Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ - 6


Hình 3.1: Quy trình nghiên cứu

(Nguồn: Tác giả nghiên cứu và tổng hợp)

3.1.2 Phương pháp nghiên cứu

Tác giả sử dụng phương pháp nghiên cứu gồm: nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng.

3.1.2.1 Nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện bằng phương pháp nghiên cứu định tính với dữ liệu được thu thập thông qua việc thảo luận với các chuyên gia theo một dàn bài được chuẩn bị sẵn.

Mục đích nghiên cứu sơ bộ nhằm xây dựng và hoàn thiện bản phỏng vấn: từ mục tiêu ban đầu, dựa trên cơ sở lý thuyết, tác giả xây dựng bản câu hỏi định tính. Đồng thời xác định mức độ phù hợp của các biến kế thừa từ các nghiên cứu trước. Và thông qua nghiên cứu sơ bộ đánh giá thang đo của biến độc lập và biến phụ thuộc có phù hợp, dễ hiểu khi khảo sát không.

Mẫu khảo sát sơ bộ là 5 đối tượng, kết cấu mẫu gồm chuyên gia, giảng viên giảng dạy về kế toán, Lãnh đạo và Kế toán Trưởng các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ. Họ là những người thường xuyên quản lý về các vấn đề liên quan đến dự toán ngân sách nên những ý kiến từ họ sẽ là những thông tin thực tế hết sức quan trọng.

Kết quả cuối cùng tác giả xác định được các nhân tố tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ để đưa vào mô hình nghiên cứu chính thức, xây dựng thang đo chính thức và lập bảng câu hỏi chính thức, chuyển sang nghiên cứu định lượng.


Nội dung nghiên cứu định tính

Nội dung thảo luận: trao đổi về các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, các biến

quan sát cho từng thang đo các thành phần trong mô hình, đánh giá nội dung thang đo đề xuất.

Thời gian phỏng vấn được tiến hành 1 – 2 giờ. Trình tự tiến hành:

1) Tác giả giới thiệu đề tài và mục đích của cuộc phỏng vấn sâu.

2) Tiến hành thảo luận trao đổi giữa người nghiên cứu với từng đối tượng được chọn tham gia nghiên cứu định tính để thu thập dữ liệu liên quan:

- Những nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

- Ý kiến bổ sung, loại bỏ các nhân tố mà tác giả đề xuất liên quan đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

- Xây dựng thang đo cho các biến nghiên cứu.

3) Sau khi phỏng vấn hết các đối tượng, dựa trên thông tin thu được, tiến hành điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi để đưa ra mô hình nghiên cứu chính thức, và bảng câu hỏi khảo sát chính thức.

4) Dữ liệu sau khi hiệu chỉnh sẽ được trao đổi lại với các đối tượng tham gia một lần nữa. Quá trình nghiên cứu định tính được kết thúc khi các câu hỏi thảo luận đều cho kết quả lặp lại với các kết quả trước đó mà không tìm thấy sự thay đổi gì mới.

Cuối cùng đáp viên sẽ cùng với tác giả thảo luận nhóm nhằm đánh giá, hiệu chỉnh lại nội dung thang đo một lần nữa nhằm xây dựng thang đo hoàn chỉnh.

Kết quả thảo luận chuyên gia: Sau quá trình thảo luận chuyên gia, phỏng vấn lấy ý kiến về các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ, tác giả thu được kết quả như sau:

- Về các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ thì các thông tin thu thập được đa phần các đáp viên đều đồng ý với các nhân tố tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ mà tác giả đã đề xuất ban đầu.

Dựa vào kết quả phỏng vấn chuyên gia, tác giả cũng đã hoàn thiện thang đo cho các biến nghiên cứu, đã xây dựng hoàn chỉnh bảng câu hỏi khảo sát sử dụng cho nghiên cứu chính thức.

3.1.2.2 Nghiên cứu định lượng

Nghiên cứu này sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thiết kế bảng câu hỏi khảo sát. Mục đích của nghiên cứu khi sử dụng phương pháp định lượng: sàn lọc các biến quan sát không cần thiết, xác định lại các thành phần của thang đo, đánh giá độ tin cậy, kiểm định giá trị và kiểm định mô hình nghiên cứu. Với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS, nghiên cứu thực hiện phân tích Cronbach’s alpha, EFA, phân tích hồi quy,…để đánh giá mức độ tác động của các nhân tố đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm SPSS. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Mã hóa dữ liệu; Bước 2: Thống kê mô tả.

Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo; Bước 4: Phân tích nhân tố.

Bước 5: Khẳng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có). Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình;

Bước 7: Hồi quy đa biến.

Bước 8: Kiểm định các giả thuyết.

3.1.3 Phương pháp chọn mẫu

Kích thước mẫu (n): là số lượng đối tượng quan sát phải thu thập thông tin cần thiết cho nghiên cứu đạt độ tin cậy nhất định.

Ước lượng cỡ mẫu theo công thức: n 8m + 50 (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005, trong đó m là số biến độc lập của nghiên cứu. Áp dụng công thức này thì kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 90 mẫu (8*5+50=90).

Hay theo kinh nghiệm của Hair và các cộng sự (1998) thì kích thước mẫu tối thiểu được xác định theo công thức n 5*m (trong đó m là số biến quan sát

của mô hình nghiên cứu). Áp dụng công thức này thì kích cỡ mẫu tối thiểu phải là 140 mẫu (5*28= 140).

Kết hợp 2 kinh nghiệm chọn mẫu nên trên thì kích thước mẫu tối thiểu phải là 140. Nhằm đạt được kích thước mẫu đề ra và đảm bảo cho kết quả nghiên cứu đại diện được cho tổng thể, 200 bảng câu hỏi khảo sát được gửi đi khảo sát, trong đó thu về 161 bảng hợp lệ. Sau đó dữ liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS.

Cách lấy mẫu:

Trong nghiên cứu này bảng khảo sát được thiết kế với 5 nhân tố, mẫu được chọn theo phương pháp lấy mẫu thuận tiện, đây là phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong đó các nhà nghiên cứu tiếp cận với các đối tượng nghiên cứu bằng phương pháp thuận tiện. Phương pháp chọn mẫu này khá phổ biến. Điều này đồng nghĩa với việc nhà nghiên cứu có thể chọn các đối tượng mà họ có thể tiếp cận được. Phương pháp này có ưu điểm là dễ tiếp cận các đối tượng nghiên cứu và thường được sử dụng khi bị giới hạn thời gian và kinh tế. Nhược điểm của phương pháp là không tổng quát hóa cho đám đông (Trần Tiến Khai, 2012).

3.1.4 Thiết kế bảng câu hỏi

Sau khi tác giả tham khảo các nghiên cứu về dự toán ngân sách tại các đơn vị của các nhà nghiên cứu trước đây, tác giả đã tổng hợp, phân tích, lượng hóa các nhân tố, thuộc tính và dựa vào nghiên cứu định tính nhằm thiết kế bảng câu hỏi khảo sát định lượng.

Các biến quan sát trong mô hình đều được đánh giá theo thang đo Likert (Rennis Likert, 1932), gồm có 5 mức độ. Cụ thể:

Mức (1): Hoàn toàn không đồng ý. Mức (2): Không đồng ý.

Mức (3): Bình thường. Mức (4): Đồng ý.

Mức (5): Hoàn toàn đồng ý.

Mỗi câu hỏi được thiết kế sẽ thể hiện một tiêu chí và được xem là cơ sở để đánh giá về lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực

Đông Nam Bộ. Đây là cách thiết kế giúp cho các đối tượng được khảo sát sẽ đưa ra những nhận định khác nhau đối với những nhân tố tác động đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

3.1 Xây dựng thang đo

Sau khi tổng hợp tài liệu và ý kiến từ những kết quả thảo luận nhóm, tác giả kết luận được năm nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ: Phong cách lãnh đạo; Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán; Quy trình lập dự toán ngân sách; Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động; Quy mô.

Bảng 3.1: Thang đo nghiên cứu chính thức


STT

Nội dung

Căn cứ xây

dựng thang đo

Phong cách lãnh đạo

1.

Người quản lý thân thiện, dễ gần


Nguyễn Thị Thanh Định (2018)

2.

Người quản lý luôn giải thích quyết định của họ với cấp

dưới

3.

Người quản lý luôn đối xử công bằng với cấp dưới

4.

Người quản lý luôn quan tâm đến lợi ích của cấp dưới

5.

Người quản lý luôn trao đổi với cấp dưới trước khi ra

quyết định

Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán

1.

Thiết bị về công nghệ thông tin phù hợp với nhu cầu sử

dụng


Beatrice Njeru Warue và Thuo Vivian Wanjira (2013).

2.

Hệ thống mạng được thiết lập phù hợp với nhu cầu sử

dụng

3.

