết thì giai đoạn 2011-2013 đánh dấu việc thực hiện các chính sách của nhà nước trong việc quản lý giá vàng, ngoại tệ và lãi suất huy động. Điều này khiến hoạt động gửi tiền vào ngân hàng không còn hấp dẫn như những năm trước nữa. Tất nhiên, như đã nói thì sự gia tăng của chỉ số này có thể tối đa hóa lợi nhuận, nhưng cũng là con dao hai lưỡi khiến Vietinbank không có đủ tính thanh khoản để giải quyết các tình huống khẩn cấp. Có thể ví dụ như nếu tồn tại một diễn biến xấu tác động mạnh tới tâm lý của các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, khiến họ đồng loạt rút tiền. Khi đó Vietinbank sẽ phải gặp rất nhiều khó khăn vì hiện tại trong ngân hàng không có nhiều tiền, mà thời gian đáo hạn của các khoản cho vay thì đã được dự định trước.
Chỉ số tổng nợ trên tổng t i sản: Cùng chiều với sự gia tăng của chỉ số nợ trên tiền gửi. Total debt to total assets ratio hay còn gọi là chỉ số tổng nợ trên tổng tài sản cũng có xu hướng tăng. Từ 50% của năm 2011 lên 65% của năm 2012 và cuối cùng là 69% của năm 2013 tương đương với các mức tăng lần lượt là 15% và 4%. Sự gia tăng của chỉ số này cũng đánh dấu một tín hiệu tốt, đó là bộ máy kinh doanh của Vietinbank vẫn đang vận hành tốt và sử dụng triệt để các nguồn lực sẵn có cũng như bên ngoài nhằm tạo ra lợi nhuận. Nhưng cùng với đó, dưới tác dụng của đòn bẩy tài chính, Vietinbank cũng đang tiềm tàng rất nhiều rủi ro. Đó là vì nếu hoạt động này không đem lại phần lợi nhuận tương xứng, hoặc trong trường hợp xấu đó là khả năng mất vốn gia tăng, thì sẽ ảnh hưởng nặng nề tới tính thanh khoản của ngân hàng cũng như tiềm lực tài chính nhằm giải quyết khủng hoảng.
2.2.5.3. Phân tích các chỉ tiêu về vốn
Năm 2011 (1) | Năm 2012 (2) | Năm 2013 (3) | Chênh lệch (2)-(1) | Chênh lệch (3)-(2) | |
Shareholder Equity Ratio(Tỉ số vốn cổ đông) | 0,035 | 0,037 | 0,033 | 0,002 | (0,004) |
Total Capital ratio(CAR) | 0,1057 | 0,1033 | 0,1045 | (0,0024) | 0,0012 |
(Nguồn: Tác giả tính toán)
68
Shareholder Equity Ratio: Được hiểu là một chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp đối với các cổ đông và nhà đầu tư tiềm năng. Tỉ số vốn cổ đông luôn là thước đo quan trọng đánh giá mức hấp dẫn của các mã cổ phiếu trên thị trường chứng khoán, cũng như luôn nằm trong sự cân nhắc của các nhà đầu tư. Ta nhận thấy trong giai đoạn 2011-2012, chỉ số này đã tăng từ 3,5% lên 3,7%, tương đương mức tăng 0,2%. Nguyên nhân là do vốn chủ sở hữu có xu hướng tăng trong giai đoạn này, bằng chứng là việc vào cuối năm 2011, Vietinbank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ đợt 2 năm 2011, 100% tổng số cổ phiếu đăng ký chào bán đã được chào bán thành công. Mặt khác, sự biến động của tổng tài sản là không lớn, chính vì vậy Tỉ số vốn cổ đông có xu hướng tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2012. Giai đoạn 2012-2013 lại đánh dấu sự sụt giảm của chỉ số này, từ 3,7% xuống 3,3% với mức giảm là 0,4%. Nguyên nhân là bởi trong năm 2012, Vietinbank không tổ chức hoạt động chào bán mã chứng khoán CTG của mình, khiến cho giá trị của VCSH giảm 8,9% so với cùng kì năm 2011. Diễn biến tổng tài sản lại có dấu hiệu tăng nhẹ ở mức 1,68%, khiến tỉ số vốn cổ đông lại càng nhỏ hơn.
CAR-Tot l C pit l R tio(Hệ số tổng vốn) Với vai trò là một chi nhánh, không phải là một tập thể riêng biệt mà còn có những mối quan hệ nhất định với toàn hệ thống Vietinbank. Việc đảm bảo tiêu chuẩn vốn nhằm mục đích kinh doanh của Ngân hàng Công thương Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng-HN là không cần thiết. Ở đây tác giả xin trích dẫn số liệu từ hệ số tổng vốn của toàn hệ thống Vietinbank giai đoạn 2011-2013, từ đó đánh giá được một cách tổng quát về một cá nhân chi nhánh Hai Bà Trưng. Giai đoạn 2011-2013, Vietinbank luôn đẩy mạnh mục tiêu đạt được các tiêu chuẩn về cung cấp vốn nhằm mở rộng hoạt động của mình. Cụ thể là giai đoạn này, chỉ số CAR luôn ở mức trên 10%, nằm trong chuẩn Basel II đối với đối tượng là ngân hàng. Năm 2011 hệ số tổng vốn là 10,57% và có sự suy giảm nhẹ ở năm 2012 là 0,24% và 0,12% ở năm 2013. Nguyên nhân của sự suy giảm này chủ yếu nằm ở sự gia tăng nhẹ của các tài sản điều chỉnh rủi ro. Thành phần vốn cấp 1 có sự tăng nhẹ trong giai đoạn 2011-2012 rồi lại tụt dốc trong giai đoạn 2012-2013. Nguyên nhân chính là do hoạt động phát hành cổ phiếu của Vietinbank nhằm tăng vốn điều lệ của ngân hàng chỉ được thực hiện trong giai đoạn 2011-2012 thay vì giai đoạn 2012-2013. Giá trị của vốn cấp 2 có sự giảm nhẹ bởi tỉ lệ dự phòng rủi ro của Vietinbank đã giảm dần qua các năm, thay vào đó, hoạt động thẩm định, đánh giá các khoản vay trước khi thực hiện hoạt động cho vay được chú trọng hơn.
Là một hệ số giàu ý nghĩa thể hiện vị thế của dòng vốn ngân hàng và được biểu thị là tỉ lệ giữa tổng vốn và tài sản và là một thước đo cho biết doanh nghiệp nên hay không mở rộng hoạt động kinh doanh của mình. Nhìn chung giai đoạn 2011-2013 cho thấy năng lực của Vietinbank trong việc cung cấp vốn nhằm mở rộng hoạt động của mình.
69
2.2.6. Phân tích ROA và ROE theo phương pháp Dupont
Phân tích Dupont thường đem tới những giá trị rất mới mẻ trong việc đánh giá ý nghĩa của chỉ số ROA và ROE qua từng năm. Việc phân tích ROA và ROE thành các thành phần riêng rẽ giúp các nhà quản lý cũng như điều hành doanh nghiệp tìm ra phương án khả thi cho doanh nghiệp nhằm đem lại những sự thay đổi mang tính tích cực đối với giá trị của chỉ số ROA và ROE qua từng năm
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch giữa (1) và (2) | Chênh lệch giữa (2) và (3) | |||
(1) | (2) | (3) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | |
Hiệu suất sử dụng tài sản (Earning asset ratio) | 0,31 | 0,42 | 0,45 | 0,11 | 0,26 | 0,03 | 0,067 |
Thu nhập lãi thuần(NIM) | 0,07 | 0,05 | 0,04 | (0,02) | (0,4) | (0,01) | (0,25) |
ROA (%) | 0,022 | 0,021 | 0,018 | (0,001) | (0,048) | (0,003) | (0,167) |
Số nhân vốn cổ đông(Equity multiplier) | 27,72 | 27,14 | 31,11 | (0,58) | (0,021) | 3,97 | 0,128 |
ROE (%) | 0,61 | 0,57 | 0,56 | (0,04) | (0,07) | (0,01) | (0,018) |
(Nguồn: Tác giả tính toán)
Việc phân tách chỉ số ROE thành các thành phần nhỏ hơn đã giúp ta nắm được số nhân vốn cổ đông của Vietinbank. Có thể thấy trong năm 2011 số nhân vốn cổ đông là 27,72 lần, con số này giảm đi 0,58 lần trong năm kế tiếp rồi lại đột ngột tăng mạnh trong năm 2013 ở mức 3,97 lần, từ đó số nhân vốn cổ đông trong giai đoạn 2012-2013 lần lượt đạt 27,14 và 31,11 lần. Số nhân vốn cổ đông chủ yếu phụ thuộc vào phép chia giữa ROE và ROA, vậy nên sự gia tăng của số nhân vốn cổ đông trong năm 2013 chủ yếu là do ROE có tín hiệu giảm nhẹ, trong khi ROA lại có tín hiệu giảm mạnh hơn. Sự gia tăng của số nhân vốn cổ đông có thể là một tín hiệu tốt nếu công tác quản lý rủi ro và xử lý khủng hoảng được thực hiện tốt, nhưng có thể nói, tác dụng của đòn bẩy tài chính theo chiều hướng ngược lại cũng rất nguy hiểm. Nếu hoạt
70
động cho vay và đầu tư không đem lại hiệu quả như mong đợi và xảy ra những biến cố khó lường thì có thể nói sự gia tăng của số nhân vốn cổ đông có thể đưa doanh nghiệp tới bờ vực phá sản, nhất là đối với đối tượng không được phép lỗ như nghành ngân hàng. Như vậy, Vietinbank cần có một vài điều chỉnh tác động tới cơ cấu tài chính của doanh nghiệp thông qua điều chỉnh tỷ lệ nợ vay và tỷ lệ vốn chủ sở hữu nhằm phù hợp với năng lực hoạt động của ngân hàng.
Phân tích nhân tố ROA ta có thể thấy nó là tích của 2 thành phần đó là Net interest margin (NIM) và Earning asset ratio(Hiệu suất sử dụng tài sản). Hiệu suất sử dụng tài sản đang có xu hướng tăng trong giai đoạn 2011-2013 với mức tăng lần lượt là 26% và 6,7%, khiến các chỉ số tăng từ 31% lên 42% và 45% qua các năm. Điều này đã cho thấy những nỗ lực nhất định của Vietinbank trong việc nâng cao số vòng quay của tài sản, thông qua việc vừa tăng quy mô về doanh thu thuần, vừa sử dụng tiết kiệm và hợp lý về cơ cấu của tổng tài sản. Ta có thể nhận thấy sự tăng trưởng mạnh mẽ của hiệu suất sử dụng tài sản Vietinbank trong năm 2012(lên tới 26%). Nguyên nhân là do trong thời điểm này Vietinbank đã đa dạng hóa các hoạt động đầu tư tín dụng trên thị trường tài chính, giữ vai trò định hướng thị trường, và nhất là đã nâng cao tính hiệu quả trong việc sử dụng vốn và quản lý thanh khoản của ngân hàng.
Tóm lại, nhờ có phân tích Dupont mà ta đã làm rõ được hiệu quả hoạt động doanh nghiệp qua hai bình diện: Số nhân vốn cổ đông và hiệu suất sử dụng tài sản. Một thành phần nhằm đánh giá mức sinh lời mà ngân hàng có thể đạt được, đồng thời phát hiện những yếu tố bất hợp lý, kết hợp với sự biến động của môi trường vĩ mô và nội bộ doanh nghiệp nhằm đánh giá hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp là bền vững hay có phần mạo hiểm. Thành phần khác đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp đến đâu, từ đó xác định xem sự đầu tư của các cổ đông có đem lại hiệu quả như mong muốn không để từ đó có những cân nhắc và điều chỉnh.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến phân tích tài chính của Ngân hàng côngthương Vietinb nk chi nhánh H i Trưng-HN
2.3.1. Các yếu tố chủ quan
Nhân tố con người: Trên góc độ là một sinh viên đi thực tập, quá trình xử lý thông tin không tránh khỏi những thiếu sót. Tuy nhiên, tác giả đã giảm thiểu sai sót đến mức tối đa dựa vào những kiến thức hiện có cũng như sự tìm hiểu, tham khảo trong nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy.
Nhân tố về xử lý thông tin: Nhìn chung những thông tin được cung cấp từ Ngân Hàng Công Thương Vietinbank, chi nhánh Hai Bà Trưng là hoàn toàn súc tích,
71
dễ hiểu và dễ phân tích, xử lý. Quá trình phân tích cũng không tránh khỏi những vướng mắc do những hạn chế của việc chỉ là một chi nhánh nên Ngân Hàng Công Thương Vietinbank, chi nhánh Hai Bà Trưng- HN là chưa đủ để nói lên hoạt động cũng như ảnh hưởng tài chính của cả một hệ thống Vietinbank. Có thể lấy ví dụ như chỉ số mức độ an toán vốn CAR là một chỉ số không thuộc thẩm quyền của chi nhánh, vì việc mở rộng hoạt động kinh doanh của cả một hệ thống ngân hàng cần đến cấp quản lý cao hơn để có thể xem xét và ra quyết định.
Nhân tố về mức độ tin cậy của BCTC: Nhìn chung các con số và tỉ lệ của NHCT Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng-HN là tương đối chính xác, hoàn toàn có đủ dữ kiện để cung cấp cho lập luận của bài phân tích. Trong quá trình thực hiện hoạt động phân tích tài chính, người viết cũng không gặp nhiều vướng mắc bởi những “con số biết nói” vì chúng giàu ý nghĩa và đem lại những đánh giá chuẩn xác về hoạt động của NHCT Vietinbank trong giai đoạn này.
Nhân tố về quy mô phân tích: Có thể thấy lĩnh vực kinh doanh cũng như hoạt động của Vietinbank là tương đối rộng. Nhưng người phân tích đã gói gọn hoạt động ngân hàng chỉ xoay quanh một chi nhánh cũng như chú trọng vào việc phân tích 3 bảng báo cáo tài chính được cung cấp đó là: Bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh, bảng báo cáo lưu chuyển tiền tệ của giai đoạn 2011-2013, từ đó đưa ra các bảng tài trợ sử dụng vốn- nguồn vốn, các chỉ sô tài chính…Việc bó hẹp phạm vi phân tích đem lại những kết quả phân tích có chiều sâu hơn, cũng như đơn giản hóa các quy trình phân tích.
2.3.2. Các yếu tố khách quan
Cơ chế quản lý và các chính sách củ nh nước: Quả thực, sự thay đổi cơ chế và chính sách của nhà nước giai đoạn 2011-2013 đã gây rất nhiều sự thay đổi trong việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh nghiệp. Trong quá trình phân tích, nắm bắt sự biến động đột ngột đều phải tìm hiểu những nguyên nhân đến từ các quyết sách của nhà nước nhằm lý giải các xu hướng này. Đầu tiên là các chính sách về giảm lãi suất huy động và cho vay giữa cuộc chiến “chạy đua lãi suất” , hay việc kiểm soát giá vàng và nâng cao chất lượng đồng nội tệ…Tuy nhìn chung những quyết định ấy đem lại những kết quả khả quan, nhưng cũng là thách thức không nhỏ cho người phân tích trong quá trình xác định định lượng và định tính của mức ảnh hưởng.
Nhân tố kỹ thuật công nghệ: Hiện nay, khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại đã ứng dụng vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đặc biệt là công nghệ thông tin đã được ứng dụng trong ngành ngân hàng làm tăng khả năng thu nhập, xử lý và lưu trữ thông tin một cách hiệu quả hơn. Trên cơ sở đó cung cấp thông tin cho việc
72
thẩm định tài chính dự án đầu tư một cách có hiệu quả hơn. Hiện nay có rất nhiều phần mềm chuyên dùng cho doanh nghiệp nói chung và cho công tác thẩm định nói riêng được thuận tiện hơn. Các nhà phân tích tài chính hiện nay đã có thể truy cập và xử lý một lượng thông tin lớn mà vẫn tiết kiệm được thời gian, các chỉ tiêu cần tính toán đã được cài đặt, chỉ cần nạp số liệu và máy sẽ cho các chỉ tiêu như: NPV, IRR, PI....Nhưng nếu máy hoặc các chương trình có sự cố thì sẽ cho kết quả thẩm định không chính xác, đòi hỏi các cán bộ phải xem xét lại các kết quả thẩm định để cho một kết luận chính xác.
Nhân tố thông tin kinh tế: Các thông tin kinh tế cũng mang đến tầm ảnh hưởng tương tự như những quyết sách của chính phủ, nhưng có thể nói những thông tin này rất khó nắm bắt. Ngoài những thông tin được công bố chính thức còn có các thông tin nội bộ doanh nghiệp hoặc một nhóm các doanh nghiệp. Giai đoạn 2011- 2013 đánh dấu nhiều bước ngoặt lớn trong diễn biến của các thị trường. Từ sự sụt giảm cho đến khi dần phục hồi của thị trường bất động sản, sự thành lập của công ty quản lý và thu nợ VAMC…
Nhân tố về tỉ lệ lạm phát: Nhìn chung tỉ lệ lạm phát trong giai đoạn 2011-2013 đã có chiều hướng giảm, tạo nên tính thuận lợi trong công tác phân tích và đánh giá hoạt động tài chính của doanh nghiệp. Giai đoạn 2011-2012 ghi nhận mức tăng 6.8% của chỉ số CPI, đến tháng 10/2013 con số này chỉ còn 5.5%. Mức chênh lệch của lạm phát không nhiều, cộng thêm các diễn biến tăng giảm tương đối rõ ràng của thu nhập từ lãi, chi phí lãi, các hoạt động luân chuyển…Khiến nhân tố về tỉ lệ lạm phát không thực sự ảnh hưởng quá nhiều đến quá trình phân tích, đánh giá tình hình hoạt động tài chính của NHCT Vietinbank Chi nhánh Hai Bà Trưng-HN
2.4. Đánh giá chung về tình hình t i chính gi i đoạn 2011 – 2013 tại Ngânh ng công thương Vietinb nk chi nhánh H i Trưng-HN
Nhìn chung giai đoạn 2011-2013, Tình hình tài chính của Vietinbank chi nhánh Hai Bà Trưng-HN đã được cải thiện đáng kể với không ít những tín hiệu khả quan nhưng nhìn chung vẫn chưa đủ để bù đắp những khó khăn của môi trường vĩ mô cũng như là khó khăn chung của toàn bộ nghành ngân hàng. Có thể nói năm 2013 là quãng thời gian khó khăn nhất trong nhiều năm qua đối với hệ thống ngân hàng Vietinbank. Một số bất cập của nền kinh tế vẫn chưa được giải quyết triệt để. Thị trường tiền tệ và thị trường chứng khoán vẫn còn nhiều bất ổn nội tại. Song, với những nỗ lực thường xuyên, liên tục, Vietinbank đã bước đầu vượt qua những khó khăn. Nhờ đó, không những rủi ro của hệ thống giảm bớt với những chuyển biến tích cực như thanh khoản khả quan hơn, lãi suất huy động đã giảm 2-3% và lãi suất cho vay giảm 3-5% - ngang
73