Sự Phát Triển Du Lịch Gắn Với Phát Triển Văn Hoá Ở Thủ Đô


nhằm mục tiêu phát triển bản thân hoạt động du lịch. Sự nhận thức của ngành du lịch và văn hoá nếu còn khác nhau sẽ dẫn đến việc mất cân đối giữa khai thác và tu bổ di tích, những giá trị của các di sản văn hoá sẽ chưa thực sự được chú trọng bảo tồn, tôn tạo phát huy trong quá trình hoạt động kinh tế du lịch.

2.2. Sự phát triển du lịch gắn với phát triển văn hoá ở Thủ đô

2.2.1. Khái quát chung về du lịch Hà nội

Du lịch Hà Nội đã có quá trình phát triển và hình thành từ thời Pháp thuộc phục vụ cho ngoại giao và các tầng lớp quan chức của chính quyền thực dân phong kiến. Một số khách sạn được xây dựng nhưng cơ sở vật chất kỹ thuật còn thấp kém nhiều so với Âu châu.

Sau 1954, miền Bắc được hoàn toàn giải phóng, du lịch Hà Nội bắt đầu được xây dựng từ cơ sở vật chất nghèo nàn do Pháp để lại.

Tháng 7 năm 1960, Đảng và Nhà nước chủ trương thành lập Công ty Du lịch Việt Nam. Du lịch Hà Nội chủ yếu hoạt động theo hướng phục vụ các đoàn khách của Đảng và Nhà nước.

Đến đầu năm 1963, chi nhánh du lịch Hà Nội trực thuộc Công ty Du lịch Việt Nam được thành lập. Chi nhánh có hai khách sạn là Hoàn Kiếm và Dân Chủ. Thời kỳ này cả nước tập trung cho sự nghiệp chống Mỹ cứu nước, do đó Đảng và Nhà nước chưa có điều kiện chính thức đưa du lịch vào cơ cấu phát triển kinh tế xã hội.

Sau Đại hội VI của Đảng, thực hiện đường lối đổi mới, phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, sản xuất dịch vụ nói chung và du lịch nói riêng có nhiều biến chuyển theo cơ chế mới. Hoạt động du lịch Hà Nội đã được mở rộng không những về đối tượng khách mà cả phương thức kinh doanh. Kinh doanh du lịch có bước phát triển với tốc độ cao, hiệu quả kinh tế tăng dần. Du lịch đang được phân cấp quản lý theo ngành dọc và theo lãnh thổ. Sở Du lịch Hà Nội được chính thức thành lập vào ngày 21 tháng 6 năm 1994. Cho đến nay Sở Du lịch Hà Nội đang quản lý 378 cơ sở lưu trú với 11.697 phòng. Trong đó gồm 62 khách sạn quốc doanh, 17 khách sạn liên doanh với nước ngoài, 22 khách sạn cổ phần, 182 khách sạn tư nhân, 5 khách sạn của các chi


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

nhánh, 90 cơ sở lưu trú (có 7 khách sạn đạt tiêu chuẩn 5 sao). Với đội ngũ cán bộ của toàn ngành khoảng gần 20.000 người.

Hà Nội ngày nay là trung tâm chính trị, kinh tế văn hoá đất nước. Vì vậy cũng là nơi tập trung có tiềm lực kinh tế chủ yếu, có hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ phát triển và là nơi tập trung nhiều nhân tài của đất nước.

Mối quan hệ giữa văn hoá và du lịch trong thời kỳ đổi mới ở nước ta hiện nay - 8

Với vị trí thuận lợi, có tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng du lịch phong phú, Hà Nội đang giữ vai trò quan trọng bậc nhất trong chiến lược phát triển du lịch nói riêng, phát triển kinh tế của cả nước nói chung.

Trong những năm qua, ngành du lịch Hà Nội đã thể hiện rõ vai trò của ngành kinh tế quan trọng. Du lịch đã đóng góp cho ngân sách nhà nước ngày càng tăng, và góp phần tạo doanh thu cho nhiều ngành khác, xoá đói giảm nghèo cho cộng đồng dân cư nơi đón khách du lịch. Tại thời điểm năm 1999, Du lịch Hà Nội mới chỉ đón được 380 nghìn lượt khách du lịch quốc tế, nhưng đến năm 2004 Hà Nội đã đón được 950 nghìn lượt khách quốc tế, tăng 2,5 lần so với 1999. Với tốc độ này, Hà Nội hi vọng năm 2010 sẽ đạt được các chỉ tiêu theo tinh thần Nghị quyết 11 của Thường vụ Thành uỷ sẽ đón được

1.600.000 lượt khách quốc tế. Du lịch thủ đô đã phát triển theo hướng: Bền vững, giữ gìn được truyền thống văn hoá, lịch sử, môi trường, đảm bảo an ninh trật tự xã hội. Hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật được nâng cấp và hoàn thiện. Chất lượng dịch vụ được cải tiến, nhiều chương trình du lịch mới ra đời, môi trường du lịch ngày càng được cải thiện.

