hạn năm 2011 là 77.100 triệu đồng chiếm tỷ lệ 58,16%, năm 2012 tăng lên 88.404 triệu đồng, đến năm 2013 đạt mức tăng trưởng cao 104.503 triệu đồng.
Ngược lại tín dụng trung dài hạn là những khoản vay ngân hàng hạn chế cho vay vì những khoản vay này thu hồi vốn chậm tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên dư nợ tín dụng trung dài hạn vẫn tăng qua các năm. Nguyên nhân là do nhu cầu vốn trung dài hạn như mua sắm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp, sửa chửa nhà ở địa phương tăng cao dẫn đến doanh số cho vay tăng lên, trong khi kỳ hạn trả nợ của những khoản vay cũ chưa đến góp phần gia tăng dư nợ tín dụng. Cụ thể năm 2011 dư nợ tín dụng trung dài hạn là 55.457 triệu đồng chiếm tỷ lệ 41,84%, năm 2012 đạt 64.648 triệu đồng tăng 9.191 triệu đồng tương đương 16,57% so với năm 2011. Đến năm 2013 dư nợ đạt 81.807 triệu đồng tăng 17.159 triệu đồng tương đương 26,54% so với năm 2012.
Dư nợ tín dụng tăng là một tín hiệu tích cực, chứng tỏ hoạt động tín dụng diễn ra hiệu quả. Tuy nhiên ngân hàng nên kiềm chế tăng trưởng tín dụng ở một tỷ lệ vừa phải tránh dư nợ quá nhiều có thể phát sinh nợ xấu, nợ khó đòi ảnh hưởng đến hoạt động NH.
2.2.2.3.2 Dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích vay
Triệu đồng
160.000
142.956
140.000
118.799
120.000 100.664
100.000
80.000
SXKD
Tiêu dùng
60.000
43.354
31.893 34.253
40.000
20.000
0
2011
2012
2013
Năm
Biểu đồ 2.12 Dư nợ cho vay cá nhân theo mục đích vay
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Dư nợ lĩnh vực tiêu dùng tăng đều qua các năm, năm 2011 đạt mức dư nợ 31.893 triệu đồng, năm 2012 là 34.253 triệu đồng tăng 2.360 triệu đồng tương đương 7,40% so với năm 2012. Đến năm 2013 dư nợ đạt 43.354 triệu đồng tăng 26,57% so với năm 2012. Dựa vào bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực tiêu dùng có tăng nhưng không nhiều, nguyên nhân là do doanh số cho vay đối với lĩnh vực này tăng vừa phải, ngoài ra thu nhập của người dân ngày một nâng cao nên việc thu hồi nợ diễn ra thuận lợi dẫn đến dư nợ tín dụng tăng thấp.
Những năm gần đây, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện Thoại Sơn ngày càng ổn định và có những bước phát triển rò nét dẫn đến nhiều cơ hội kinh doanh được mở ra. Nắm bắt tình hình này nhiều hộ SXKD đã mạnh dạn vay vốn NH đầu tư mở rộng SXKD, những ngành nghề phổ biến ở huyện được phần lớn người dân lựa chọn để kinh doanh là mua bán phân bón thuốc trừ sâu, vật liệu xây dựng, nhà máy xay lúa…Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng góp phần gia tăng mức dư nợ đối với lĩnh vực SXKD. Ngoài ra để thu hồi vốn và có lãi đối với lĩnh vực này thường mất nhiều thời gian, do đó kỳ hạn trả nợ sẽ kéo dài dẫn đến dư nợ tín dụng giảm chậm, trong khi doanh số cho vay lại tăng nhanh dẫn đến dư nợ tăng lên. Cụ thể năm 2011 dư nợ tín dụng đối với lĩnh vực SXKD là 100.664 triệu đồng, năm 2012 đạt 118.799 triệu đồng, năm 2013 mức dư nợ là 142.956 triệu đồng tăng 24.157 triệu đồng tương đương 20,33% so với năm 2012.
2.2.2.3.3 Dư nợ cho vay cá nhân theo ngành nghề
Triệu đồng
80.000
70.000
73.980
63.023
60.000
50.080
50.000
41.943
40.000
30.000
28.347
22.237
31.113
24.663
27.033
Nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại-Dịch vụ
20.000
10.000
0
2011
2012
2013 Năm
Biểu đồ 2.13 Dư nợ cho vay cá nhân theo ngành nghề
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Đối với lĩnh vực nông nghiệp, dư nợ cho vay luôn tăng qua các năm. Cụ thể năm 2011 dư nợ cho vay đạt 50.080 triệu đồng chiếm tỷ trọng 49,75% trong tổng dư nợ. Năm 2012 tăng lên 63.023 triệu đồng và đạt mức cao nhất vào năm 2013 với số tiền là 73.980 triệu đồng. Nguyên nhân chính dẫn đến dư nợ đối với lĩnh vực nông nghiệp tăng qua các năm là do doanh số cho vay tăng, người dân đầu tư mạnh vào sản xuất, mặt khác giá cây giống, giá cả phân bón thuốc trừ sâu tăng liên tục nên nhu cầu vay vốn của người dân ngày càng lớn, vì vậy dư nợ ngày càng nhiều. Thêm nữa do sản xuất 3 vụ lúa một năm nên nhu cầu vay vốn của người dân diễn ra quanh năm, người dân thường vay vốn vào đầu vụ và sẽ thanh toán cho ngân hàng sau khi thu hoạch, vòng quay tín dụng đó cứ lặp đi lặp lại suốt năm cũng góp phần gia tăng dư nợ của ngân hàng.
Dựa trên những kết quả tích cực từ ngành tiểu thủ công nghiệp, ngân hàng nhận thấy đây là ngành có tiềm năng phát triển lớn nên tiếp tục đầu tư vốn giúp các cơ sở thay đổi dây chuyền công nghệ, tiếp tục cải tiến kỹ thuật, đào tạo đội ngũ thợ lành nghề. Do đó sản xuất kinh doanh của ngành tiểu thủ công nghiệp ngày càng đạt hiệu quả cao, dư nợ cho vay tiếp tục tăng lên. Năm 2011 dư nợ của ngành đạt 28.347 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 31.113 triệu đồng, so với năm 2011 dư nợ đã tăng 2.766 triệu đồng. Năm 2013 dư nợ đạt mức cao nhất với số tiền 41.943 triệu đồng.
Qua 3 năm dư nợ ngành thương mại dịch vụ tăng liên tục, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 dư nợ đạt 22.237 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22,09% trong tổng dư nợ. Năm 2012 dư nợ tăng lên 24.663 triệu đồng, đến năm 2013 dư nợ đạt 27.033 triệu đồng. Bên cạnh hiệu quả đem lại từ việc đầu tư nâng cấp chợ giúp người dân mua bán thuận tiện, ủy ban huyện còn có chính sách khuyến khích hỗ trợ người dân vay vốn xây dựng các loại hình dịch vụ như ăn uống, nhà nghỉ dọc theo tỉnh lộ 943 kết hợp với du lịch sinh thái vườn đem lại thu nhập cao cho người dân. Do đó nhu cầu vay vốn của ngành này ngày càng tăng.
2.2.2.3.4 Dư nợ cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
6,1
5,85
4,43
93,9
94,15
95,57
Không có bảo đảm bằng TS
Có bảo đảm bằng TS
2011 2012 2013 Năm
Biểu đồ 2.14 Dự nợ cho vay cá nhân theo phương thức bảo đảm
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Thực hiện chủ trương của NHNo & PTNT tỉnh An Giang khuyến khích tăng trưởng dư nợ nhưng phải cơ cấu lại danh mục cho vay hợp lý và kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng. Vì vậy mà trong những năm gần đây, mặc dù rất tích cực tăng trưởng dư nợ nhưng NHNo & PTNT chi nhánh huyện Thoại Sơn cũng rất thận trọng đối với những khoản vay không có tài sản đảm bảo. Cho nên tỷ trọng dư nợ không có tài sản bảo đảm giảm qua mỗi năm. Cụ thể năm 2011 chiếm 6,1%, năm 2012 chiếm 5,85%, năm 2013 chỉ còn 4,43% tổng dư nợ cho vay mỗi năm. Dự báo tỷ trọng này sẽ tiếp tục giảm trong những năm tiếp theo nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống tín dụng của ngân hàng.
Ngược lại những khoản vay có tài sản bảo đảm tăng qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể năm 2011 chiếm 93,9%, năm 2012 chiếm 94,15%, năm 2013 chiếm 95,57%. Doanh số cho vay có bảo đảm bằng tài sản luôn tăng qua các năm góp phần dẫn đến dư nợ đối với loại hình cho vay này cũng tăng theo.
2.2.2.4 Phân tích tình hình nợ xấu
42
BẢNG 2.6 TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA NHNo & PTNT CHI NHÁNH HUYỆN THOẠI SƠN (2011-2013)
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | So sánh 2012/2011 | So sánh 2013/2012 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Số tiền | Tỷ trọng | Lượng tăng (giảm) tuyệt đối | Tốc độ tăng (giảm) (%) | Lượng tăng (giảm) tuyệt đối | Tốc độ tăng (giảm) (%) | |
1. Theo thời hạn | 6.490 | 100 | 6.950 | 100 | 7.315 | 100 | +460 | +7,09 | +365 | +5,25 |
- Ngắn hạn | 3.778 | 58,21 | 4.542 | 65,35 | 4.616 | 63,11 | +764 | +20,22 | +74 | +1,63 |
- Trung dài hạn | 2.712 | 41,79 | 2.408 | 34,65 | 2.699 | 36,89 | -304 | -11,21 | +291 | +12,08 |
2. Theo mục đích vay | 6.490 | 100 | 6.950 | 100 | 7.315 | 100 | +460 | +7,09 | +365 | +5,25 |
- Tiêu dùng | 1.778 | 27,39 | 1.915 | 27,55 | 2.190 | 29,34 | +137 | +7,71 | +275 | +14,36 |
- SXKD | 4.712 | 72,61 | 5.035 | 72,45 | 5.125 | 70,66 | +323 | +6,85 | +90 | 1,79 |
3. Theo ngành nghề | 4.712 | 100 | 5.035 | 100 | 5.125 | 100 | +323 | +6,85 | +90 | +1,79 |
- Nông nghiệp | 2.487 | 52,78 | 2.405 | 47,77 | 2.440 | 47,61 | -82 | -3,29 | +35 | +1,46 |
- Tiểu thủ công nghiệp | 1.197 | 25,41 | 1.466 | 29,12 | 1.491 | 29,09 | +269 | +22,47 | +25 | 1,71 |
- Thương mại dịch vụ | 1.028 | 21,81 | 1.164 | 23,11 | 1.194 | 23,30 | +136 | +13,23 | +30 | +2,58 |
4. Theo phương thức bảo đảm | 6.490 | 100 | 6.950 | 100 | 7.315 | 100 | +460 | +7,09 | +365 | +5,25 |
- Không có bảo đảm bằng tài sản | 3.744 | 57,70 | 4.253 | 61,20 | 4.715 | 64,50 | +509 | +13,60 | +462 | +10,90 |
- Có bảo đảm bằng tài sản | 2.746 | 42,30 | 2.697 | 38,80 | 2.600 | 35,50 | -49 | -1,80 | -97 | -3,60 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Thực Trạng Hoạt Động Tín Dụng Cá Nhân Tại Nhno & Ptnt An Giang – Chi Nhánh Huyện Thoại Sơn
- Tình Hình Huy Động Vốn Của Ngân Hàng Giai Đoạn 2011-2013
- Doanh Số Thu Nợ Cá Nhân Của Nhno & Ptnt Chi Nhánh Huyên Thoại Sơn (2011-2013)
- Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 8
- Phân tích hoạt động tín dụng cá nhân tại NHNo & PTNT An Giang – Chi nhánh huyện Thoại Sơn - 9
Xem toàn bộ 73 trang tài liệu này.
Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh
GVHD: PGS.TS Nguyễn Phú Tụ SVTH: Nguyễn Trung Hiếu
2.2.2.4.1 Nợ xấu theo thời hạn
Triệu đồng
8.000
7.000
6.000
2.408
2.699
2.712
5.000
4.000
Trung dài hạn
Ngắn hạn
3.000
4.542
4.616
2.000
3.778
1.000
0
2011
2012
2013
Năm
Biểu đồ 2.15 Tình hình nợ xấu theo thời hạn
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, là chỉ tiêu phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Nếu tại một thời điểm nhất định, ngân hàng có nợ xấu chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ thì phản ánh chất lượng nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng kém và ngược lại. Nhìn vào biểu đồ ta thấy nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao hơn nợ xấu trung dài hạn và luôn tăng qua các năm, cụ thể năm 2011 là 3.778 triệu đồng chiếm 58,21%, năm 2012 là 4.542 triệu đồng chiếm 65,35%, năm 2013 tăng lên 4.616 triệu đồng chiếm 63,11% trong tổng nợ xấu. Nợ xấu ngắn hạn thường dễ xảy ra hơn do thời hạn trả nợ ngắn tối đa là 12 tháng, nếu làm ăn có hiệu quả thì có thể trả nợ dễ dàng nhưng ngược lại nếu làm ăn thất bại thì sẽ không có tiền trả ngân hàng. Đến hạn mà không thu hồi được vốn thì NH sẽ chuyển qua nợ xấu và có cách xử lý. Ngoài ra doanh số cho vay ngắn hạn luôn cao hơn trung dài hạn nên nợ xấu ngắn hạn cao hơn trung dài hạn là điều được dự báo trước.
Đối với nợ xấu trung dài hạn, thời hạn trả nợ kéo dài trong nhiều năm khách hàng có nhiều thời gian trả nợ ngân hàng do đó tỷ trọng luôn thấp hơn nợ xấu ngắn hạn. Năm 2011 nợ xấu trung dài hạn là 2.712 triệu đồng chiếm 41,79%, năm 2012 giảm còn
2.408 triệu đồng, năm 2013 tăng lên 2.699 triệu đồng. Có thể nhận thấy nợ xấu trung
dài hạn tăng giảm không ổn định qua các năm do sản xuất kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi ảnh hưởng khả năng trả nợ của khách hàng.
2.2.2.4.2 Nợ xấu theo mục đích vay
Triệu đồng
6.000
5.035
5.125
4.712
5.000
4.000
SXKD
3.000
2.190
Tiêu dùng
1.778
1.915
2.000
1.000
0
2011
2012
2013
Năm
Biểu đồ 2.16 Tình hình nợ xấu theo mục đích vay
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Đối với lĩnh vực tiêu dùng, nợ xấu tăng nhẹ qua các năm, cụ thể năm 2011 là 1.778 triệu đồng, năm 2012 tăng lên 1.915 triệu đồng so với năm 2011 tăng 137 triệu đồng tương ứng 7,71%. Sang năm 2013 nợ xấu là 2.190 triệu đồng tăng 14,36% so với năm 2012. Phần lớn khách hàng vay vốn tiêu dùng là để mua sắm, sửa chữa nhà, mua ô tô, du học…Nguồn tiền để trả nợ cho những khoản vay này chính là thu nhập hàng tháng của khách hàng. Hầu hết các khoản vay tiêu dùng là các khoản vay trung dài hạn, thời hạn trả nợ trong nhiều năm. Nếu trong thời gian trả nợ, thu nhập hàng tháng của KH bị ảnh hưởng sẽ dẫn đến KH không thể trả nợ đúng hạn. Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu tăng nhẹ tại NHNo & PTNT huyện Thoại Sơn là do thu nhập chính của nhiều KH bị giảm mạnh. Có nhiều khách hàng thay đổi vị trí công tác hoặc bị tai nạn giảm khả năng lao động dẫn đến giảm sút thu nhập không thể trả nợ đúng hạn. Ngoài ra do khách hàng vay tiêu dùng là các cá nhân nên NH gặp rất nhiều khó khăn trong việc nắm bắt thông tin về KH. Lợi dụng điều này KH cố tình gian lận để chiếm đoạt tiền vay dẫn đến không thu hồi được vốn cho NH.
Nợ xấu trong lĩnh vực SXKD luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nợ xấu. Khách hàng chỉ có khả năng trả được nợ nếu việc SXKD diễn ra hiệu quả, tuy nhiên không phải lúc nào hoạt động kinh doanh cũng diễn ra thuận lợi. Thị trường luôn diễn biến bất thường gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất của khách hàng. Tại huyện Thoại Sơn ban đầu việc sản xuất cây giống đem lại lợi nhuận cao dẫn đến nhiều KH vay vốn NH để sản xuất, kéo theo nguồn cung cấp cây giống quá nhiều trong khi nhu cầu của thị trường dần suy giảm. Cây giống không bán được KH không thể thu hồi vốn trả nợ cho NH. Ngoài ra có nhiều KH sử dụng vốn không đúng mục đích gây thất thoát vốn dẫn đến không trả được nợ. Cụ thể năm 2011 nợ xấu trong lĩnh vực SXKD là 4.712 triệu đồng, năm 2012 là 5.035 triệu đồng tăng 323 triệu đồng tương ứng 6,85%.
2.2.2.4.3 Nợ xấu theo ngành nghề
Triệu đồng
2.487
2.500
2.405
2.440
2.000
1.466
1.491
1.500
1.197
1.028
1.164
1.194
1.000
Nông nghiệp
Tiểu thủ công nghiệp
Thương mại-Dịch vụ
500
0
2011
2012
2013
Năm
Biểu đồ 2.17 Tình hình nợ xấu theo ngành nghề
Nguồn: Tác giả tự xây dựng
Nợ xấu trong lĩnh vực nông nghiệp tăng giảm không ổn định qua các năm. Cụ thể năm 2011 là 2.487 triệu đồng, năm 2012 giảm 82 triệu đồng tương đương 3,29% so với năm 2011, năm 2013 nợ quá hạn tăng lên 2.440 triệu đồng với mức tăng 35 triệu so với năm 2012. Nguyên nhân dẫn đến sự tăng giảm không ổn định này là do nông nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên như thời tiết, khí hậu. Nếu những vụ