Đánh Giá Khái Quát Về Tình Hình Hoạt Động Của Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Chi Nhánh Cà Mau

3.1.2.2 Chức năng của các phòng ban

+ Phòng Quan hệ khách hàng

- Tham mưu, đề xuất chính sách, kế hoạch phát triển quan hệ khách hàng.

- Trực tiếp tiếp thị và bán sản phẩm (sản phẩm bán buôn, tài trợ thương mại, dịch vụ...)

- Chịu trách nhiệm thiết lập, duy trì và phát triển quan hệ hợp tác với khách hàng và bán sản phẩm cho ngân hàng.

 Đối với khách hàng là doanh nghiệp:

- Trực tiếp đề xuất hạn mức, giới hạn tín dụng và đề xuất tín dụng.

- Theo dõi, quản lý tình hình hoạt động của khách hàng.

- Phân loại, rà soát và phát hiện rủi ro.

- Tiếp nhận kiểm tra hồ sơ đề nghị miễn/ giảm lãi, đề xuất miễn/ giảm lãi và chuyển Phòng Quản lý rủi ro để xử lý tiếp theo quy định.

- Tuân thủ các giới hạn hạn mức tín dụng của ngân hàng đối với khách hàng. Theo dõi việc sử dụng hạn mức của khách hàng.

 Đối với khách hàng là cá nhân

- Xây dựng kế hoạch bán sản phẩm đối với khách hàng, tư vấn cho khách hàng lựa chọn sử dụng các sản phẩm bán lẻ của BIDV, triển khai các kế hoạch bán hàng, chịu trách nhiệm về việc bán sản phẩm, nâng cao thị phần của chi nhánh.

+ Phòng Quản lý rủi ro

 Quản lý tín dụng

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất luợng tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của chi nhánh.

- Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng tùng ngành, từng nhóm, từng khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV.

- Đầu mối đề xuất trình Giám đốc kế hoạch giảm nợ xấu của chi nhánh.

- Tổng hợp kết quả phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro gởi Phòng tài chính kế toán để lập cân đối kế toán theo quy định.

- Phối hợp các bộ phận liên quan thục hiện đánh giá tài sản đảm bảo theo

đúng quy định của BIDV.

- Thực hiện các báo cáo về công tác tín dụng và chất luợng tín dụng của chi nhánh; lập báo cáo phân tích thực trạng tài sản đảm bảo nợ vay của chi nhánh.

- Thực hiện việc xử lý nợ xấu.

 Quản lý rủi ro

- Tham mưu đề xuất xây dựng các quy định, biện pháp quản lý rủi ro.

- Trình lãnh đạo cấp tín dụng/ bảo lãnh cho khách hàng.

- Phối hợp, hổ trợ Phòng Quan hệ khách hàng để phát hiện, xử lý các khoản nợ có vấn đề.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc thiết lập, vận hành, thực hiện và kiểm tra, giám sát hệ thống quản lý rủi ro của chi nhánh.

+ Phòng Quản trị tín dụng

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định, quy trình của BIDV.

- Thực hiện tính toán trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của Phòng Quan hệ khách hàng theo đúng quy định của BIDV; gởi kết quả cho Phòng Quản lý rủi ro để thực hiện rà soát, trình cấp có thẩm quyền quyết định.

- Chịu trách nhiệm hoàn toàn về an toàn tác nghiệp của Phòng, lập các báo cáo thống kê về quản trị tín dụng.

+ Phòng dịch vụ khách hàng

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện công tác phòng chống rửa tiền đối với các giao dịch phát sinh theo quy định của Nhà nuớc và BIDV, phát hiện và báo cáo xử lý kịp thời các giao dịch có dấu hiệu đáng ngờ trong tình huống khẩn cấp.

- Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch, thực hiện đúng quy trình, quy định về nghiệp vụ, thẩm quyền; thực hiện kiểm soát nội bộ truớc khi giao dịch với khách hàng.

+ Tổ thanh toán quốc tế

- Trực tiếp thực hiện tác nghiệp các giao dịch tài trợ thương mại đối với khách hàng.

- Phối hợp với các phòng liên quan để tiếp thị, tiếp cận phát triển khách hàng, giới thiệu và bán sản phẩm về tài trợ thương mại.

- Chịu trách nhiệm về việc phát triển và nâng cao hiệu quả hợp tác kinh doanh đối ngoại của chi nhánh.

+ Tổ Quản lý và dịch vụ kho quỹ

- Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho quỹ và xuất/ nhập quỹ.

- Đề xuất, tham mưu với Giám đốc về biện pháp, điều kiện đảm bảo an toàn kho quỹ, an ninh tiền tệ; phát triển dịch vụ về kho quỹ, thực hiện đúng quy chế, quy trình quản lý kho quỹ.

+ Phòng Kế hoạch-tổng hợp

 Kế hoạch tổng hợp

- Thu thập thông tin phục vụ công tác kế hoạch – tổng hợp.

- Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh; tổ chức và triển khai kế hoạch kinh doanh

- Theo dõi và giúp Giám đốc quản lý, đánh giá tổng thể hoạt động kinh doanh của chi nhánh

 Nguồn vốn

- Đề xuất và tổ chức thực hiện điều hành nguồn vốn, chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn và các chi phí vốn để góp phần nâng cao lợi nhuận.

- Trực tiếp thực hiện kinh doanh tiền tệ với khách hàng theo quy định và trình Giám đốc chi nhánh giao hạn mức mua bán ngoại tệ cho các phòng liên quan.

- Giới thiệu các sản phẩm huy động vốn, sản phẩm kinh doanh tiền tệ với khách hàng.

- Thu thập và báo cáo BIDV những thông tin liên quan đến rủi ro của thị truờng, các sự cố rủi ro thị truờng ở chi nhánh và đề xuất biện pháp xử lý.

- Chịu trách nhiệm về hệ số an toàn của chi nhánh, đảm bảo khả năng thanh toán, trạng thái ngoại hối của chi nhánh.

- Lập báo cáo, thống kê phục vụ quản trị điều hành theo quy định.

+ Tổ điện toán

- Trực tiếp thực hiện theo đúng thẩm quyền, đúng quy trình, đúng quy định công nghệ thông tin tại chi nhánh.

- Huớng dẫn, đào tạo, hổ trợ, kiểm tra các phòng để cán bộ sử dụng thành thạo, đúng thẩm quyền, chấp hành theo quy định BIDV.

- Tham mưu đề xuất với Giám đốc chi nhánh về kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, về những vấn đề liên quan đến thông tin tại chi nhánh cần kiến nghị.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của Giám đốc chi nhánh.

+ Phòng Tài chính-kế toán

- Quản lý và thực hiện công tác hạch toán kế toán chi tiết, kế toán tổng hợp.

- Thực hiện công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh ( gồm cả phòng giao dịch và quỹ tiết kiệm).

- Thực hiện nhiệm vụ quản lý, giám sát tài chính.

- Đề xuất về việc thực hiện chế độ tài chính, kế toán, xây dựng chế độ biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, tiết kiệm chi tiêu nội bọ, hợp lý và đúng chế độ.

- Kiểm tra định kỳ, đột xuất việc chấp hành chế độ, quy chế, quy trình trong công tác kế toán, luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các Phòng Giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

- Chịu trách nhiệm về tính đúng đắn, chính xác, kịp thời, hợp lý, trung thực của số liệu kế toán, báo cáo kế toán, báo cáo tài chính; quản lý thông tin và lập báo cáo; thực hiện quản lý thông tin của khách hàng.

+ Phòng tổ chức - nhân sự

- Phổ biến, quán triệt các văn bản quy định, huớng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực.

- Tham mưu và đề xuất với Giám đốc triển khai thực hiện công tác tổ chức- nhân sự và phát triển nguồn nhân lực theo đúng quy định, quy trình.

- Huớng dẫn các Phòng/Tổ thuộc Trụ sở chi nhánh và các đơn vị trực thuộc thực hiện công tác quản lý cán bộ và quản lý lao động.

- Triển khai thực hiện và quản lý công tác thi đua khen thuởng của chi nhánh theo quy định.

- Đầu mối hoàn tất các thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/ chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch/ Quỹ tiết kiệm.

- Tham gia ý kiến về phát triển mạng luới, chuẩn bị nhân sự, phát triển kênh phân phối sản phẩm, trực tiếp hoàn tất thủ tục mở Quỹ tiết kiệm. Phòng giao dịch/Chi nhánh mới.

- Quản lý hồ sơ cán bộ, huớng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản, quản lý thông tin và lập các báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định.

+ Văn phòng

- Thực hiện công tác văn thư theo quy đinh ; quản lý, lưu trữ hồ sơ, tài liệu, sách báo, công văn đi đến theo đúng quy trình.

- Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng pháp luật và BIDV.

- Tổ chức hoặc đại diện cho chi nhánh trong giao dịch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp, báo cáo về việc chấp hành nội quy lao động; xây dựng, thông báo chương trình công tác và lịch làm việc của Ban giám đốc đến các đơn vị liên quan

- Tham gia đề xuất những biện pháp quản lý, khai thác, sử dụng cơ sở vật chất kỹ thuật của chi nhánh.

Để hiểu rõ hơn về Ngân hàng ta phải đi tìm hiểu sơ lược về kết quả hoạt

động kinh doanh của Ngân hàng.

3.2 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CHI NHÁNH CÀ MAU

Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại phản ánh nổ lực của ngân hàng dưới tác động của nhiều nhân tố. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh là một công việc có tầm quan trọng đặc biệt. Nhà quản lý thông qua thực trạng hoạt động ngân hàng và các nhân tố tác động đến thực trạng so sánh với các ngân hàng khác để thúc đẩy cạnh tranh. Ngoài ra, Ngân hàng cần làm rõ mục tiêu cần phải đạt được, các nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả trong thời gian qua để lập kế hoạch tiến hành thay đổi kịp thời. Tổng hợp những yếu tố trên sẽ giúp cho nhà quản lý tính toán, dự trù các yếu tố hình thành nên các kết quả. Chính vì vậy việc thường xuyên theo dõi và phân tích các chỉ tiêu kết quả đáng chú ý, nhằm để đánh giá hoạt động trong thời gian đã qua và có phương hướng cho hoạt động kỳ tới. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng được thể hiện qua bảng sau:

Luận văn tốt nghiệp GVHD: TS. Trương Đông Lộc

Luận văn tốt nghiệp

GVHD: TS. Trương Đông Lộc

www.kinhtehoc.net


BẢNG 1: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NH QUA 3 NĂM 2006 – 2008

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

Tuyệt

đối

Tương

đối (%)

1.Tổng thu

106.990,4

100,0

100.353,7

100,0

105.682

100,0

-6.636,7

-6,2

5.328,3

5,3

-Thu từ lãi

83.429,0

78,0

78.235,0

78,0

81.117

76,8

-5.194,0

-6,6

2.882,0

3,7

-Thu từ HĐKD

1.015,0


1.232,0


1.877


217,0

21,4

645,0

52,4

-Thu phí dịch vụ

415,9


912,0


1.539


496,1

119,3

627,0

68,8

-Thu nội bộ

22.130,1

20,7

19.974,0

19,9

21.147

20,0

-2.156,1

-9,7

1.173,0

5,9

-Thu khác

0,4


0,7


2


0,3

75,0

1,3

185,7

2.Tổng chi

89.136,5

100,0

86.676,0

100,0

91.673

100,0

-2.460,5

-2,8

4.997,0

5,8

-Chi trả lãi

19.562,1

21,9

13.679,0

12,0

14.970

16,3

-5.883,1

-30,1

1.291,0

9,4

-Chi từ HĐKD

374,0


435,0


476


61,0

16,3

41,0

9,4

-Chi dịch vụ

173,0


213,0


245


40,0

23,1

32,0

15,0

-Chi quản lý

9.283,0


8.079,0


8.568


-1.204,0

-13,0

489,0

6,1

-Chi thuế và lệ phí

186,0


157,0


167


-29,0

-15,6

10,0

6,4

-Chi dự phòng

5.249,0


3.945,0


4.041


-1.304,0

-33,1

96,0

2,4

-Chi nội bộ

54.309,4

60,9

60.168,0

76,8

63.188

68,9

5.858,6

10,8

3.020,0

5,0

3.Lợi nhuận

17.853,9

100,0

13.677,7

100,0

14.009

100,0

-4.176,2

-23,4

331,3

2,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 5

Phân tích hoạt động tín dụng 25SVTH: Nguyễn Út Niềm tại BIDV Cà Mau

Phân tích hoạt động tín dụng

tại BIDV ChàtMtpa:/u/www.kinhtehoc.net

25

SVTH: Nguyễn Út Niềm

Nguồn: Phòng kế toán


Thông thường để đánh giá hoạt động chung của ngân hàng thông qua ba khoản mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Để thấy rõ hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam chi nhánh Cà Mau ta hãy xem xét kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua biểu đồ sau:

Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh năm

2006 - 2008

Triệu đồng 120,000.00

100,000.00


80,000.00


60,000.00


40,000.00


20,000.00


0.00

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Năm

Tổng thu Tổng chi Lợi nhuận


Hình 1:Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV Cà Mau năm 2006 - 2008

Để đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV ta phải đánh giá 3 khoản mục chính là thu nhập, chi phí và lợi nhuận.

Về thu nhập:

Thu nhập của Chi nhánh qua 3 năm có sự biến động. Năm 2006 tổng thu là 106.990,4 triệu đồng, năm 2007 là 100.353,7 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 6.636,7 triệu đồng và giảm về tương đối là 6,2% so với năm 2006, năm 2008 là 105.682 triệu đồng tăng là 5.328,3 triệu đồng tương ứng với 5,3% so với năm 2007. Những con số trên cho thấy chi nhánh đã có sự giảm sút trong vấn đề tạo ra nguồn thu nhập cho mình. Nguyên nhân là do ngân hàng chịu ảnh hưởng bởi những biến động của nền kinh tế như tình hình dịch cúm gia cầm diễn ra mạnh mẽ, lam phát kinh tế tăng cao dẫn đến giá vật tư nhiên liệu và một số hàng hóa thiết yếu bất ổn (xăng, dầu, ...). Ngoài ra còn do sự canh mạnh mẽ giữa các NHTM trên địa bàn thông qua các chương trình tuyên truyền, khuyến mãi quảng bá dưới nhiều hình thức áp dụng một cách linh hoạt công cụ lãi suất nhằm thu hút khách hàng nên đã gây khó khăn không ít cho ngân hàng. Nhưng do sự cố gắng một lòng của toàn thể cán bộ, nhân viên trong ngân hàng đã góp phần làm cho tổng


thu nhập tăng trở lại biểu hiện cụ thể vào năm 2008. Đây là điểm đáng khích lệ đối với ngân hàng khi vươn lên được trong nền kinh tế còn nhiều khó khăn, bất ổn.

Thu nhập của Ngân hàng gồm các khoản thu như thu từ lãi, thu từ hoạt động kinh doanh, thu phí dịch vụ, thu nội bộ và thu khác. Trong đó thu từ hoạt động tín dụng (thu từ lãi) chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu nhập: chiếm 78% năm 2006, năm 2007 và chiếm 76,8% năm 2008. Điều này cho thấy đây là nguồn thu chủ yếu của ngân hàng. Thu từ lãi có sự tăng, giãm không bình thường qua các năm là do ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế nên tình hình cho vay giãm sút và do ngân hàng đã hạn chế cho vay đối với những khách hàng không có bảo đãm (cho vay tín chấp) nên thu từ lãi đã giảm. Tuy nhiên, Ngân hàng cũng đã tạo thêm nhiều mối quan hệ mới với các tầng lớp dân cư nên hoạt động tín dụng cũng dần dần ổn định trở lại.

Về chi phí:

Tổng chi phí qua 3 năm của chi nhánh cũng có sự thay đổi. Năm 2006 tổng chi là 89.136,5 triệu đồng, năm 2007 tổng chi là 86.676 triệu đồng giảm về tuyệt đối là 2.460,5 triệu đồng và về tuơng đối là 2,8 % so với năm 2006, năm 2008 tổng chi là 91.673 triệu đồng tăng 4.997 triệu đồng tương đương với tăng 5,8 % so với năm 2007.

Trong tổng chi phí của Chi nhánh, chi nội bộ chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí cụ thể là năm 2006 chiếm 60,9%, năm 2007 chiếm 76,8%, năm 2008 chiếm 68,9%. Khoản mục này tăng là do chi nhánh phải trả lãi khoản vốn được Ngân hàng Trung ương điều xuống. Do khi huy động được vốn thì chi nhánh phải gởi về ngân hàng Trung ương và được hưởng lãi suất tiền gởi. Tuy nhiên, khi chi nhánh có nhu cầu về vốn thì Ngân hàng trung ương sẽ điều chuyển vốn xuống cho chi nhánh và chi nhánh phải trả lãi suất nội bộ. Chính vì vậy mà vốn điều chuyển tăng dần qua các năm làm cho chi nội bộ cũng tăng theo. Còn về chi trả lãi cũng có biến nhiều thay đổi là năm 2007 chi trả lãi giảm 30,1% so với năm 2006, năm 2008 thì lại tăng 9,4% so với năm 2007. Có sự thay đổi này là do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn nên nguồn vốn huy động giảm làm cho khoản chi trả lãi cũng giảm theo (năm 2007) và chi trả lãi năm 2008 tăng so với năm 2007 là do phải cạnh tranh để có thể giành lấy thị trường, mở rộng quan hệ tín dụng nên ngân hàng cũng đưa ra nhiều chính sách về lãi suất, về quảng cáo, ...

Xem tất cả 94 trang.

Ngày đăng: 13/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí