Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 11

bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để làm căn cứ xác định mức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp. Với cán bộ tín dụng, lương và thưởng thường được dựa vào số dư nợ, số lượng khách hàng và chất lượng tín dụng. Nếu cán bộ tín dụng có dư nợ cao nhưng chất lượng tín dụng thấp thì lương - thưởng vẫn có thể rất thấp, và tất nhiên là không thể thăng tiến. Như vậy, việc xác định mức tổn thất ước tính với từng danh mục cho vay của từng cán bộ tín dụng sẽ định lượng rõ chất lượng tín dụng của từng cán bộ. Điều này buộc cán bộ tín dụng phải luôn nỗ lực tránh rủi ro nếu không sẽ nhận mức lương - thưởng rất thấp cho dù là cán bộ có thâm niên cao.

Thứ tư, xây dựng cơ chế quản lý các khoản nợ xấu:

- VIB cần xây dựng bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo sớm các khoản nợ có vấn đề và các quy trình xử lý các khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấp nhất các tổn thất khi xảy ra rủi ro;

- VIB cần có quy định, quy trình chuẩn hóa công việc xử lý nợ quá hạn, nợ xấu; VIB cần quy định quy trình chuyển các khoản nợ xấu sang cho công ty VIB AMC xử lý dưới dạng thuê dịch vụ đòi nợ và có cơ chế mua bán nợ giữa VIB và VIB AMC hoặc bán nợ cho bên thứ ba nhằm nhanh chóng thu hồi vốn, giảm nợ xấu, nợ quá hạn và hạn chế tổn thất;

- Cần có quy định về việc nhận TSBĐ thay thế cho nghĩa vụ trả nợ (gán nợ) đối

với những trường hợp việc xử lý nợ kéo dài.

- Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòng rủi ro theo các quy định của

pháp luật đối với các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu.

- Ủy quyền cho các đơn vị kinh doanh quyết định áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay, như việc quyết định xử lý tài sản thế chấp, cầm cố hoặc khởi kiện.

Thứ năm, nâng cao chất lượng của hệ thống thông tin tín dụng:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

Trong hoạt động tín dụng, thông tin là yếu tố quan trọng giúp cho Ngân hàng ra quyết định có đầu tư hay không. Để thẩm định cấp tín dụng, cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào các thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải thu thập, thẩm định, xử lý thông tin liên quan đến phương án, dự án từ nhiều nguồn khác nhau. Việc tổ chức lưu trữ, thu thập các thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin công nghệ, xây dựng hệ thống cung cấp thông tin chấm điểm và xếp hạng tín dụng khách

hàng,… dựa trên việc sử dụng các phần mềm tin học sẽ góp phần giúp việc đánh giá, thẩm định chính xác, nâng cao tốc độ xử lý và chất lượng của quyết định cho vay và đầu tư.

Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 11

- VIB cần tăng cường công tác thông tin giúp phòng ngừa, ngặn chặn và hạn chế rủi ro. Hoạt động kinh doanh ngân hàng rất nhạy cảm trước các biến động về chính trị, kinh tế, xã hội. Thông tin kinh tế, đặc biệt là thông tin phòng ngừa rủi ro cần được cập nhật và khai thác triệt để trong quản trị kinh doanh ngân hàng. Có như vậy mới giảm thiểu được những rủi ro khách quan và chủ quan do thiếu thông tin hoặc không khai thác triệt để các thông tin phục vụ cho công tác quản trị rủi ro của ngân hàng.

- VIB cần tiếp tục nâng cấp hệ thống quản trị thông tin và các hệ thống IT để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro; Xây dựng hệ thống thông tin cảnh báo sớm các dấu hiệu, các khoản vay có nguy cơ rủi ro, xác định được những lĩnh vực, những ngành có tiềm ẩn rủi ro cao.

- Hệ thống công nghệ thông tin và vận hành cần được bảo dưỡng và cập nhật thường xuyên. Những chức năng cơ bản của những phần mềm ứng dụng cho quản trị rủi ro ít nhất cần bao gồm (i) Nhập dữ liệu được phân cấp (dữ liệu tổn thất, các chỉ số rủi ro, các phản hồi để đánh giá rủi ro), (ii) Tập trung đánh giá trên mọi phạm vi kinh doanh (xác định của quy định điều chỉnh và vốn đầu tư, sự tập hợp và sự so sánh các kết quả mọi thành phần rủi ro hoạt động báo cáo cho Hội đồng quản trị (iii) Tập trung và/hoặc phân cấp quản lý.

Thứ sáu, công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ:

- VIB cần đẩy mạnh công tác kiểm soát nội bộ với mục tiêu quan trọng xây dựng được hệ thống tìm kiếm những xu hướng tiềm ẩn tiêu cực, bất ổn và thiếu sót trong hoạt động của ngân hàng để đưa ra biện pháp chấn chỉnh.

+ Xây dựng kế hoạch phù hợp và thực hiện nghiêm ngặt các quy trình kiểm tra nghiệp vụ nhằm phát hiện những sai sót có khả năng dẫn đến rủi ro, có biện pháp chấn chỉnh kịp thời.

+ Hoàn thiện các hình thức và biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiện sớm những sai sót, để chấn chỉnh, hạn chế được những rủi ro chủ quan.

+ Từ kết quả kiểm tra nghiệp vụ tại các đơn vị doanh cần tổng kết để rút kinh nghiệm, quán triệt trong toàn hệ thống nhằm góp phần nâng cao năng lực quản trị rủi

ro của Ngân hàng.

- VIB cần thực hiện chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân và đơn vị. Đây là cơ chế động lực khuyến khích những đơn vị, cá nhân làm tốt và xử lý những đơn vị, cá nhân để xảy ra rủi ro do yếu tố chủ quan làm ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh và uy tín của Ngân hàng tuỳ theo mức độ vi phạm. Có thưởng, phạt nghiêm minh mới thúc đẩy, nâng cao ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh của mỗi CBNV nghiệp vụ, từng đơn vị, hạn chế rủi ro, nâng cao hiệu quả kinh doanh.


3.3 Những giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình QLRR tín dụng:

Việc lựa chọn mô hình phê duyệt tín dụng tập trung và giám sát rủi ro tín dụng phân tán trên toàn hệ thống đã góp phần giúp VIB trở thành một trong số ít những ngân hàng thương mại luôn đạt được tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên mô hình quản lý rủi ro tín dụng của VIB cũng cần có những giải pháp nhằm hoàn thiện nhằm tăng sức canh tranh và kiểm soát rủi ro ngày tốt hơn, có thể phân thành hai nhóm giải pháp sau:

Một là, tiếp tục hoàn thiện mô hình phê duyệt tín dụng tập trung:

Nhằm đẩy nhanh tốc độ phê duyệt tín vừa đảm bảo chất lượng phục vụ cho hoạt động kinh doanh, tăng sức mạnh cạnh tranh vừa đảm bảo kiểm soát được rủi ro, tính chuyên nghiệp và tính độc lập giữa các khâu: phát triển khách hàng, thẩm định cấp tín dụng và phê duyệt tín dụng, VIB cần:

- Thường xuyên tuyển dụng, đào tạo và sàng lọc nhằm đảm bảo đủ nhân sự có chất lượng tốt để thực hiện công tác thẩm định, quyết định cấp tín dụng và kiểm tra kiểm soát rủi ro.

- Xây dựng và triển khai các bộ phận Tái Thẩm định theo các Vùng kinh doanh, các Trung Tâm Tái Thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển của mạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

+ Tái Thẩm định Vùng là bộ phận tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Vùng và/hoặc các cá nhân được giao trách nhiệm phê duyệt tín dụng xem xét, phê duyệt trong phạm vi thẩm quyền được giao.

+ Các Trung Tâm Tái thẩm định Miền (Miền Bắc, Miền Trung, Miền Nam) là cơ

quan tái thẩm định và đề xuất cấp tín dụng trình Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng,

Phó Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng, Hội đồng Tín dụng, Tổng Giám đốc và Ủy ban

Tín dụng xem xét phê duyệt trong phạm vi hạn mức rủi ro được phân quyền.

- Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyên nghiệp trực thuộc Khối Quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giao quyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụng độc lập một cách khoa học, hợp lý;

- Rà soát, thống kê và phân tích cơ sở dữ liệu cấp tín dụng, các khoản tín dụng rủi ro, đánh giá nguyên nhân rủi ro để xây dựng hệ thống phân cấp phê duyệt tín dụng một cách hợp lý, sử dụng nguồn lực nhân sự một cách hiệu quả.

Hai là, hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng:

- Tiếp tục nghiên cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh doanh thành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận Marketing, phát triển khách hàng và bộ phận thẩm định khách hàng, thẩm định tín dụng:

+ Bộ phận Marketing, phát triển khách hàng: là bộ phận nòng cốt trong việc quản trị quan hệ với khách hàng như tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tìm hiểu nhu cầu khách hàng, giới thiệu các sản phẩm của ngân hàng cho khách hàng cũng như tìm hiểu nhu cầu của khách hàng để giúp ngân hàng hoàn thiện, phát triển các sản phẩm tối ưu cho khách hàng. Đây cũng là bộ phận hướng dẫn khách hàng hoàn thiện hồ sơ vay vốn, thu thập hồ sơ vay vốn của khách hàng để cung cấp cho bộ phận thẩm định/tái thẩm định tín dụng.

+ Bộ phận thẩm định tín dụng: thực hiện chức năng thẩm định tín dụng đọc lập, phân tích các số liệu, hồ sơ do khách hàng cung cấp, thực hiện kiểm tra thực tế khách hàng, đối chiếu với các thông tin đã có, tham chiếu các quy định của ngân hàng để lập tờ trình đề xuất tín dụng cho khách hàng.

- Chuyển giao bộ phận Giao dịch tín dụng từ các đơn vị kinh doanh về Phòng Giao dịch tín dụng Vùng thuộc Khối Hỗ trợ:

+ Nhằm kiểm soát rủi ro ngay tại các đơn vị kinh doanh, từ năm 2007 VIB thành lập Phòng Giao dịch tín dụng thuộc Khối Quản lý Tín dụng và có các bộ phận Giao dịch tín dụng tại các đơn vị kinh doanh để tác nghiệp nghiệp vụ như kiểm tra sự đầy đủ, tính pháp lý, tính tuân thủ của hồ sơ cấp tín dụng và thực hiện chức năng hỗ trợ giao dịch đối với hoạt động cấp tín dụng.

+ Từ tháng 7 năm 2010 VIB bắt đầu quá trình chuyển giao Phòng Giao dịch tín dụng về Khối Hỗ trợ và thành lập các Phòng Giao dịch tín dụng tại các Vùng, các Tổ giao dịch Tín dụng tại các Trung tâm kinh doanh lớn (chi nhánh đầu mối cấp tỉnh) nhằm tăng cường tính độc lập, sự chuyên nghiệp của bộ phận này, góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, hiệu quả kinh doanh và hạn chế rủi ro; Đây là bộ phận tác nghiệp về nghiệp vụ và quản trị sự tuân thủ theo các quy định của ngân hàng và các điều kiện phê duyệt tín dụng.

- Sớm hoàn thiện các quy chế, quy định, quy trình hoạt động của Khối Quản lý Rủi ro nhằm hỗ trợ Khối Quản lý Tín dụng và các Khối Kinh doanh quản tri, kiểm soát rủi ro hoạt động tín dụng;

- Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Trung Tâm kinh doanh và Các Vùng để thực hiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày; Chuyển Bộ phận xử lý nợ và tài sản bảo đảm sang Công ty TNHH Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB (VIB – AMC) nhằm chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa việc xử lý các khoản nợ xấu và xử lý tài sản đảm bảo;

- Có cơ chế định giá lại khoản nợ xấu, chuyển giao nợ xấu và phối hợp xử lý nợ, tài sản bảo đảm giữa các đơn vị kinh doanh và công ty VIB – AMC; có cơ chế về mua bán nợ và cung cấp dịch vụ thu hồi nợ giữa VIB và VIB – AMC;

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tài sản và thành lập các Tổ định giá Tài sản bảo đảm tại các Vùng và các Trung tâm Kinh doanh lớn (là các chi nhánh đầu mối cấp tỉnh) để định giá tài sản đảm vừa nhằm đảm bảo độc lập, thống nhất trong khâu định giá vừa đảm bảo hỗ trợ kịp thời hoạt động kinh doanh;

- Thành lập Trung Tâm Thông tin tín dụng và Cảnh báo rủi ro tín dụng nhằm:

+ Thu thập, lưu trữ, xử lý các dữ liệu về: hoạt động tín dụng của VIB và các tổ chức tín dụng; thông tin về các doanh nghiệp, các cá nhân có quan hệ với VIB; thông tin về các chính sách, ngành nghề, thị trường và các thông tin khác có liên quan, ảnh hưởng đến hoạt động tín dụng của ngân hàng.

+ Sử dụng công nghệ hiện đại trong phân tích, xử lý rủi ro tín dụng. Xây dựng các quy trình hướng dẫn để thu thập thêm các thông tin tổn thất. Tối ưu hóa công nghệ hiện đại để phân tích, đánh giá và xử lý rủi ro. Tăng cường đối thoại với ngân hàng bạn, Ngân hàng Nhà nước để chia sẻ thông tin tổn thất;

+ Thực hiện việc xếp hạng tín dụng khách hàng, thực hiện đánh giá mức tín nhiệm các khách hàng có quan hệ với VIB và thông báo kết quả cho các đơn vị kinh doanh, các phòng ban liên quan của VIB để áp dụng các chính sách khách hàng theo quy định của VIB;

+ Phối hợp với các bộ phận quản lý rủi ro tín dụng phân tích và xác định nguyên nhân các khoản nợ có vấn đề, hệ thống hóa để phổ biến rút kinh nghiệm và quán triệt cho toàn hệ thống nhằm phòng ngừa những rủi ro tương tự.

+ Thông qua việc phân tích, xử lý các dữ liệu tín dụng trong quá khứ để xây dựng hệ số rủi ro cho từng loại khách hàng, và theo tính chất từng khoản cho vay phục vụ cho công tác kiểm tra, giám sát tín dụng theo nguyên tắc các khoản vay, khách hàng có hệ số rủi ro tín dụng càng cao càng phải được kiểm soát chặt chẽ hơn.

+ Cung cấp thông tin tín dụng định kỳ và đưa ra những cảnh báo sớm về các nguy cơ rủi ro cho các đơn vị kinh doanh, các bộ phận liên quan;

+ Thực hiện các báo cáo, thống kê với các cơ quan có thẩm quyền về hoạt động

tín dụng của VIB;

Kết luận Chương 3:

Trong Chương 3, tác giả đã đề ra một số giải pháp cần thiết nhằm nâng cao năng lực quản lý rủi ro tín dụng, hiệu quả kinh doanh và các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam (VIB) - Chi nhánh Vũng Tàu.

Để thực hiện được tốt công tác quản lý rủi ro tín dụng tại các ngân hàng, bên cạnh các vấn đề về chính sách, định hướng tín dụng, quy trình và bộ máy cấp tín dụng, kiểm tra kiểm soát,… theo tác giải vấn đề cốt lõi để quản lý tốt rủi ro tín dụng vẫn là vấn đề quản trị nhân sự, trong đó quan trọng nhất là các khâu tuyển dụng, đào tạo, đánh giá, bố trí cán bộ và hệ thống kiểm tra giám sát việc thực thi công việc của mỗi cá nhân.

PHẦN KẾT LUẬN


Trên cơ sở tập hợp, luận giải, minh chứng, phân tích các dữ liệu, đề tài đã hoàn thành một số nội dung sau:

- Hệ thống hoá mang tính lý luận về tín dụng, rủi ro tín dụng và quản lý rủi ro tín

dụng tại các ngân hàng thương mại.

- Giới thiệu về mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam, trong đó chủ yếu tập trung vào giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2011. Qua đó đưa ra những nhận xét về các ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục.

- Đánh giá và đề xuất các giải pháp giúp nâng cao năng lực quản trị tín dụng cũng như các nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam.

Hy vọng qua nghiên cứu này, đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc giúp Ngân hàng thương mại thương mại cổ phần Quốc tế Việt nam (VIB) nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung có thể tổ chức mô hình quản lý rủi ro tín dụng chặt chẽ hơn, kiểm soát được và giảm thiểu các khoản nợ xấu, các khoản nợ có vấn đề, sớm nhận diện được những rủi ro để từ đó có biện pháp xử lý hiệu quả, nâng cao chất lượng tín dụng như mong đợi, đủ sức cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.

Qua đây, tác giả xin trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình, hiệu quả của thầy hướng dẫn, các thầy cô, giảng viên Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, hỗ trợ cho tôi quá trình học tập và thực hiện đề tài này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các bạn đồng môn, các bạn đồng nghiệp và Ban lãnh đạo Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam – Chi nhánh Vũng Tàu đã tạo điều kiện, giúp đỡ tôi hoàn thành đề tài: “Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam(VIB) và các giải pháp hoàn thiện” và tác giả rất mong nhận được sự góp ý, giúp đỡ của các thầy cô phản biện để đề tài được hoàn thiện và tốt hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Phan Thị Cúc (2008), Giáo trình Tín dụng Ngân hàng, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

2. Trần Huy Hoàng, Nguyễn Đăng Dờn, Trầm Xuân Hương, Nguyễn Văn Sáu, Nguyễn Quốc Anh, Nguyễn Thanh Phong, Dương Tấn Khoa (2007), Quản trị Ngân hàng Thương mại, Nxb Lao động Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh.

3. Trần Viết Hoàng, Cung Trần Việt (2008), Các Nguyên lý Tiền tệ Ngân hàng và Thị trường Tài chính, Nxb. Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

4. Nguyễn Minh Kiều (2007), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, Nxb. Thống kê,

Thành phố Hồ Chí Minh.

5. Nguyễn Minh Kiều (2006), Tín dụng và Thẩm định tín dụng Ngân hàng, Nxb Tài chính, Thành phố Hồ Chí Minh.

6. Ngân hàng Quốc Tế (2010), Báo cáo thường niên 2009, Hà Nội.

7. Ngân hàng Quốc Tế (2011), Báo cáo thường niên 2010, Hà Nội.

8. Ngân hàng Quốc Tế (2012), Báo cáo thường niên 2011, Hà Nội.

9. Lê Thanh Tâm, Phạm Bích Liên (2009), Quản trị Rủi ro hoạt động: Kinh nghiệm Quốc tế và Bài học đối với các Ngân hàng Thương mại Việt Nam, Tạp chí Ngân hàng số 20, Hà Nội.

10. Lê Văn Tề, Hồ Diệu (2004), Ngân hàng Thương mại, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

11. Nguyễn Thị Ngọc Trang, Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Khắc Quốc Bảo, Hồ Quốc Tuấn (2007), Quản trị Rủi ro Tài Chính, Nxb Thống kê, Thành phố Hồ Chí Minh.

12. Trường Đại học Luật Hà Nội (2002), Giáo trình Luật Ngân hàng Việt Nam,

Nxb Công An Nhân dân, Hà Nội.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/05/2023