Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 12

W.6- Công tác tổ chức quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi nghêu giống, kể cả nghêu bố mẹ còn yếu kém.

W.7- Nhiều tổ THT/HTX được giao đất khá rộng nhưng không có khả năng phát triển mở rộng và thâm canh tăng năng suất do thiếu vốn.

W.8- Kinh nghiệm nuôi và trình độ quản lý của các Ban chủ nhiệm ở một số THT/HTX mới thành lập còn hạn chế.

W.9- Người dân chưa tin tưởng THT/HTX mới thành lập, chưa thấy được lợi ích nên ngại tham gia.

W.10- Việc không cho các tổ chức cá nhân ngoài vùng tham gia góp vốn sản xuất cũng là một trở ngại trong việc huy động vốn để mở rộng sản xuất, do giới hạn về tài chính của người nghèo và khả năng tiếp cận nguồn vốn vay tín dụng của các THT/HTX.

W.11- Nhiều THT/HTX chia hết lợi nhuận trong từng vụ nuôi, chưa áp dụng luật HTX để trích lập quỹ phát triển sản xuất, nên khi gặp rũi ro bị gặp trở ngại về vốn để tiếp tục sản xuất và giữ gìn bãi nuôi.

W.12- Một số THT/HTX trả lương cho Ban Chủ nhiệm chưa phù hợp làm hạn chế trong việc tập trung lo cho công việc chung.

W.13- Sự phối hợp hoạt động của các ngành các cấp ở nhiều địa phương với cơ sở sản xuất chưa chặt chẽ và còn can thiệp khá sâu vào công việc của Ban chủ nhiệm nên chưa bảo vệ được an ninh và làm giảm đi tính năng động trong việc điều hành sản xuất kinh doanh của Ban chủ nhiệm.

Đe da/thách thc (T-Threat)

T.1- Thời tiết khí hậu ngày càng có những diễn biến xấu khá phức tạp như: nắng nóng kéo dài, mưa bão bất thường. Đặc biệt khi biến đổi khí hậu toàn cầu vùng ven biển sẽ chịu ảnh hưởng rất lớn đến nuôi thủy sản ven biển nói chung và nuôi nghêu nói riêng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

T.2- Sự biến động cơ học hằng năm ở các bãi nuôi rất lớn, nhất là vào mùa gió chướng có hiện tượng bùn bồi lắng và nguồn nước ô nhiễm từ cửa sông đổ ra biển, sự cố tràn dầu thường xuyên xảy ra là một thách thức cho ngành hàng nghêu.

T.3- Giá nghêu thương phẩm tăng cao nên các cơ sở nuôi có nhu cầu khá lớn về giống, kéo theo giá giống tăng cao làm tăng chi phí sản xuất, nhất là những vùng còn phụ thuộc nguồn giống tự nhiên của những nơi khác.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 12

T.4- Nuôi nghêu đang có sức hấp dẫn lớn không chỉ trong vùng ven biển của nước ta mà cả những nước khác trong khu vực, nguy cơ cạnh tranh về thị trường xuất khẩu trong tương lai là không tránh khỏi.

T.5- Sự mâu thuẫn lợi ích giữa các ngành Nông nghiệp và các ngành khác đối với ngành thủy sản, ví dụ như quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa gây ô nhiễm; phát triển du lịch và giao thông thủy làm diện tích bị ảnh hưởng và mất đi ngày càng tăng.

Các giải pháp cho phát triển ngành hàng nghêu ở các tỉnh ven biển ĐBSCL

Trên cơ sở phân tích SWOT về các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức từ đó đưa ra các giải pháp đề xuất cụ thể để ngành hàng nghêu ở khu vực ven biển ĐBSCL nói riêng và cả nước nói chung phát triển theo hướng bền vững trong thời gian tới, cụ thể:

(1) Giải pháp về khoa học và công nghệ

- Cần sớm thực hiện quy hoạch chi tiết cho từng vùng nuôi, khu bảo tồn nghêu bố mẹ, khu quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên, khu sản xuất giống, ương dưỡng, các hạ tầng cơ sở và xây dựng các mô hình sản xuất tiên tiến để tạo động lực phát triển nhanh tiềm năng và lợi thế của vùng.

- Đẩy mạnh công tác tập huấn chuyển giao và nhân rộng các kết quả đã đạt được trong sản xuất nghêu giống nhân tạo và ương nghêu trên ao đất lót bạt, công nghệ làm sạch nghêu, bảo quản sau thu hoạch, bảo vệ môi trườn cho các địa phương ven biển có tiềm lực phát triển nghề nuôi nghêu.

- Thành lập các trạm quan trắc ở các vùng cửa sông ven biển có phát triển nghề nuôi nghêu để theo dòi chất lượng nước cảnh báo thường xuyên cho các khu vưc có xuất hiện nghêu giống, ương và nuôi để có kế hoạch di chuyển hoặc khai thác kịp thời giảm thiểu tối đa thiệt hại cho người sản xuất do tác hại của môi trường gây nên.

(2) Nhóm giải pháp về chính sách

- Thực hiện chủ trương giao đất bãi bồi và cồn mới nổi cho các tổ chức cá nhân sử dụng dài hạn để xây dựng các dự án phát triển sản xuất, quản lý, bảo vệ và khai thác hợp lý nguồn lợi thủy sản ven biển theo hướng lâu dài.

- Nhà nước cần phải có các chính sách áp dụng thu thuế tài nguyên riêng cho từng vùng nhất là những vùng mới phát triển không được thiên nhiên ưu đãi về nguồn lợi giống hoặc có chính sách hỗ trợ cho người nuôi khi gặp thiên tai về môi trường, bảo lũ, dịch bệnh...

- Cần có những chính sách hỗ trợ vốn cho người dân nghèo trong vùng ven biển để tham gia góp vốn vào nuôi nghêu. Hỗ trợ giúp thành lập THT/HTX tạo điều kiện để phát huy hết lợi thế tiềm năng các vùng bãi bồi, và cồn mới nổi ven biển.

- Cần tiếp tục thực hiện các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển giống và các chương trình khác có liên quan đến phát triển NTTS nhất là Quyết định số 126/2005 QĐ-TTg ngày 01 tháng 6 năm 2005 của Thủ Tướng Chính Phủ về một số chính sách khuyến khích phát triển nuôi trồng thủy hải sản trên biển và hải đảo.

- Tiếp tục thực hiện Nghị định số 79/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 7 năm 2008 của Chính phủ quy định hệ thống tổ chức quản lý, thanh tra và kiểm nghiệm về VSATTP;

- Cần nhanh chóng triển khai thực hiện các quyết định phê duyệt quy hoạch nuôi nhuyễn thể của UBND các tỉnh trong vùng nghiên cứu.

(3) Nhóm giải pháp về giống

- Thành lập trại sản xuất giống trung tâm ven biển ở từng tỉnh để tiếp nhận, sản xuất và nghiên cứu hoàn thiện qui trình sản xuất từ khâu nuôi vỗ nghêu mẹ, ương từ nghêu cấp I lên đến kích cỡ nghêu trung đáp ứng cho nhu cầu nuôi trong vùng.

- Phối hợp chặt chẽ các ngành các cấp ở địa phương để tổ chức lại bộ máy các HTX/THT, tuyên truyền vận động dân trong vùng cùng tham gia bảo vệ khu bảo tồn nghêu bố mẹ và khai thác hợp lý các bãi nghêu giống.

- Liên kết giữa các tỉnh có nuôi nghêu trong và ngoài vùng của cả nước để

có nguồn cung cấp giống và tiêu thụ sản phẩm ổn định, hợp lý.

(4) Nhóm giải pháp về quản lý môi trường

- Kiểm tra nghiêm ngặt nước thãi ra sông của các nhà máy chế biến, chất thãi cải tao đáy và tẩy rửa của các ao nuôi thủy sản trong vùng nội địa.

- Về lâu dài nên qui định lại mức độ phát triển nuôi lồng bè trên sông và vùng ven biển nhất là đối với các đối tượng nuôi cho ăn bằng thức ăn động vật tươi sống.

- Bảo vệ và phát triển trồng mới rừng phòng hộ xung yếu đối với những bãi bùn, bãi cao, vùng ven sông… để giảm bớt sự xáo trộn đất đai và ô nhiễm nguồn nước ven biển, tái tạo nguồn lợi các giống loài thủy sản tăng thêm nguồn thu nhập cho ngư dân nếu được quản lý bảo vệ và khai thác hợp lý.

- Củng cố hoàn thiện hệ thống đánh giá chất lượng môi trường nước vùng ven bờ để báo hiệu kịp thời tình hình sự cố môi trường biển. Đồng thời xây dựng hoàn chỉnh hệ thống hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường biển và ứng phó kịp thời sự cố tràn dầu trên biển.

(5) Nhóm giải pháp về tổ chức và quản lý

- Ngành chức năng ở mỗi địa phương cần chủ đạo trong việc thành lập ban quản lý phát triển vùng nuôi ven biển để thực hiện các giải pháp trong quy hoạch, hỗ trợ giúp đỡ và gắn kết các cơ quan ban ngành với các THT/HTX và nhân dân trong vùng để hình thành một tổ chức cơ động đủ mạnh giữ gìn trật tự an ninh vùng ven biển.

- Trong vùng nghiên cứu đã hình thành cơ bản về tổ chức quản lý theo mô hình THT/HTX. Mỗi vùng đều có mô hình sản xuất thành công, cần xem đó là bài học kinh nghiệm để nhân rộng và phát triển nhất là những vùng mới hình thành và các tổ chức HTX đang chuẩn bị thành lập.

- Những địa phương các THT/HTX đã ổn định về tổ chức và hoạt động có hiệu quả nên thành lập liên minh các HTX/THX để chia sẽ kinh nghiệm, hỗ trợ nhau về giống, vốn, lao động và cùng nhau giải quyết các vấn đề khó khăn, tiến tới xây dựng mối liên kết nội vùng.

(6) Nhóm giải pháp về vốn

- Hàng năm các THT/HTX cần phải trích lập quỷ phát triển sản xuất theo qui định để tích lũy vốn đề phòng rủi ro; bên cạnh ưu tiên cho tất cả dân địa phương tham gia góp vốn nếu chưa đủ lực cần nới rộng phạm vi kêu gọi đầu tư của các thành phần kinh tế trong và ngoài vùng.

- Nhà nước cần tăng cường hỗ trợ cho dân nghèo vay bằng nguồn vốn vay tín chấp của ngân hàng chính sách hay vốn vay ưu đãi cho phát triển NTTS để dân có nhiều vốn góp vào sản xuất.

- Trên cơ sở các Quyết định, nghị định…của Chính phủ, Bộ,..đã ban hành kèm theo các chính sách ngành chức năng địa phương cần tư vấn cho các THT/HTX xây dựng các dự án tranh thủ được nguồn vốn ưu đãi trên các lĩnh vực về hạ tầng cơ sở, giống, cơ sở làm sạch…

- Kêu gọi và thu hút nguồn vốn dự án của các tổ chức nước ngoài nhất là các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất cho người nghèo để đầu tư thêm hạ tầng, hỗ trợ vốn sản xuất, nghiên cứu thị trường.

(7) Nhóm giải pháp về thị trường và xúc tiến thương mại

- Cần triển khai thực hiện tốt Quyết định số 131/2008/BNN-PTNT ngày 31/12/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành Quy chế Kiểm soát vệ sinh an toàn trong thu hoạch nhuyễn thể hai mảnh vỏ cho tất cả các vùng nuôi.

- Bộ NN&PTNT cùng với Sở NN&PTNT phối hợp với Bộ thương mại để hỗ trợ các địa phương thiết lập một hệ thống thông tin, quản bá thương hiệu MSC và xúc tiến thương mại cho con nghêu trắng có nguồn gốc Bến Tre. Làm cầu nối cho các tỉnh trong nội vùng tiến tới xây dựng một thương hiệu chung cho con nghêu trắng ở khu vực ĐBSCL của Việt Nam.

- Xây dựng cơ sở sơ làm sạch nghêu và NMCB ở từng vùng nuôi tập trung, tiến tới thành lập hiệp hội chế biến xuất khẩu nghêu.

(8) Công tác khuyến ngư và đào tạo nguồn nhân lực

- Hệ thống khuyến ngư của nhiều địa phương vùng ven biển đã được hình thành đến cấp huyện, xã. Tuy nhiên, lực lượng này thời gian qua chưa tập trung tìm hiểu nhiều về các đối tượng nuôi nhuyễn thể nói chung và con nghêu nói riêng cho nên có một hạn chế nhất định trong việc truyền đạt các thông tin, kỹ thuật và hướng dẫn thực hành nuôi cho các cơ sở sản xuất trong vùng. Do vậy, hướng tới cần chú trọng việc đào tạo cán bộ khuyến ngư giỏi cả về kiến thức chuyên môn, xã hội và quản lý để tạo cầu nối giữa các thành tựu nghiên cứu khoa học và thực tiễn sản xuất, thông qua thực tiển bổ sung hoàn thiện dần lý thuyết để làm tài liệu tập huấn tuyên truyền. Ngoài ra, cần đào tạo đội ngũ thanh tra, kiểm soát trong bảo vệ nguồn lợi,

môi trường và an toàn vệ sinh an toàn thực phẩm.

- Tập trung đào tạo nguồn nhân lực cho các cơ sở sản xuất với nhiều hình thức như mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyên đề các vấn đề về giống, quản lý bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ, bảo vệ và khai thác nguồn lợi giống, bảo vệ môi trường vùng nuôi. Tổ chức các chuyến tham quan những mô hình sản xuất tiên tiến, có hiệu quả trong và ngoài vùng để trao đổi học tập kinh nghiệm.


5.1 Kết luận

5.1.1 Nghêu giống

Khai thác giống

Phần 5

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

(1) Mùa vụ xuất hiện nghêu giống tự nhiên từ tháng 4-6 Âl (75%) và tháng 7- 8 Âl (25%) với tần suất xuất hiện 0,5 -1,0 lần/năm. Diện tích xuất hiện bình quân 35 ha, dao động 5 – 100 ha. Tỷ lệ diện tích khai thác trên diện tích xuất hiện bình quân là 37,1%.

(2) Sản lượng vùng khai thác bình quân 106,6 kg/ha/năm. Kích cỡ khai thác bình quân 287,5 nghìn con/kg và số lần khai thác là 18,5 lần/vụ.

(3) Tổng chi phí khai thác bình quân 47,2 triệu đồng/ha/năm, thu nhập bình quân là 365,8 triệu đồng/ha/năm và tỷ suất lợi nhuận là 9,7 lần/năm.

Sản xuất giống

(1) Công suất thiết kế bình quân là 92,5 triệu nghêu cấp II/năm nhưng năng lực thực tế bình quân chỉ đạt 26,1% so với thiết kế.

(2) Qui trình sản xuất của các cơ sở được tiếp nhận chuyển giao chung một qui trình từ Trung tâm giống Tiền Giang.

(3) Một trại sản xuất từ 8-10 đợt/năm, chi phí biến đổi trung bình 14,7 triệu đồng/đợt. Tỷ lệ sống đến nghêu cấp I bình quân là 20,8% và cấp II đạt 5,5%/đợt. Thu nhập bình quân 98,7 triệu đồng/đợt và TSLN 2,7 lần/đợt.

Ương ging

(1) Diện tích ương ban đầu trên ao đất lót bạt bình quân 913,3 m2/cơ sở thấp hơn 1,5 lần so ương trên bãi triều nhưng diện tích thu hoạch của ao đất lót bạt thấp hơn đến 126,6 lần.

(2) Mật độ thả ương trên bãi triều là 148,5 nghìn con/m2 nhiều hơn trên ao đất lót bạt 12,3 nghìn con/m2. Tuy nhiên, diện tích san thưa ương trên bãi triều là 38 lần và trên ao đất lót bạc chỉ 0,3 lần. Kích cỡ nghêu thả trên ao đất lót bạt bình quân 508 nghìn con/kg nhỏ hơn 1,5 lần cỡ nghêu thả ở bãi triều.

(3) Thời gian ương trên bãi triều trung bình 171 ngày, dài hơn so với ương trên ao đất lót bạt 90,3 ngày. Tỷ sống chỉ đạt 29,6% thấp hơn ương trên ao

đất lót bạt 2,3 lần. Kích cỡ thu hoạch nghêu ương trên bãi triều là loại nghêu trung (1.300 con/kg) lớn hơn 72,3 lần so kích cỡ nghêu ương trên ao đất lót bạt.

(4) Chi phí biến đổi bình quân trên ao đất lót bạt là 9.261,6 triệu đồng/ha/đợt cao hơn 15,8 lần so ương trên bãi triều. Tuy nhiên, cơ cấu con giống và vận chuyển chiếm tỷ lệ cao nhất và ương trên ao đất lót bạt tỷ lệ này chiếm cao hơn ương trên bãi triều (lần lượt là 95,6% và 90,8%).

(5) Thu nhập ương trên ao đất lót bạt đạt 14.785,8 triệu đồng/ha/đợt, cao hơn gấp 12,7 lần so với ương trên bãi triều và tỷ suất lợi nhuận ương trên ao đất lót bạt trung bình là 70,0% cao hơn 1,36 lần so với ương trên bãi triều.

5.1.2 Nuôi nghêu thương phẩm

(1) Diện tích nuôi bình quân của các THT/HTX là 551,7 ha, lớn hơn gấp 31,3 lần so các cơ sở tư nhân hoặc THV.

(2) Thời vụ thả của 2 loại cỡ giống là hoàn toàn khác nhau. Cỡ giống nghêu trung thả từ tháng 1-3 Âl và loại nghêu cấp I thả từ tháng 6-8 Âl.

(3) Mật độ thả của nghêu cấp I trung bình 3.125 con/m2 và nghêu trung là 64,0 con/m2. Kích cỡ thả giống nghêu cấp I bình quân 312,5 nghìn con/kg và nghêu trung là 649 con/kg. Thời gian nuôi nghêu cấp I bình quân là 22 tháng/vụ dài hơn gần gấp 2 lần so nghêu trung. Năng suất bình quân là 12,3 tấn/ha/vụ. Kích cỡ thu hoạch trung bình 45,5 con/kg.

(4) Chi phí biến đổi bình quân 181,9 triệu đồng/ha/vụ với tiền giống và vận chuyển chiếm đến 85,6%. Thu nhập bình quân đạt 211,2 triệu đồng/ha/vụ và tỷ suất lợi nhuận 0,74 lần/đợt.

5.1.3 Thương lái

(1) Thương lái nghêu giống mua 100% nghêu cấp I từ khai thác tự nhiên trong vùng. Theo hình thức thu gom của người khai thác tự do hoặc đấu giá sau đó, được bán người ương trong vùng 10% và 90% bán ngoài vùng. Nghêu thương phẩm thì cũng được mua 100% tại bãi nuôi trong vùng và bán cho NMCB 93,2% và thị trượng nội địa là 6,8%.

(2) Một thương lái nghêu giống coa thể mua được bình quân 18,4 đợt/năm với khoảng 19.693 kg/năm với kích cỡ giống bình quân là 91.076 con/kg. Chi phí biến đổi bình quân là 135,2 tỷ đồng/năm/cơ sở. Chi phí tăng thêm là

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022