Nhóm Giải Pháp Về Tổ Chức Quản Lý Du Lịch :


- Cần có chính sách quy định về tổ chức quản lý đảm bảo cho sự phần phối kết hợp chặt chẽ giữa các ngành, các cấp trong việc quản lý, khai thác tài nguyên với tổ chức thực hiện đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội cao đồng thời phải đảm bảo gìn giữ được tài nguyên và môi trường cho phát triển lâu dài.

- Cần có chính sách về đầu tư và phát triển thị trường trọng điểm đã xác định, tạo điều kiện hỗ trợ cho sự phát triển các hoạt động du lịch tại các cụm và cần có những quy định cụ thể dành cho việc phục hồi và bảo vệ tài nguyên môi trường.

- Cần có chính sách phát triển và liên kết hỗ trợ giữa các ngành kinh tế, các cấp quản lý để thống nhất quản lý và kiểm soát môi trường sinh thái.

3.4.1.2. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch:‌

Đây là nhóm giải pháp cần thiết để du lịch phát triển đúng hướng, khai thác có hiệu quả tiềm năng đồng thời gìn giữ và nuôi dưỡng tài nguyên du lịch phát triển bền vững. Về quy hoạch tổng thể, quy hoạch chung phát triển du lịch đã cơ bản hoàn thành; các khu, điểm du lịch lớn và phát triển toàn diện hệ thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không, đặc biệt là tuyến đường giao thông đường bộ có mối liên quan chặt chẽ với các tài nguyên du lịch Chăm Pa Sắc như tuyến đường từ trung tâm thành phố Pakse đi khu di tích Văt Phu (Chùa Núi ở huyện Chăm Pa Sắc), thác Khon (huyện Không), vườn quốc gia Phu Xiêng Thong (huyện Xanasombun), vườn quốc gia Đông Húa Sáo (huyện Pathumphon), thác Phasuam (huyện Ba Chiêng),…và các tuyến đường quan trọng như từ thành phố Pakse đi cửa khẩu quốc tế vương quốc Thái Lan (tỉnh U Bôn Lạt Xa Tha Ni), cửa khẩu quốc tế vương quốc Căm Pu Chia (tỉnh Xiêng Treng) và đi từ Thành phố Pakse đến CHXHCN Việt Nam.

Về việc đầu tư xây dựng phát triển hệ thống các điểm vui chơi giải trí ở Chăm Pa Sắc là một yêu cầu cần thiết, góp phần vào chiến lược đa dạng hoá các loại hình và sản phẩm du lịch, nhằm tạo sự hấp dẫn của du lịch tỉnh trong những năm tới. Muốn đạt được điều đó trước hết ngành kinh tế du lịch Chăm Pa Sắc cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau:


+ Theo kế hoạch của Sở Văn Hóa - Du lịch tỉnh trong năm 2020 sẽ phát huy thêm điểm du lịch của 4 khu du lịch tại tỉnh Chăm Pa Sắc cho được 235 điểm du lịch trong đó điểm du lịch thiên nhiên 125 điểm, điểm du lịch văn hóa 67 điểm và du lịch lịch sử 43 điểm.

+ Theo kế hoạch của UBND tỉnh sẽ đầu tư xây dựng một số công viên giải trí lớn ở trung tâm thành phố Pakse và khu vực khác; đầu tư nâng cấp, mở rộng hoạt động và tạo ra những loại hình vui chơi giải trí độc đáo ở trong Thành phố Pakse. Và tăng cường hiện đại hoá các dịch vụ công cộng như ngân hàng, bệnh viện, trung tâm thông tin tại các khu vực trọng điểm. Hiện đại hoá các công trình công cộng như bảo tàng, các trung tâm thương mại… để đáp ứng yêu cầu của du khách.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đang được triển khai đầu tư để đưa vào khai thác kinh doanh trước và sau năm 2020 sẽ tạo điều kiện cho Chăm Pa Sắc có nhiều loại hình du lịch mới, với quy mô lớn hơn và thu hut nhiều khách du lịch trong đó đặc biệt là khách quốc tế. Để thực hiện được điều đó cần phải có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch và những định hướng, mục tiêu, giải pháp mang tính tổng quát, bên cạnh đó mỗi cụm điểm du lịch cần có quy hoạch chi tiết xác định rõ các phân khu chức năng và các dự án đầu tư theo thứ tự ưu tiên phù hợp với nhu cầu. song song với quy hoạch ngành, cần tiến hành các định hướng bảo vệ môi trường theo lãnh thổ trong đó xác định các khu vực cần bảo vệ nghiêm ngặt, khu vực hạn chế các hoạt động du lịch…

Đối với các điểm du lịch phân tán và ở những vùng điểm nhạy cảm như: đầu nguồn, dân cư tập trung … khi lập các quy hoạch, kế hoạch cụ thể cần phải có giải pháp đồng bộ như về kiến trúc, hạ tầng và báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 13

3.4.1.3. Nhóm giải pháp về tổ chức quản lý du lịch :‌

Là nhóm giải pháp quan trọng góp phần đảm bảo sự thành công trong bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc có các việc như sau:

- Phát huy hiệu quả của bộ máy và các bộ của ngành du lịch trong quản lý nhà nước là Sở Văn hóa- Du lịch phát huy được vai trò của ngành du lịch trong giai đoạn tới.


- Phát huy vai trò của Trung tâm xúc tiến Du lịch-Thương mại và Đầu tư trong thực hiện công tác quảng bá, xúc tiến và đầu tư trong quan hệ, giao dịch làm việc với các sở, ngành, địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh. Làm đầu mối tổ chức xúc tiến, quảng bá, thu hút đầu tư, tư vấn hướng dẫn và giúp các nhà đầu tư, các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục đầu tư giúp cho các doanh nghiệp hoàn thành nhanh các thủ tục và sớm triển khai đầu tư thực hiện dự án theo tiến độ.

- Mạnh dạn chuyển các nhiệm vụ phần hành từ Sở Kế hoạch và Đầu tư như về các chính sách thu hút đầu tư, các dự án đầu tư du lịch cho ngành du lịch chịu trách nhiệm chính trong việc làm tham mưu đề xuất; tạo điều kiện cho ngành du lịch thực hiện được quy hoạch phát triển du lịch và các chính về thu hút, ưu đãi đầu tư trong lĩnh vực du lịch.

- Hiệp hội du lịch phải thực sự là cầu nối giữa các cơ sở kinh doanh với các cơ quan quản lý nhà nước, đủ mạnh về bộ máy, nhân sự; chủ tịch và các phó chủ tiệc Hiệp hội phải có tiếng nói chung thực sự là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền lợi chính đáng và nghĩa vụ của hội viên tạo điều kiện thuận lợi cho các cở sơ kinh doanh du lịch, dịch vụ du lịch phát triể, hoạt động trong khuôn khổ luật pháp, các cơ sở sẽ tự giảm sát lẫn nhau về chất lượng dịch vụ và đảm bảo sự bình đẳng về thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước.

- Xây dựng nội quy, quy chế cụ thể hợp lý giữa khai thác, kinh doanh du lịch với việc bảo vệ tài nguyên môi trường với việc tuyên tuyền giáo dục, nâng cao dân trí, ý thức cho công đồng dân cư và khách du lịch.

- Xác định rõ vai trò và trách nhiệm cho các cấp các ngành cũng như quần chúng nhân dân trong nhận thức xã hội về du lịch và phát triển du lịch. Thực hiện quản lý nhà nước ở tất cả các lĩnh vực theo pháp luật và quy chế nhằm tạo môi trường tự nhiên và nhân văn thuận lợi cho du lịch phát triển.

- Có hình thức thưởng, phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm quy tắc bảo vệ môi trường.


Tổ chức định kỳ hàng năm các cuộc hội nghị doanh nghiệp chuyên ngành du lịch, dịch vụ du lịch tham gia đóng góp ý kiến về những bất cập trong quản lý, đề xuất những biện pháp hoặc tham gia cho công tác quy hoạch phát triển du lịch giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước về du lịch đề ra những chích sách, định hướng, kế hoạch, quy hoạch, giải pháp phát triển và quản lý du lịch ngày một hoàn thiện hơn.

3.4.1.4. Nhóm giải pháp về liên kết với cộng đồng địa phương.

Bất cứ ngành kinh tế nào mà nếu không có sự quan tâm, hỗ trở về phát triển kinh tế, chia sẻ quyền lợi với cộng đồng dân cư địa phương thì sẽ làm cho kinh tế và cuộc sống của dân cư địa phương gặp nhiều khó khăn. Điều này đồng nghĩa với việc cộng đồng dân cư phải khai thác tối đa các nguồn lợi tài nguyên trên địa bàn để phục vụ cuộc sống, sẽ làm cho tài nguyên bị hao mòn gây tổn hại đến môi trường sinh thái và đó là hệ quả gây những tác động xấu đến sự phát triển bền vững. Vì vậy việc chia sẻ lợi ích cộng đồng địa phương, khuyến khích sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động du lịch và cùng nhau giải quyết các mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình phát triển là hết sức cần thiết để có thể đảm bảo gìn giữ được các tài nguyên, tiềm năng cho sự phát triển du lịch lâu dài tại tất cả các điểm, cụm du lịch, bằng các biện pháp đồng bộ giữ khai thác, bảo tồn với bồi dưỡng nguồn tài nguyên. Việc liên kết với cộng đồng dân cư có thể thực hiện bằng nhiều hình thức như tạo việc làm, giáo dục nhận thức, chia sẻ quyền lợi… Bằng cách nào thì cũng phải đảm bảo du lịch đem lại lợi ích kinh tế thiết thực cho cộng đồng dân cư.

3.4.1.5. Nhóm giải pháp về tuyên truyền quảng cáo‌

Trong thời gian tới, để tạo lập và nâng cao hình ảnh du lịch Chăm Pa Sắc, tăng cường thu hút khách du lịch, một trong những việc cần làm của ngành kinh tế du lịch là tuyên truyền quảng bá du lịch. Những việc cần làm là:

Một là, nghiện cứu tâm lý, thị hiếu, tập quán, thói quen tiêu dùng của các đối tượng khách du lịch để có những sản phẩm phù hợp với thị trường thông qua các hình thức tuyên truyền quảng cáo.


Hai là, xây dựng một chương trình quảng cáo có tính chất chuyên ngành bằng hình ảnh qua phim truyền hình, các sách báo giới thiệu về danh lam thắng cảnh, làng nghề, lễ hội,… của tỉnh.

Ba là, đa dạng hoá các hình thức thông tin tuyên truyền, các ấn phẩm, phát hành thông tin một cách thường xuyên và liên tục theo các kênh khác nhau có chất lượng phản ánh đầy đủ các thông tin về du lịch Chăm Pa Sắc.

Bốn là, phối hợp chặt chẽ với Tổng cục du lịch, các cơ quan báo chí tại Trung ương và địa phương, quan hệ với các hãng du lịch lớn trong và ngoài nước để tuyên truyền quảng cáo, giới thiệu đầu tư du lịch.

Năm là, tham gia thường xuyên các hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch trong nước và quốc tế để giới thiệu về du lịch Chăm Pa Sắc. Phối hợp với các ngành, các cấp, đơn vị có liên quan tiến hành các chiến dịch quảng bá mở rộng thị trường.

Sáu là, khuyến khích các cơ sở kinh doanh, các nhà đầu tư, các tổ chức văn hoá - xã hội và nhân dân trong tỉnh tích cực hơn nữa công tác tuyên truyền - quảng bá - xúc tiến phát triển du lịch.

Bảy là, cần sớm thành lập trung tâm xúc tiến du lịch, trung tâm thông tin du lịch để thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, quảng cáo để kêu gọi đầu tư kinh doanh du lịch.

Tám là, tranh thủ về lợi thế về sự ổn định chính trị, về truyền thống văn hoá và lịch sử, cần sớm xây dựng các sự kiện về du lịch Chăm Pa Sắc, tạo ra điểm nhấn trong việc nâng cao hình ảnh về du lịch tỉnh nhà, phục vụ công tác tuyên truyền, quảng bá một cách có hiệu quả nhất.

Chín là, thành lập quý hỗ trợ và phát triển du lịch trên cơ sở hình thành nguồn vốn từ ngân sách nhà nước, các nguồn thu của hoạt động du lịch, đóng góp của các doanh nghiệp, tài trợ của các tổ chức trong nước và quốc tế…

3.4.1.6. Nhóm giải pháp về đào tạo, giáo dục môi trường

Là nhóm giải pháp mang tính toàn diện, lâu dài. Việc đào tạo, giáo dục môi trường không chỉ nhằm trang bị những kiến thức về môi trường cho cán bộ quản lý


và kinh doanh du lịch mà còn cho du khách và cộng đồng dân cư địa phương, tạo thành ý thức đối với việc bảo vệ môi trường và tài nguyên cho phát triển du lịch.

Du lịch là một ngành kinh tế đòi hỏi có sự giao tiếp rộng và trực tiếp đối với du khách. Chất lượng của ngành du lịch phụ thuộc rất lớn vào phong cách, thái độ giao tiếp và trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Như vậy, yêu cầu nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong ngành du lịch là vô cùng cấp bách. Hiện nay, ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đang đứng trước một sức ép về nhu cầu nguồn nhân lực chất lượng cao cả về người lao động trực tiếp đến cán bộ quản lý. Như vậy, để đáp ứng được yêu cầu phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đến năm 2020 cần phải thực hiện những nội dung sau:

- Tiến hành điều tra phân loại trình độ nghiệp vụ của toàn lực lượng trong

ngành.

- Xây dựng trương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành du lịch. Trong

chương trình đào tạo cần trú trọng đến các nội dung cơ bản, hiện đại, có tính khoa học và có định hướng chuyên môn cao.

- Phải đào tạo được nhân viên phục vụ, hướng dẫn viên giỏi và yêu nghề của mình, ưu tiên đào tạo tay nghề chuyên môn và ngoại ngữ cho đội ngũ này để đảm bảo phục vụ tốt cho khách du lịch nước ngoài. Đặc biệt, hướng dẫn viên cần ý thức được mình là nhân tố quan trọng tác động trực tiếp đến khách du lịch và cộng đồng dân cư tham gia vào việc bảo vệ môi trường.

- Tạo điều kiện để cán bộ quản lý ngành du lịch được tham gia các hội nghị, hội thảo trong và ngoài nước để trao đổi kinh nghiệm, học hỏi nghiệp vụ, tiếp thu những thành tựu khoa học - công nghệ trong việc quản lý và phát triển du lịch bền vững.

3.4.1.7. Nhóm giải pháp về áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Yêu cầu bảo vệ được nguồn tài nguyên thiên nhiên, nhân văn phục vụ cho sự phát triển bền vững cũng như việc quản lý về các hoạt động du lịch theo phương hướng mục tiêu nhiệm vụ đã xác định là “ nhiệm vụ to lớn và quan trọng đối với sư phát triển du lịch không chỉ ngành du lịch mà còn là nhiệm vụ của các cấp các


ngành và nhân dân địa phương”. ( câu nói của Ông Lãnh đạo Tỉnh Chăm Pa Sắc trong Tạp chí du lịch Chăm Pa Sắc, số đặc biệt 2008 ). Ngoài hàng loạt những giải pháp kể trên thì việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật trong quản lý và sử dụng các tài nguyên cũng như việc xử lý các thông tin từ các hoạt động du lịch và dịch vụ để có những quyết định đúng đắn và kịp thời trong từng giai đoạn với từng hoạt động phát triển là rất cần thiết.

Ngành du lịch cần có sự phối hợp với các cơ quan chức năng để sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật quan trắc thường xuyên trạng thái môi trường trong phạm vi các khu du lịch để có những điều chỉnh hoạt động thích hợp nhằm đảm bảo sự hài long cho du khách.

Để môi trường hoạt động du lịch phát triển bền vững cũng như kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cộng đồng dân cư, lồng ghép các giải pháp cũng như các biện pháp của ngành du lịch với các cấp ngành là vô cùng quan trọng, việc gìn giữ môi trường tài nguyên chỉ có ý nghĩa thiết thực khi các đối tượng kinh doanh du lịch và cộng đồng dân cư coi đó là nhiệm vụ của mình

3.4.2. Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch‌

Các hoạt động đầu ra có nhiều chuyển biến tích cực nhằm mở rộng và tăng cường chất lượng các loại hình dịch vụ phục vụ tăng giá trị sử dụng cho người tiêu dùng. Hiện nay, sản phẩm du lịch tập trung chủ yếu vào dịch vụ thăm quan, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống.

Cơ sở phục vụ lưu trú, phục vụ, ăn uống còn ít dịch vụ trọn gói, thiếu không gian, thiếu cơ sở lưu trú, giá cả tùy tiện đối lập tình trạng mất cân đối phòng vào các mùa làm ảnh hưởng hiệu quả kinh doanh ngành cả năm.

Dịch vụ vận chuyển khách du lịch thăm quan trên địa bàn hầu hết quy mô nhỏ, số lượng đầu xe ít, công suất nhỏ, thiếu loại ô tô hiện đại,chất lượng cao phục vụ khách du lịch cao câp.

Các loại hình du lịch sinh thái chỉ mới dừng lại ở việc tổ chức các loại hình dã ngoại, leo núi, cắm trại… chưa khai thác có hiệu quả, lực lượng hướng dẫn viên chuyên nghiệp thiếu… nên chỉ hoạt động khi có đơn đặt hàng của du khách.


Về du lịch nghỉ dưỡng mới khai thác ở lĩnh vực nghỉ thuần tuý là chính, dịch vụ dưỡng sức có chất lượng, kết hợp dịch vụ chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ còn nhiều mới mẻ, sức hấp dẫn chưa cao.

Về du lịch hội nghị - hội thảo có khoảng 1.000 cho ngồi tại một số khách sạn 4 sao trở lên. Trang thiết bị và chất lượng phục vụ các cơ sở này vẫn chưa đáp ứng nhu cầu cho tổ chức các hội nghỉ hội thảo quốc gia và quốc tế có quy mô lớn.

Tính liên kết dịch vụ du lịch giữa ngành, địa phương, khu vực và các công ty còn yếu và chưa đi theo xu thế chung của tòan cầu hóa. Tính năng động của đơn vị du lịch còn chậm.

Cùng với việc tập trung mọi nguồn lực để triển khai tốt các công trình trọng điểm như: khu du lịch Văt Phu Chăm Pa Sắc, khu du lịch Khonphapheng, khu du lịch Ly Phí, cần có chính sách khuyến khích phát triển các sản phẩm đặc thù, cao cấp đa dạng dịch vụ, hạn chế các dự án có quy mô nhỏ, sản phẩm đơn điệu, trùng lắp và tác động xấu đến môi trường, cảnh quan.

- Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong công tác thu hút đầu tư và phát triển sản phẩm du lịch - dịch vụ, đặc biệt là các khu vui chơi giải trí ở các địa phương có tiềm năng phát triển du lịch. Tạo thêm nhiều sản phẩm du lịch để phục vụ yêu cầu mở rộng không gian phát triển du lịch, hình thành thêm tour, tuyến trên địa bàn toàn tỉnh Chăm Pa Sắc.

- Thúc đẩy đầu tư phát triển các sản phẩm, loại hình du lịch đặc thù như du lịch khám phá gắn liền với giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học; du lịch tham quan, sinh thái gắn với thể thao mạo hiểm, chỉnh phục thiên nhiên…

- Đối với sản phẩm hiện có, cần cũng cố và hoàn thiện để đáp ứng nhu cầu của du khách ngày càng cao. Thực hiện việc đánh giá, phân loại và xếp hạng các khách sạn, hệ thống du lịch theo tiêu chuẩn quy định hiện hành.

Trên cơ sở đó, đề ra những quy định cụ thể về tiện nghi và chất lượng phục vụ trong hệ thống khách sạn, nhà hàng để các đơn vị kinh doanh du lịch theo đó mà hoàn thiện dịch vụ của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023