Phân Tích Tài Chính Trong Năm 2009 Của Nhóm Thương Lái

nghêu cấp I với kích cỡ nhỏ và sản lượng ít nên mua bán từ 11-15 đợt/năm. Số đợt mua bán của các thương lái còn phụ thuộc vào mùa vụ khai thác nghêu cấp I, do nghêu cấp I chỉ xuất hiện một vài tháng trong năm.

Kích cỡ nghêu giống không khác nhau nhiều trong 2 năm 2006-2007, kích cỡ bình quân dao động từ 158 - 167 nghìn con/kg. Tuy nhiên, năm 2008 thì các thương lái mua bán nghêu giống với kích cỡ lớn hơn, bình quân khoảng 91 nghìn con/kg. Do trong năm 2008 nhu cầu nuôi tăng cao, các cơ sở có nghêu giống khai thác nghêu trung (kích cỡ khoảng 200 - 500 con/kg) bán cho các thương lái nhiều nên kéo kích cỡ bình quân lên cao hơn các năm trước. Đến năm 2009, các thương lái chủ yếu mua bán nghêu giống có kích cỡ nhỏ, bình quân khoảng 387,8 nghìn con/kg (Bảng 4.30).

Do phong trào nuôi nghêu thương phẩm chưa phát triển mạnh nên giá nghêu giống trong năm 2006 vẫn còn ở mức thấp, giá mua vào trung bình 560 nghìn đồng/kg. Cuối năm 2006 đến đầu năm 2007 giá nghêu thương phẩm tăng cao nên phong trào nuôi nghêu phát triển mạnh và giá nghêu giống cũng tăng theo. Giá mua vào bình quân là 1,2 triệu đồng/kg. Giá nghêu giống phụ thuộc nhiều vào kích cỡ nghêu giống, tuy năm 2008 các thương lái mua bán với kích cỡ lớn hơn những giá mua vào không khác nhau nhiều. Đến năm 2009, giá nghêu giống được các thương lái mua khá cao, bình quân khoảng 13,6 triệu đồng/kg và tuỳ thuộc vào thời điểm. Nguyên nhân là do trong năm 2009 giá nghêu thương phẩm tăng lên khá cao và sản lượng nghêu giống xuất hiện ít dẫn đến tình trạng thiếu giống khá nhiều.

Bảng 4.30: Tình hình kinh doanh của các thương lái nghêu giống


Khoản mục

2006

2007

2008

2009

Số đợt mua bán trong năm (đợt)

13,0±9,9

14,5±12,9

35,3±25,4

10,9±19,9

Lượng nghêu mua vào (kg)

750±354

875±1.024

68.986±127.330

8.162±11.269

Kích cỡ bình quân (1.000





con/kg)

167±208

158±179

91±112

379±134

Giá mua bình quân (1000đ/kg)

560±577

1.244±1.220

1.229±1.549

13.587±5.239

Giá bán bình quân (1000đ/kg)

1.300±985

2.066±2.090

1.554±1.968

16.643±6.146

Tỷ lệ hao hụt bình quân (%)

1,3

1,3

3,7

1,5

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Phân tích tình hình sản xuất kinh doanh ngành hàng nghêu trắng Bến Tre ở đồng bằng sông Cửu Long - 11

Thương lái nghêu thương phẩm

Với thương lái nghêu thương phẩm thì sản lượng mua vào tăng qua các năm, từ năm 2006 đến 2008, bình quân từ 28,8 tấn đến 921,7 tấn/thương lái/năm. Lượng nghêu thương phẩm mua vào cao hơn là do phong trào nuôi nghêu thương phẩm tăng mạnh cả về diện tích lẫn sản lượng trong các năm này. Tuy nhiên, do phát triển quá nhanh nên cuối năm 2008 dịch bệnh bùng phát dẫn đến sản lượng năm 2009 giảm xuống và kéo theo sản lượng nghêu thương phẩm mua vào giảm còn 118,9 tấn/thương lái/năm.

Do sản lượng nghêu thương phẩm tương đối lớn nên các thương lái mua rất nhiều đợt trong năm. Tuy nhiên, số đợt thu mua cũng giảm xuống qua các năm, năm 2006 là 203 đợt/năm đến 2009 còn có 81 đợt/năm. Số đợt mua này còn phụ thuộc nhiều vào lượng nghêu thương phẩm thu hoạch được và lực lượng lao động để thu hoạch. Thông thường nghêu thương phẩm có thể được thu hoạch vào các tháng trong năm nhưng tập trung nhiều vào tháng 5-6 Âl.

Xu hướng trong 4 năm gần đây, nghêu thương phẩm thu hoạch với kích cỡ lớn hơn, năm 2006 là 47,7 con/kg đến 2009 là 40,1 con/kg. Kích cỡ thu hoạch phụ thuộc nhiều vào yêu cầu thị trường và giá bán của sản phẩm. Trước đây các nhà máy CBXK quan tâm nhiều tới kích cỡ nghêu nhỏ nhưng gần đây chú ý tới nghêu có kích cỡ lớn hơn. Giá nghêu có kích cỡ lớn sẽ cao hơn nghêu có kích cỡ nhỏ (cỡ 30-40 con/kg cao hơn cỡ 40-50 con/kg từ 2 - 3 nghìn đồng/kg) mặc khác giá nghêu thương phẩm đang ngày càng tăng nên phần lớn các cơ sở nuôi có xu hướng kéo dài thời gian hơn để nâng kích cỡ thu hoạch.

Giá nghêu thương phẩm có biến động trong từng năm, tuy nhiên nếu so sánh bình quân qua các năm thì giá có xu hướng tăng mạnh, sau 4 năm giá nghêu thương phẩm được các thương lái thu mua tăng lên hơn 3 lần, từ 5,4 nghìn đồng/kg (2006) lên 16,8 nghìn đồng/kg (2009). Giá nghêu tăng là một trong những nguyên nhân quan trọng nhất thúc đẩy nghề nuôi nghêu phát triển trong những năm gần đây.

Bảng 4.31: Tình hình kinh doanh của các thương lái nghêu thương phẩm

Khoản mục 2006

2007

2008

2009

Số đợt mua bán trong năm (đợt) 203±186

187±174

156±169

81±22

Lượng nghêu mua vào (tấn) 28,8±61,9

38,1±95,0

921,7±4.179

118,9±248,1

Kích cỡ bình quân (con/kg) 47,7±19,3

45,7±18,7

42,2±15,2

40,1±8,7

Giá mua bình quân (1000đ/kg) 5,4±5,3

12,0±3,5

16,6±2,7

16,8±2,2

Giá bán bình quân (1000đ/kg) 6,6±5,7

16,1±4,3

18,7±3,4

21,4±2,9

Tỷ lệ hao hụt bình quân (%) 7,2

6,8

7,3

5,4

4.6.2 Phân tích tài chính trong năm 2009 của nhóm thương lái

Tổng chi phí đầu tư của các thương lái nghêu giống là rất lớn (135,2 tỷ đồng/năm), do giá nghêu giống trong năm 2009 rất cao. Hàng năm các thương lái nghêu giống phải đầu tư thêm 171,5 triệu đồng (trừ khoản chi mua và vận chuyển nghêu giống), các khoản chi phí này được gọi là chi phí tăng thêm. Trong các khoản chi phí tăng thêm thì chi phí thuê mướn lao động thường xuyên là chiếm tỷ lệ cao nhất (43,2%); thuê mướn lao động thời vụ (19,1%); nhiên liệu vận chuyển và đi lại (14,1%) và các khoản chi phí khác như: thuế, khấu hao các vật dụng, điện thoại, giao dịch và chi trả lãi tiền vay cũng chiếm (21,9%).

Đối với các thương lái kinh doanh nghêu thương phẩm thì tổng chi phí đầu tư hàng năm trung bình là 2,07 tỷ đồng/năm. Các khoản chi phí tăng thêm hàng năm trung bình là 39,1 triệu đồng/năm. Trong đó, chi trả lãi tiền vay chiếm tỷ lệ cao nhất (44,8%), kế đến là chi cho lao động thời vụ (16,8%), tiếp theo là chi cho lao động thường xuyên (11,2%) còn lại khoản chi khác như: quan hệ giao dịch, thuế, khấu hao tài sản, điện, nhiên liệu và sửa chữa nhỏ là 27,2% (Bảng 4.32).

Bảng 4.32: Các khoản chi phí trong năm 2009 của các thương lái nghêu



(n=8)

phẩm (n=26)

Tổng chi phí (tỷ đồng/năm)

135,23±207,83

2,07±4,40

Chi mua và vận chuyển (tỷ đồng/năm)

135,06±207,87

2,03±4,40

Chi phí tăng thêm triệu đồng/năm

171,5±189,9

39,1±102,8

Cơ cấu các khoản chi phí tăng thêm (%)

100,0

100,0

- Chi nhiên liệu điện (%)

14,1

7,4

- Chi sửa chữa nhỏ (%)

1,6

1,5

- Chi thuê lao động thường xuyên (%)

43,2

11,2

- Chi thuê lao động thời vụ (%)

19,1

16,8

- Chi trả lãi tiền vay (%)

4,3

44,8

- Nghiên cứu thị trường, giao dịch (%)

7,4

10,8

- Chi khấu hao và thuế (%)

10,2

7,6

Khon mc Nghêu ging

Nghêu thương


Các thương lái nghêu giống hàng năm phải bỏ ra một khoản chi phí khá lớn và số tiền thu lại cũng rất cao trung bình là 153,4 tỷ đồng/thương lái/năm. Với mức thu nhập này một năm một thương lái nghêu giống có thể thu lợi nhuận trung bình lên đến 18,2 tỷ đồng/năm. Trung bình 1kg nghêu giống có chi phí tăng thêm là 48,7 nghìn đồng/kg và lợi nhuận trung bình là 3,0 triệu đồng/kg (tương đương với mức lợi nhuận 2-4 đồng/con nghêu giống). Mặc dù mức lợi nhuận trung bình hàng năm khá cao nhưng TSLN cũng đạt mức trung bình (0,2 lần).

Đối với mua bán nghêu thương phẩm thì tổng chi phí BQ hàng năm thấp hơn so với kinh doanh nghêu giống là 65,3 lần nên mức thu nhập trung bình (2,3 tỷ đồng/thương lái/năm) thấp hơn 66,7 lần. Lợi nhuận từ kinh doanh nghêu thương phẩm của một thương lái là 0,23 tỷ đồng/năm, với chi phí tăng thêm của một kg nghêu thương phẩm là 0,8 nghìn đồng và mức lợi nhuận trung bình là 3,5 nghìn đồng/kg (dao động từ 0,5-6,0 nghìn đồng/kg) thì tỷ suất lợi nhuận trung bình (0,2 lần) tương đương với đầu tư mua bán nghêu giống (Bảng 4.33).

Bảng 4.33: Một số chỉ tiêu tài chính trong kinh doanh ngành hàng nghêu



(n=26)

Tổng chi phí (tỷ đồng/năm)

28,57±19,77

2,07±4,40

Thu nhập (tỷ đông/năm)

31,97±20,92

2,30±4,53

Lợi nhuận (tỷ đồng/năm)

3,39±1,68

0,23±0,22

Giá thành (1.000 đồng/kg)

5.350±1.953

17,9±2,7

Chi phí tăng thêm (1.000 đồng/kg)

48,7±50,4

0,8±1,2

Giá bán (1.000 đồng/kg)

6.121±2.062

21,4±2,9

Lợi nhuận (1.000 đông/kg)

774±1.752

3,5±1,4

Tỷ suất lợi nhuận (lần)

0,1±0,1

0,2±0,1

Khoản mục Nghêu giống (n=8) Nghêu thương phẩm


4.7 Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm nghêu

Các kênh phân phối sản phẩm nghêu:

- Kênh 1: Khai thác -> Thương lái -> Nam Định, Thái Bình

- Kênh 2: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Thương lái -> Nuôi -> Thương lái -> NMCB -> Xuất khẩu

- Kênh 3: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Nuôi -> Thương lái -> NMCB -> Xuất khẩu

- Kênh 4: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Thương lái -> Nuôi -> Thương lái -> NMCB -> Tiêu thụ nội địa

- Kênh 5: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Thương lái -> Nuôi -> Thương lái -> Tiêu thụ nội địa

- Kênh 6: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Thương lái -> Nuôi -> Tiêu thụ nội địa

- Kênh 7: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Nuôi -> Thương lái -> NMCB -> Tiêu thụ nội địa

- Kênh 8: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Nuôi -> Thương lái -> Tiêu thụ nội địa

- Kênh 9: Khai thác -> Thương lái -> Ương -> Nuôi -> Tiêu thụ nội địa

47,7%

100%

90%

Người ương trong vùng

Thương lái

Thương lái

Qua phân tích các kênh phân phối cho thấy, trong các kênh phân phối đều có sự hiện diện của thương lái. Đặc biệt, kênh 2 tất cả các nhóm sản xuất gồm khai thác, ương, nuôi muốn bán sản phẩm đều phải thông qua thương lái. Phần lớn các cơ sở nuôi nghêu thương phẩm ở ĐBSCL đa phần không thể bán trực tiếp sản phẩm cho các nhà máy CBXK. Điều này đã làm tăng chi phí tăng thêm của nghêu thương phẩm và lợi nhuận của cả cơ sở nuôi và nhà máy CBXK bị giảm do phải qua khâu trung gian. Trong thực tế người nuôi rất khó bán trực tiếp cho nhà máy vì mỗi nhà máy có một hợp đồng số lượng và kích cỡ khác nhau. Một bãi nuôi, không thể đáp ứng được cả 2 mặt số lượng và đúng kích cỡ theo yêu cầu của NMCB. Riêng thương lái có thể mua đủ loại kích cỡ sau đó phân loại và phân bổ cho từng nhà máy đúng theo yêu cầu kể cả thị trường nội địa.



Khai thác nghêu giống

100% 10%

52,3%


0,5%

6,8%

Nam Định, Thái Bình

Nội

địa

Nuôi thương phẩm

Thương lái

99,5%


Nhà máy chế biến

93,2%




Hình 4.11: Sơ đồ kênh phân phối ngành hàng nghêu ở ĐBSCL năm 2009

4.8 Phân tích nhận thức của các nhóm tác nhân tham gia ngành hàng

4.8.1. Nguyên nhân thất bại/tan rã và giải pháp khắc phục

Tuy nghề nuôi nghêu ở ĐBSCL được hình thành từ năm 1985 nhưng ở các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau thì chỉ mới được quan tâm từ cuối năm 2006 khi giá nghêu thương phẩm tăng cao. Các HTX/THT được thành lập chủ yếu là để quản lý và khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên. Sau 4 năm thành lập và thực hiện đã có đến 28/31 THT/HTX đã tan rã với nhiều nguyên nhân khác nhau Theo đánh giá của các chủ cơ sở trực tiếp điều hành sản xuất và các cán bộ quản lý ngành thì có các nguyên nhân chủ yếu sau:

(i) Điều kiện thời tiết khí hậu và môi trường ven biển thường xuyên thay

đổi thất thường (nắng nóng, sóng gió, bão lũ, bùn bồi) và nguồn nước

ven biển đang ngày càng phải chịu nhiều ảnh hưởng của các chất thải từ các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, sinh hoạt và dầu tràn làm nghêu nuôi bị chết.