2.2.2. Thực trạng hoạt động du lịch gắn với phát triển văn hoá ở Thủ đô Hà

Nội


2.2.2.1. Việc khai thác các di tích văn hoá và bảo tàng:

Thủ đô Hà nội là nơi tập trung nhiều di tích lịch sử văn hoá và bảo tàng. Vì vậy

đây cũng là nơi rất giàu tiềm năng du lịch văn hoá. Theo Cục Di sản văn hoá, cả nước có khoảng 2.727 di tích được xếp hạng thì Hà Nội có 1.766 di tích, chiếm 70.4% số di tích của cả nước, trong đó có nhiều di tích lịch sử văn hoá quan trọng, nổi tiếng được khách du lịch thường xuyên đến thăm và ngưỡng mộ như: Văn Miếu, Chùa Một Cột, Lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh…


Hà Nội do có những ưu đãi về thiên nhiên, khí hậu, về vị trí địa lý đã làm cho các cảnh quan thiên nhiên được kết hợp một cách hài hoà, khéo léo với các công trình văn hoá nhân văn. Vì vậy có nhiều lợi thế trong việc tổ chức khai thác các giá trị văn hoá đặc trưng và các tiềm năng tự nhiên vốn có sự kết hợp tương đối chặt chẽ. Khách du lịch đến Việt Nam và mọi người Việt Nam ở các miền quê khác nhau khi đến Hà nội đều không thể không đến thăm Hồ Hoàn Kiếm nơi có Tháp Rùa và di tích đền Ngọc Sơn cùng một số công trình kiến trúc quanh hồ như tháp Hoà Phong, tượng Vua Lê… tạo thành một quần thể di tích liên hoàn.

Có thể nói hồ Hoàn Kiếm đã trở thành nơi hội tụ và xuất phát của du khách bốn phương khi đến và đi qua Hà Nội. Cảnh quan của hồ ngày nay đã được cải tạo, nó đã trở thành một trong những thắng cảnh hấp dẫn khách thập phương.

Việc phát triển du lịch gắn với văn hoá đã đem lại các giá trị tinh thần cho con người, giúp con người biết trân trọng hiện tại, giữ gìn quá khứ, nâng cao sự hiểu biết về lịch sử văn hoá của dân tộc mình cũng như tăng thêm sự hiểu biết về các nền văn hoá của các quốc gia, các dân tộc khác. Muốn hiểu biết đất nước con người, lịch sử văn hoá

- xã hội và những đặc trưng của mỗi nước du khách thường đến bảo tàng vì bảo tàng là cơ quan nghiên cứu, lưu giữ tài liệu, hiện vật có ý nghĩa lịch sử văn hoá. Thông qua các hiện vật gốc tiêu biểu và xác thực được lưu giữ trong bảo tàng, bảo tàng có vai trò hết sức to lớn trong việc truyền bá lịch sử, văn hoá của dân tộc. Du khách muốn tìm hiểu về lịch sử, văn hoá, phong tục tập quán các truyền thống của dân tộc, thì địa chỉ đáng tin cậy của du khách chính là các bảo tàng. Như vậy bảo tàng có mối quan hệ rất đặc biệt với du lịch. Bảo tàng chính là tài nguyên của khách du lịch để tìm hiểu về văn hoá sở tại.

Trong hệ thống bảo tàng ở Thủ đô Hà Nội, Bảo tàng Lịch sử Việt Nam là một trong những điểm dừng chân khá lý thú của du khách trong các chương trình du lịch. Số khách thăm quan bảo tàng hàng năm tăng lên không ngừng. Trung bình hàng ngày bảo tàng đón trên 200 lượt khách đến nghiên cứu và thăm quan. Ngoài việc tiếp cận với du khách, Bảo tàng Lịch sử còn thiết lập mối quan hệ với hơn 80 bảo tàng và các cơ quan văn hoá trên thế giới. Có thể nói Bảo tàng Lịch sử Việt Nam đã trở thành một cơ


quan du lịch văn hoá là đầu mối quan trọng trong ngành bảo tàng nghiên cứu về khoa học lịch sử.

Qua báo cáo tổng kết 40 năm hoạt động, Bảo tàng Cách mạng Việt Nam đã phục vụ hơn 12 triệu lượt khách thăm quan trong nước, hơn 150.000 lượt khách nước ngoài tham quan. Trung bình mỗi năm Bảo tàng phục vụ trên 300 nghìn lượt khách học tập, tham quan trong nước và hơn 4 nghìn khách quốc tế.

Bảo tàng Cách mạng đã dần dần có mặt trong các chương trình du lịch của các công ty du lịch Việt Nam, giúp nhân dân thế giới hiểu rõ những chặng đường chiến đấu hy sinh đầy gian khổ nhưng vô cùng anh dũng của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

Bảo tàng Hồ Chí Minh có số khách đến tham quan du lịch đông nhất. Theo ước tính, trung bình gần 1 triệu khách / năm đến bảo tàng để tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Người, một danh nhân văn hoá của thế giới, đồng thời qua đó du khách có điều kiện được tìm hiểu thêm về văn hoá và con người Việt Nam.

Hoạt động của các bảo tàng ở Hà Nội nói chung ngày nay rất phù hợp với yêu cầu, sở thích của du khách, ngày càng thu hút thêm du khách. Nhưng đáng tiếc là cho đến nay Hà Nội vẫn chưa có lấy một bảo tàng riêng của mình !!!

Chúng ta có thể tham khảo một số chương trình du lịch tiêu biểu gắn với các di sản văn hoá và bảo tàng ở Hà nội trong thời gian qua.

Chương trình 1: (1 ngày)

Viếng lăng Chủ Tịch Hồ Chí Minh

Thăm khu du tích về Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Bảo tàng Hồ Chí Minh, Chùa Một

Cột.


Thăm đền Quán Thánh, thăm chùa Trấn Quốc

Chương trình 2: (1 ngày)

Thăm Văn Miếu

Thăm Bảo tàng Mỹ thuật, Bảo tàng Quân đội Thăm Hồ Hoàn Kiếm

Xem múa rối nước tại Nhà hát múa rối Thăng Long


Chương trình 3: (1 ngày)

Thăm thành Cổ Hà Nội: Lầu Công Chúa, thành Cửa Bắc, Cột Cờ

Thăm phố cổ: Hàng Bạc, Hàng Khay, Chợ Đồng Xuân, Đình Bạch Mã, Ô Quan Chưởng

Chương trình 4: (1 ngày): ẩm thực Hà nội

Tứ Kỳ, Huỳnh Cung, Làng nghề Quán Gánh

Thăm Phủ Tây Hồ - Hồ Tây, thưởng thức đặc sản vùng Hồ Tây. Tối thăm khu phố ẩm thực Tống Duy Tân

2.2.2.2. Du lịch với văn hoá ẩm thực và nghệ thuật truyền thống Hà Nội

Hà Nội là đất kinh kỳ, vốn được xem là “ăn Bắc, mặc Kinh” nên người Hà Nội hay những khách thập phương đã từng được thưởng thức món ăn Hà Nội đều không thể quên cái cảm giác thơm ngon từ cách chế biến, gia vị, nước chấm cho đến cách bày biện thế nào cho đẹp mắt, gợi cảm mà không phàm tục. Một trong những món ăn được xếp lên hàng đầu về nghệ thuật ẩm thực, làm hài lòng biết bao du khách đó là phở. Phở thì ở đâu cũng có nhưng chỉ có phở Hà Nội chế biến là ngon nhất, để lại nhiều dư vị nhất trong lòng người, thậm chí cả du khách phương Tây. Phở tập trung nhiều nhất và nổi tiếng nhất là ở khu vực phố cổ như: Lý Quốc Sư, phở Bát Đàn, phở gà Nam Ngư. Bún chả ở phố Sinh Từ nay là phố Nguyễn Khuyến hay ở phố Hàng Mành.

Bên cạnh những món ăn trên, Hà Nội có một món ăn đặc sản mà hầu hết du khách đến Hà Nội đều tìm đến thưởng thức đó là chả cá Lã Vọng ở phố Chả Cá (tức phố Hàng Sơn xưa kia).

Và từ lâu hương cốm làng Vòng đã vượt khỏi luỹ tre làng, theo những gánh hàng rong vào phố trở thành một món quà lịch sự và tinh tế của mùa thu Hà Nội, một món ăn tao nhã của người Tràng An.

Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì Tương Bần, húng Láng còn gì ngon hơn.

Có thể nói, cốm chính là một nét đẹp văn hoá lâu đời, một nét đẹp thanh tao đặc trưng của người Hà Nội. Thật khó kể hết những món ăn, đồ uống hấp dẫn hơn thế nữa của người Thủ đô. Chỉ biết rằng những thú vui ẩm thực đó đã tạo nên một bức tranh


độc đáo, sống động về một Hà Nội ngàn năm văn hiến, và nó thu hút, mời gọi du khách thập phương. Các cuộc thi về tài năng ẩm thực của ngành du lịch Hà Nội đã góp phần bảo tồn di sản văn hoá ẩm thực của đất Thăng Long - Hà Nội văn hiến, con người Hà Nội tài hoa, thanh lịch.

Cùng với sự phát triển kinh tế và đời sống xã hội được nâng lên một cách rõ rệt, những hoạt động văn hoá nghệ thuật đang được chú ý phát triển phục vụ nhu cầu thưởng thức nghệ thuật của công chúng và phục vụ các hoạt động du lịch. Nhiều cơ sở văn hoá được phục hồi, nâng cấp hoặc xây dựng mới như Nhà Hát Lớn Hà Nội, Nhà hát múa rối nước Thăng Long… Với sản phẩm của nền văn minh lúa nước lâu đời, Nhà hát múa rối nước Thăng Long đã đáp ứng tốt nhu cầu vui chơi giải trí của du khách. Hình ảnh nhân vật Chú Tễu đã kích thích trí tò mò, lòng hiếu kỳ của khách. Tuy nhiên, để loại hình nghệ thuật này thu hút khách hơn nữa, các doanh nghiệp lữ hành cần phải có sự phối hợp với các cơ quan văn hoá để tổ chức các hình thức phục vụ vừa đáp ứng nhu cầu văn hoá của khách du lịch vừa giữ được giá trị văn hoá truyền thống Việt Nam.

2.2.2.3. Du lịch với hoạt động giao lưu văn hoá trong và ngoài nước

Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp. Trong hoạt động du lịch, các cuộc gặp gỡ trao đổi trên phạm vi vùng lãnh thổ, quốc gia và quốc tế… đã trở thành hoạt động phổ biến và vai trò càng to lớn. Các hoạt động này nhằm tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị và xúc tiến du lịch, thông tin du lịch và tiến tới hợp tác giữa các doanh nghiệp du lịch, kết nối các chương trình du lịch, các dịch vụ du lịch, giới thiệu sản phẩm của doanh nghiệp, của các vùng lãnh thổ, của mỗi quốc gia…

Thời gian qua để thông tin về du lịch Việt Nam và Hà Nội, để tuyên truyền quảng bá, tiếp thị cho các doanh nghiệp du lịch, liên hoan du lịch Hà Nội đã thực hiện một cách có kế hoạch. Mục tiêu quảng bá về các tuyến điểm du lịch, các chương trình du lịch trong và ngoài nước của các doanh nghiệp du lịch đã có hiệu quả do quá trình vận hành để lại. Sự bố trí khoa học trong các gian hàng tại liên hoan. Khách hàng có thể quan tâm đến bất kỳ thông tin nào về chương trình du lịch được giới thiệu và sẵn sàng được giải đáp, được cung cấp thông tin cần thiết.


Năm 1999 Sở Du lịch Hà nội đã tổ chức liên hoan du lịch lần thứ nhất. Hơn 70 doanh nghiệp trong nước tham gia giới thiệu sản phẩm của mình. Điều lý thú ở liên hoan này là nhiều doanh nghiệp du lịch đã giới thiệu được các chương trình du lịch cuối tuần hấp dẫn trên cơ sở nghiên cứu thị trường ở Hà Nội và vùng phụ cận. Với 200 hợp đồng được ký kết giữa các công ty ngay tại liên hoan đã chứng minh cho tính thực tiễn của cuộc liên hoan này.

Liên hoan du lịch quốc tế Hà Nội năm 2005 do Sở Du lịch Hà Nội tổ chức từ ngày 29 tháng 4 đến ngày 1 tháng 5 vừa qua đã quảng bá mạnh mẽ các sản phẩm của du lịch Hà Nội và cả nước, góp phần vào mục tiêu đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch quốc tế năm nay tại Hà Nội (và trên 3 triệu lượt khách quốc tế trên cả nước).

Theo báo cáo tổng kết của Sở Du lịch Hà Nội cuộc liên hoan này hoành tráng hơn về qui mô, hấp dẫn hơn về nội dung, đã cuốn hút 40 tỉnh, thành trong cả nước tham gia giới thiệu sản phẩm của địa phương mình, gần 100 đoàn khách quốc tế có mặt.

Khu vực quanh hồ Hoàn Kiếm nối với các tuyến phố đi bộ và chợ đêm Đồng Xuân là trung tâm chính của Liên hoan với 350 gian hàng trưng bày các chương trình du lịch chất lượng cao, độc đáo và các dự án phát triển du lịch cùng với các sản phẩm làng nghề truyền thống của các nghệ nhân trong cả nước.

Ngoài ra còn có các gian hàng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực thương mại. Xen kẽ cùng các gian hàng trưng bày là các loại hoa cây cảnh. ấn tượng nhất là màn biểu diễn nghệ thuật trồng hoa trên mặt hồ nước của các nghệ sỹ Pháp đã thu hút rất đông đảo khán giả thưởng thức. Trong khuôn viên của công viên Bách Thảo, xung quanh những cây xanh tốt tươi có hàng trăm gian hàng ẩm thực được kiến trúc theo phong cách truyền thống và hiện đại với các món ăn á, Âu là cơ hội để các đầu bếp có tài nấu ăn trình bày nghệ thuật, và cơ hội để họ trao đổi học tập kinh nghiệm, học tập tài năng với sự tinh tế thanh lịch phục vụ mọi đối tượng.

Tại khu phố cổ như Hàng Ngang, Hàng Đào, Hàng Đường mục đích đặt một nền móng xây dựng một festival sáng tạo, qui mô lớn và đặc trưng nhân kỷ niệm một nghìn năm Thăng Long - Hà Nội đã tổ chức biểu diễn nghệ thuật Pháp ở những phố cổ này tạo nên một cuộc gặp gỡ giao lưu.


Là trung tâm du lịch lớn của cả nước, Hà Nội tập trung nhiều doanh nghiệp lữ hành quốc tế và nội địa. Trong những năm qua cùng với sự khởi sắc của hoạt động du lịch của cả nước, hoạt động lữ hành Hà Nội vẫn có thế đứng riêng với tài nguyên du lịch nhân văn của thủ đô. Hầu hết các tua du lịch ấy chính là bản sắc văn hoá Việt Nam được hội tụ thành tinh hoa Thăng Long - Hà Nội.

Hà Nội cũng là trung tâm du lịch của vùng châu thổ Bắc Bộ, có nhiều tỉnh thành lân cận như Hà Tây, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hoá, Nghệ An… Vì vậy có thể thấy rằng đây là một khu vực rộng lớn có các miền địa hình khác nhau từ đồng bằng, biển, đến rừng núi… ở đó cũng là vùng có nguồn tài nguyên phong phú, có hệ thống giao thông thuận tiện, tiềm năng du lịch nhân văn và tự nhiên đa dạng, đang giữ vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển du lịch của nước ta.

Thực hiện chỉ đạo của Thành uỷ Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội về tăng cường hợp tác về mọi mặt giữa Hà Nội với các tỉnh thành trong nước, Sở Du lịch Hà Nội đã tích cực mở rộng hợp tác với các địa phương nhằm hướng tới mục tiêu trở thành trung tâm phân phối khách du lịch lớn nhất khu vực phía Bắc.

Du khách đến Hà Nội vãn cảnh, nghỉ ngơi và sau đó sẽ tham quan du lịch các địa phương khác như: du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển ở Sầm Sơn (Thanh Hoá), nghỉ mát trên núi Tam Đảo, tham quan danh thắng ở Bích Động (Ninh Bình), tham quan các di tích văn hoá ở Hà Tây, Bắc Ninh, Hoa Lư, trẩy hội ở chùa Hương, Phủ Giầy… Khách đi nghỉ dưỡng và tham quan từ Hà Nội đi các nơi vẫn tăng đều hàng năm (9,6 đến 11%/ năm). Khách có xu hướng thay đổi tuyến hướng du lịch gắn với thiên nhiên và thường hướng tới những điểm du lịch mới như Tam Cốc - Bích Động, Hoa Lư, rừng Cúc Phương và những nơi địa điểm giàu tính văn hoá, tín ngưỡng, du lịch sinh thái.

Chúng ta có thể tham khảo một số chương trình du lịch xuất phát từ Hà Nội:

Chương trình 1: Hà Nội - Vạn Phúc - Chùa Trầm - Chùa Trăm Gian Chương trình 2: Hà Nội - Bát Tràng - Đông Hồ - Chùa Bút Tháp - Đồng Kỵ. Chương trình3: Hà Nội - Chùa Thầy - Chùa Tây Phương

Chương trình 4: Hà Nội - Chùa Hương

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 19/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí