Đầu Tư Phát Triển Cơ Sở Vật Chất Kỹ Thuật


2.4. VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN DU LỊCH‌

2.4.1. Thu hút đầu tư du lịch

Sau khi kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2000 – 2005 của tỉnh Chăm Pa Sắc được thong qua sở văn hóa du lịch tỉnh đã tiến hành quy hoạch tập trung phát triển ngành du lịch, các dự án đầu tư phát triển khu du lịch như: khu du lịch lịch sử văn hóa thế giới Văt Phu Chăm Pa Sắc, khu du lịch núi Asa, khu du lịch thác Khonphapheng, thác Lyphí thác, thác Phasuam, thác Tat Phan… điểm du lịch, khu vui chơi giải trí và một số khách sạn, nhà hàng… nhằm góp phần đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Tuy nhiên công tác đầu tư thực sự đem lại hiệu quả và ghi nhận bắt đầu từ năm 2006.

Từ năm 2006 đến năm 2010: Toàn tỉnh đã có 30 công ty lữ hành với tổng vốn đầu tư đăng ký khoảng 32.520.003.589 kíp, khoảng 4.065.000 USA, các công ty đã có giấy chứng nhận. Do hoạt động hiệu quả ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc đã góp vào ngân sách nhà nước vào đầu tư phát triển ngành du lịch 1.460 triệu kíp. khoảng 182.500 USA.

2.4.2. Đầu tư trong lĩnh vực hạ tầng du lịch

Trong thời gian qua, việc khuyến khích đầu tư phát triển cơ sơ hạ tầng du lịch là một ưu tiên của Nhà Nước CHCND Lào nhằm mở rộng các quan hệ hợp tác về mặt kinh tế - xã hội và văn hóa với các nước khuyến khích du lịch phát triển. Để khắc phục khó khăn về hạ tầng du lịch, khuyến khích phát triển sản phẩm trong nước, tạo công ăn việc làm cho xã hội, gia tăng thu nhập cho nhân dân ở địa phương nơi có sản phẩm du lịch.

Từ năm 2008 – 2011 tỉnh Chăm Pa Sắc đã được Chính phủ quan tâm ưu tiên vay vốn với tỷ lệ lãi suất thấp để phát triển du lịch thông qua chương trình phát triển cơ sở hạ tầng du lịch theo hình thức nhà nước và dân cùng làm. Tỉnh Chăm Pa Sắc được nhận số vốn là 400.000 $, trong đó 40.000 $ từ ngân sách nhà nước phần còn lại từ Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).


Từ năm 2006 đến nay, tỉnh đã tăng cường công tác đầu tư hạ tầng phục vụ các khu du lịch. Tổng vốn đầu tư 91,66 tỷ kíp, khoảng 11.457.500 USD chủ yếu là đầu tư vào các khu du lịch sinh thái, khu du lịch văn hóa, khu du lịch lịch sử, xây đường 14A đến khu du lịch Vat Phu…

Như vậy để phục vụ khu du lịch cả Trung ương và địa phương đã tập hợp một lượng lớn đầu tư phát triển hệ thống hạ tầng du lịch. Tuy nguồn vốn đầu tư vào lĩnh vực này chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển du lịch, nhưng cũng đã góp phần đáng kể vào thành tích phát triển du lịch của tỉnh.

65


Bảng 2.9: Đầu tư hạ tầng du lịch của tỉnh Chăm Pa Sắc năm 2006-2012


Năm

Số đầu tư

2006-2007

2007-2008

2009-2010

2010-2011

2011-2012

1.Tổng vốn đầu tư

- Tính theo nội tệ ( kíp)

- Tính theo ngoại tệ ( USD) 2.Tốc độ tăng (+),giảm (-) (%)


120.219.202.742

15.027.375

-


438.919.681.323

54.864.875

265


392.110.749.869

42.138.750

- 23,2


433.554.451.669

54.194.250

28,6


536.114.423.851

67.014.250

23,65

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Phân tích tăng trưởng và phát triển ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc - 10


Nguồn: Sở du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc.

66


2.4.3. Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật‌

Có thể nói đầu tư vào lĩnh vực kinh tế đặc biệt là phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng đã có ảnh hưởng tích cực đến đầu tư phát triển du lịch. tính từ năm năm 2005 đến nay toàn ngành đã đầu tư hơn 1.078 tỷ kíp đầu tư vào nâng cấp và xây mới hệ thống cơ sở lưu trú du lịch. Tính đến giai đoạn cuối năm 2006 đến đầu năm 2010 toàn tỉnh đã đầu tư vào lĩnh vực du lịch tổng vốn 438.919.681.323 kíp, trong đó xây dựng khách sạn là 364.787.678.510 kíp, nhà nghỉ 29.859.871.595 kíp, các điểm tham quan 37.689.488.862 kíp, nhà hàng 6.582.642.356 kíp.

Ngoài ra, tỉnh cũng tiếp tục đầu tư nâng cấp một số khu du lịch như : Thác Tat Phan, Văng Năm danh, Tat Phasuam… để không ngừng đa dạng hóa và nâng cao chất lượng các sản phẩm du lịch nhằm thu hút khách đến Chăm Pa Sắc ngày

càng nhiều.7


7 UBND Tỉnh, Sở kế hoạch và Đầu tư tỉnh Chăm Pa Sắc, Báo cáo hoạt động kinh tế - xã họi 5 năm (2005- 2010) lần thứ VII và Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm ( 2011 – 2020 ) lần thứ VIII, của Tỉnh Chăm Pa Sắc ngày 20 - 24 tháng 10 năm 2011.

67


Bảng 2.10: Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật khách sạn và nhà nghỉ năm 2007- 2012


DVT: Kịp



Năm


Tổng vốn đầu tư

Khách sạn

Nhà nghỉ

Tổng vốn đầu tư

% số vốn

tổng số

Tốc độ tăng

tưởng(%)

Tổng vốn đầu tư

% số vốn

tổng số

Tốc độ tăng

tưởng(%)

07-08

108.962.989.244

74.043.574.100

67

-

34.919.415.144

32

-

08-09

394.647.550.105

364.787.678.510

92

492

29.859.871.595

7,56

85,52

10-11

335.705.986.661

303.907.665.066

90

83

31.798.321.595

9,47

106

11-12

466.188.316.752

425.817.650.066

91

140

40.370.666.686

8,64

126

Nguồn: Sở du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc.


2.5. ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN LỰC‌

Nhân lực là tâm điểm trong quá trình phát triển ngành du lịch. Vì vậy trong thời gian qua, lãnh đạo ngành du lịch tỉnh đã đề cao chiến lược đào tạo cán bộ và nhân lực của các doanh nghiệp du lịch.

Hiện có khoảng 3.789 lao động trực tiếp làm việc trong ngành du lịch của tỉnh phần lớn là lao động nằm trong khu vực lưu trú, nhà hàng. Lao động trong khu vực này có trình độ chuyên môn thấp chỉ tốt nghiệp phổ thông và có một phần chưa tốt nghiệp phổ thông và ít được đào tạo.

Hai năm gần đây, Sở du lịch đã tổ chức 3 khóa đào tạo về du lịch cho 95 người, gồm những người tự kinh doanh du lịch và cán bộ trong sở du lịch. Qua 3 khóa đã đào tạo được đội ngũ làm công tác nghiên cứu di tích có 10 người, hướng dẫn viên, thuyết minh du lịch có 25 người trong đó cấp tỉnh là 20 người và cấp trung ương 5 người. Các hướng dẫn viên du lịch phải giỏi các ngoại ngữ thông dụng như:

- Tiếng Anh :150 người, trong này có trình độ đại học 100 người và cao đẳng 50 người.

- Tiếng Pháp: 20 người, trong đó có trình độ đại học 5 người và cao đẳng 15 người .

- Tiếng Đức: 10 người đã học từ Đức về và còn lại là tiếng Thái. Trong số này chỉ đáp ứng một phần nhu cầu phiên dịch, hướng dẫn, giới thiệu các tuyến điểm tham quan. Tại các điểm tham quan du lịch như Đền Văt Phu Chăm Pa Sắc có thuyết minh viên tại chỗ sẵn sàng phục vụ du khách khi có yêu cầu.

Chất lượng lao động trong ngành du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc còn yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ khách quốc tế, số có trình độ về chuyên ngành và ngoại ngữ còn ít, lực lượng lao động trực tiếp phục vụ khách còn yếu về trình độ chuyên môn, tay nghề và phong cách phục vụ còn nhiều bất cập. Nguyên nhân là do các doanh nhgiệp chưa chú ý tới đào tạo, bồi dưỡng lao động do kinh phí hạn hẹp. Trong khi các cơ quan quản lý Nhà nước chưa thực sự thể hiện rõ vai trò định hướng, giúp đỡ các doanh nghiệp bằng cách phối hợp với các trường nghiệp vụ mở


lớp tại địa bàn, chưa có sự hỗ trợ về kinh phí đào tạo và bồi dưỡng cho lao động trong ngành du lịch.

Vì vậy, trong thời gian tới cần phải có một chiến lược đào tạo và bồi dưỡng cán bộ trong sở và lao động trong ngành du lịch mới có thể đáp ứng kịp yêu cầu phát triển du lịch trong những năm sắp đến

Bảng 2.11: Lao động và cơ cấu lao động theo trính độ học vấn trong ngành du lịch của tỉnh năm 2011.


Số lượng ( người )

Nam

Nữ

Số lượng

( người )

Tỷ lệ (%)

Số lượng

( người )

Tỷ lệ( %)

1.Tổng số lao động:

3.789

1.889

49,85

1.900

50,14

2.Trính độ:






- Tiến sỹ

7

5

0,26

2

0,10

- Thạc sỹ

53

31

1,64

22

1,15

- Đại học

1.260

780

41,29

480

25,26

- Cao đẳng

2.496

1.073

56,80

1.396

73,47

Nguồn: Sở du lịch Tỉnh Chăm Pa Sắc.


CHƯƠNG 3‌

CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH CỦA TỈNH CHĂM PA SẮC

3.1 QUAN ĐIỂM MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH CHĂM PA SẮC ĐẾN NAM 2015‌

3.1.1. Các quan điểm phát triển‌

Quan điểm phát triển du lịch tỉnh Chăm Pa Sắc phải đi theo hướng phát triển chung của Đảng và Nhà nước. Nghị quyết Đại hội Đảng nhân dân Cách mạng Lào lần thứ IX năm 2011 khẳng định định hướng phát triển ngành du lịch theo hướng phát triển bền vững và có sự tham gia của người dân địa phương.

Việc phát triển ngành du lịch Lào nói chung tỉnh Chăm Pa Sắc nói riêng là theo hướng du lịch bền vững phải dựa trên các quan điểm sau:

- Phát triển du lịch phải theo hướng bền vững, có phần đóng góp của người dân để xoá đói giảm nghèo cho người dân địa phương.

- Phát triển du lịch phải đảm bảo sử dụng các nguồn tài nguyên một cách hợp lý và có hiệu quả. Đồng thời phải hạn chế việc sử dụng quá mức tài nguyên và giảm thiểu chất thải;

- Phát triển phải gắn liền với việc bảo tồn tính đa dạng về thiên nhiên, về văn hóa và xã hội, là nhân tố đặc biệt quan trọng tạo nên sự hấp dẫn của du lịch làm thoả mãn nhu cầu đa dạng của khách du lịch, tăng cường sự phong phú về sản phẩm du lịch.

- Phát triển phải phù hợp với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội, vì dụ lịch là ngành kinh tế có mối quan hệ liên ngành, liên vùng cao. Điều này sẽ góp phần đảm bảo cho sự phát triển bền vững của du lịch trong mối quan hệ với các ngành kinh tế khác cũng như với việc sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Phát triển phải chú trọng việc đào tạo nâng cao nhận thức về tài nguyên môi trường. Đối với bất kỳ hoạt động phát triển nào con người luôn đóng vài trò quyết định. Đưa nhận thức về quản lý môi trường vào chương trình đào tạo của

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023