(ii) Mặt biển rộng lớn, lực lượng bảo vệ của các cơ sở nuôi khá mỏng chưa tạo được mối liên kết giữa các cấp các ngành và dân trong vùng để có được sức mạnh tổng hợp quản lý bãi khi có xuất hiện nghêu tặc.

(iii) Việc giao đất bãi bồi cho những tổ chức đoàn thể nhà nước không đủ năng lực và không được dân trong vùng tham gia ủng hộ dẫn đến không hình thành được tổ chức làm hàng loạt các tổ chức này ở Đất Mũi, huyện Ngọc Hiễn (Cà Mau) phải giải tán.

(iv) Các THT/HTX đã được thành lập nhưng ban chủ nhiệm được bầu chọn chưa thật sự có đủ năng lực và tâm quyết trong việc điều hành sản xuất, quản lý tài chính yếu kém và không rò ràng minh bạch là nguyên nhân làm tan rã nhiều HTX ở Bạc Liêu.

(v) Người dân chưa có hiểu biết nhiều về hoạt động của HTX/THT nên chưa tin tưởng và ngại tham gia khi các tổ chức được thành lập.

Trước những khó khăn của nghề nuôi nghêu và xác định được những nguyên nhân chủ yếu được nêu ở trên thì các cá nhân tham gia sản xuất kinh doanh và quản lý cũng đã đưa ra một số giải pháp cơ bản để phòng tránh và khắc phục tạm thời tình trạng trên, bao gồm:

(i) San thưa nghêu sớm trước mùa nắng nóng khi thấy mật độ nghêu nuôi quá dày; thả nghêu có kích cỡ lớn để thu hoạch sớm trước mùa gió chướng hoặc bùn bồi.

(ii) Cần khoanh diện tích ra từ ô nhỏ để dễ quản lý và phân cỡ nghêu;

(iii) Cần thành lập trạm quan trắc ở vùng cửa sông để theo dòi sự biến động của vùng nuôi nhằm đưa ra các khuyến cáo kịp thời cho vùng nuôi;

(iv) Cần có hình thức xử lý nghiêm trường hợp khai thác trộm kết hợp với giải quyết lao động nhàn rỗi ở địa phương;

(v) Cần quản lý và minh bạch tài chính của HTX/THT để các xã viên tham gia hiểu rò và sẵn sàng tham gia.

4.8.2. Phân tích ma trận SWOT

Hiện nay, ngành hàng nghêu phát triển khá nhanh do có nhiều thuận lợi về điều kiện đất đai màu mỡ, thị trường tiêu thụ mở rộng, giá cả đang tăng cao… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi cũng tồn tại nhiều khó khăn trong quá trình phát triển. Các vấn đề này sẽ được làm rò trong phân tích SWOT dưới đây, trên cơ sở đó đưa ra các đề xuất/giải pháp cho sự phát triển của ngành hàng nghêu ở khu vực ven biển phía Nam ĐBSCL.

Đim mnh (S-Strength)

S.1- Khu vực ven biển phía Nam của ĐBSCL có điều kiện môi trường, thời tiết khí hậu thuận lợi, đất bãi bồi tiềm năng còn rộng lớn và đang nuôi ở mức độ quảng canh cải tiến do đó có thể đẩy mạnh nghề nuôi nghêu theo việc mở rộng diện tích nuôi cũng như tăng mức độ thâm canh.

S.2- Nguồn vốn cho phát triển sản xuất đã được tích lũy nhiều năm trong dân và trong các THT/HTX; nhà nước đã có chính sách cho dân nghèo vay bằng nguồn vốn ưu đãi và có tham gia hỗ trợ vốn của tổ chức nước ngoài.

S.3- Có nguồn lợi nghêu bố mẹ, nghêu cấp I tự nhiên phong phú, có qui trình sản xuất nghêu nhân tạo và ương trên ao đất lót bạt thành công và nhiều bãi có khả năng ương giống nghêu trung là điều kiện để có thể giải quyết được khó khăn về giống khi diện tích nuôi tăng lên trong những năm tới.

S.4- Năng lực quản lý điều hành sản xuất của các THT/HTX ngày càng được nâng cao, nguồn lao động phổ thông dồi giàu, cần cù và đã có nhiều kinh nghiệm trong việc bảo vệ và khai thác nguồn lợi nghêu giống và thương phẩm.

S.5- Chi phí đầu tư thấp, nhân công rẻ và không phải sử dụng thức ăn, thuốc, hóa chất như các loài nuôi xuất khẩu khác đặc biệt là đã được Hội đồng biển Quốc tế cấp giấy chứng nhân thương hiệu MSC.

S.6- Số lượng nhà máy chế biến nghêu gia tăng và đang tìm công nghệ để đa dạng sản phẩm theo hướng tăng giá trị gia tăng để có thể cạnh tranh khi gặp trở ngại về thị trường xuất khẩu.

Cơ hội (O-Opportunity)

O.1- Có nhiều đề tài nghiên cứu hỗ trợ chuyên sâu của các Bộ, Ngành và Trường, Viện về quy họach giao đất, hỗ trợ vốn, công tác khuyến ngư, xúc tiến thương mại và xây dựng những thể chế chính sách phù hợp cho

đặc thù riêng từng vùng để nâng cao hiệu quả trong công tác tổ chức quản lý và điều hành sản xuất.

O.2- Nhà nước đã có những chủ trương trong chiến lược phát triển nghề nuôi biển, trong đó con nghêu là một trong 4 đối tượng nuôi chủ lực. Những cơ chế chính sách ưu đãi về vốn để hỗ trợ phát triển sản xuất đang được chú trọng.

O.3- Công nghệ sản xuất nghêu giống và ương nghêu cấp I trên ao đất lót bạt thành công, nguồn nghêu bố mẹ dồi giàu và có khả năng thành thục tốt ở hầu hết các bãi nuôi trong khu vực. Đây là cơ hội cung cấp nguồn giống giúp ổn định sản xuất, không phải phụ thuộc quá nhiều vào giống tự nhiên và giảm áp lực lên khai thác nguồn lợi nghêu giống tự nhiên.

O.4- Giá nghêu thương phẩm tăng cao và ổn định sau khi nghêu trắng có nguồn gốc Bến Tre đã được Hội đồng biển Quốc tế cấp giấy chứng nhận thương hiệu MSC là điều kiện tốt cho việc mở rộng thị trường xuất khẩu.

O.5- Nhận thức của cộng đồng cư dân vùng ven biển ngày càng được nâng lên. Người dân có ý thức hơn trong việc khai thác, quản lý và bảo vệ nguồn lợi nghêu giống.

Đim yếu (W-Weakness)

W.1- Không như nuôi trong thủy vực nội địa, nuôi ven biển phụ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên nên rất khó phòng tránh các rủi ro từ tự nhiên.

W.2- Có quy hoạch cho nuôi nghêu nhưng chưa quy hoạch chi tiết và cụ thể cho từng bãi nuôi nhất là khu bảo tồn nguồn nghêu bố mẹ, bãi ương dưỡng giống và những biện pháp kỹ thuật áp dụng riêng cho từng bãi.

W.3- Qui trình sản xuất và ương nghêu giống thành công và đạt hiệu quả nhưng việc phát triển nhân rộng mô hình còn chậm.

W.4- Giao thông đường bộ ở các vùng nuôi nghêu còn hạn chế gây khó khăn cho việc kêu gọi nhân công thu hoạch, vận chuyển và phối hợp bảo vệ

W.5- Thời gian nuôi nghêu khá dài và phụ thuộc nhiều vào nguồn lợi giống tự nhiên nên chưa chủ động được đủ nguồn giống để thả nuôi hết diện tích tiềm năng, năng suất nuôi còn thấp nhiều vùng có khả năng nuôi tốt nhưng chưa được quan tâm.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 30/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí