Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Nhno & Ptnt An Giang – Chi Nhánh Huyện Thoại Sơn‌


Chương 2. Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn‌

2.1 Giới thiệu khái quát về NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn.‌

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển‌

NHNo & PTNT huyện Thoại Sơn là một trong 25 chi nhánh thuộc NHNo & PTNT tỉnh An Giang, được thành lập vào tháng 2-1980, có trụ sở chính tại 179 Nguyễn Huệ - TT Núi Sập - huyện Thoại Sơn - tỉnh An Giang. Từ khi thành lập đến nay, trải qua hơn 30 năm hoạt động chi nhánh đã từng gặp nhiều khó khăn nhất là thời kỳ đầu mới thành lập, nhưng ngân hàng đã từng bước khắc phục và ngày càng phát triển. Hiện nay chi nhánh đã mở thêm hai phòng giao dịch ở Vọng Thê và thị trấn Phú Hòa. Quá trình phát triển của ngân hàng có thể chia thành ba giai đoạn

Giai đoạn từ năm 1980 đến năm 1988

Chi nhánh mang tên ngân hàng Thoại Sơn, là một ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý thời bao cấp, giai đoạn này ngân hàng gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất và nguồn vốn hoạt động.

Giai đoạn từ năm 1988 đến năm 1992

Ngân hàng đổi tên thành Ngân Hàng Nông Nghiệp huyện Thoại Sơn chuyển sang hệ thống ngân hàng phân cấp nhưng vẫn bị ảnh hưởng của cơ chế bao cấp nên còn nhiều khó khăn. Lãnh đạo ngân hàng đã tìm cách vượt qua mọi khó khăn đưa ngân hàng ngày một đi lên, luôn thực hiện đúng chỉ đạo của Ngân Hàng Nông Nghiệp tỉnh An Giang là thích nghi nhanh với sự thay đổi kinh tế huyện đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nhân dân.

Giai đoạn từ năm 1992 đến nay

Ngân hàng thực hiện đường lối mở rộng, đổi mới tất cả nghiệp vụ huy động vốn cho vay… nêu cao tinh thần trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, phát huy vai trò của ngân hàng tạo nguồn vốn điều hòa nền kinh tế thúc đẩy nền kinh tế huyện Thoại Sơn phát triển. Hiện nay số lượng ngân hàng, quỹ tín dụng trên địa bàn huyện ngày càng nhiều


để có thể cạnh tranh khách hàng ngân hàng nông nghiệp huyện Thoại Sơn phải luôn thay đổi để thích nghi với nền kinh tế. Dựa vào lợi thế của mình phát huy những điểm mạnh sẵn có để phát triển ngày càng bền vững, tạo lòng tin vững chắc cho khách hàng khi đi vay vốn và gửi tiền, phấn đấu trở thành một trong những chi nhánh hoạt động có hiệu quả cao nhất trong hệ thống ngân hàng nông nghiệp tỉnh An Giang.

2.1.2 Chức năng và lĩnh vực hoạt động‌

- Nhận tiền gửi ngắn hạn, trung dài hạn dưới nhiều hình thức bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ từ tất cả các thành phần kinh tế.

- Cho vay ngắn hạn, trung dài hạn đến tất cả các thành phần kinh tế.

- Trao đổi và kinh doanh ngoại tệ.

- Chuyển tiền trên phạm vi toàn quốc.

- Dịch vụ thẻ, dịch vụ thanh toán.


2.1.3 Cơ cấu tổ chức‌


Giám đốc

Phó giám đốc

phụ trách kế toán

Phó giám đốc

phụ trách tín dụng

Phòng kế toán

ngân quỹ

Phòng kế hoạch

kinh doanh

Phòng

hành chính

Tổ

kiểm tra

Tổ

thẩm định


Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn


Nguồn: Phòng hành chính


Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận


Giám đốc chi nhánh

- Là người được NHNo & PTNT tỉnh bổ nhiệm, là lãnh đạo cao nhất của NHNo & PTNT huyện Thoại Sơn. Giám đốc có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan pháp lý cũng như ngân hàng cấp trên về mọi hoạt động của ngân hàng.

- Thực hiện xem xét, ký duyệt các hợp đồng tín dụng do nhân viên phòng kế hoạch kinh doanh cung cấp, để từ đó giám đốc quyết định cho vay hoặc không cho vay.

- Quyết định các biện pháp xử lý nợ, cho gia hạn nợ, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, thực hiện các biện pháp xử lý nợ đối với khách hàng.

- Được ủy nhiệm áp dụng mức lãi suất tiền gửi, cho vay trong lãi suất do tổng giám đốc quy định.

- Giám đốc có quyền đề nghị ngân hàng bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên ngân hàng.

Phó giám đốc phụ trách tín dụng

- Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ tín dụng tài chính của ngân hàng, đồng thời cũng chịu trách nhiệm pháp lý về mọi hoạt động của ngân hàng.

- Phụ trách trực tiếp bộ phận tín dụng kinh doanh, phân công bố trí cán bộ tín dụng, ký hồ sơ cho vay và xử lý các khoản nợ. Có thể điều hành ngân hàng khi giám đốc đi vắng có ủy quyền lại.

Phó giám đốc phụ trách kế toán

- Phụ trách trực tiếp bộ phận kế toán ngân quỹ, theo dòi tình hình và cân đối lượng tiền nhằm đảm bảo thu chi tài chính của ngân hàng, hỗ trợ giám đốc về tình hình tài chính giúp giám đốc đưa ra quyết định kịp thời chính xác.

Phòng kế hoạch kinh doanh

- Nghiên cứu xây dựng chiến lược khách hàng, đề xuất chính sách ưu đãi đối với từng loại khách hàng nhằm mở rộng địa bàn hoạt động tín dụng.

- Hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn đúng quy trình nghiệp vụ. Thực hiện các nghiệp vụ cho vay và kiểm soát quá trình vay vốn của khách hàng.


- Thông báo cho khách hàng biết về quyết định cho vay hay từ chối cho vay khi có quyết định của giám đốc.

- Thực hiện kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

- Thường xuyên phân loại dư nợ, phân tích nợ quá hạn, tìm nguyên nhân và đề ra giải pháp khắc phục.

- Lưu hồ sơ theo quy định.

Phòng kế toán ngân quỹ

- Chịu trách nhiệm quản lý các tài khoản giao dịch khách hàng, kiểm tra danh mục hồ sơ pháp lý hồ sơ vay vốn. Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi. Làm thủ tục phát tiền vay khi hồ sơ tín dụng được duyệt. Trực tiếp hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo quy định của NHNo & PTNT Việt Nam về chế độ kế toán. Lập bảng cân đối nguồn vốn và sử dụng vốn hàng ngày để trình lên giám đốc.

- Kiểm tra, kiểm soát tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày. Tổng hợp báo cáo thu chi tiền mặt, nâng phiếu thanh toán, bảo quản giấy tờ có giá, tài sản thế chấp của ngân hàng.

Phòng hành chính

- Đóng mộc các giấy tờ có liên quan đến hợp đồng tín dụng của ngân hàng.

- Xem xét giờ giấc của cán bộ, đề nghị khen thưởng hay kỷ luật đối với từng cán bộ trong ngân hàng.

- Sắp xếp nhân sự

- Theo dòi lao động để quyết toán tiền lương hàng tháng cho từng cán bộ nhân viên của ngân hàng.

Tổ thẩm định

- Thẩm định các tài sản thế chấp của khách hàng, tham mưu cho giám đốc về tín dụng.

Tổ kiểm tra

- Kiểm tra hồ sơ chứng từ hàng tháng, tham mưu cho giám đốc về hoạt động của ngân hàng.

2.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011-2013‌


Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011-2013


Đơn vị tính: Triệu đồng



Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

So sánh

2012/2011

So sánh

2013/2012

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

(%)

Lượng tăng (giảm) tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

(%)

1. Tổng thu nhập

55.864

64.024

82.910

+8.160

+14,61

+18.886

+29,49

Thu nhập từ tín dụng

54.746

61.783

77.935

+7.037

+12,85

+16.152

+26,14

Thu nhập khác

1.118

2.241

4.975

+1.123

+100,4

+2.734

+121,9

2. Tổng chi phí

34.823

35.856

45.029

+1.033

+2,97

+9.173

+25,58

Chi phí trả lãi

31.340

32.270

41.427

+930

+2,96

+9.157

+28,38

Chi phí khác

3.483

3.586

3.602

+103

+2,95

+16

+0,45

3. Lợi nhuận trước thuế

21.041

28.168

37.881

+7.127

+33,87

+9.713

+34,48

Thuế thu nhập doanh nghiệp

5.260

7.042

9.470

+1.782

+33,88

+2.428

+34,48

4. Lợi nhuận ròng

15.781

21.126

28.411

+5.345

+33,86

+7.285

+34,48

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 4


Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh


Triệu đồng

90.000

80.000

70.000

60.000

50.000

40.000

30.000

20.000

10.000

0

82.910

64.024

55.864

45.029

34.823

35.856

28.411

Tổng thu nhập

Tổng chi phí Lợi nhuận ròng

21.126

15.781

2011 2012 2013 Năm


Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013


Nguồn: Tác giả tự xây dựng


Tổng thu nhập

Dựa vào báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể nhận thấy rằng thu nhập của ngân hàng tăng qua các năm, năm sau cao hơn năm trước. Tổng thu nhập năm 2011 là 55.864 triệu đồng, năm 2012 là 64.024 triệu đồng tăng 8.160 triệu đồng tương đương 14,61% so với năm 2011. Giai đoạn 2011-2012 thu nhập của ngân hàng tăng trưởng không cao nguyên nhân do tín dụng tăng trưởng thấp đối với khách hàng doanh nghiệp, nền kinh tế chưa có dấu hiệu khởi sắc nên các doanh nghiệp chưa mạnh dạn vay vốn đầu tư, lãi suất cho vay giảm nhẹ. Trong cơ cấu thu nhập, lãi vay là thu nhập là chủ yếu luôn chiếm trên 90% tổng thu nhập của ngân hàng, điều này cho thấy hoạt động tín dụng là hoạt động đem lại nguồn thu lớn nhất cho ngân hàng. Các dịch vụ như chuyển tiền, chiết khấu giấy tờ có giá, mở L/C chưa được khách hàng sử dụng nhiều.

Trong năm 2013 tổng thu nhập của ngân hàng là 82.910 triệu đồng tăng 18.886 triệu đồng tương đương 29,49% so với năm 2012, lãi vay vẫn là nguồn thu chính của ngân hàng, tuy nhiên thu nhập khác đã có mức tăng đáng kể chứng tỏ ngân hàng đã chú trọng phát triển các dịch vụ khác như thanh toán, chuyển tiền tránh sự phụ thuộc vào tín dụng. Có được kết quả này là do năm nay nhu cầu vốn tăng cao, khách hàng vay vốn cho việc mở rộng sản xuất kinh doanh, phát triển nông nghiệp, ngoài ra còn phải kể đến nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong việc thu hồi nợ, cắt giảm nợ xấu.

Tổng chi phí


Qua bảng số liệu ta thấy chi phí của ngân hàng cũng tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 34.823 triệu đồng, năm 2012 là 35.856 triệu đồng tăng 1.033 triệu đồng tương đương tăng 2,97% so với năm 2011. Năm 2013 chi phí là 45.029 triệu đồng tăng

9.173 triệu đồng tương đương 25,58% so với năm 2012. Trong cơ cấu chi phí của NH thì chi phí trả lãi vẫn chiếm tỉ trọng cao nhất và luôn tăng qua các năm, điều này cũng dễ hiểu do hoạt động chính của NH là hoạt động tín dụng nên chi phí cho hoạt động này lúc nào cũng lớn nhất. Cùng với sự tăng lên về tổng thu nhập thì tổng chi phí cũng tăng cao. Để nâng cao hiệu quả huy động vốn NH đã tăng lãi suất nhằm thu hút nguồn tiền nhàn rỗi từ các thành phần kinh tế dẫn đến chi phí trả lãi tăng lên, ngoài ra chi phí tuyển dụng đào tạo nhân viên mới, tiếp thị quảng cáo, mua sắm thêm tài sản máy móc thiết bị kỹ thuật cho NH cũng góp phần gia tăng tổng chi phí.


Lợi nhuận ròng


Hoạt động kinh doanh của NH ngày càng có hiệu quả, lợi nhuận ròng luôn tăng qua các năm. Cụ thể lợi nhuận năm 2011 là 15.781 triệu đồng, năm 2012 là 21.126 triệu đồng tăng 5.345 triệu đồng so với năm 2011, năm 2013 là 28.411 triệu đồng tăng

7.285 triệu đồng so với năm 2012. Để đạt được kết quả này ngoài việc cắt giảm những chi phí không cần thiết, ngân hàng còn đẩy mạnh nghiên cứu thị trường, mở rộng đối tượng khách hàng, thực hiện những chương trình quảng cáo tiếp thị nhằm duy trì và thu hút khách hàng mới. Thêm nữa NH không ngừng mở rộng nâng cao chất lượng phục vụ, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ đáp ứng đầy đủ các nhu cầu của khách hàng, và quan trọng nhất là nhờ nổ lực của toàn thể cán bộ nhân viên NH.

2.2 Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn‌

2.2.1 Tình hình huy động vốn dành cho tín dụng cá nhân của NH qua 3 năm (2011-2013)‌

Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua 3 năm (2011-2013)


Đơn vị tính: Triệu đồng

21



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

So sánh 2012/2011

So sánh 2013/2012


Số tiền


Tỷ trọng


Số tiền


Tỷ trọng


Số tiền


Tỷ trọng

Lượng tăng (giảm)

tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

(%)

Lượng tăng (giảm)

tuyệt đối

Tốc độ tăng (giảm)

(%)

I. Vốn huy động

79.639

65,32

113.306

73,86

149.139

79,89

+33.667

+42,27

+35.833

+31,62

1. Tiền gửi tiết kiệm

37.613

30,85

49.364

32,18

61.716

33,06

+11.751

+31,24

+12.352

+25,02

1.1 Có kỳ hạn

13.661

11,20

19.067

12,43

24.903

13,34

+5.406

+39,57

+5.836

+30,61

1.2 Không kỳ hạn

23.952

19,65

30.297

19,75

36.813

19,72

+6.345

+26,49

+6.516

+21,51

2. Tiền gửi tổ chức KT

15.349

12,58

23.992

15,64

32.594

17,46

+8.643

+56,31

+8.602

+35,85

3. Tiền gửi kho bạc

26.677

21,89

39.950

26,04

54.829

29,37

+13.273

+49,75

+14.879

+37,24

II. Vay NH cấp trên

42.282

34,68

40.093

26,14

37.541

20,11

-2.189

-5,18

-2.552

-6,36

Tổng cộng

121.921

100

153.399

100

186.680

100

+31.478

+25,82

+33.281

+21,70


Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh


GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Nguyễn Trung Hiếu

Xem tất cả 73 trang.

Ngày đăng: 01/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí