Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 1


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

----------------


TRẦN ĐỨC MINH


PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁC DỰ ÁN VAY VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC

NGUỒN VỐN NGÂN HÀNG THẾ GIỚI

CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 95 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC

CHUYÊN NGÀNH: QUẢN TRỊ KINH DOANH

Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức nguồn vốn ngân hàng thế giới của tập đoàn điện lực Việt Nam - 1


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. NGUYỄN ĐẠI THẮNG


Hà Nội – 2012


MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ 4

MỞ ĐẦU 5

1 Tính cấp thiết của đề tài 5

2 Mục đích nghiên cứu 6

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6

4 Phương pháp nghiên cứu 6

5 Kết cấu của luận văn 6

CHƯƠNG I 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ 8

1 Tổng quan về dự án đầu tư 8

1.1 Khái niệm đầu tư 8

1.2 Dự án đầu tư 9

2 Quản lý dự án đầu tư 13

2.1 Khái niệm và đặc trung của quản lý dự án 13

2.2 Mục đích của quản lý dự án 14

2.3 Quá trình quản lý dự án 15

2.4 Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư 36

2.5 Một số đặc trưng cơ bản các dự án sử dụng ODA nguồn vốn WB38 CHƯƠNG 2 42

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VÀ TIẾN ĐỘ TRIỂN KHAI CÁC DỰ ÁN CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM SỬ DỤNG NGUỒN VỐN VAY HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC CỦA NGÂN HÀNG THÊ GIỚI... 42

1 Khái quát về Tập đoàn Điện lực Việt Nam 42

2 Các dự án sử dụng nguồn vốn vay WB của EVN 43

3 Dự án Nâng cao Hiệu suất Hệ thống điện, Cổ phần hoá và Năng lượng

tái tạo (SEIER) 44

3.1 Mô tả dự án SEIER 44

3.2 Phân tích các chỉ tiêu kết quả thực hiện dự án SEIER 46

3.3 Phân tích tổ chức bộ máy Quản lý dự án đầu tư sử dụng vốn vay

ODA 56

4 Các nhân tố chính làm kéo dài thời gian thực hiện dự án ODA vay vốn

Ngân hàng Thế giới 64

CHƯƠNG 3 71

ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG QUẢN LÝ DỰ ÁN 71

SỬ DỤNG VỐN VAY NGÂN HÀNG THẾ GIỚI 71

CỦA TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM 71

1 Định hướng phát triển Tập đoàn Điện lực Việt Nam giai đoạn 2011-2020 tầm nhìn đến năm 2030. 71

1.1 Quan điểm phát triển 71

1.2 Mục tiêu: 72

2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện, khắc phục những khó khăn, vướng

mắc trong công tác thực hiện, quản lý dự án ODA vay vốn WB 73

3 Kiến nghị và đề xuất 78

3.1 Yếu tố con người 78

3.2 Yếu tổ thể chế 80

3.3 “Các giải pháp nóng” nâng cao hiệu quả và giải ngân ODA vay

vốn Ngân hàng Thế giới 80

KẾT LUẬN 85

TÀI LIỆU THAM KHẢO 86


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT


WB : Ngân hàng Thế giới

ODA : Hỗ trợ phát triển chính thức

EVN : Tập đoàn Điện lực Việt Nam

QLDA : Quản lý dự án

SEIER : Nâng cao Hiệu suất Hệ thống điện, Cổ phần hoá và NLTT NLTT : Năng lượng tái tạo

XDCT : Xây dựng công trình

GPMB : Giải phóng mặt bằng

CQCQ : Cơ quan chủ quản

TMĐT : Tổng mức đầu tư

WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới

PAD : Tài liệu thẩm định dự án

NC KT : Nghiên cứu khả thi

M&E : Theo dõi và đánh giá

SDR : Quyền rút vốn đặc biệt


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ


Hình vẽ 1.1: Sơ đồ vòng đời của dự án đầu tư

Hình vẽ 1.2: Quá trình quản lý dự án

Hình vẽ 1.3: Chu trình dự án WB

Bảng 1.4: Thẩm quyền phê duyệt các dự án ODA Bảng 2.1: Các chỉ số theo dõi dự án (Project Indicator) Bảng 2.2: Các chỉ số đầu ra trực tiếp dự án SEIER

Bảng 2.3: Tiến độ thực hiện dự án SEIER tính đến tháng 12/2011

Bảng 2.4: Tình hình giải ngân dự án SEIER giai đoạn 2006-2011

Bảng 3.1: Các giải pháp nhanh chóng nâng cao hiệu quả giải ngân ODA


MỞ ĐẦU


1 Tính cấp thiết của đề tài


Nhằm góp phần hỗ trợ chương trình xoá đói giảm nghèo tại khu vực nông thôn và nâng cao hiệu quả dịch vụ hệ thống điện trên cả nước, Chính phủ đã ưu tiên dành cho ngành điện tiếp cận nhiều nguồn vốn vay ưu đãi từ các tổ chức quốc tế để thực hiện đầu tư, phát triển các công trình điện trên toàn lãnh thổ đất nước Việt Nam. Với sự tham gia của nhiều tổ chức cho vay quốc tế đã vào Việt Nam trong những năm qua như Ngân hàng Thế giới (The World Bank), Ngân hàng Phát triển Châu Á (Asian Development Bank), Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản .., ngành điện nói riêng và Việt Nam nói chung đã có cơ hội tiếp cận với các nguồn lực tài chính mạnh mẽ, tạo điều kiện tiền đề để triển khai các kế hoạch, chương trình phát triển quốc gia, góp phần giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội ở Việt Nam.

Ngân hàng Thế giới nối lại các hoạt động của mình tại Việt Nam từ tháng 9 năm 1993, thông qua Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) là kênh cung cấp nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Thế giới. Cho đến nay, Ngân hàng Thế giới đã cam kết tài trợ cho Việt Nam khoảng 7,2 tỷ USD từ nguồn vốn IDA và đã góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân. Việt Nam hiện nay đã trở thành một trong những nước trong khu vực thụ hưởng lớn từ nguồn tài trợ ưu đãi của Ngân hàng Thế giới. Đối với ngành điện Việt Nam, tổng vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng Thế giới tính đến cuối năm 2010 đã vượt 2,5 tỉ USD.

Nhận thức được tầm quan trọng của các hoạt động do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ trong công cuộc phát triển đất nước và những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình vận động, chuẩn bị và thực hiện dự án, tôi chọn vấn đề: ״Phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp cải thiện công tác quản lý các dự án vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) nguồn vốn Ngân hàng Thế giới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ״ làm đề tài luận văn Thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh.


2 Mục đích nghiên cứu


Đề tài tập trung nghiên cứu một số cơ sở lý luận cơ bản về công tác quản lý dự án sử dụng nguồn vốn vay ODA trong đó chủ yếu đi sâu vào dự án sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới. Vận dụng những cơ sở đó để phân tích thực trạng tình hình quản lí và thực hiện các dự án điện sử dụng nguồn vốn Ngân hàng Thế giới những năm qua của EVN, từ đó tìm hiểu những nguyên nhân chủ yếu làm giảm hiệu quả công tác QLDA dự án sử dụng vốn ODA và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao công tác QLDA sử dụng vốn ODA của EVN.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình điện sử dụng vốn ODA của EVN. Phương hướng chiến lược phát triển của EVN và các giải pháp nhằm nâng cao công tác QLDA đầu tư xây dựng công trình.

Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu tình hình công tác quản lý dự án Nâng cao Hiệu suất Hệ thống điện, Cổ phần hoá và Năng lượng tái tạo (SEIER-177,9 triệu SDR) sử dụng nguồn vốn vay WB do EVN thực trong giai đoạn những năm 2002- 2012.

4 Phương pháp nghiên cứu


Luận văn sử dụng lý luận kết hợp các phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp, đồng thời kết hợp với tổng kết rút kinh nghiệm thực tiễn tại các đơn vị quản lý dự án để nghiên cứu, giải quyết vấn đề đặt ra của đề tài.

5 Kết cấu của luận văn


Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia làm 3 chương như sau: Chương 1: Nghiên cứu cơ sở lý thuyết quản lý dự án.

Chương 2: Phân tích thực trạng và tiến độ triển khai các dự án của Tập đoàn Điện lực Việt Nam sử dụng nguồn vốn vay hỗ trợ phát triển chính thức của Ngân hàng Thế giới.


Chương 3: Đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng quản lý dự án sử dụng vốn

vay Ngân hàng Thế giới của Tập đoàn Điện lực Việt Nam

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/12/2022