Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 2

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT


NHNo & PTNT : Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn


NH : Ngân hàng


NHTM : Ngân hàng thương mại


KH : Khách hàng


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.

SXKD : Sản xuất kinh doanh


Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 2

HĐKD : Hoạt động kinh doanh


TD : Tín dụng


SP : Sản phẩm


TS : Tài sản

DANH SÁCH CÁC BẢNG SỬ DỤNG


Bảng 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 Bảng 2.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-2013

Bảng 2.3 Doanh số cho vay cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn (2011-2013)

Bảng 2.4 Doanh số thu nợ cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn (2011-2013)

Bảng 2.5 Dư nợ cho vay cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn (2011-2013)

Bảng 2.6 Tình hình nợ xấu của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn (2011- 2013)

Bảng 2.7 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn giai đoạn 2011-2013

DANH SÁCH CÁC BIỂU ĐỒ, ĐỒ THỊ, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH


Sơ đồ 1.1 Quy trình cho vay tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn

Biểu đồ 2.1 Kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2011-2013


Biểu đồ 2.2 Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2011-2013 Biểu đồ 2.3 Doanh số cho vay cá nhân theo thời hạn

Biểu đồ 2.4 Doanh số cho vay cá nhân theo mục đích vay Biểu đồ 2.5 Doanh số cho vay cá nhân theo ngành nghề

Biểu đồ 2.6 Doanh số cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm Biểu đồ 2.7 Doanh số thu nợ cá nhân theo thời hạn

Biểu đồ 2.8 Doanh số thu nợ cá nhân theo mục đích vay Biểu đồ 2.9 Doanh số thu nợ cá nhân theo ngành nghề

Biểu đồ 2.10 Doanh số thu nợ cá nhân theo phương thức bảo đảm Biểu đồ 2.11 Dư nợ cho vay cá nhân theo thời hạn

Biểu đồ 2.12 Dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích vay Biểu đồ 2.13 Dư nợ cho vay cá nhân theo ngành nghề

Biểu đồ 2.14 Dư nợ cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm Biểu đồ 2.15 Tình hình nợ xấu theo thời hạn

Biểu đồ 2.16 Tình hình nợ xấu theo mục đích vay Biểu đồ 2.17 Tình hình nợ xấu theo ngành nghề

Biểu đồ 2.18 Tình hình nợ xấu theo phương thức bảo đảm


LỜI MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài‌

Có thể nói với tình hình nền kinh tế nước ta như hiện nay thì không lĩnh vực nào quan trọng bằng lĩnh vực ngân hàng. Hệ thống ngân hàng tác động trực tiếp toàn diện đến tất cả các lĩnh vực, các mặt của đời sống xã hội. Bằng những công cụ của mình, ngân hàng sẽ phân phối nguồn vốn từ nơi thừa sang nơi thiếu đóng góp đáng kể cho việc phát triển kinh tế của nước nhà. Trong rất nhiều công cụ của ngân hàng thì hai công cụ huy động vốn và cho vay là quan trọng nhất, chiếm tỉ trọng lớn nhất trong tổng tài sản, nguồn vốn của ngân hàng. Cho vay chính là hoạt động tạo ra lợi nhuận lớn nhất của ngân hàng, trong đó cho vay cá nhân đóng góp rất lớn trong tổng lợi nhuận đạt được. Thực tế cho thấy cho vay cá nhân là một lĩnh vực rất hấp dẫn thu hút sự tham gia của hầu hết các ngân hàng, với các mảng tăng trưởng cao như cho vay tiêu dùng, sản xuất kinh doanh.

Cũng như các ngân hàng thương mại khác, NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ với chức năng chủ yếu là huy động vốn để cho vay, biết được tầm quan trọng của cho vay cá nhân, NH ngày càng quan tâm đến đối tượng khách hàng cá nhân đề ra nhiều chính sách cho vay hấp dẫn, cho ra đời nhiều sản phẩm mới đa dạng đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Với tầm quan trọng như vậy, cần phải đánh giá phân tích hoạt động tín dụng để thấy được tình hình hoạt động tín dụng có hiệu quả không? Sẽ gặp phải những rủi ro gì trong quá trình cho vay? Biết được những điểm mạnh điểm yếu trong hoạt động tín dụng của NH. Từ đó đề ra những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của NH. Với những lý do trên nên em đã chọn đề tài “Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – chi nhánh huyện Thoại Sơn” làm đề tài nghiên cứu cho bài luận văn của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu‌

2.1 Mục tiêu tổng quát


Tín dụng là nghiệp vụ quan trọng và chiếm tỉ trọng lớn trong tổng tài sản của ngân hàng, do đó đề tài nghiên cứu về hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn nhằm tìm ra và phát huy những mặt mạnh, đồng thời khắc phục những tồn tại yếu kém trong hoạt động tín dụng của NH.


2.2 Mục tiêu cụ thể


Đánh giá khái quát hoạt động tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn qua 3 năm 2011-2013.

Đánh giá thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn qua 3 năm 2011-2013.

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu‌

3.1 Đối tượng nghiên cứu


Đề tài nghiên cứu các vấn đề có liên quan đến tín dụng cá nhân của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn như: nguồn vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ, nợ quá hạn và các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.

3.2 Phạm vi không gian

Đề tài được thực hiện tại NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn


3.3 Phạm vi thời gian


Đề tài được thực hiện từ 24/02/2014 đến 20/04/2014 thông qua việc thu thập, phân tích số liệu của NH trong ba năm 2011-2013

4. Phương pháp nghiên cứu‌

4.1 Phương pháp lịch sử


Phương pháp lịch sử là phương pháp dựa trên những số liệu thu thập trong quá khứ, tác giả sẽ phân tích và đưa ra bức tranh tổng quát về tình hình tín dụng cá nhân của ngân hàng trong những năm qua.

4.2 Phương pháp logic


Dựa vào việc phân tích số liệu số liệu trong quá khứ, phương pháp logic giúp tác giả đi tìm cái logic, cái tất nhiên để từ đó vạch ra bản chất, quy luật vận động, phát triển khách quan của hoạt động tín dụng.


4.3 Phương pháp phân tích số liệu


Phương pháp so sánh bằng số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của chỉ tiêu kinh tế.

x = x1 – x0

Trong đó: x: là phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu kinh tế x1: chỉ tiêu năm sau

x0: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này được dùng để so sánh số liệu năm sau với số liệu năm trước của các chỉ tiêu kinh tế xem có biến động không, tìm ra nguyên nhân biến động từ đó đề ra giải pháp khắc phục.

Phương pháp so sánh bằng số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số

của kỳ phân tích so với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế.

x =

x1 x100% -100%

x0

Trong đó : x: biểu hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu kinh tế x1: chỉ tiêu năm sau

x0: chỉ tiêu năm trước

Phương pháp này được dùng để làm rò tình hình biến động của các chỉ tiêu kinh tế trong khoản thời gian nào đó. So sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Từ đó tìm ra nguyên nhân và biện pháp khắc phục.

Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng.


5. Kết cấu đề tài‌

Ngoài phần mở đầu và kết luận đề tài nghiên cứu chia làm 3 chương:


Chương 1: Cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân

Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang - chi nhánh huyện Thoại Sơn

Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang - chi nhánh huyện Thoại Sơn


CHƯƠNG 1. Cơ sở lý luận về tín dụng cá nhân‌


1.1 Tổng quan về tín dụng cá nhân‌


1.1.1 Khái niệm về tín dụng cá nhân‌

Tín dụng ngân hàng: tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định.

Tín dụng cá nhân: trên cơ sở tín dụng ngân hàng thì tín dụng cá nhân là hình thức tín dụng mà trong đó NHTM đóng vai trò là người chuyển nhượng quyền sử dụng vốn cho khách hàng cá nhân trong một thời hạn nhất định với mục đích phục vụ đời sống hoặc phục vụ sản xuất kinh doanh dưới hình thức hộ kinh doanh cá thể. Sau thời hạn cho vay khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả cả gốc và lãi cho NH theo thỏa thuận ban đầu. Tín dụng cá nhân là một mảng rộng bao gồm cho vay cá nhân, bảo lãnh cá nhân và phát hành thanh toán thẻ tín dụng... Với quy mô của đề tài em xin tập trung vào mảng cho vay cá nhân, xem tín dụng cá nhân là cho vay cá nhân.

1.1.2 Đặc điểm tín dụng cá nhân‌

Quy mô mỗi khoản vay nhỏ, số lượng khoản vay lớn: khách hàng cá nhân vay NH chủ yếu cho tiêu dùng hoặc phục vụ SXKD theo quy mô gia đình nên khoản vay của KH thường không lớn, ngoài ra NH còn giới hạn số tiền vay của khách hàng cá nhân, số tiền cho vay phụ thuộc vào lý do vay vốn, khả năng trả nợ, tài sản đảm bảo. Tuy nhiên do nhu cầu vay vốn của KH cá nhân rất phong phú đa dạng từ những người có thu nhập thấp đến những người có thu nhập cao dẫn đến số lượng các khoản tín dụng cá nhân rất lớn.

Rủi ro hơn tín dụng doanh nghiệp: việc thẩm định tín dụng đối với khách hàng cá nhân khó hơn khách hàng doanh nghiệp dẫn đến tìm ẩn nhiều rủi ro đối với tín dụng cá nhân. Nguyên nhân là NH có thể dễ dàng biết được thông tin của doanh nghiệp như mục đích sử dụng vốn, uy tín của doanh nghiệp, tài sản đảm bảo thông qua các báo cáo tài chính từ đó dẫn đến việc thẩm định chính xác ít rủi ro. Đối với khách hàng cá nhân những thông tin thường không đầy đủ, rò ràng, đảm bảo tín dụng thường là nguồn thu nhập cố định hàng tháng nếu KH mất việc hay nguồn thu nhập bị tác động sẽ ảnh hưởng đến khả năng trả nợ cho NH. Ngoài ra số lượng hồ sơ tín dụng cá nhân lớn nên


việc thẩm định sẽ không được cẩn thận chính xác như tín dụng doanh nghiệp. Do đó tín dụng cá nhân rủi ro hơn tín dụng doanh nghiệp.

Tốn kém nhiều chi phí: do số lượng KH cá nhân nhiều nên để phục vụ KH nhanh chóng, kịp thời, chính xác sẽ tốn kém nhiều chi phí như chi phí mở phòng giao dịch, tuyển dụng nhân sự để giải quyết thẩm định các hồ sơ tín dụng, chi phí tiếp thị quảng cáo để thu hút KH và một số chi phí khác.

1.1.3 Vai trò của tín dụng cá nhân‌

Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho khách hàng cá nhân: cùng với sự phát triển của nền kinh tế, thì nhu cầu vật chất tinh thần của con người ngày càng nâng cao hơn. Nhưng việc thỏa mãn nhu cầu đó phụ thuộc vào khả năng thanh toán hiện tại. Ví dụ khách hàng hiện nay có nhu cầu về nhà ở nhưng chưa có đủ tiền để mua, khi đó tín dụng cá nhân sẽ giúp giải quyết vấn đề thỏa mãn nhà ở. Thay vì phải tích lũy đủ số tiền ở hiện tại để mua nhà, khách hàng chỉ cần phải chi trả một phần giá trị ngôi nhà, phần còn lại NH sẽ cho KH vay theo lãi suất nhất định, nghĩa là KH sẽ mua nhà trước bằng cách lựa chọn vay vốn ngân hàng rồi sau đó tích lũy và hoàn trả. Vai trò này hết sức có ý nghĩa đối với trường hợp mua sắm các hàng hóa thiết yếu có giá trị cao như nhà cửa, xe hơi… hay chi tiêu cấp bách như đám cưới, chữa bệnh. Trong những trường hợp này thay vì phải tìm đến những khoan vay ngoài ngân hàng với lãi suất vay ngất ngưỡng, thì khách hàng có thể an tâm vay vốn từ ngân hàng với lãi suất và thời hạn vay hợp lý. Ngoài ra tín dụng cá nhân còn có vai trò tài trợ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ gia đình giúp họ có điều kiện để mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao khả năng trong ngành.

Phân tán rủi ro, nâng cao thương hiệu cho NH: Nếu một ngân hàng chỉ tập trung cho vay khách hàng doanh nghiệp thì nguy cơ rủi ro rất cao, do KH doanh nghiệp thường có nhu cầu vốn lớn nếu KH doanh nghiệp này gặp khó khăn ảnh hưởng khả năng trả nợ sẽ ảnh hưởng rất lớn đến HĐKD của NH. Do vậy các NH phát triển tín dụng cá nhân như một sự phân tán rủi ro vì với số lượng khách hàng cá nhân đông, tiền vay ít thì khi có một khách hàng hoặc một số ít khách hàng gặp rủi ro dẫn đến không có khả năng trả nợ thì ít gây ảnh hưởng đến tình hình HĐKD của NH. Thêm nữa KH cá nhân rất đông nên việc phát triển tín dụng cá nhân sẽ giúp hình ảnh của NH được phổ biến rộng khắp. Thông qua tín dụng cá nhân KH sẽ biết đến nhiều sản phẩm dịch vụ khác của NH như giao dịch thanh toán, phát hành thanh toán thẻ…thỏa mãn tối đa nhu cầu của KH.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/07/2022