Phần mềm kế toán đáp ứng nhu cầu sử dụng

4.

Phần mềm kế toán có khả năng kiểm soát và quản lý

5.

Thiết bị lưu trữ điện tử an toàn và bảo mật

Quy trình lập dự toán ngân sách

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

Các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ - 6


1.

Đánh giá tình hình thực hiện dự toán năm báo cáo


Zweni, A. G. (2017)

2.

Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ, khối lượng trong năm

để lập dự toán.

3.

Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch được giao và tình hình

thực tiễn tại đơn vị để xác định các chỉ tiêu dự toán.

4.

Lập hồ sơ dự toán có bao gồm các biểu mẫu phản ánh số

liệu.

5.

Lập hồ sơ dự toán có bao gồm bảng thuyết minh giải

thích số liệu.

6.

Lập hồ sơ dự toán có bao gồm các biểu mẫu đính kèm

theo quy định.

Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động

1.

Mức độ tham gia của người lao động vào việc xây dựng

dự toán


Nguyễn Thị Thanh Định (2018)

2.

Khi mục tiêu dự toán bị điều chỉnh, người lao động nhận

được giải thích rõ ràng từ cấp trên

3.

Tần suất các cuộc thảo luận về dự toán với cấp trên do

người lao động đề nghị/ đề xướng.

4.

Mức độ ảnh hưởng của người lao động vào việc xây

dựng dự toán

Quy mô

1.

Tính phức tạp của loại hàng, số lượng hàng dự trữ

Kenneth A. Merchant (1981)

2.

Nhiều địa điểm và kho hàng để dự trữ.

3.

Mức độ phân cấp trong đơn vị

4.

Tính phức tạp trong hoạt động của đơn vị

dự toán ngân sách

1.

Dự toán của đơn vị được thực hiện tốt


2.

Báo cáo dự toán mang lại lợi ích rất lớn trong việc kiểm

soát chi phí


3.

Dự toán ngân sách của đơn vị giúp hoạch định và tổ

chức phối hợp hoạt động tốt

Trần Quang Hoàng (2016)

4.

Dự toán của đơn vị đánh giá kết quả thực hiện mục tiêu

đã đặt ra

(Nguồn: tác giả đề xuất và hiệu chỉnh)


3.2 Phân tích và xử lý dữ liệu

Sau khi dữ liệu được thu thập, tác giả tiến hành làm sạch dữ liệu và sau đó phân tích dữ liệu theo các mục tiêu và các giả thuyết nghiên cứu đưa ra. Tác giả sử dụng phần mềm SPSS 22.0 phục vụ cho việc phân tích, thống kê, xử lý dữ liệu và chạy hồi quy tuyến tính bội.

* Phân tích mô tả: Sử dụng thống kê mô tả (giá trị trung bình, giá trị lớn nhất/ nhỏ nhất, độ lệch chuẩn, phương sai) để làm rõ các thuộc tính của đối tượng khảo sát.

* Kiểm định chất lượng thang đo: Sử dụng kiểm định Cronbach Anpha để xác định chất lượng thang đo xây dựng.

* Phân tích nhân tố khám phá EFA: Sử dụng kiểm định KMO, Bartlett và phương sai trích để xác định hệ thống thang đo đại diện.

* Phân tích hồi quy tuyến tính: Sử dụng các kiểm định của các hệ số hồi quy, mức độ phù hợp của mô hình, tự tương quan, và phương sai phần dư để xác định các yếu tố và mức độ ảnh hưởng của các yếu tố. Phương trình hồi quy của nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ gồm 1 biến phụ thuộc là lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ và 5 biến độc lập là: Phong cách lãnh đạo, Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán, Quy trình lập dự toán ngân sách, Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động, Quy mô như sau:

DUTOAN = β0 + β1 PCLD + β2 UNGDUNG +β3 QUYTRINH+ β4 MDTG

+ β5 QUYMO + ε

Trong đó:

Biến PCLD: Phong cách lãnh đạo

Biến UNGDUNG: Ứng dụng công nghệ thông tin trong dự toán

Biến QUYTRINH: Quy trình lập dự toán ngân sách

Biến MDTG: Mức độ tham gia dự toán ngân sách của người lao động

Biến QUYMO: Quy mô

DUTOAN: lập dự toán ngân sách tại các đơn vị Cục Dự trữ Nhà nước khu vực Đông Nam Bộ.

ε: hệ số nhiễu

β: hệ số hồi quy

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 13/03/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí