Tình Hình Dư Nợ Phân Theo Ngành Kinh Tế Qua 3 Năm 2006 – 2008


trong ngành xuất khẩu thủy sản quan hệ với nhiều Ngân hàng và các doanh nghiệp chi nhánh đang cho vay trước đây là khách hàng của Ngân hàng khác trên địa bàn. Nên hầu hết tài sản của các doanh nghiệp trước đây đã thế chấp tại các ngân hàng khác, chi nhánh chủ yếu cho vay tín chấp trong lĩnh vực này.

Dư nợ CNCB Thủy sản có sự thay đổi qua các năm. Cụ thể, năm 2007 dư nợ CNCB Thủy sản đã tăng 332.936 triệu đồng tương đương tăng 82% so với năm 2006 mà nguyên nhân chủ yếu là dư nợ đầu kỳ tương đối cao tức là các khoản vay chưa đến hạn cần phải thu về cao đồng thời là do doanh số thu nợ đã giảm dẫn đến dư nợ cũng giảm theo. Năm 2008 dư nợ tăng 183.424 triệu đồng tương đương tăng 24,8% so với năm 2007. Nguyên nhân là do sự tăng lên của số lượng thuỷ hải sản dẫn đến các công ty chế biến có nhu cầu vay vốn nhiều làm cho doanh số cho vay tăng dẫn đến dư nợ tăng lên, một phần là do có những món nợ đến thời điểm hiện tai chưa thu về cũng làm cho dư nợ tăng lên.

Dư nợ ngành xây dựng năm 2007 tăng 59.594 triệu đồng tương đương tăng 129,6% so với năm 2006, và năm 2008 giảm 72.458 triệu đồng tương đương giảm 68,6% so với năm 2007. Dư nợ giảm là do ảnh hưởng doanh số thu nợ tăng tức là Ngân hàng luôn tìm cách thu nợ tốt.

Dư nợ theo ngành kinh tế

90

80

70

60

% 50

40

30

20

10

0

năm 2006 năm 2007 năm 2008


CNCB Thủy sản XK Xây dựng

Thương mại-dịch vụ

Tiêu dùng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 9

Dư nợ ngành thương mại - dịch vụ và tiêu dùng cũng đều tăng qua các năm. Nguyên nhân chủ yếu là do ảnh hưởng của doanh số cho vay tăng và tình hình thu nợ tốt làm cho dư nợ tăng lên.. Thể hiện qua biểu đồ sau:



Năm





Hình 9: Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008



 Doanh số thu nợ:

BẢNG 12: TÌNH HÌNH THU NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

CNCB

Thủy sản XK


1.834.788


76,2


1.487.707


74,5


1.907.689


76,5


-413.889


-17,2


419.982


28,2

Xây dựng

343.402

14,3

353.085

17,7

386.125

15,5

9.683

2,8

33.040

9,3

Thương

mại-dịch vụ


48.784


2,0


54.258


2,7


98.763


3,9


5.474


11,2


44.505


82,0

Tiêu dùng

182.613

7,6

100.648

5,1

102.045

4,1

-81.965

44,9

1.397

1,4

Tổng

2.409.587

100,0

1.995.698

100,0

2.494.622

100,0

-413.889

-17,2

498.924

25,0

Phòng: Kế hoạch – tổng hợp


Doanh số thu nợ theo ngành kinh tế

80

70

60

50

% 40

30

20

10

0

năm 2006 năm 2007 năm 2008

Năm


CNCB Thủy sản XK Xây dựng

Thương mại-dịch vụ

Tiêu dùng


Hình 10: Tình hình thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh số thu nợ cũng tương đối tốt. Cùng với doanh số cho vay và dư nợ ngành CNCB thuỷ hải sản cao thì doanh số thu nợ của ngành này cũng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, tuỳ vào tình hình


kinh tế từng năm, doanh số cho vay và dư nợ từng ngành của Chi nhánh tăng hay giảm mà doanh số thu nợ cũng có sự khác nhau. Cụ thể năm 2007 doanh số thu nợ ngành CNCB thủy sản giảm 17,2% so với năm 2006, nhưng năm 2008 doanh số này đã tăng 28,2% so với năm 2007.

Doanh số thu nợ ngành xây dựng tăng qua các năm. Cụ thể năm 2007 tăng 2,8% so với năm 2006 và năm 2008 tăng 9,3% so với năm 2007. Nguyên nhân là do ngân hàng chỉ cho vay đối với những khách hàng đủ tiêu chuẩn, không cho vay tín chấp.

Doanh số thu nợ ngành thương mại - dịch vụ cũng tăng lên qua các năm. Điều này cho thấy ngành thương mại - dịch vụ hoạt động cũng đạt được hiệu quả cao nên tình hình thu nợ cũng rất khả quan.

Nhìn qua bảng trên ta thấy hiệu quả thu nợ tiêu dùng có sự giảm sút vào năm 2007 cụ thể là giảm 81.965 triệu đồng tương đương giảm 44,9% so với năm 2006 nguyên nhân là do tình hình kinh tế khó khăn nên người dân không có tiền để trả nợ. Tuy nhiên, doanh số thu nợ năm 2008 tăng 1.397 triệu đồng so với 2007 tương đương tăng 1,4%, điều này do Chi nhánh thực hiện theo chỉ đạo về kiểm soát hoạt động tín dụng, tạm thời dừng việc cho vay tiêu dùng mua sắm các mặt hàng xa xỉ, đồng thời tích cực có biện pháp thu hồi các khoản nợ trước đây…

 Nợ xấu:

BẢNG 13: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006-2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

CNCB

Thủy sản XK


8.052,0


47,9


5.032


59,5


4.127


56,4


-3.020,0


-37,5


-905


-18,0

Xây dựng

4.179,0

24,9

1.498

17,7

1.025

14,0

-2.681,0

-64,2

-473

-31,6

Thương

mại-dịch vụ


1.690,7


10,1


798


9,1


725


9,9


-892,7


-52,8


-73


-9,2

Tiêu

dùng

2.895,0

17,2

1.165

13,8

1.442

19,7

-1.730,0

-59,8

277

23,8

Tổng

16.816,7

100,0

8.463

100,0

7.319

100,0

-8.353,7

-49,7

-1.144

-13,5

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp



Nợ xấu theo ngành kinh tế


% 60


50


40


30


20


10


0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm


CNCB Thủy sản XK Xây dựng

Thương mại-dịch vụ

Tiêu dùng



Hình 11: Tình hình nợ xấu theo phân ngành kinh tế qua 3 năm 2006 - 2008

Qua bảng số liệu và biểu đồ tình hình nợ xấu phân theo ngành ta thấy nợ xấu đã giảm dần qua các năm. Điều này thể hiện chất luợng tín dụng của các khoản vay ngày càng kiểm soát chặt chẽ, tránh được trường hợp cho khách hàng không đủ tiêu chuẩn vay, mặt khác nó thể hiện công tác thu hồi nợ ở Chi nhánh đạt hiệu quả tương đối tốt. Phòng xử lý rủi ro tại Chi nhánh đã có những biện pháp kịp thời để thu hồi nợ, không để cho các khoản nợ này chuyển sang nhóm 5 theo quy định của Ngân hàng Nhà nuớc, còn những khoản nợ truớc đây phòng cũng từng buớc tìm phuơng án thu hồi tuỳ vào đặc điểm của từng khoản vay, từng loại khách hàng. Bên cạnh đó,khách hàng vay có thiện chí trả nợ, đây là yếu tố cơ bản quan trọng trong việc thu hồi nợ tại chi nhánh, khi hoạt động kinh doanh của khách hàng này có hiệu quả trở lại thì họ trả nợ cho ngân hàng.

Nợ xấu ở các ngành CNCB thuỷ sản xuất khẩu, xây dựng, thuơng mại-dịch vụ đều giảm, dù mức độ giảm không nhiều vì qua các năm tình hình kinh tế có nhiều biến động khác nhau ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến việc trả nợ Ngân hàng. Tuy nhiên, nợ xấu tiêu dùng lại tăng vào năm 2008 mà nguyên nhân là do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế. Khách hàng vay tiêu dùng chủ yếu để mua các sản phẩm tiêu dùng phục vụ


đời sống, các khoản vay này thuờng là các khoản vay trung hạn, khi thu nhập của họ có biến động sẽ ảnh hưởng đến việc trả nợ lãi và nợ cho chi nhánh,làm cho việc thu hồi nợ của chi nhánh chậm.

4.2.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng tại Ngân hàng BẢNG 14: MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG

TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG


Chỉ tiêu

ĐVT

Năm

2006

Năm

2007

Năm

2008

Tổng vốn huy động

Triệu đồng

343.178,7

230.127,0

145.559,0

Tổng nguồn vốn

Triệu đồng

531.714,5

428.573,0

561.717,0

Tổng dư nợ

Triệu đồng

484.773,1

916.599,1

1.045.868,1

Tổng doanh số cho vay

Triệu đồng

2.838.395,0

2.427.524,0

2.613.891,0

Tổng doanh số thu nợ

Triệu đồng

2.409.587,0

1.995.698,0

2.494.622,0

Tổng dư nợ bình quân

Triệu đồng

270.369,1

700.686,1

976.213,6

Tổng nợ xấu

Triệu đồng

16.816,7

8.463,0

7.319

Vốn huy động/ Tổng

nguồn vốn

%

64,5

53,7

25,9

Dư nợ/ Tổng nguồn vốn

%

91,2

213,9

184,4

Dư nợ/ Vốn huy động

%

141,3

398,3

711,7

Nợ xấu/ Tổng dư nợ

%

3,5

0,9

0,7

Doanh số thu nợ/ Doanh

số cho vay

%

84,9

82,2

95,4

Doanh số thu nợ/ Dư nợ

bình quân

Vòng/năm

8,9

2,8

2,6

Nợ xấu/ Doanh số cho vay

%

0,6

0,4

0,3

Nguồn: tính toán từ các bảng

4.2.3.1 Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy động vốn của Ngân hàng, cho biết nguồn vốn của Ngân hàng có phụ thuộc vào Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam hay không. Qua số liệu cho thấy tỷ lệ vốn huy động trên tổng nguồn vốn ngày càng giảm xuống. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 64,5% sang năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 53,7% và tỷ lệ này càng thấp hơn vào năm 2008 là


25,9%. Điều này chứng tỏ nguồn vốn huy động tại chổ của Ngân hàng chwa cao và đang có nguy cơ xuống dốc, Chi nhánh còn phải sử dụng đến nguồn vốn điều chuyển của Ngân hàng Trung ương.

Hoạt động Ngân hàng chủ yếu là nhờ vào nguồn vốn huy động, nguồn vốn này chiếm tỷ trọng 70% trên tổng nguồn vốn thì mới tốt. ở đây nguông vốn huy động của Ngân hàng chiếm một tỷ lệ quá nhỏ, nó chưa giữ được vai trò chủ lực trong tổng nguồn vốn và còn phụ thuộc rất nhiều vào nguồn vốn của Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam. Đây là một điểm hạn chế của Chi nhánh vì thế mà Chi nhánh cần phải đẩy mạnh hơn nữa công tác huy động vốn để thu hút được lượng tiền gởi của tất cả các thành phần kinh tế để Ngân hàng có nguồn vốn huy động cao hơn nhằm chủ động hơn trong công tác cho vay và đầu tư mang lại hiệu quả cao hơn cho Chi nhánh.

4.2.3.2 Dư nợ/ Tổng nguồn vốn

Chỉ tiêu này đánh giá mức độ tập trung nguồn vốn vào hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Thông thường tỷ lệ này cao chứng tỏ Ngân hàng đã tập trung vốn tốt cho hoạt động tín dụng. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này luôn đạt rất cao (trên 90%) qua 3 năm: năm 2006 tỷ lệ này là 91,2%, năm 2007 là 213,9% và năm 2008 là 184,4%. Chỉ tiêu này cao là do Chi nhánh chú trọng nhiều đến cho vay ngắn hạn, để có thể thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro hơn cho vay trung – dài hạn nên đảm bảo được mục tiêu an toàn và hiệu quả. Tuy nhiên, Do cho vay trung – dài hạn thường lãi suất cao hơn nên cũng mang về nguồn thu từ lãi lớn do đó Chi nhánh cần cơ cấu hài hoà trong việc cho vay trung – dài hạn để hoạt động tín dụng hiệu quả hơn.

4.2.3.3 Dư nợ/ Vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết khả năng sử dụng vốn huy động của Ngân hàng, nếu tỷ lệ này nhỏ hơn 100% thì nguồn vốn bị ứ đọng, công tác tín dụng chưa đạt hiệu quả. Qua bảng số liệu cho thấy tỷ lệ này ở Ngân hàng rất cao qua 3 năm. Cụ thể, năm 2006 tỷ lệ này là 141,26 %, năm 2007 tỷ lệ này đạt 398,3% và năm 2008 tỷ lệ này lên tới 711,7%. Điều này cho thấy rất khả năng sử dụng vốn tại Chi nhánh là rất cao ngoài việc sử dụng nguồn vốn huy động để cho vay, Chi nhánh còn sử dụng ngày càng nhiều nguồn vốn điều chuyển. Ngân hàng cần xem xét kỷ trước khi cho vay để tránh cho vay tràn lan, kém hiệu quả


4.2.3.4 Nợ xấu/ Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và chất lượng tín dụng của các khoản vay trước đó. Tỷ lệ này được chấp nhận ở mức tối đa là 5%, nếu vượt quá tỷ lệ này thì Ngân hàng đang ở trong tình trạng báo động. Qua bảng số liệu ở trên cho thấy tỷ lệ này tương đối thấp và ngày càng giảm xuống qua 3 năm. Cụ thể là năm 2006 tỷ lệ này là 3,5% đến năm 2007 tỷ lệ này giảm xuống còn 0,9% và tỷ lệ này chỉ ở mức 0,7% vào năm 2008. Đây là dấu hiệu đáng mừng đối với Ngân hàng. Điều này cho thấy Ngân hàng đã và đang dùng mọi biện pháp tốt nhất để giảm tỷ lệ nợ xấu đến mức thấp nhất nhằm nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng mình.

4.2.3.5 Doanh số thu nợ/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng trong việc thu nợ. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó ứng với doanh số cho vay Ngân hàng thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số thu nợ tại Chi nhánh luôn đạt ở mức cao cụ thể tỷ lệ doanh số thu nợ trên doanh số cho vay vào năm 2006 là 84,9%, năm 2007 là 82,2%, và năm 2008 là 95,4%. Điều này cho thấy BIDV Cà Mau luôn luôn sáng suốt trong cho vay tức là không vì chạy theo lợi nhuận mà chấp nhận rủi ro cao, luôn tìm mọi cách để có thể thu nợ tốt. Có được kết quả như vậy là do sự cố gắng của toàn thể cán bộ nhân viên của BIDV Cà Mau đã nỗ lực hết mình.

4.2.3.6 Doanh số thu nợ/ Dư nợ bình quân

Vòng quay vốn tín dụng của Ngân hàng có sự giãm dần qua các năm. Cụ thể năm 2006 có số vòng quay là 8,9 vòng/năm, năm 2007 là 2,8 vòng/năm, năm 2008 là 2,6 vòng/năm.Vòng quay vốn tín dụng chịu ảnh hưởng bởi doanh số thu nợ và dư nợ bình quân. Doanh số thu nợ của Chi nhánh tương đối cao. Dư nợ bình quân thì tăng qua các năm do đó số vòng quay ngày càng giảm xuống. Doanh số thu nợ cao là do ngân hàng đã có chính sách thu nợ tốt, chú trọng công tác thẩm định trước khi cho vay còn dư nợ bình quân tăng qua các năm là do ngân hàng cho vay ngày càng nhiều.

4.2.3.7 Nợ xấu/ Doanh số cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ rủi ro có thể xãy ra. Tỷ lệ rủi ro tại Chi nhánh rất thấp và giảm dần qua các năm cụ thể là năm 2006 tỷ lệ này là 0,6%, năm 2007 là 0,4% và đến năm 2008 thì tỷ lệ này chỉ còn 0,3 %. Điều này cho


thấy Ngân hàng có rủi ro tín dụng thấp tức là công tác tín dụng của Ngân hàng luôn được bảo đảm an toàn. Qua đó cho thấy Ngân hàng luôn quan tâm, chú ý đến công tác thẩm định cho vay cũng như khi thu nợ.

4.2.4 Những nguyên nhân dẫn đến rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Đầu Tư và Phát Triển Cà Mau

Nếu như hoạt động kinh doanh trong cơ chế thị trường rủi ro xuất hiện là yếu tố tất yếu, thì trong quan hệ cho vay, nó càng thể hiện rõ ràng hơn bởi đặc thù của quan hệ mua bán quyền sử dụng vốn tách rời quyền sở hữu. Hoạt động Ngân hàng với bản chất của nó, chịu ảnh hưởng của nhiều loại hình rủi ro, nhưng tiêu biểu nhất là rủi ro trong hoạt động tín dụng, rủi ro này rất phức tạp nó có thể xảy ra từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau chẳng hạn như:

- Trong cho vay bên cạnh hồ sơ vay vốn thì còn kèm theo hồ sơ về tài sản thế chấp cầm cố hay hợp đồng bảo lãnh nhưng một số trường hợp tài sản thế chấp mà khi khách hàng không trả được nợ thì không thể phát mãi được tài sản đó bởi vì do sơ xuất trong khi cho vay về hồ sơ như không đủ hồ sơ pháp lý để phát mãi tài sản, hay tài sản phát mãi mà không đủ chi phí để trả nợ Ngân hàng dẫn đến rủi ro. Hay trường hợp người bảo lãnh không đồng ý thanh toán thay cũng dẫn đến rủi ro.

- Khoản cho vay chưa thực hiện đúng quy trình nghiệp vụ, thẩm định, kiểm tra, xác định đúng tư cách pháp nhân, thể nhân của người vay.

- Không thẩm định tính khả thi của phương án sản xuất kinh doanh, thị trường đầu vào, thị trường đầu ra, điều kiện sản xuất kinh doanh của các cơ sở vay vốn.

- Những rủi ro từ phía thị trường do cạnh tranh mất thị trường tiêu thụ, khách hàng không sử dụng sản phẩm của công ty đó nữa mà chuyển sang sử dụng sản phẩm khác thay thế chất lượng cao hơn, người vay không thể tiêu thụ được sản phẩm dẫn đến mất khả năng thanh toán không thể trả được nợ cho Ngân hàng .

- Môi trường kinh tế không ổn định, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô thường hay thay đổi trong quá trình đổi mới để vươn đến hoàn thiện hơn.

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí