Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - 2


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Lượt khách và doanh thu du lịch của tỉnh 2

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương 4

Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter 6

Hình 2.3: Mối quan hệ giữa DLST và các hình thức du lịch khác 7

Hình 3.1: Chỉ số PCI về cơ sở hạ tầng cứng ở Kiên Giang năm 2011 13

Hình 3.2: Trình độ người lao động trong các doanh nghiệp du lịch 15

Hình 3.3: So sánh chỉ số PCI của các tỉnh vùng ĐBSCL năm 2012 17

Hình 3.4: Các chỉ tiêu thành phần PCI của Kiên Giang năm 2005 và 2012 18

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Hình 3.5: Cơ sở hạ tầng Kiên Giang và một số tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011 19

Hình 3.6: Đào tạo lao động tại Kiên Giang và các tỉnh có tiềm năng DLST năm 2011 20

Hình 3.7: So sánh điểm du lịch với tỷ lệ tăng trưởng du khách năm 2005-2009 21

Hình 3.8: Lượt khách đến Kiên Giang năm 2000-2012 25

Hình 3.9: Lượt khách quốc tế đến Kiên Giang 25

Hình 3.10: Các kênh tiếp cận thông tin du lịch Kiên Giang của khách du lịch 26

Hình 3.11: Các điểm đến của du khách tại Kiên Giang 27

Hình 3.12: So sánh kỳ vọng và hoạt động thực tế của khách du lịch tại Kiên Giang 28

Hình 3.13: Đánh giá chất lượng bãi biển của khách quốc tế và khách nội địa 29

Hình 3.14: Mức độ hài lòng của khách du lịch 30

Hình 3.15: Chi tiêu trung bình của khách du lịch 2000- 2012 31

Hình 3.16: Dự định quay trở lại của khách du lịch tại Kiên Giang 31

Hình 3.17: Mục đích cho chuyến đi sắp tới 32

Hình 3.18: Sơ đồ cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 32

Hình 3.19: Cơ sở lưu trú và số phòng 35

Hình 3.20: Mô hình kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 38

Hình 3.21: Thống kê khách du lịch tham gia phỏng vấn theo tuổi 48


DANH MỤC BẢNG‌


Bảng 3.1: Số lượng lao động du lịch tỉnh Kiên Giang 14

Bảng 3.2: Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào du lịch vùng ĐBSCL 16

Bảng 3.3: Số doanh nghiệp lữ hành và hướng dẫn viên được cấp thẻ ở Kiên Giang 21

Bảng 3.4: Phân tích SWOT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 38

Bảng 4.1: Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành và các khuyến nghị 73


DANH MỤC HỘP‌


Hộp 3.1: Kiên Giang chưa mặn mà với du lịch 22

Hộp 3.2: Núi đá vôi nên sử dụng để phát triển du lịch hay sản xuất xi măng? 23

Hộp 3.3: Liên kết chỉ mang tính hình thức 24


CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU‌‌‌


1.1 Bối cảnh nghiên cứu

Kiên Giang là một tỉnh ven biển thuộc khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL), được hưởng nhiều sự ưu đãi từ thiên nhiên, là nơi hội tụ phong phú của biển, rừng, núi, hang còn đậm nét hoang sơ và hệ động vật đa dạng, có tiềm năng vững chắc cho sự phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái (DLST). Cụ thể, địa phận tỉnh bao gồm đảo Phú Quốc là đảo lớn nhất Việt Nam, bao quanh bởi hơn 140 hòn đảo và 5 quần đảo lớn nhỏ khác; tỉnh còn có sự đa dạng địa mạo hình thành chủ yếu từ các núi đá vôi của khu vực Hà Tiên- Kiên Lương. Thêm vào đó, đây cũng là nơi hội tụ của những khu rừng tràm, rừng ngập mặn, đặc biệt là sự hiện hữu của khu dự trữ sinh quyển thế giới (DTSQ) với diện tích hơn 1.1 triệu ha, là khu DTSQ lớn thứ hai trong 8 khu DTSQ của Việt Nam được UNESCO công nhận năm 2006. Tất cả những đặc điểm này giúp Kiên Giang có thể phát triển một cụm ngành du lịch vô cùng hấp dẫn.

Tuy chưa phải là động lực chính thúc đẩy kinh tế xã hội, ngành du lịch Kiên Giang đã có những bước phát triển nhanh chóng trong thời gian qua. Trong giai đoạn 2000- 2012, số lượt khách tăng bình quân 12.02%/ năm, doanh thu du lịch tăng 30.71%/ năm, trong đó nguồn thu du lịch Phú Quốc đóng góp hơn 70% tổng doanh thu du lịch của tỉnh. Hà Tiên, Kiên Lương, chỉ đóng góp khoảng 1% trong tổng doanh thu du lịch tỉnh từ các khu du lịch Mũi Nai và khu du lịch Hòn Phụ Tử (Hình 1.1).

Song song với lợi thế du lịch, thiên nhiên còn ban tặng cho tỉnh nguồn khoáng sản dồi dào, khiến tỉnh không thể tránh khỏi vòng xoáy công nghiệp hóa. Kiên Giang có trữ lượng đá vôi lớn nhất miền Nam, là vùng nguyên liệu khoảng sản dồi dào cho ngành sản suất vật liệu xây dựng (VLXD). Tỉnh có 6 nhà máy xi măng đang hoạt động với tổng công suất hiện tại khoảng 5 triệu tấn/năm, và đây chính là nguồn thu quan trọng nhất của tỉnh nếu không kể xổ số kiến thiết. Chính thực trạng này khiến tỉnh luôn ưu tiên phát triển công nghiệp VLXD, đặc biệt là sản xuất xi măng ở Hà Tiên và Kiên Lương- hai nơi có trữ lượng đá vôi lớn, gây ô nhiễm môi trường và tác động tiêu cực đến sự phát triển ngành du lịch.


Hình 1.1: Lượt khách và doanh thu du lịch của tỉnh


Nguồn Sở VH TT DL Kiên Giang Báo cáo tổng kết từ năm 2007 2012 Đứng trước 1

Nguồn: Sở VH-TT-DL Kiên Giang, Báo cáo tổng kết từ năm 2007- 2012 Đứng trước thực trạng này, Kiên Giang cần phải đánh giá lại tiềm năng du lịch của tỉnh và phải giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch để tìm ra con đường giúp tỉnh phát triển một cách bền vững.‌‌

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề tài tập trung xác định năng lực cạnh tranh (NLCT) của cụm ngành du lịch Kiên Giang. Sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính trên cơ sở vận dụng mô hình đánh giá NLCT của Michael E. Porter để xác định thế mạnh, những bất cập trong sự phát triển, và đề xuất định hướng, chiến lược nhằm phát triển đồng bộ, nâng cao năng suất của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.

1.3 Câu hỏi nghiên cứu

Kiên Giang có tính cạnh tranh như thế nào về ngành du lịch?

Tại sao ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang chưa phát triển?

Cần phải làm gì để nâng cao NLCT của cụm ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang?

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: bài viết tập trung nghiên cứu các tác nhân tham gia trong cụm ngành du lịch của tỉnh Kiên Giang theo mô hình lý thuyết về NLCT của Michael E. Porter được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh.

Phạm vi nghiên cứu: Bài viết tập trung phân tích các hoạt động sản xuất, chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp và chính sách của chính quyền địa phương và những tác nhân có ảnh hưởng đến NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang.


1.5 Phương pháp nghiên cứu‌‌‌

Đề tài được thực hiện theo phương pháp định tính, dựa trên mô hình đánh giá NLCT của Michael E. Porter được chỉnh sửa bởi TS. Vũ Thành Tự Anh.

Phân tích số liệu thống kê cùng với kết quả phỏng vấn từ khách du lịch, từ các nhà cung cấp dịch vụ, cơ quan chuyên môn cấp tỉnh để đánh giá thực trạng NLCT của cụm ngành. Từ thực trạng của cụm ngành, kết hợp với học tập kinh nghiệm từ nước ngoài đưa ra các khuyến nghị chính sách phù hợp.

1.6 Nguồn thông tin

Phân tích dữ liệu thứ cấp: tổng hợp số liệu từ Niên giám Thống kê của tỉnh Kiên Giang, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, số liệu của Cục Thuế, Hiệp hội du lịch ĐBSCL, và thông tin từ các đề tài, sách báo, tạp chí khác.

Phân tích dữ liệu sơ cấp: phỏng vấn khách du lịch trong và ngoài nước; nhà cung cấp dịch vụ như cơ sở du lịch và lữ hành, hộ kinh doanh cá thể (nhà nghỉ, quán ăn), cơ quan vận tải trong tỉnh; cơ quan chức năng có liên quan. (Phụ lục 1.1)

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu

Chương 1: Giới thiệu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan các nghiên cứu trước Chương 3: Phân tích NLCT của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang Chương 4: Kết luận và gợi ý chính sách


CHƯƠNG 2‌‌‌

CƠ SỞ LÝ THUYẾT


2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh

Hiện nay có rất nhiều lý thuyết giải thích về NLCT, nhưng khái niệm có ý nghĩa duy nhất về NLCT ở cấp độ quốc gia hay địa phương là năng suất. Năng suất là nhân tố quyết định của mức sống dài hạn của một quốc gia, và là nguyên nhân sâu sa của thu nhập quốc gia bình quân đầu người (Porter, 2008, tr. 49). NLCT của một quốc gia hay một địa phương được đo lường bằng năng suất sử dụng lao động, vốn và tài nguyên thiên nhiên. Theo Porter, có ba nhóm nhân tố quyết định NLCT của một quốc gia, bao gồm: (i) các yếu tố lợi thế tự nhiên của quốc gia, (ii) NLCT vĩ mô, và (iii) NLCT vi mô. Vì đối tượng nghiên cứu của Luận văn là tỉnh Kiên Giang nên khung khổ lý thuyết được điều chỉnh theo khuôn khổ phân tích NLCT ở cấp độ địa phương của Vũ Thành Tự Anh.

Hình 2.1: Các nhân tố quyết định NLCT của địa phương


Môi trường kinh doanh

Trình độ phát triển cụm ngành

Hoạt động và chiến lược của doanh nghiệp

Hạ tầng văn hóa, xã hội, y tế, giáo dục

Hạ tầng kỹ thuật (giao thông, điện, nước, viễn thông)

Chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế

Tài nguyên thiên nhiên

Vị trí địa lý

Quy mô địa phương

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh ở cấp độ địa phương

Các yếu tố sẵn có của địa phương

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Các nhân tố nền tảng quyết định năng suất của địa phương được chia thành ba nhóm chính. Nhóm thứ nhất là “Các yếu tố lợi thế sẵn có của địa phương”, bao gồm tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, hay quy mô của địa phương. Những nhân tố này không chỉ đề cập đến số lượng mà còn bao gồm cả chất lượng, khả năng sử dụng, chi phí đất đai, điều kiện khí hậu, nguồn khoáng sản, địa thế vùng. Nhóm nhân tố thứ hai là “Năng lực cạnh tranh ở cấp


độ địa phương”, bao gồm các nhân tố cấu thành nên môi trường hoạt động của doanh nghiệp: (i) chất lượng của hạ tầng xã hội và các thể chế chính trị, pháp luật, văn hóa, xã hội, giáo dục, y tế; và (ii) các thể chế chính sách kinh tế như chính sách tài khóa, tín dụng và cơ cấu kinh tế. Nhóm thứ ba là “Năng lực cạnh tranh ở cấp độ doanh nghiệp”, bao gồm chất lượng môi trường kinh doanh, trình độ phát triển cụm ngành và chiến lược của doanh nghiệp.

2.2 Lý thuyết về cụm ngành

Trong nhóm nhân tố thứ ba, chất lượng môi trường kinh doanh có tác động trực tiếp đến năng suất mà các doanh nghiệp dựa vào để cạnh tranh ở một địa điểm. Theo Porter (2008), chất lượng của môi trường kinh doanh thường được đánh giá qua bốn đặc tính tổng quát, đó là: (i) các điều kiện nhân tố sản xuất; (ii) các điều kiện nhu cầu; (iii) các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan; (iv) bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh của doanh nghiệp. Những nhân tố này tạo nên bốn góc của một hình thoi và được gọi là Mô hình Kim cương Porter. Ngoài ra cần phải nhấn mạnh đến vai trò của chính quyền địa phương trong việc hoạch định và thực thi các chính sách kinh tế, trong việc định hình nhu cầu và thiết lập các tiêu chuẩn cho cạnh tranh nhằm hướng đến việc cải thiện năng suất (Hình 2.2).

Trong bốn góc của hình thoi trên, nhân tố ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan hay còn gọi là cụm ngành, nhân tố quan trọng trong việc quyết định chất lượng môi trường kinh doanh, và là tác nhân kích thích mạnh mẽ cho việc tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh. Việc nhìn một nhóm các công ty và tổ chức như một cụm ngành sẽ tạo ra một diễn đàn mang tính xây dựng và hiệu quả để các công ty liên quan, các nhà cung ứng, chính phủ, và những tổ chức quan trọng khác đối thoại với nhau. Cụm ngành tạo thành một mặt của hình thoi lợi thế cạnh tranh, nhưng đúng nhất chúng phải được xem như thể hiện các mối tương tác giữa bốn mặt với nhau. Cụm ngành tác động lên cạnh tranh theo ba cách khái quát: thứ nhất, tăng năng suất của các doanh nghiệp hay ngành trong đó; thứ hai, tăng năng lực đổi mới của các doanh nghiệp và qua đó làm tăng năng suất; thứ ba, thúc đẩy việc hình thành doanh nghiệp mới nhằm hổ trợ sự đổi mới và mở rộng cụm ngành. Vì đề tài nghiên cứu về cụm ngành du lịch nên cơ sở lý thuyết sử dụng chủ yếu là mô hình kim cương.


Hình 2.2: Mô hình Kim cương Porter



Chính sách kinh tế, thị trường (hàng hóa, tài chính), trợ cấp, giáo dục, định hình nhu cầu,

thiết lập các tiêu chuẩn

Vai trò

chính phủ

Các quy định và động lực khuyến khích đầu tư và năng suất; độ mở và mức độ của cạnh

tranh trong nước

Bối cảnh cho chiến lược và

cạnh tranh

Các điều kiện

nhân tố sản xuất

Các điều kiện

nhu cầu

Tiếp cận các yếu tố đầu vào chất lượng

cao

Ngành công nghiệp phụ trợ và

liên quan

Mức độ đòi hỏi và khắt khe của khách hàng và

nhu cầu nội địa

Sự có mặt của các nhà cung cấp và các ngành công nghiệp hỗ trợ

Nguồn: Vũ Thành Tự Anh (2011) Ngoài ra, nghiên cứu Điểm đến cạnh tranh: Định nghĩa và các chỉ tiêu1 của Dwyer và Kim (2003) đã chỉ ra các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến, đặc biệt trong ngành du lịch, như tài nguyên thiên nhiên, tài nguyên nhân tạo, các yếu tố hỗ trợ (cơ sở hạ

tầng (CSHT), chất lượng dịch vụ,…), vấn đề quản lý, tình hình vĩ mô, yếu tố cầu, và những chỉ tiêu về thị trường. Nghiên cứu này được tác giả tham khảo để xây dựng câu hỏi phỏng vấn khách du lịch.


1Destination competitiveness: Determinants and Indicators

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí