Quy Trình Thu Hồi Nợ Và Xử Lý Tài Sản Đảm Bảo:

Các nội dung chính trong định hướng tín dụng của VIB liên quan đến:

- Hạn mức tăng trưởng tín dụng hàng năm;

- Quản lý danh mục khoản vay;

- Định hướng tín dụng theo địa bàn;

- Quản lý rủi ro tín dụng:

Với VIB quản lý rủi ro tín dụng là trách nhiệm chung của toàn hệ thống. Các cấp có thẩm quyền và các cán bộ liên quan đến hoạt động tín dụng trong quá trình tác nghiệp đều phải hướng đến mục tiêu đưa VIB trở thành một ngân hàng phát triển hàng đầu về quy mô tài sản và lợi nhuận, đồng thời có trách nhiệm tuân thủ đầy đủ các quy định về quản lý rủi ro, đảm bảo tăng trưởng bền vững. Với sự giám sát tích cực của HĐQT, BĐH và các cán bộ tác nghiệp và dựa trên:

+ Mức độ rủi ro tiềm tàng của quốc gia, thành phần và ngành kinh tế;

+ Rủi ro tập trung và rủi ro danh mục tín dụng;

- Định hướng tín dụng về tài sản đảm bảo:

+ Trên cơ sở đánh giá mức độ rủi ro và mức độ chấp nhận rủi ro, VIB ban hành các quy chế, quy định, hướng dẫn các đơn vị kinh doanh thực hiện các nội dung liên quan đến tài sản đảm bảo: Điều kiện nhận tài sản bảo đảm, Tỷ lệ cho vay/Tài sản bảo đảm, Nguyên tắc định giá và Phân loại tài sản bảo đảm, Điều kiện cho vay không có tài sản bảo đảm, Hạn mức cho vay không có tài sản đảm bảo đối với một khách hàng và toàn hệ thống;

+ Phân loại: VIB phân Tài sản đảm bảo theo làm 5 loại: A, B, C, D, E theo tính pháp lý, tính thanh khoản (khả năng chuyển đổi thành tiền, khả năng phát mãi tài sản), khả năng quản lý, mức độ uy tín của người vay và chủ sở hữu tài sản, xu hướng biến động giá thị trường của tài sản và các yếu tố khác;

- Định hướng chất lượng tín dụng:

Quy định giới hạn nợ quá hạn, nợ xấu của toàn hệ thống và từng đơn vị kinh doanh và đưa ra các chế tài:

+ Khối Quản lý Tín dụng thường xuyên thực hiện rà soát nợ xấu đối với các đơn vị kinh doanh có tỷ lệ nợ xấu trên 3% và đề xuất điều chỉnh thẩm quyền phê duyệt của Trưởng đơn vị quản lý (nếu thấy cần thiết), việc rà soát nợ xấu cũng áp dụng đối với các Vùng và Giám đốc Vùng;

+ Khối Quản lý Tín dụng thực hiện rà soát các khoản nợ xấu của các Quản lý Khách hàng và Quản lý Khách hàng nào có nợ xấu trên 10% dư nợ quản lý sẽ bị dừng kinh doanh để tập trung cho công tác thu hồi nợ cho đến khi tỷ lệ nợ xấu giảm xuống dưới 10%;

+ Quy trách nhiệm cá nhân đối với các khoản rủi ro tín dụng do các nguyên chủ quan của cán bộ trong việc không tuân thủ các quy chế, quy trình, quy định, hướng dẫn cấp tín dụng của VIB.

- Chính sách Khách hàng, lãi suất, phí;

2.2.3.2. Chính sách khách hàng:

Nội dung của chính sách khách hàng:

+ Quy định về Xếp loại khách hàng: Tiêu chí xếp loại khách hàng; Quy định về tiêu thức và thang điểm; Xếp loại và phân hạng khách hàng: gồm 10 hạng khách hàng và 5 nhóm (AAA, AA, A; BBB, BB; B, CCC, CC; C;D)

+ Chính sách khách hàng chung: Ưu tiên áp dụng cho các khách hàng tốt, khách hàng cốt lõi, khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ và sản phẩm của VIB, khách hàng đang quan hệ với VIB, các khách hàng đang hoạt động trong lĩnh vực mà VIB khuyến khích cấp tín dụng; Hạn chế cho vay các khách hàng hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà VIB đánh giá tiềm ẩn rủi ro cao, khách hàng đang có dư nợ quá hạn hoặc có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng trả nợ;

+ Chính sách về lãi suất, VIB quy định mức lãi suất áp dụng cho từng đối tượng khách hàng theo định hướng tín dụng và kế hoạch lợi nhuận hàng năm và áp dụng nguyên tắc: khách hàng có mức độ rủi ro càng cao thì áp dụng lãi suất càng cao và ngược lại; Mức độ rủi ro của từng khách hàng được VIB xác định trên cơ sở xếp hạng tín dụng nội bộ (xếp hạng khách hàng);

+ Chính sách bảo đảm tiền vay: chỉ cho vay không có tài sản đảm bảo hoặc nhận các tài sản có mức độ rủi ro cao, tính thanh khoản thấp đối với các khách hàng tốt, khách hàng cốt lõi, khách hàng kinh doanh trong những lĩnh vực ít rủi ro hoặc ngành nghề kinh doanh có những lợi thế riêng; VIB quy định tỷ lệ cho vay tối đa trên mỗi loại tài sản đảm bảo cho từng loại khách hàng; Đối với các khách hàng xếp hạng càng thấp thì yêu cầu về tài sản đảm bảo càng được chặt chẽ để đảm bảo an toàn cho VIB khi cấp tín dụng;

+ Ngoài ra VIB cũng áp dụng chính sách khách hàng về dịch vụ, phí dịch vụ và chính sách huy động tiền gửi đối với khách hàng nhằm ưu đãi, thu hút những khách tốt, khách hàng cốt lõi và khách hàng sử dụng nhiều dịch vụ, sản phẩm của VIB;

+ Quy định về giới hạn cho vay đối với mỗi loại tài sản bảo đảm ứng với mỗi loại khách hàng (theo xếp hạng tín dụng nội bộ) dựa trên các yếu tố: số tiền gốc, lãi và các chi phí có thể phát sinh tính đến thời điểm có thể xử lý thu hồi nợ; mức độ hiệu quả, tính khả thi của dự án vay vốn và khả năng thu hồi nợ; đối tượng khách hàng vay và các yếu tố khác theo quy định của VIB trong từng thời kỳ;

+ VIB quy định về quy trình tiếp nhận, quản lý hồ sơ, kiểm tra tài sản bảo đảm, theo dõi sự biến động của tài sản bảo đảm, quy trình xư lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ hoặc hoàn trả tài sản bảo đảm khi khách hàng thực hiện xong nghĩa vụ đối với VIB;

2.2.3.3. Các sản phẩm tín dụng:

Dựa trên tính phổ biến, tính đặc thù của từng lĩnh vực, sản phẩm cấp tín dụng và Quy chế cho vay, Quy chế đảm bảo tiền vay, chính sách, định hướng phát triển tín dụng VIB ban hành các quy định về sản phẩm tín dụng.

- Mục đích ban hành các sản phẩm: đa dạng hóa hình thức cấp tín dụng phù hợp với các quy định của pháp luật và của VIB, tạo sự khác biệt và vượt trội trong cạnh tranh, tối ưu hóa các ưu điểm trong quá trình cấp tín dụng, thuận tiện trong việc xem xét cấp tín dụng cho khách hàng.

- Cấu trúc sản phẩm gồm: Mô tả sản phẩm, Điều kiện sử dụng sản phẩm đối với khách hàng và Nội dung sản phẩm (mức cho vay, lãi suất, phê duyệt khoản vay, thời hạn cho vay tối đa, kỳ hạn trả nợ, ...);

- Danh mục sản phẩm có sản phẩm tín dụng dành cho Khách hàng Doanh nghiệp và sản phẩm tín dụng dành cho Khách hàng Cá nhân;

- Sản phẩm tín dụng dành cho Khách hàng Doanh nghiệp có: Tài trợ vốn lưu động, Thấu chi tài khoản, Tài trợ xuất khẩu, Tài trợ nhập khẩu, Chiết khấu hối phiếu, Cho vay dự án và đầu tư tài sản cố định, Bao thanh toán nội địa, Bảo lãnh doanh nghiệp, Cho vay Đồng tài trợ, Cho vay ủy thác, ...

- Sản phẩm tín dụng dành cho Khách hàng Cá nhân: Cho vay mua bất động sản, Cho vay góp vốn mua nhà, Cho vay trả góp mua nhà đất, Cho vay mua xe hơi tiêu dùng, Cho vay hộ kinh doanh, Cho vay tiểu thương chợ, Cho vay du học, Hỗ trợ tài

chính nâng cao kiến thức, Cho vay tiêu dùng, Cho vay cầm cố chứng từ có giá, Cho tín chấp tiêu dùng, Cho vay tín chấp cán bộ nhân viên, Cho vay thấu chi tài khoản, Cho vay kinh doanh chứng khoán, ...

2.2.4. Quy trình thu hồi nợ và xử lý tài sản đảm bảo:

- Thu hồi nợ là bước cuối cùng trong quy trình cho vay, bao gồm thu hồi gốc và lãi của các khoản vay đến hạn, quá hạn và các khoản trả nợ trước hạn; để đảm bảo việc thu hồi nợ và hạn chế nợ quá hạn, VIB quy định các Quản lý Khách hàng có trách nhiệm:

+ Theo dõi và đôn đốc việc trả nợ của khách hàng theo các quy định đã thuận trong Hợp đồng tín dụng;

+ Lập và trình Trưởng phòng tín dụng ký thông báo nợ đến hạn trước mỗi kỳ hạn

trả nợ ít nhất 5 ngày làm việc gửi cho khách hàng;

+ Thực hiện kiểm tra, giám sát định kỳ hoặc đột xuất để đánh giá đúng khả năng

trả nợ của khách hàng;

+ Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của Khách hàng để đảm bảo thu hồi nợ;

+ Tích cực xử lý sớm các khoản vay có dấu hiệu bất thường;

+ Thực hiện các biện pháp cần thiết để thu hồi nợ có hiệu quả;

+ Thực hiện quy trình xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ;

+ Đối với các khoản nợ quá hạn trên 90 ngày (nợ xấu), VIB quy định các đơn vị kinh doanh phải chuyển hồ sơ và phối hợp với Phòng Xử lý nợ và Khai thác tài sản để xử lý thu hồi nợ.

- Khi khách hàng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ đã thỏa thuận, VIB có thể thực hiện các biện pháp xử lý tài sản bảo đảm:

+ Yêu cầu bên thứ ba có nghĩa vụ thực hiện việc trả nợ (nếu có);

+ Thu giữ tài sản bảo đảm, nhận bàn giao tài sản bảo đảm để xử lý;

+ Bán/cho thuê/cho thuê lại tài sản bảo đảm;

+ Nhận chính tài sản bảo đảm để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ của khách

hàng;

+ Thuê bên thứ 3 có chức năng và chuyên môn thực hiện việc đấu giá tài sản bảo đảm để thu hồi nợ;

+ Khởi kiện theo quy định của pháp luật để buộc khách hàng thực hiện nghĩa vụ

trả nợ;

2.2.5. Trích lập dự phòng rủi ro:

VIB thực hiện trích lập một khoản dự phòng chung bằng 0,75% trên tổng các khoản cho vay chưa được thanh toán thuộc các nhóm từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 và các thư bảo lãnh còn hiệu lực, thư tín dụng, các cam kết cho vay không hủy ngang tại ngày cuối tháng hoặc ngày cuối quý trước đó.

VIB cũng trích lập Dự phòng cụ thể trên cơ sở rủi ro tín dụng thuần của các khoản cho vay và tạm ứng (được tính sau khi đã trừ đi giá trị của các khoản bảo đảm đã nhận) đối với mỗi khách hàng theo các tỷ lệ tương ứng với từng nhóm như sau:

Nhóm nợ

Phân loại nợ

Tỷ lệ dự phòng

Nhóm 1

Nợ đủ tiêu chuẩn

0%

Nhóm 2

Nợ cần chú ý

5%

Nhóm 3

Nợ dưới tiêu chuẩn

20%

Nhóm 4

Nợ nghi ngờ

50%

Nhóm 5

Nợ có khả năng mất vốn

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 8

2.2.6. Kiểm tra giám sát tín dụng độc lập:

- Giám sát tín dụng độc lập là một khâu quan trọng trong quy trình kiểm soát rủi ro tín dụng với mục tiêu đảm bảo các khoản cấp tín dụng được sử dụng đúng mục đích, phát hiện chấn chỉnh kịp thời những tồn tại, vi phạm có khả năng ảnh hưởng đến việc thu hồi nợ của Ngân hàng;

+ Giám sát tín dụng độc lập đảm bảo các quy định của pháp luật, các cơ chế, chính sách, định hướng của VIB trong hoạt động cấp tín dụng được tuân thủ đầy đủ và đưa ra những cảnh báo nhằm hạn chế rủi ro;

+ Giám sát tín dụng độc lập nhằm kiểm soát và cung cấp thông tin phục vụ cho công tác quản lý điều hành và cung cấp các thông tin tín dụng cho cơ quan có thẩm quyền;

+ Về tổ chức bộ máy Giám sát tín dụng độc lập của VIB có: Phòng Giám sát tín dụng thuộc Khối Quản lý tín dụng và Phòng Kiểm toán nội bộ thuộc Ban Kiểm soát;

- Phòng Giám sát tín dụng có 2 bộ phận: Bộ phận Giám sát tín dụng trực tiếp và Bộ phận báo cáo xử lý dữ liệu tín dụng; trong đó Bộ phận Giám sát tín trực tiếp kiểm tra hồ sơ cấp tín dụng tại các đơn vị kinh doanh:

+ Thực hiện kiểm tra trực tiếp tất cả các khoản nợ nhóm 1, giám sát, theo dõi và xử lý các thông tin tín dụng để phục vụ cho công tác quản trị điều hành hoạt động tín

dụng, công tác đôn đốc thu hồi nợ vay trên toàn hệ thống;

+ Kiểm tra tính tuân thủ các quy định về cấp tín dụng tại các đơn vị kinh doanh

trong việc phê duyệt, tuân thủ phê duyệt và quản lý hồ sơ cấp tín dụng;

+ Kiểm tra đối chiếu sự tuân thủ trong việc phản ánh các thông tin thực tế của khách hàng với các nội dung trong tờ trình đề xuất cấp tín dụng, các nội dung yêu cầu phải cập nhật vào Hệ thống thông tin tín dụng của VIB, Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ;

+ Kiểm tra thực tế khách hàng (nếu cần thiết), kiểm tra tình hình sản xuất kinh

doanh, tình hình tài chính của khách hàng;

+ Lập báo cáo kết quả Giám sát tín dụng, đánh giá mức rủi ro đối với những vấn đề không tuân thủ đúng quy định và trách nhiệm cá nhân liên quan, yêu cầu chấn chỉnh, sửa chữa và bổ sung;

- Phòng Kiểm toán nội bộ gồm:

+ Bộ phận Giám sát hoạt động: giám sát mọi mặt hoạt động của VIB nhằm bảo đảm kiểm soát được các mục tiêu an toàn trong kinh doanh và phục vụ cho công tác kiểm toán trực tiếp;

+ Bộ phận Kiểm toán trực tiếp: trực tiếp kiểm toán các nội dung hoạt động trên các hồ sơ, chứng từ, tài liệu tại Hội sở chính và các đơn vị kinh doanh theo kế hoạch kiểm toán hay theo quyết định của Trưởng ban Kiểm soát nhằm đảm bảo sự tuân thủ quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của VIB. Kiểm toán bất thường hay đột xuất theo yêu cầu của Ban Kiểm soát hoặc Hội đồng Quản trị;

+ Bộ phận Giám sát sau Kiểm toán trực tiếp: Giám sát theo dõi các hoạt động sửa chữa, khắc phục, hoàn thiện của lãnh đạo các đơn vị đối với các vấn đề mà kiểm toán trực tiếp đã ghi nhận và khuyến nghị.

2.2.7. Hệ thống thông tin quản trị tín dụng:

- Hệ thống thông tin quản trị tín dụng là tập hợp các thông tin liên quan đến quá trình cấp tín dụng đối với khách hàng được thu thập, xử lý, tổng hợp, khai thác và cung cấp trên phạm vi toàn hệ thống VIB với mục đích đảm bảo an toàn cho hoạt động cấp tín dụng của VIB, phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Hệ thống thông tin tín dụng tại VIB có hai cấu thành chính là: Thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng và Hệ thống các báo cáo tín dụng:

+ Hệ thống thông tin khách hàng có quan hệ tín dụng được cập nhật và lưu trữ trong hồ sơ cấp tín dụng và nhập vào hệ thống thông tin của VIB bởi các đơn vị kinh doanh, chủ yếu do bộ phận Giao dịch tín dụng thực hiện;

+ Hệ thống báo cáo thông tin tín dụng: theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, Cơ quan thống kê và yêu cầu quản trị của VIB nhằm quản trị thông tin tín dụng chi tiết tới từng khách hàng, lịch sử giao dịch và quan hệ với VIB; các Báo cáo quản trị tín dụng của VIB như thông tin diễn biến dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu, tài sản bảo đảm, đồng tiền cho vay, lãi suất, kỳ hạn, ... nhằm đưa ra cảnh báo cho hệ thống, bảo đảm duy trì các tỷ lệ, chính sách, định hướng tín dụng;

2.3. Kết quả kinh doanh với các chỉ tiêu cơ bản:

Tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh của VIB:


Các chỉ số quan trọng

Năm

2007

2008

2009

2010

2011

Tổng tài sản (nghìn tỷ VNĐ)

39

35

57

94

96

Huy động (nghìn tỷ VNĐ)

19

24

34

60

58

Dư nợ (nghìn tỷ VNĐ)

17

20

27

42

43

Lợi nhuận trước thuế (tỷ VNĐ)

426

230

614

1,051

849


Tóm tắt về tình hình tài chính và kết quả hoạt động kinh doanh của VIB trong các năm tài chính kết thúc vào ngày 31 tháng 12 các năm 2009, 2010 và 2011 theo Chuẩn mực Kế toán Việt Nam và các nguyên tắc kế toán được chấp nhận chung tại Việt Nam (VAS) và theo các Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế (IFRS) (nêu ở Phần 2 Phụ lục). Các thông tin này được trích từ các báo cáo tài chính đã công bố của VIB do Công ty TNHH Deloitte Việt Nam kiểm toán.

2.4. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Vũng Tàu

2.4.1. Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Quốc tế - Chi nhánh Vũng Tàu:

Ngân hàng TMCP Quốc tế chi nhánh Vũng Tàu (VIB Vũng Tàu) được thành lập ngày 12/10/2006. Sau 5 năm hoạt động trên địa bàn với vị thế là đơn vị ngân hàng cấp I, Chi nhánh đã cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại và tiện ích tới các khách hàng tổ chức kinh tế và cá nhân như: nhận tiền gửi, cho vay, thanh toán nội địa, kinh

doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, kiều hối, thẻ tín dụng, phát hành bảo lãnh… Trong quá trình hoạt động 5 năm qua, Chi nhánh từng bước nâng cao năng lực kinh doanh trên một địa bàn ngày càng thu hút thêm nhiều đơn vị ngân hàng thành lập mới và hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ.

Với đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có trình độ nghiệp vụ khá giỏi, kỹ năng giao tiếp và chăm sóc tốt khách hàng, nhờ vậy, Chi nhánh VIB Vũng Tàu có tốc độ phát triển nhanh chóng. Số lượng khách hàng có quan hệ với Chi nhánh tăng nhanh, hiện có hơn 6.000 khách hàng cá nhân và 400 Doanh nghiệp giao dịch thường xuyên. Các chỉ tiêu nghiệp vụ chủ yếu qua các năm Chi nhánh đều thực hiện vượt kế hoạch. Đến nay, tổng nguồn vốn huy động 2.100 tỷ đồng, dư nợ cho vay các thành phần kinh tế trên địa bàn 370 tỷ đồng với 04 điểm giao dịch là: Phòng giao dịch Bà Rịa tại số 1264-1266 Bạch Đằng, thị xã Bà Rịa; phòng giao dịch Rạch Dừa tại số 291, đường 30/4, phường Rạch Dừa, Thành phố Vũng Tàu; phòng giao dịch Nguyễn Hữu Cảnh tại tầng 1 tòa nhà số 2 Nguyễn Hữu Cảnh, Phường Thắng Nhất, Tp Vũng Tàu và trụ sở chính tại số 01K1 Nguyễn Thái Học, Phường 7, TPVT.

Cùng với sự trưởng thành là những đóng góp thiết thực của chi nhánh đối với sự phát triển kinh tế của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Trong chặn đường xây dựng và phát triển, chi nhánh luôn xác định nhiệm vụ quan trọng hàng đầu là người bạn đồng hành của các Ngân hàng, hỗ trợ tích cực cho mọi hoạt động của ngành dầu khí vốn là thế mạnh trên địa bàn tỉnh và cả nước và các Ngân hàng khác trên địa bàn.


2.4.2. Chức năng nhiệm vụ của chi nhánh và cơ cấu tổ chức:

Chức năng, nhiệm vụ:

Ngay từ khi thành lập, chi nhánh Ngân hàng TMCP Quốc tế Chi nhánh Vũng tàu đã đặt ra các nhiệm vụ chính như sau:

- Cung cấp các sản phẩm; dịch vụ ngân hàng cho các tổ chức, cá nhân trên địa

bàn tỉnh..

- Phát triển thương hiệu; hình ảnh VIB trên địa bàn tỉnh.

Cơ cấu tổ chức:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023