Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - 1


LỜI CAM ĐOAN‌‌


Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Luận văn này không nhất thiết phản ánh quan điểm của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh hay Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright.

Tp. Hồ Chí Minh, năm 2013

Tác giả


Đào Thị Ngọc


LỜI CẢM ƠN‌


Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn đến quý Thầy Cô ở Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright đã tận tình truyền đạt kiến thức, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi nhất cho tôi trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn này.

Với lòng kính trọng sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Vũ Thành Tự Anh và Thầy Phan Chánh Dưỡng đã truyền cho tôi cảm hứng về môn học, tạo điều kiện cho tôi có cơ hội tiếp xúc thực tế và có những trải nghiệm vô cùng quý giá. Đặc biệt, tôi xin được gửi đến Thầy Vũ Thành Tự Anh lời cảm ơn sâu sắc vì Thầy đã nhiệt tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn.

Bên cạnh đó, tôi xin chân thành cảm ơn các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp đã hợp tác chia sẻ thông tin, cung cấp cho tôi nguồn tài liệu hữu ích và giúp tôi có thể hoàn thành được đề tài nghiên cứu.

Tôi cũng xin gửi lời tri ân sâu sắc đến gia đình và những người bạn đã động viên, hỗ trợ tôi rất nhiều trong suốt quá trình học tập, làm việc và hoàn thành luận văn.


TÓM TẮT‌


Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, lợi thế về vị trí địa lý, du lịch luôn được Kiên Giang xem như ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế trong thời gian gần đây, điều này được thể hiện rõ trong mục tiêu chung đến năm 2015, phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của tỉnh, phát triển Kiên Giang là một trong những trung tâm du lịch trong khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong giai đoạn 2000- 2012, số lượt khách tăng bình quân 12.02%/ năm, doanh thu du lịch tăng 30.71%/ năm. Tuy nhiên nguồn thu từ hoạt động du lịch đóng góp không đáng kể vào nguồn thu của tỉnh, trong khi đó doanh thu du lịch vẫn còn phụ thuộc quá nhiều vào Phú Quốc. Bên cạnh tài nguyên du lịch, Kiên Giang còn được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, khiến tỉnh không thể thoát khỏi vòng xoáy công nghiệp hóa. Đứng trước thực trạng này đề tài được thực hiện nhằm trả lời ba câu hỏi chính sách: (i) Kiên Giang có tính cạnh tranh như thế nào về du lịch? (ii) tại sao ngành du lịch của tỉnh chưa phát triển? (iii) cần phải làm gì để nâng cao năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh?. Qua đó, đề tài đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch của Kiên Giang, và đưa ra các khuyến nghị cho các nhà chính sách định hướng giải quyết bài toán mâu thuẫn giữa công nghiệp và du lịch để tìm ra con đường giúp tỉnh phát triển một cách bền vững.

Bài nghiên cứu dựa trên mô hình kim cương của Michael E.Porter để phân tích năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang và nhận thấy rằng cụm ngành này chưa thực sự phát triển do các nguyên nhân cơ bản mà đa số các tỉnh thành khác ở Việt Nam đều gặp phải, đó là: (i) cơ sở hạ tầng chất lượng kém; (ii) đào tạo và chất lượng nguồn nhân lực yếu: hơn 90% lao động trong ngành du lịch có trình độ thấp hơn trung cấp, tỉnh chưa có cơ sở đào tạo chuyên môn, các chương trình liên kết đào tạo đa số ở trình độ sơ cấp; (iii) nguồn vốn ít, lại đầu tư dàn trải; (iv) các thể chế và dịch vụ hỗ trợ chưa có sự liên kết, chưa được quy hoạch phát triển một cách tích hợp; (v) chương trình truyền thông chưa được thực hiện tốt. Bên cạnh đó, nguyên nhân nổi trội khiến du lịch Kiên Giang chưa phát triển là do: (vi) tỉnh chưa giải quyết được bài toán mâu thuẫn giữa phát triển du lịch và công nghiệp khiến môi trường du lịch bị đe dọa bởi sự phát triển của công nghiệp vật liệu xây dựng, nguồn thu từ hoạt động du lịch nhỏ hơn rất nhiều, chỉ bằng khoảng 10% so với nguồn thu từ các nhà máy xi măng chủ lực của tỉnh; (vii) hình thức du lịch biển- đảo là định hướng phát triển của tỉnh nhưng chất lượng vệ sinh môi trường ở các bãi biển đang bị


xuống cấp, và chưa có hoạt động môi trường nào được triển khai nghiêm túc: theo kết quả khảo sát 113 khách du lịch, gần 54% khách du lịch tìm đến Kiên Giang với hình ảnh là một tỉnh có biển, đảo đẹp, nhưng chỉ có 25% khách quốc tế tham gia tắm biển; (viii) chưa biết khai thác hết thế mạnh của tỉnh: chỉ có 5% khách du lịch cho rằng Kiên Giang sở hữu diện tích rừng phong phú trong khi tỉnh có khu dự trữ sinh quyển thế giới rộng 1.1 ha, với hệ động thực vật đa dạng; (ix) Kiên Giang có nhiều sản phẩm du lịch đặc thù nhưng chưa có kế hoạch để phát triển.

Để phát triển cụm ngành du lịch cần phải thực hiện đồng bộ nhiều chính sách, tuy nhiên những chính sách quan trọng cần phải thực hiện trước là gỡ những nút thắt lớn nhất. Trong những nguyên nhân nêu trên thì hạn chế lớn nhất đối với sự phát triển cụm ngành du lịch Kiên Giang là nhận thức của chính quyền địa phương về phát triển công nghiệp và định hướng công nghiệp hóa theo khai khoáng. Cản trở lớn thứ hai là tính kém chuyên nghiệp của thể chế, tổ chức và con người phục vụ du lịch, dẫn đến nhiều mặt hoạt động của ngành du lịch dường như thả nổi và không bảo vệ được nền tảng tự nhiên cho du lịch. Thứ ba là sự yếu kém của cơ sở hạ tầng du lịch. Với ba hạn chế này, có ba nhóm gợi ý chính sách được tác giả đề ra là: (i) chính quyền địa phương cần xác định đúng động lực phát triển của tỉnh; (ii) quy hoạch và phát triển ngành du lịch một cách chuyên nghiệp, đặc biệt là bảo vệ tài nguyên thiên nhiên cho du lịch; (iii) tập trung nguồn lực đầu tư cho cơ sở hạ tầng du lịch, chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng ở Phú Quốc.



MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

TÓM TẮT iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT viii

DANH MỤC HÌNH VẼ ix

DANH MỤC BẢNG x

DANH MỤC HỘP x

CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1

1.1 Bối cảnh nghiên cứu 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

1.5 Phương pháp nghiên cứu 3

1.6 Nguồn thông tin 3

1.7 Cấu trúc của nghiên cứu 3

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ THUYẾT 4

2.1 Lý thuyết về năng lực cạnh tranh 4

2.2 Lý thuyết về cụm ngành 5

2.3 Du lịch thiên nhiên và du lịch sinh thái 7

2.4 Tổng quan kinh nghiệm phát triển DLST 8

2.4.1 Kinh nghiệm của Costa Rica trong phát triển DLST 8

2.4.2 Chương trình nhãn sinh thái 9

CHƯƠNG 3 PHÂN TÍCH NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỤM NGÀNH DU LỊCH

TỈNH KIÊN GIANG 10

3.1 Các điều kiện về nhân tố đầu vào 10

3.1.1 Nguồn tài sản vật chất 10

3.1.2 Cơ sở hạ tầng 12

3.1.3 Nguồn nhân lực 14

3.1.4 Nguồn kiến thức 15

3.1.5 Nguồn vốn 16

3.2 Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh 17

3.2.1 Tổng quan PCI 17

3.2.2 Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 21

3.3 Các điều kiện cầu 24

3.4 Các ngành công nghiệp phụ trợ và có liên quan 32

3.5 Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang 36

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH 39

4.1 Kết luận 39

4.2 Gợi ý chính sách 40

4.2.1 Đối với chính quyền địa phương 40

4.2.2 Đối với các tác nhân tham gia vào cụm ngành 41

4.2.3 Tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng du lịch Phú Quốc 43

TÀI LIỆU THAM KHẢO 44

PHỤ LỤC 47

Phụ lục 1.1: Mẫu, phương pháp và nội dung phỏng vấn 47

Phụ lục 2.1: Những lợi ích và hạn chế của sự phát triển DLST 57

Phụ lục 2.2: Vai trò của các cơ quan nhà nước trong sự phát triển DLST ở Costa Rica 58

Phụ lục 2.3: Chương trình Quản Lý Môi Trường Bền Vững ở Costa Rica 60

Phụ lục 2.4: Kinh nghiệm thực hiện chương trình nhãn sinh thái 61

Phụ lục 3.1: Phân loại kiểu điểm địa di sản vùng Hà Tiên - Kiên Lương 64

Phụ lục 3.2: Hệ thống giao thông của Kiên Giang 65

Phụ lục 3.3: Phân loại theo độ tuổi và trình độ lao động 66

Phụ lục 3.4: Hiện trạng đào tạo nghiệp vụ du lịch từ 2003- 2011 66

Phụ lục 3.5: Kết quả đánh giá điểm cơ sở hạ tầng 68

Phụ lục 3.6: Danh sách 10 công ty nộp ngân sách nhiều nhất năm 2012 (ĐVT: triệu đồng)... 69 Phụ lục 3.7: Lượt khách đến Kiên Giang qua cơ sở kinh doanh du lịch 71

Phụ lục 3.8: Thị trường khách du lịch quốc tế lớn đến Kiên Giang 71

Phụ lục 3.9: Số lần đến Kiên Giang của du khách 72

Phụ lục 3.10: Doanh thu du lịch chia theo các nguồn thu từ năm 2010- 2012 72

Phụ lục 4.1: Đánh giá năng lực cạnh tranh của cụm ngành và các khuyến nghị 73

Phụ lục 4.2: Khái niệm Khu DTSQ 75

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT‌


CSHT DL DLTN

DT


Cơ sở hạ tầng Du lịch

Du lịch thiên nhiên

Doanh thu

DTSQ

ĐBSCL


Dự trữ sinh quyển

Đồng bằng Sông Cửu Long

FDI

Foreign Direct Investment

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

Gross Domestic Product

Tổng sản phẩm quốc nội

GTSC

Global Tourism Sustainable Criterias

Tiêu chí du lịch bền vững toàn cầu

IMF

International Monetary Fund

Quỹ tiền tệ quốc tế

KDDL

MDEC


Kinh doanh du lịch

Diễn đàn Hợp tác Kinh tế ĐBSCL

NLCT


Năng lực cạnh tranh

ODA

Official Development Assistance

Hỗ trợ phát triển chính thức

PCI

Provincial Competitiveness Index

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

TNHH MTV


Trách nhiệm hữu hạn một thành

viên

TNMT

TP.HCM


Tài nguyên Môi trường

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND


Ủy ban nhân dân

USAID


UNEP

United States Agency for International Development

United Nations Environment

Programme

Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ

VH- TT- DL


Văn hóa- Thể thao- Du lịch

VLXD


Vật liệu xây dựng

WB

World Bank

Ngân hàng thế giới

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 90 trang tài liệu này.

Phân tích năng lực cạnh tranh của cụm ngành du lịch tỉnh Kiên Giang - 1

Xem tất cả 90 trang.

Ngày đăng: 02/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí