Bộ Máy Quản Lý Rủi Ro Tín Dụng Và Phê Duyệt Tín Dụng:

- Bà Dương Thị Mai Hoa, Tổng Giám đốc:

Tổng Giám đốc do HĐQT bổ nhiệm và là người chịu trách nhiệm trước HĐQT và trước pháp luật về hoạt động hàng ngày của Ngân hàng. Giúp việc cho Tổng Giám đốc là các Phó Tổng Giám đốc, các Giám đốc khối, Kế toán trưởng và bộ máy chuyên môn nghiệp vụ.

- Ông Richard Harris, Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ..

- Ông Lê Quang Trung, Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối.

- Bà Vũ Thúy Quỳnh, Giám đốc Khối Doanh nghiệp FDI.

- Bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro.

- Ông Hồ Vân Long, Giám đốc Tài chính.

2.1.2.4. Các khối, ban nghiệp vụ, và công ty trực thuộc:

Tính đến 31/12/2011, VIB có:

- 7 Khối, 4 Ban và 1 công ty trực thuộc gồm: Khối Nghiệp vụ Tổng hợp, Khối Quản lý rủi ro, Khối khách hàng doanh nghiệp, Khối Ngân hàng Bán lẻ, Khối Nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối, Khối quản lý tín dụng, Khối Khách hàng Doanh nghiệp FDI, Ban Tài Chính, Ban Nhân sự, Ban Marketing và truyền thông, Ban Dự án chuyển đổi Chi nhánh và Công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản VIB (VIB AMC).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.

- 9 Vùng với 158 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, chi nhánh, phòng giao dịch, Quỹ Tiết kiệm) tại 27 tỉnh thành:

+ Vùng Nam Hà Nội gồm một số đơn vị tại Hà Nội và các đơn vị tại các tỉnh

Phân tích mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế Việt Nam VIB - Chi nhánh Vũng Tàu và các giải pháp hoàn thiện - 6

Thanh Hoá, Nghệ An, với 22 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Bắc Hà Nội gồm Sở giao dịch, các đơn vị còn lại tại Hà Nội và các đơn

vị tại các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc, Phú Thọ với 20 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Đông Hồ Chí Minh gồm một số đơn vị tại Thành phố Hồ Chí Minh với

27 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Tây Hồ Chí Minh gồm số đơn vị còn lại tại Thành phố Hồ Chí Minh với 26 đơn vị kinh doanh.

(Việc xếp các đơn vị tại Thành phố Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh vào các Vùng do Tổng Giám đốc VIB quyết định).

+ Vùng Đông Bắc gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Hải Phòng, Quảng

Ninh, Thái Bình, Hải Dương với 15 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Miền Trung gồm các đơn vị tại các tỉnh: Huế, Đà Nẵng, Quảng Ngãi với 8 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Nam Trung Bộ gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Bình Định,

Khánh Hoà, Đắc Lắc, Lâm Đồng với 8 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Đông Nam Bộ gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh: Bà Rịa Vũng Tàu, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh với 12 đơn vị kinh doanh.

+ Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long gồm các đơn vị kinh doanh tại các tỉnh Đồng Tháp, Cần Thơ, An Giang, Kiên Giang, Cà Mau với 8 đơn vị kinh doanh.

2.1.3. Mục tiêu và Chiến lược kinh doanh của VIB:

Mục tiêu trong tương lai gần của VIB là trở thành một trong ba ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất tại Việt Nam và trong dài hạn trở thành một trong năm ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam

Để đạt được mục tiêu đã đề ra, VIB đang tập trung và phát triển một số chiến lược cụ thể:

- Tiếp tục tập trung vào phát triển sản phẩm và hoạt động kinh doanh bán lẻ (khách hàng cá nhân) và bán buôn (khách hàng doanh nghiệp) như xây dựng các sản phẩm phù hợp trên nền công nghệ sẵn có đồng thời tạo dựng thương hiệu VIB để khẳng định vị thế của mình trước sự cạnh tranh mạnh mẽ của thị trường. VIB đang tăng cường hoạt động kinh doanh và phát triển cơ sở khách hàng dựa trên việc cung cấp các sản phẩm ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thị trường.

- Xây dựng các sản phẩm và dịch vụ đa dạng và phù hợp với từng đối tượng khách hàng. VIB hiện đang cung cấp và sẽ phát triển hơn nữa các sản phẩm và dịch vụ với nhiều tính cho các khách hàng hiện đang sử dụng các dịch vụ truyền thống của VIB.

- Tăng cường đầu tư và phát triển các sản phẩm dịch vụ thẻ: VIB cũng là một trong hai nhà cung cấp thẻ Mastercard sử dụng công nghệ Chip đầu tiên tại Việt Nam. VIB đang tăng cường tìm kiếm và hợp tác với một số đối tác như JCB, American Express và Diners Club để phát triển hoạt động dịch vụ thẻ tín dụng quốc tế và nghiên cứu phát triển các sản phẩm, dịch vụ liên quan.

- Nâng cao chất lượng và trình độ của cán bộ nhân viên thông qua các chương

trình đào tạo. VIB luôn quan tâm để tăng cường và nâng cao chất lượng, trình độ của cán bộ nhân viên ngân hàng thông qua các chương trình đào tạo nhằm nâng cao khả năng phục vụ, thuyết trình và bán hàng.

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống công nghệ ngân hàng:

Bên cạnh việc sử dụng phần mềm và dịch vụ của Oracle và IBM, VIB còn liên tục đầu tư và phát triển các sản phẩm mới để phục vụ cho hoạt động kinh doanh bằng việc gia tăng các giá trị và tiện ích cho các sản phẩm của mình.

- Tăng cường hoạt động quản trị rủi ro:

Ban điều hành VIB tin rằng sự quản lý rủi ro hiệu quả bao gồm ban hành các chính sách, quy trình quản trị rủi ro phù hợp sẽ là yếu tố quan trọng trong sự phát triển của VIB. VIB đưa ra những quy trình chặt chẽ để quản trị rủi ro một cách khoa học và hiệu quả trong công tác phê duyệt tín dụng. Ngoài ra, VIB cũng đang dự định nâng cấp hệ thống quản trị thông tin và các hệ thống IT để hỗ trợ công tác quản trị rủi ro;

- Củng cố và phát triển hệ thống mạng lưới:

Năm 2012, VIB dự định sẽ phát triển hệ thống mạng mưới của mình lên 180 - 190 điểm kinh doanh tập trung chủ yếu vào các thành phố và trung tâm kinh tế của đất nước, nơi tập trung khách hàng doanh nghiệp và cá nhân. VIB tin tưởng rằng phát triển mạng lưới là chiến lược quan trọng để quảng bá hình ảnh và tăng cường tính cạnh tranh của mình.

- Đối tác chiến lược:

Ngày 20/04/2010, VIB và Ngân hàng Commonwealth Bank of Australia (CBA) đã ký kết thảo thuận hợp tác chiến lược. Với sự chấp thuận của cơ quan nhà nước, từ 01/09/2010 CBA đã trở thành đối tác chiến lược và nắm giữ 15% cổ phần của VIB. Đến 15/10/2011 CBA tăng tỷ lệ sở hữu cổ phần từ 15% lên 20%.

CBA là một định chế tài chính hàng đầu trên thế giới, đứng đầu tại Úc trong hoạt động kinh doanh ngân hàng bán lẻ, là một trong 20 ngân hàng được đánh giá là an toàn nhất thế giới, và đứng trong nhóm 15 ngân hàng có giá trị vốn hóa thị trường lớn nhất toàn cầu (giá trị vốn hóa của CBA khoảng 85 tỷ USD tại thời điểm VIB và CBA ký kết thỏa thuận hợp tác chiến lược).

2.2. Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại VIB:

2.2.1. Bộ máy Quản lý Rủi ro:

- Với VIB, quản lý rủi ro là nhiệm vụ của toàn ngân hàng. Lãnh đạo ngân hàng gồm các cấp HĐQT, Ban kiểm soát, BĐH am hiểu bản chất của các loại rủi ro và nhận thức rõ tầm quan trọng của QLRR. QLRR là một trong những cấu phần quan trọng trong chương chính hành động của các khối đặc biệt là các Khối kinh doanh.

Ngày 1/8/2009, VIB đã trở thành một trong số ít các NHTM ở Việt Nam tiên phong trong lĩnh vực QLRR với việc thành lập Khối QLRR, trên cơ sở hợp nhất các bộ phận chức năng về QLRR từ các Khối, Ban liên quan. Khối QLRR bao gồm 3 phòng: Phòng QLRR Hoạt động, Phòng QLRR Tín dụng và Phòng QLRR Thị trường. Khối QLRR do Tổng Giám Đốc quản lý thay vì HĐQT như thường thấy ở các ngân hàng lớn trên thế giới.

- Về cơ cấu tổ chức, hai khối chính chuyên trách quản lý rủi ro ở VIB là Khối Quản lý tín dụng và Khối Quản lý rủi ro.

- VIB phân rủi ro thành bốn nhóm chính: rủi ro chiến lược, rủi ro tín dụng, rủi ro

thị trường và rủi ro hoạt động.

+ Rủi ro chiến lược được quản trị ở tầm Ủy ban Quản Lý rủi ro đang trong quá

trình thể chế hóa.

+ Rủi ro tín dụng do do một hệ thống bao gồm: Ủy ban tín dụng, khối Quản Lý

Tín Dụng và Phòng QLRR tín dụng (thuộc Khối QLRR) quản trị.

QLRR tín dụng chiếm vị trí đặc biệt quan trọng với VIB. Bên cạnh Khối Quản lý tín dụng, VIB cũng đã thành lập Phòng QLRR tín dụng thuộc Khối Quản lý Rủi ro nhằm đảm bảo cho việc quản lý rủi ro tín dụng.

+ Rủi ro thị trường do hệ thống bao gồm Ủy ban Quản Lý tài sản nợ có (ALCO), Khối Nguồn vốn và Kinh doanh ngoại hối, Phòng QLRR thị trường (thuộc Khối Quản lý rủi ro) quản trị. VIB nhóm một số rủi ro chính đã được nhận diện vào cấu phần rủi ro thị trường: rủi ro thanh khoản, rủi ro giá (thị trường) cho sổ tự doanh bao gồm rủi ro thị trường chung và rủi ro thị trường cụ thể, rủi ro lãi suất của sổ ngân hàng và rủi ro tiền tệ và các rủi ro khác liên quan (ví dụ rủi ro cấu trúc, rủi ro tập trung được đưa vào đối tượng này để phân tích, đánh giá tính tích hợp của chúng với các rủi ro liên quan). Với mục tiêu quản trị rủi ro thị trường, VIB tách sổ tự doanh khỏi sổ ngân hàng nhằm

bước đầu triển khai đo lường theo mô hình giá trị rủi ro (VaR) theo 02 phương pháp chính là mô phỏng lịch sử và mô phỏng Monte Carlo. Kỹ thuật kiểm tra trong điều kiện căng thẳng (stress test) đang từng bước đưa vào thực hiện trong quản lý rủi ro thị trường.

+ Rủi ro hoạt động do hệ thống phối kết hợp giữa phòng Quản lý rủi ro hoạt động, Khối Quản lý rủi ro, Phòng Kiểm Toán Nội Bộ, trực thuộc ban kiểm soát và phòng Pháp Chế kiểm soát tuân thủ thuộc Khối Nghiệp vụ Tổng Hợp quản trị.

2.2.2. Mô hình Quản lý Rủi ro Tín dụng của VIB:

2.2.2.1. Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng và phê duyệt tín dụng:



BAN KIỂM SOÁT HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ


PHÒNG

KIỂM TOÁN NỘI BỘ


UỶ BAN TÍN DỤNG

UỶ BAN QUẢN LÝ RỦI RO


BỘ MÁY QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG



TỔNG GIÁM ĐỐC


HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG


CÔNG TY AMC VIB


KHỐI QUẢN LÝ RỦI RO KHỐI QUẢN LÝ TÍN DỤNG


PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

PHÒNG CHẾ ĐỘ TÍN DỤNG

PHÒNG QUẢN LÝ TÀI SẢN ĐẢM BẢO


PHÒNG TÁI THẨM ĐỊNH PHÒNG QUẢN LÝ GIAO DỊCH TÍN DỤNG

TRUNG TÂM THU HỒI NỢ VÀ KHAI THÁC TÀI SẢN


QUẢN LÝ RỦI RO KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

BỘ PHẬN

ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN


KHỐI KINH DOANH

BỘ PHẬN XỬ LÝ NỢ



QUẢN LÝ RỦI RO KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN


QUẢN LÝ RỦI RO DANH MỤC ĐẦU TƯ

BỘ PHẬN GIÁM SÁT TÍN DỤNG


BỘ PHẬN CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG


TỔ ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN


GIÁM ĐỐC VÙNG


TRƯỞNG ĐƠN VỊ KINH DOANH


PHÒNG KINH DOANH


BỘ PHẬN GIAO DỊCH TÍN DỤNG

- Hội đồng Quản trị:

+ Xây dựng định hướng và chiến lược kinh doanh, chiến lược quản trị rủi ro của

Ngân hàng;

+ Phê duyệt/điều chỉnh kế hoạch kinh doanh, định hướng và quy mô phát triển tín dụng của VIB theo từng thời kỳ;

+ Bổ nhiệm/miễn nhiệm các lãnh đạo cao cấp của VIB: Tổng Giám đốc và các Phó Tổng Giám đốc, Giám đốc/Phó Giám đốc Khối, Giám đốc/Phó Giám đốc Vùng và các chức danh tương đương;

+ Quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược, chính sách phát triển kinh doanh, bộ máy hoạt động của VIB;

+ Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đại hội đồng cổ đông.

- Phòng Kiểm toán Nội bộ:

+ Giúp việc cho Ban Kiểm soát, Hội đồng Quản trị trong việc giám sát hoạt động

của hệ thống VIB;

+ Thực hiện kế hoạch kiểm toán nội bộ, kiểm tra và giám sát sự tuân thủ của hệ thống (Hội sở và các đơn vị kinh doanh);

+ Phối hợp với Thanh tra Nhà nước, Kiểm toán độc lập trong việc thanh tra, kiểm toán hệ thống, các đơn vị kinh kinh doanh;

+ Phối hợp với phòng Pháp chế giám sát tính tuân thủ pháp luật của các quy trình, quy định do VIB ban hành;

+ Thanh tra nội bộ theo kế hoạch và theo yêu cầu của Ban Kiểm soát, Hội đồng

Quản trị, Ban Điều hành;

- Ủy ban Quản lý Rủi ro:

+ Là cơ quan cao nhất trong bộ máy phê duyệt tín dụng của VIB;

+ Quyết định thành lập và giải thể các cấp phê duyệt khác;

+ Bổ nhiệm/miễn nhiệm Chủ tịch/Phó Chủ tịch uỷ ban Tín dụng;

+ Định hướng về phê duyệt cho các cấp phê duyệt;

+ Phê duyệt các khoản cấp tín dụng, đầu tư vượt quá thẩm quyền của Uỷ ban Tín dụng;

- Uỷ ban Tín dụng:

Do Chủ tịch HĐQT làm Chủ tịch Ủy ban, Tổng Giám đốc làm Phó Chủ tịch thứ

nhất, Giám đốc Khối Quản lý Tín dụng làm Phó Chủ tịch và các uỷ viên: Giám đốc Khối Khách hàng Doanh nghiệp, Giám đốc Khối Bán lẻ, Giám đốc Khối Quản lý Rủi ro, Phó Giám đốc Khối quản lý Tín dụng, Giám đốc Tái thẩm định;

Chủ trì cuộc họp UBTD phải là Chủ tịch Ủy ban hoặc một trong hai Phó Chủ tịch

và phải có ít nhất 4 thành viên tham dự, quyết định theo đa số;

Ủy ban tín dụng VIB có những chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn:

+ Quản trị cơ cấu dư nợ (thông qua định hướng về cơ cấu dư nợ trên toàn hệ thống theo mặt hàng, lĩnh vực, ngành nghề và địa bàn hoạt động) và chất lượng tín dụng toàn hệ thống theo định hướng tín dụng;

+ Phê duyệt giới hạn rủi ro tín dụng, quyết định chính sách tín dụng, chính sách khách hàng, kiểm soát nộ bộ và đảm bảo việc tuân thủ các chính sách, quy định đã được phê duyệt; Rà soát, điều chỉnh hạn mức tín dụng, chính sách tín dụng và kiểm soát rủi ro tín dụng;

+ Phê duyệt các các khoản cấp tín dụng, đầu tư trong thẩm quyền của Ủy ban Tín

dụng:

(i) Phê duyệt các khoản cấp tín dụng và đầu tư vốn vượt thẩm quyền giao cho

Tổng Giám đốc và Hội đồng Tín dụng;

(ii) Phê duyệt cấp tín dụng không có tài sản đảm bảo;

+ Phê duyệt các sản phẩm tín dụng, chính sách giá đối với các sản phẩm tín dụng

và từng loại khách hàng;

+ Quyết định việc thành lập và cơ cấu tổ chức hoạt động của các cấp phê duyệt tín dụng cấp dưới; Quyết định thẩm quyền phê duyệt tín dụng của các cấp phê duyệt của toàn hệ thống, trừ thẩm quyền của Ủy ban Rủi ro;

+ Phê duyệt danh sách các cá nhân và hạn mức phê duyệt giao cho mỗi cá nhân theo đề xuất của Tổng Giám đốc;

+ Quyết định chính sách về dự phòng rủi ro tín dụng; thông qua các biện pháp

phòng ngừa và hạn chế rủi ro;

+ Hướng dẫn và tư vấn cho các cấp phê duyệt về thực hiện chính sách cho vay, chương trình sản phẩm, hồ sơ tín dụng và kiểm soát rủi ro;

+ Quản trị hiệu quả của hoạt động cấp tín dụng, thống kê và kiểm soát các khoản

cấp tín dụng; Quản trị các khoản cấp tín dụng và đầu tư bị đánh giá theo chiều hướng

Xem tất cả 101 trang.

Ngày đăng: 08/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí