Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 12

PHỤ LỤC


Phụ lục 1. Các Khối, Ban, Vùng của VIB:

1.1. Khối Nghiệp vụ Tổng hợp:

Khối Nghiệp vụ Tổng hợp chính thức được thành lập từ giữa tháng 3 năm 2009 trên cơ sở cơ cấu và tổ chức lại các phòng thuộc Khối Hỗ trợ và Khối Công nghệ ngân hàng trước đây. Khối nghiệp vụ Tổng hợp có chức năng quản lý các nghiệp vụ hỗ trợ nhằm đảm bảo hỗ trợ tốt cho hoạt động kinh doanh của hệ thống VIB. Khối nghiệp vụ Tổng hợp bao gồm 7 phòng ban: Pháp chế và tuân thủ, Trung tâm Công nghệ, Trung tâm thanh toán, Trung tâm xử lý giao dịch tập trung, Quản lý chất lượng dịch vụ, Hành chính và phòng Quản lý Bất động sản và xây dựng cơ bản.

1.2. Khối Quản lý rủi ro:

Khối Quản lý rủi ro chính thức được thành lập từ giữa tháng 3 năm 2009. Chức năng chính của Khối Quản lý rủi ro là xây dựng các chính sách quản lý rủi ro, chịu trách nhiệm quản lý và đưa ra các cảnh báo sớm về rủi ro hoạt động, rủi ro tín dụng và rủi ro thị trường. Khối Quản lý rủi ro bao gồm 3 phòng chính: Phòng Quản lý rủi ro tín dụng, Phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Phòng Quản lý rủi ro thị trường.

1.3. Khối Khách hàng Doanh nghiệp:

Khối Khách hàng doanh nghiệp được thành lập với chức năng là cung cấp các sản phẩm tài chính cho các khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng doanh nghiệp lớn. Kể từ khi thành lập, Khối luôn đóng vai trò quan trọng trong thu nhập cũng như chiến lược phát triển của ngân hàng. Các sản phẩm chính của Khối Khách hàng Doanh nghiệp bao gồm các sản phẩm huy động và cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp, bao thanh toán, tài trợ thương mại… Ngoài ra, Khối cũng cung cấp các dịch vụ với mức phí phù hợp như chi trả lương, quản lý dòng tiền và dịch vụ thu mua ngoại tệ.

Khối Khách hàng doanh nghiệp bao gồm 3 phòng ban chính và các Vùng kinh doanh bao gồm Phòng Tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng Định chế tài chính và Phòng Quản lý sản phẩm .

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

1.4. Khối Ngân hàng Bán lẻ:

Nhiệm vụ chính của Khối Bán lẻ là cung cấp các sản phẩm huy động, cho vay và

Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 12

các dịnh vụ ngân hàng tới các khách hàng là cá nhân thông qua hệ thống mạng lưới và hệ thống công nghệ như ATM, tài khoản e-saving và mobile banking, dịch vụ e- banking,...Hiện nay, Khối đang tập trung tăng cường thị phần của mình bằng việc mở rộng thêm mạng lưới hoạt động và tăng cường phát triển các gói sản phẩm và dịch vụ phù hợp với nhu cầu của khách hàng.

Khối Ngân hàng Bán lẻ được chia làm 5 phòng ban chính và các vùng kinh doanh bao gồm: Phòng Tiếp thị và phát triển thị trường, Phòng Quản lý Quan hệ đối tác, Phòng Quản lý sản phẩm, Phòng Quản lý mạng lưới, Phòng Quản lý các kênh phân phối phi vật lý.

1.5. Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối:

Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối được thành lập với nhiệm vụ là quản lý tài sản nợ có, giao dịch và mua bán bao gồm đầu tư chứng khoán, trái phiếu, giao dịch trên thị trường liên ngân hàng và giao dịch ngoại hối, đồng thời đảm bảo tính thanh khoản cho hoạt động của ngân hàng. Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối được chia làm 3 phòng chính: Phòng Thị trường tiền tệ, Phòng Ngoại hối, Phòng Trái phiếu và Đầu tư.

Ngoài ra, VIB cũng có những quy định riêng nhằm quản lý hoạt động đầu tư và giao dịch của Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối bao gồm quy định về định mức đầu tư, thẩm quyền phê duyệt và các quy trình quản lý nhằm giảm thiểu rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối và nguồn vốn.

1.6. Khối Quản lý tín dụng:

Khối Quản lý tín dụng có nhiệm vụ quan trọng là xây dựng chính sách tín dụng, tái thẩm định và quản lý chất lượng tín dụng trên toàn hệ thống VIB. Cơ cấu Khối Quản lý tín dụng bao gồm: Phòng Chế độ tín dụng, Phòng Quản lý tài sản đảm bảo, Phòng Tái thẩm định, Phòng Quản lý giao dịch tín dụng và Trung tâm thu hồi nợ và khai thác tài sản.

Về cơ cấu về tín dụng: Hiện nay VIB đang tập trung cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs), khách hàng doanh nghiệp lớn và định chế tài chính, chiếm 70% tổng dư nợ; tiếp đến là khách hàng cá nhân, chiếm 30%.

1.7. Ban Tài Chính:

Chức năng chính của Ban Tài chính là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống

đối với các hoạt động tài chính của VIB. Ban Tài chính bao gồm 3 bộ phận chính là: Bộ phận Kế toán Tổng hợp, Bộ phận Phân tích tài chính và Bộ phận Quản lý Chi tiêu nội bộ.

1.8. Ban Nhân sự:

Chức năng chính của Ban Nhân sự là quản lý, điều hành và giám sát hệ thống trong hoạt động Nhân sự. Ban Nhân sự bao gồm 3 phòng ban chính là: Phòng Tuyển dụng, Phòng Đào tạo, Phòng Chế độ và Chính sách và Quan hệ lao động.

Về cơ cấu, về độ tuổi, trình độ nhân sự của VIB thay đổi nhiều so với các năm trước đây đặc biệt trình độ Đại học và trên Đại học của đội ngũ cán bộ nhân viên tăng lên rõ rệt. Ngoài ra trình độ cán bộ của VIB được nâng lên do thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng lại các nghiệp vụ và kiến thức mới.

1.9. Ban Kế hoạch Chiến lược & Quản lý dự án:

Chức năng chính của Ban Kế hoạch Chiến lược là xây dựng, hoạch định chiến lược, chính sách phát triển, và kế hoạch kinh doanh. Ngoài ra Ban Kế hoạch chiến lược còn chịu trách nhiệm nghiên cứu, phân tích thông tin về môi trường kinh doanh và đối thủ cạnh tranh, làm đầu mối quản lý, theo dõi, đánh giá hiệu quả triển khai các dự án của VIB.

1.10. Ban Quản lý Thương hiệu và Truyền thông

Chức năng chính của Ban Quản lý Thương hiệu và Truyền thông là quản lý, điều hành và giám sát các hoạt động về quản lý Thương hiệu và Truyền thông. Cơ cấu tổ chức của Ban Quản lý Thương hiệu và Truyền thông bao gồm 3 phòng ban chính: Phòng Quản lý và phát triển thương hiệu, phòng Quản lý Quan hệ với nhà đầu tư và phòng Quản lý Truyền thông.

1.11. Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC

Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB AMC được thành lập theo quyết định số 3181/QĐ NHNN ra ngày 28/12/2009 của Ngân hàng Nhà Nước với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng.

VIB AMC hoạt động theo mô hình công ty TNHH 1 thành viên do VIB làm chủ sở hữu, với mục đích quản lý, khai thác có hiệu quả những tài sản đảm báo của các khoản nợ xấu, tăng cường khả năng phòng ngừa những rủi ro tài chính trong các hoạt động tín dụng, góp phần nâng cao chất lượng và sự an toàn trong các hoạt động tín

dụng của VIB.

Bên cạnh việc đáp ứng nhu cầu về xử lý nợ và quản lý tài sản của VIB, VIBAMC sẽ sử dụng các kỹ năng chuyên sâu của mình để phục vụ nhu cầu xử lý nợ và tài sản tồn đọng của các Tổ chức tín dụng khác;

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí