Tình Hình Dư Nợ Theo Thời Hạn Tín Dụng Tại Bidv Cà Mau (2006- 2008)


 Dư nợ:

Dư nợ theo thời hạn của Chi nhánh được thể hiện qua bảng sau:

BẢNG 7: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Ngắn hạn

192.129,9

39,6

596.957,9

65,1

721.639,9

69,0

404.828

210,7

124.682

20,9

Trung-Dài

hạn

292.643,2

60,4

268.491,2

34,9

263.080,2

31,0

-24.152

8,3

-5.411

-2,0

Tổng

484.773,1

100,0

916.559,1

100,0

1.045.868,1

100,0

431.786

89,1

129.309

14,1

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 94 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh Cà Mau BIDV Cà Mau - 8

Nguồn: Phòng kế hoạch – tổng hợp


Ngắn hạn

Trung-Dài hạn

Dư nợ theo thời hạn

70

60

50

40

%

30

20

10

0

năm 2006

năm 2008

năm 2008

Năm


Hình 5: Tình hình dư nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 - 2008

Qua bảng số liệu biểu đồ về tình hình dư nợ phân theo thời hạn của Chi nhánh cho thấy tỷ trọng dự nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong tổng dư nợ của Chi nhánh. Cụ thể, năm 2006 tỷ trọng này chỉ là 39,6% nhưng năm 2007 tỷ trọng này đã là 65,1% và năm 2008 là 69%. Như vậy, tỷ trọng dư nợ trung – dài hạn đã dần dần giảm xuống, điều này do Chi nhánh đã chủ động giảm các khoản cho vay trung – dài hạn và tăng cường công tác thu hồi nợ nên đã thu hồi được các khoản nợ của các năm trước nên dư nợ trung – dài hạn đã giảm.


Đối với dư nợ ngắn hạn đã tăng cao qua 3 năm, cụ thể là năm 2007 tăng 210,7% so với năm 2006, năm 2008 tăng 20,9% so với năm 2007. Tỷ trọng dư nợ ngắn hạn tăng qua các năm phù hợp với việc tăng của doanh số cho vay và nguyên nhân chỉ là do Ngân hàng đã cho vay ngắn hạn ngày càng nhiều, mở rộng hoạt động tín dụng ngắn hạn đáp ứng nhu cầu vốn ngày càng cao của nền kinh tế. Tăng dư nợ ngắn hạn nhằm đáp ứng cho nhu cầu tái tạo sản xuất của các doanh nghiệp ở tại địa phương…

Đối với dư nợ trung – dài hạn thì chiếm tỷ lệ cao vào năm 2006 và giảm mạnh vào năm 2007, 2008. Cụ thể là năm 2006, dư nợ Trung – DH chiếm 60,4% trong tổng dư nợ nhưng năm 2007 dư nợ này chỉ còn chiếm 34,9% và năm 2008 chỉ là 31%. Năm 2006, dư nợ này cao là do doanh số cho vay còn cao và món nợ chưa đến thời hạn. Năm 2007, 2008 dư nợ Trung - DH giảm mạnh là do Ngân hàng đã giảm doanh số cho vay theo Trung – DH làm cho dư nợ giảm theo.

 Doanh số thu nợ:

Doanh số thu nợ theo thời hạn tín dụng của Chi nhánh thể hiện rõ qua bảng sau:

BẢNG 8: TÌNH HÌNH DOANH SỐ THU NỢ THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền


Số tiền

%

Số tiền

%

Ngắn hạn

1.241.275

51,5

1.539.720

77,2

2.199.600

88,2

298.445

24,0

659.880

42,9

Trung-

Dài hạn

1.168.312

48,5

455.978

22,9

295.022

11,8

-712.334

-61,0

-160.956

-35,3

Tổng

2.409.587

100,0

1.995.698

100,0

2.494.622

100,0

-413.889

-17,2

498.924

25,0

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp



Doanh số thu nợ theo thời hạn


% 90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm

Ngắn hạn

Trung-Dài hạn


Hình 6: Tình hình doanh số thu nợ phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 - 2008 Thu nợ là khâu rất quan trọng trong hoạt động tín dụng vì nó đảm bảo cho việc tái tạo vốn cho xã hội và hạn chế rủi ro. Nó bao gồm toàn bộ các món nợ mà Ngân hàng đã thu hồi về từ các khoản cho vay của Ngân hàng kể cả năm hiện tại và năm trước đó. Qua bảng số liệu và biểu đồ cho thấy doanh số thu nợ ngắn hạn luôm chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số thu nợ và có xu hướng ngày càng tăng cao qua 3 năm. Cụ thể năm 2006, doanh số thu nợ ngắn hạn chiếm 51,51%, năm 2007 chiếm 75,15% và năm 2008 chiếm 88,17% trong tổng doanh số thu nợ. Ta thấy dư nợ ngắn hạn luôn tăng mà doanh số thu nợ cũng cao, điều này chứng tỏ rằng tình hình cho vay ngắn hạn của Ngân hàng rất hiệu

quả.

Đối với cho vay trung – dài hạn thì doanh số thu nợ có xu hướng ngày càng giảm. Cụ thể, năm 2006 doanh số thu nợ này chiếm 48,49%, năm 2007 chiếm 22,85%, năm 2008 chỉ chiếm 11,83% trong tổng doanh số thu nợ. Điều này cho thấy doanh số thu nợ của khoản mục này đã giảm xuống. Nguyên nhân là do doanh số cho vay và dư nợ của khoản mục cho vay trung – DH đã giảm nên cũng làm cho doanh số thu nợ giảm theo.

Hoạt động tín dụng phân theo thời hạn tín dụng của Ngân hàng được đánh giá cụ thể hơn thông qua nợ xấu. Nó thể hiện mức độ an toàn trong việc sử dụng vốn hay mức độ rủi ro từ hoạt động tín dụng mang lại.


 Nợ xấu:

BẢNG 9: TÌNH HÌNH NỢ XẤU THEO THỜI HẠN TÍN DỤNG TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số

tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Ngắn hạn

6.457,2

38,4

5.203

61,5

4.253

58,1

-1.254,2

-19,4

-950

-18,3

Trung-

Dài hạn

10.359,5

61,6

3.260

38,5

3.066

41,9

-7.099,5

-68,6

-194

-6,0

Tổng

16.816,7

100,0

8.463

100,0

7.319

100,0

-8.353,0

-49,7

-1.144

-12,5

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp




Nợ xấu theo thời hạn



%

70



60



50



40



30



20



10



0


Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm

Ngắn hạn

Trung-Dài hạn

Hình 7: Tình hình nợ xấu phân theo thời hạn TD qua 3 năm 2006 - 2008

Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy nợ xấu có xu hướng ngày càng giảm qua các năm. Tuy nhiên, tuỳ vào loại nợ xấu ngắn hạn hay trung - dài hạn mà có tỷ trọng và tốc độ giảm khác nhau trong tổng nợ xấu. Cụ thể là :

Đối với nợ xấu ngắn hạn chiếm 38,4% tổng nợ xấu vào năm 2006, chiếm 61,5% vào năm 2007, và chiếm 58,1% vào năm 2008. Tỷ trọng nợ xấu tăng lên mà tổng nợ xấu giảm trong khi doanh số cho vay, dư nợ và doanh số thu nợ đều tăng điều đó chứng tỏ là Ngân hàng đã tập trung vào hoạt động cho vay ngắn hạn vì Ngân hàng đã tạo được mối quan hệ thân thiết với những khách hàng có uy tín nên đã hạn chế được rủi ro và vì thế chất lượng tín dụng của Ngân hàng đã được nâng cao. Tín dụng ngắn hạn sẽ là hoạt động mang lại hiệu quả cao cho Ngân hàng.


Đối với nợ xấu trung - dài hạn thì cũng đang có xu hướng giảm. Nợ xấu trung - dài hạn chiếm tỷ trọng lớn vào năm 2006 và có sự tăng giảm khác nhau vào năm 2007, 2008. Cụ thể, năm 2006 khoản nợ này chiếm 61,6%, năm 2007 chiếm 38,5% và năm 2008 là 41,9%. Khoản nợ này cao vào năm 2006 là do các khoản nợ xấu năm trước chuyển sang, những khoản nợ khó đòi mà Ngân hàng chưa thu về. Tuy nhiên khoản này đã giảm bớt vào năm 2007 là do Ngân hàng đã dùng những chính sách mạnh để thu về một phần của những khoản nợ đó làm cho nợ xấu trung – dài hạn giảm xuống. Năm 2008, nợ xấu này lại tăng nhẹ là do tình hình kinh tế rất khó khăn, nên một số khách hàng không trả nợ kịp thời làm cho khoản này cũng tăng lên.

4.2.1.2 Phân tích hoạt động tín dụng theo ngành kinh tế:

Phân loại hoạt động tín dụng ngân hàng BIDV Cà Mau theo ngành cho thấy tính đa dạng hoặc chuyên môn hoá trong việc cấp tín dụng của Chi nhánh. Với việc đa dạng hoá tín dụng, NH sẽ mở rộng phạm vi cho vay nhưng vẫn có thể duy trì những lĩnh vực mà NH có lợi thế là cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ. Cách phân loại này cho phép Chi nhánh theo dõi rủi ro và sinh lợi gắn liền với những lĩnh vực tài trợ để có chính sách lãi suất, đảm bảo hạn mức và chính sách mở rộng cho phù hợp.

 Doanh số cho vay:

BẢNG 10: DOANH SỐ CHO VAY THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch 2007/2006

Chênh lệch 2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

CNCB

Thủy sản XK


2.278.667


80,3


1.820.643


75,0


2.091.113


80


-458.024


-20,1


270.470


14,9

Xây dựng

387.491

13,7

412.679

16,9

313.667

12

25.188

6,5

-99.012

-24,0

Thương

mại-dịch vụ


69.915


2,5


72.826


3,0


130.695


5


2.911


4,2


57.869


79,5

Tiêu dùng

102.322

3,6

121.376

5,1

78.416

3

19.054

18,6

-42.960

-35,4

Tổng

2.838.395

100,0

2.427.524

100,0

2.613.891

100

-410.871

-14,5

186.367

7,7

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp



Doanh số cho vay theo ngành kinh tế


% 90

80

70

60

50

40

30

20

10

0

Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Năm


CNCB Thủy sản XK Xây dựng

Thương mại-dịch vụ

Tiêu dùng



Hình 8: Tình hình doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế qua 3 năm 2006 – 2008

Qua bảng số liệu và biểu đồ trên ta thấy doanh số cho vay theo ngành ở Chi nhánh được chia ra thành 4 loại gồm CNCB thủy sản xuất khẩu, xây dựng, thương mại-dịch vu và tiêu dùng. Trong đó ta thấy tỷ trọng cho vay CNCB Thuỷ sản XK luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số số cho vay (>70%) cụ thể là năm 2006 khoản mục này chiếm 80,3%, năm 2007 chiếm 75%, năm 2008 chiếm 80%. Nguyên nhân mà doanh số cho vay của ngành CNCB Thuỷ sản XK luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay là do đặc điểm kinh tế của địa phương la ngành thuỷ sản. Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản lớn nhất so với các tỉnh ĐBSCL và tính đến năm 2007 thì Cà Mau đã có 21 công ty với 27 xí nghiệp chế biến thuỷ hải sản. Do vậy mà ở địa phương có nhu cầu vốn lớn để mua sắm, xây dựng các công nghệ hiện đại để chế biến hải sản xuất khẩu và để mua được nguồn thuỷ hải sản từ phía các thương lái, người dân…vì vậy mà tỷ trọng ngành này luôn cao. Doanh số cho vay năm 2007 đã giảm so với năm 2006 là 458.024 triệu đồng tương đương với giảm 20,1%. Năm 2008, doanh số cho vay của CNCB Thuỷ sản XK đã tăng trở lại. Nguyên nhân của việc giảm sút này là do năm 2007 có quá nhiều công ty chế biến thủy sản được xây dựng lên nhưng tình hình thủy sản địa phương không mấy khả quan đặc biệt là việc nuôi tôm do mô hình nuôi tôm ở đây là mô hình nuôi tôm tự nhiên, không chủ động trong sản xuất mà phụ thuộc hoàn toàn vào thời tiết, điều kiện tự nhiên kém hiệu


quả dẫn đến tôm chết diễn ra ở nhiều nơi làm cho công suất chế biến cũng như xuất khẩu của các nhà máy, xí nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên, vào năm 2008 thì người dân Cà Mau đã tập trung nhiều vào nuôi tôm công nghiệp nên sản lượng tôm đã tăng lên vì vậy mà nhu cầu vay vốn để chế biến tôm cũng tăng lên. Ngoài một số khách hàng truyền thống của chi nhánh trong lĩnh vực thủy sản như Công ty CP thủy hải sản Minh Phú, Công ty TNHH chế biến thủy sản Minh Quí, Seaprimexco… năm 2008 Chi nhánh còn cho vay thêm một số khách hàng khác vì thế mà doanh số cho vay CNCB Thủy sản XK của Chi nhanh tăng lên.

Đối với cho vay xây dựng, thương mại - dịch vụ, tiêu dùng đều chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong tổng doanh số cho vay.

Trước tiên là doanh số cho vay xây dựng năm 2006 chiếm 13,7%, năm 2007 chiếm 16,9% và năm chiếm 12% trong tổng doanh số cho vay. Doanh số cho vay xây dựng đã tăng 25.188 triệu đồng tương đương tăng 6,5% vào năm 2007. Nguyên nhân là do ở địa phương có nhiều công trình cần được xây dựng, nâng cấp do đó những nhà thầu muốn xây dựng phải có năng lực tài chính để đảm bảo công trình được hoàn thành vì thế mà doanh số cho vay xây dựng đã tăng lên. Tuy nhiên, do kinh tế gặp nhiều khó khăn, lạm phát ngày càng tăng lên làm cho giá cả hàng hóa tăng lên nên việc xây dựng không mang lại lợi nhuận cao nên việc trả nợ cho Ngân hàng tương đối chậm, một phần là do việc huy động vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn nên Ngân hàng đã hạn chế cho vay vào năm 2008 do đó mà doanh số cho vay đã giảm cụ thể là doanh số cho vay năm 2008 giảm 99.012 triệu đồng tương đương giảm 24%.

Đối với cho vay thương mại - dịch vụ, tỷ trọng của nó chiếm 2,5% trong tổng doanh số cho vay vào năm 2006, 3% năm 2007 và 5% vào năm 2008. Doanh số cho vay thương mại - dịch vụ đã tăng qua các năm cụ thể là năm 2007 đã tăng 2.911 triệu đồng tương đương tăng 4,2% so với năm 2006, năm 2008 tăng 57.869 triệu đồng tương đương tăng 79,5% so với năm 2007. Nguyên nhân là do Cà Mau đang trên đường phát triển, nhiều doanh nghiệp thương mại, dịch vụ được thành lập để cung cấp những sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, vui chơi giải trí cho người dân ngày càng mở rộng. Vì thế mà nhu cầu vay để phục vụ cho việc xây dựng các khu vui chơi giải trí, tạo ra nhiều hoạt động mới


lạ hấp dẫn… do đó doanh số cho vay thương mại - dịch vụ đã tăng lên qua các năm.

Đối với cho vay tiêu dùng, tỷ trọng của nó chiếm 3,6% vào năm 2006, chiếm 5,1% vào năm 2007 và 3% vào năm 2008. Doanh số cho vay tiêu dùng năm 2007 đã tăng 19.054 triệu đồng tương đương tăng 18,6% so với năm 2006 nhưng vào năm 2008 doanh số này giảm 42.960 triệu đồng tương đương giảm 35,4% so với năm 2007. Nguyên nhân của việc doanh số cho vay tiêu dùng tăng là do nhu cầu xây dựng, sửa chữa nhà cửa, mua xe,…ngày càng tăng. Do đó mà nhu cầu vay tiêu dùng tăng và làm cho doanh số cho vay tiêu dùng tăng lên. Tuy nhiên doanh số cho vay này lại giảm vào năm 2008 là do tình hình kinh tế khó khăn, giá cả hàng hóa đắt đỏ người dân hạn chế tiêu dùng và do Ngân hàng gặp khó khăn trong huy động vốn nên cũng giảm bớt cho vay tiêu dùng.

 Dư nợ:

BẢNG 11: TÌNH HÌNH DƯ NỢ THEO NGÀNH KINH TẾ TẠI BIDV CÀ MAU (2006- 2008)

ĐVT: Triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm 2006

Năm 2007

Năm 2008

Chênh lệch

2007/2006

Chênh lệch

2008/2007

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

Số tiền

%

CNCB

Thủy sản XK


405.978,1


83,8


738.941,1


80,6


922.338,1


89,0


332.936


82,0


183.424


24,8

Xây dựng

45.998,0

9,5

105.592

11,5

33.134

3,2

59.594

129,6

-72.458

-68,6

Thương mại-dịch

vụ


14.786,0


3,1


33.354


3,7


65.286


6,3


18.568


125,6


31.932


95,8

Tiêu dùng

18.011,0

3,7

38.739

4,2

15.11.

1,5

20.728

115,1

-23.629

-61,0

Tổng

484.773,1

100,0

916.559,1

100,0

1.035.868,1

100,0

431.826

89,1

119.309

13,0

Nguồn: Phòng Kế hoạch – tổng hợp

Do chi nhánh phần lớn đầu tư vào ngành CNCB thủy sản nên dư nợ của ngành luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ. Nguồn vốn cho các ngành CNCB thủy sản chủ yếu là hổ trợ cho các doanh nghiệp thu mua tôm nguyên liệu, chi trả tiền hàng….bù đắp khoản thếu hụt tạm thời, vòng quay vốn nhanh (khoảng 3 tháng), vừa tạo điều kiện cho doanh nghiệp tháo gỡ được nguồn vốn tạm thời, vừa giúp cho ngân hàng kiểm soát tốt vốn cho vay đúng ngành, có thể sử dụng đồng vốn cho vay tốt hơn nữa. Tuy nhiên, phần lớn các doanh nghiệp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/11/2022