Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 8


thành các tội riêng rẽ, dẫn đến một sự mâu thuẫn trong áp dụng pháp luật. Giả sử đối tượng trên thực tế đã thực hiện đầy đủ các hành vi nêu trên thì hướng tiếp cận cho người xét xử sẽ theo hướng nào? Theo hướng xét xử gom chung tội danh hay phân tách riêng rẽ?

Ví dụ: Một đối tượng bị bắt trực tiếp tại chỗ khi đang mua bán ma túy, khi mở rộng điều tra phát hiện đối tượng này còn tàng trữ ma túy ở một nơi khác thì theo đúng quy định của pháp luật, người đó phải chịu tổng hợp hình phạt gồm tội tàng trữ và tội mua bán. Dưới góc độ cá nhân, học viên có ý kiến nên xét xử độc lập hai tội này nhằm răn đe hơn nữa tội phạm ma túy, thể hiện được sự quyết tâm của hệ thống chính trị nói chung, pháp luật nói riêng trong công cuộc bài trừ tệ nạn xã hội trong bối cảnh toàn cầu hóa, quốc tế hóa mạnh mẽ, sự phát triển của tội phạm ma túy càng ngày càng phức tạp và táo bạo, cần sự mạnh tay từ phía cơ quan chức năng và xã hội. Dù vậy, học viên cũng nhận thức rò được sẽ có ý kiến bất đồng xung quanh vấn đề này, vì việc xét xử độc lập hai tội danh sẽ đi ngược lại tinh thần nhân đạo trong pháp luật đang trở thành xu thế mới trên thế giới, có sức ảnh hưởng đáng kể đến pháp luật Việt Nam và chắc chắn cũng sẽ làm dấy lên sự tranh luận về việc hành vi tàng trữ là nguyên nhân khởi phát hay chỉ là kết quả khả dĩ không tránh khỏi, phải xảy ra của việc mua bán ma túy bất hợp pháp. Vì thế, thiết nghĩ cơ quan cấp trên cần nhanh chóng có sự tập huấn, phổ biến chi tiết về vấn đề này để đảm bảo công bằng trong xét xử, đồng bộ nhịp nhàng trong phối hợp giữa các cơ quan tố tụng và trên hết là đảm bảo được nguyên tắc thống nhất cơ bản về pháp luật trên phạm vi quốc gia.

- Về vấn đề giám định hàm lượng các chất ma túy:

Đây là vấn đề gây nên nhiều tranh luận trong thực tế áp dụng pháp luật.

Học viên xin hệ thống một số khúc mắc như sau:


+ Thứ nhất: Thông tư liên tịch số 08 sửa đổi, bổ sung tiết 1.4 mục 1 Phần I như sau:

“1.4. Trong mọi trường hợp, khi thu giữ được các chất nghi là chất ma túy hoặc tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy thì đều phải trưng cầu giám định để xác định loại và trọng lượng chất ma túy, tiền chất thu giữ được. Bắt buộc phải trưng cầu giám định hàm lượng để xác định trọng lượng chất ma túy trong các trường hợp sau:

a. Chất ma túy, tiền chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể rắn được hòa thành dung dịch;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 74 trang tài liệu này.

b. Chất ma túy, tiến chất dùng vào việc sản xuất chất ma túy ở thể lỏng đã được pha loãng;

c. Xái thuốc phiện;

Tội mua bán trái phép chất ma túy từ thực tiễn huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh - 8

d. Thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần;

Ngoài các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và d tiết 1.4 Mục này, nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm việc xét xử đúng pháp luật...” [2]

Những quy định vừa được trích dẫn trên thực tế không tạo được sự thuận lợi cho phía Tòa án trong hoạt động xét xử, mà chỉ hỗ trợ cho cơ quan Công an và Viện kiểm sát, vì những vấn đề:

+ Trên thực tế, hầu như hiếm khi nào gặp phải trường hợp các đối tượng khi bị bắt giữ lại đang pha loãng ma túy ở thể rắn, chẳng hạn heroin khi pha loãng để tiêm vào người thì sẽ rất khó khăn cho các cơ quan giám định để tìm ra hàm lượng ma túy và chuyển đổi ra heroin tinh chất. Thực tế thì phía cơ quan Công an chỉ thực hiện bước giám định chứ không tiến hành chuyển đổi, đặt Tòa án vào thế khó là không lẽ xét xử cả với ma túy thể loãng. Hay trường hợp khi bắt quả tang đối tượng thì người đó đã tiêm dạng ma túy đã hòa tan vào người, thì lại càng khó tìm ra cụ thể, đích xác lượng heroin nguyên chất


dù có giám định hoàn tất lượng ma túy.

+ Thông tư 08 có nêu “… Nếu có căn cứ và xét thấy cần thiết, Tòa án trực tiếp trưng cầu giám định để bảo đảm cho việc xét xử đúng pháp luật…”. Quy định này rất chung chung và mơ hồ, không hề rò ràng, dẫn đến việc mỗi Tòa sẽ thấy cần thiết với mỗi trường hợp khác nhau, có trường hợp Tòa này thấy cần trực tiếp trưng cầu giám định, có Tòa lại không, một hệ quả là bản án của Tòa cấp dưới có thể sẽ không nhận được sự đồng tình của Tòa cấp trên. Trên lý thuyết, mỗi Thẩm phán đều phải công minh trong mỗi vụ án, không để xảy ra oan sai, thoát tội, vậy làm sao có thể đảm bảo nguyên tắc đó nếu quy định của Thông tư lại chung chung, mập mờ và mơ hồ như vậy. Thiết nghĩ, nhu cầu cần thiết là phải luôn luôn triển khai việc giám định trong bất cứ trường hợp nào, chỉ có bằng cách tuân theo nguyên tắc đó thì mới có thể bảo đảm sự công minh, bất thiên vị và đúng đắn của pháp luật hình sự nói riêng, pháp luật Việt Nam nói chung.

Đó là chưa nói đến chủ thể nào sẽ đảm nhận nhiệm vụ giám định, ai sẽ chịu chi phí phát sinh, cũng như quy trình ra sao, chặt chẽ về mặt pháp lý hay không; có khiến cho Tòa án rơi vào tình huống không kịp tiến độ xét xử không. Quả thật, còn rất nhiều khúc mắc khi bàn đến vấn đề này, cần có sự chỉ đạo làm rò từ các cấp trung ương để các Tòa án cấp dưới có thể sớm triển khai đồng bộ và hiệu quả.

+ Thứ hai: Thông tư số 08 có nêu rò: “… Trường hợp không thu giữ được vật chứng là chất ma túy, tiền chất nhưng có căn cứ xác định được trọng lượng chất ma túy, tiền chất mà người phạm tội đã mua bán, vận chuyển, tàng trữ hoặc chiếm đoạt thì người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội danh và điều khoản tương ứng.” [2]

Quy định nêu trên rất có hiệu quả thực tiễn, giải quyết được thế khó của những trường hợp không thu được ma túy. Vấn đề là tồn tại sự không chắc


chắn về trọng lượng ma túy có liên quan đến đối tượng khi chỉ căn vào phần khai báo của đối tượng đó, rất không chắc chắn và chứa rủi ro. Hoặc giả dụ, đối tượng khai nhận một cách thiếu chi tiết, như khai số tép, số gói, chứ không rò cụ thể trọng lượng là bao nhiêu, thì làm sao có thể xác định được số ma túy gốc có trọng lượng là bao nhiêu. Thực tiễn bắt giữ tội phạm ma túy đã chứng minh, trọng lượng các gói, tép, viên đều khác nhau, chứa số ma túy khác nhau, không có vụ nào là giống vụ nào, tất cả tùy thuộc vào quy cách đóng gói của các đối tượng này lúc ban đầu, nên nếu không xác định chính xác được sẽ gây rắc rối và trở ngại cho hoạt động xét xử. Thiết nghĩ, các cấp có thẩm quyền cũng cần lưu ý và có hướng giải quyết tức khắc cho vấn đề này vì sự thuyết phục trong luật và cả các văn bản dưới luật đều phải đặt ở mức cao.

- Cần ban hành ngay các văn bản hướng dẫn thi hành:

Qua các đời BLHS, ta thấy có sự biến chuyển rò rệt trong quy định về các tội danh ma túy, có khi được quy định gộp, có khi một tội được phi hình sự hóa (tội sử dụng trái phép chất ma túy), có khi lại phân tách một cách cụ thể, tựu chung lại, mức hình phạt cho các tội danh ma túy thường cao, nhằm hiệu lực răn đe. Dù ở thời kỳ nào thì đều cần có các văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết để thực tiễn áp dụng pháp luật và định tội danh được nhanh chóng, chính xác, tránh tình trạng mỗi nơi xử khác nhau, thi hành pháp luật khác nhau, gây rối loạn hệ thống pháp luật.

- Thay thế, sửa đổi một số văn bản hạn chế, bất cập:

Bên cạnh nhu cầu cần ban hành thêm các văn bản hướng dẫn, không thể không nói đến sự bất cập, lỗi thời và mâu thuẫn của một số văn bản đã ban hành trước kia (chẳng hạn Thông tư 17 năm 2007 và Thông tư 08 năm 2015). Khi tiến hành thay thế, sửa đổi những văn bản lỗi thời nêu trên, cần xem xét một cách đa diện, nhiều chiều, sửa chỗ nào dở, rút chiết và giữ lại những khía


cạnh pháp lý hay và vẫn còn giá trị, tránh tiến hành một cách tùy tiện và cào bằng, tránh duy ý chí mà phải cố gắng xem xét trong bối cảnh thời đại.

3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử Tội mua bán trái phép chất ma túy

Nhắc đến quá trình tố tụng hình sự thì không thể không kể đến tầm quan trọng của sự xét xử bởi Tòa án, nó là một mắt xích quan trọng, nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong cả quá trình. Dù vậy, cũng không thể phớt lờ, giảm nhẹ vai trò, chức năng của các của các hoạt động điều tra, truy tố. Tất cả chúng hợp thành một quy trình khép kín, chặt chẽ và an toàn, công bằng, được quy định cụ thể bởi Bộ luật tố tụng hình sự và phải được tuân theo nghiêm ngặt. Do đó, ta không thể tách rời các giải pháp nâng cao hiệu quả xét xử của Tòa án ra khỏi mối liên hệ của Tòa với các cơ quan điều tra, viện kiểm sát. Có nghĩa là, các giải pháp này phải được đưa ra trên cơ sở cân nhắc kỹ tính đồng bộ trong áp dụng giữa các cơ quan nói trên. Xuất phát từ những nội dung đã trình bày ở chương 2 luận văn này, học viên xin trình bày một vài ý kiến cá nhân về những giải pháp khả dĩ có thể áp dụng trên thực tế:

3.2.1. Giải pháp về quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tố tụng

Quan hệ phối hợp hoạt động giữa các cơ quan tiến hành tố tụng là mối quan hệ xoay quanh các chủ thể: cơ quan điều tra, viện kiểm sat và Tòa án. Các cơ quan này vừa hợp tác để cùng hoàn thành nhiệm vụ, vừa giám sát lẫn nhau. Để đạt được mục đích hoàn thành quy trình tố tụng, thì sự nhịp nhàng trong hợp tác giữa các cơ quan này phải được ưu tiên thúc đẩy. Cụ thể như sau:

- Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa ba ngành Công an, Viện kiểm sát, Tòa án:

Viện kiểm sát phải xúc tiến theo dòi hồ sơ vụ án sát sao từ thời điểm


khởi tố, điều tra. Phải thực hiện chức năng giám sát Tòa án của mình một cách trách nhiệm và công khai, minh bạch, đồng thời phải quan tâm theo dòi và tìm ra những điểm còn thiếu sót, vi phạm để kiến nghị sửa chữa. Về phía Tòa án, nếu có bất kỳ khúc mắc nào về hồ sơ, cần làm việc ngay với Viện kiểm sát nhằm được hỗ trợ giải quyết. Trong trường hợp bắt buộc, nên trình bày những yêu cầu của mình với phía Viện kiểm sát để Viện kiểm sát cân nhắc, thêm các giấy tờ cần thiết để Tòa án tổ chức xử lý được chính xác hơn.

- Trong trường hợp những vụ án ma túy có tính chất nghiêm trọng, gây bức xúc dư luận được chỉ định xử lưu động, người đứng đầu các cơ quan tham gia tiến hành tố tụng cần chỉ đạo nhân sự của đơn vị mình đến tham gia theo dòi, học tập kinh nghiệm và đánh giá phiên tòa.

Tội mua bán trái phép chất ma túy là một tội danh phức tạp, chắc chắn trong quá trình thực hiện tố tụng sẽ không tránh khỏi sai sót. Do đó, sau khi bãi tòa, các bên tham gia tiến hành tố tụng nên ngồi lại với nhau để cùng bàn thảo về những mặt đạt được, những vướng mắc còn diễn ra.

Như vậy học viên đã tổng hợp lại những giải pháp thiết thực mà ba cơ quan tiến hành tố tụng cần bắt tay hợp tác đẩy mạnh nhằm đảm bảo sự chặt chẽ trong quy trình tố tụng. Nhưng, chúng ta nên xem xét những giải pháp này dưới lăng kính của sự phối hợp vì công lý thuần túy, chứ không phải sự bắt tay trái pháp luật, vì một nguyên tắc bắt buộc trong pháp luật về tố tụng là các bên tham gia hoạt động tố tụng nhất thiết phải độc lập, không chi phối lẫn nhau.

3.2.2. Giải pháp về pháp luật

Một nhu cầu bức thiết đối với pháp luật hình sự hiện nay là sự thiếu vắng các văn bản chỉ dẫn thi hành hoàn toàn trơn tru, ăn khớp với nhau, giúp làm rò chi tiết BLHS 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017). Điều cần làm ngay lúc này là các cơ quan tham gia tố tụng cần xem xét cẩn thận tất cả những quy định về các tội liên quan đến ma túy được ban hành trong các văn bản luật và


dưới luật, chẳng hạn BLHS 2015 (sửa đổi bổ sung năm 2017) cho đến những thông tư số 17, số 08, kể cả những Nghị định cũng cần được nghiên cứu nghiêm túc. Từ đó có cái nhìn tổng quan và bao quát nhất về các tội phạm ma túy được quy định trong pháp luật hiện hành.

3.2.3. Giải pháp về công tác tổ chức nội bộ

Công chức Tòa án có năng lực chuyên môn cao hoặc kể cả trình độ chuyên sâu đi chăng nữa cũng sẽ không thể phát huy năng lực, tiềm năng của bản thân mình nếu đặt họ trong một cơ cấu tổ chức làm việc phi khoa học. Vì vậy, bên cạnh nhân tố công chức, ta không thể không nhắc đến môi trường, cơ chế làm việc.

TAND huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh hiện đang phải đối mặt sự khủng hoảng về vấn đề nhân sự khi số biên chế Thư ký quá ít, một người phải làm cho nhiều Thẩm phán cùng lúc. Điều này gây nên sự quá tải vì số lượng án không ngừng tăng lên do hệ quả của sự phát triển và phức tạp hóa của các vấn đề kinh tế - xã hội. Quá tải công việc nhưng thiếu nhân sự, thách thức quả thật là rất to lớn, khi Thư ký lẫn Thẩm phán đều phải căng mình nghiên cứu án, xét xử để kịp tiến độ, nếu tình trạng này vẫn kéo dài thì vào một lúc nào đó chắc chắn sẽ dẫn đến sự sai sót, không chính xác.

Ngoài ra, vấn đề hạ tầng, cơ sở vật chất cũng là vấn đề nổi cộm khi nhiều hạng mục đã xuống cấp, bị hư hỏng theo thời gian. Thiết nghĩ, các cấp chính quyền cũng nên có sự quan tâm, phân bổ nguồn ngân sách một cách hợp lý để các Tòa cấp huyện có sự tái trang bị, tái xây dựng hạ tầng của mình, tạo bộ mặt khang trang cho nơi xét xử. Kể cả tinh thần của đội ngũ công chức Tòa án cũng sẽ được cải thiện, giúp nâng cao năng suất làm việc hơn trên thực tế.

3.2.4. Giải pháp về chuyên môn, nghiệp vụ

Để đạt được các nhiệm vụ chính trị tại địa phương, chắc chắn cần phải có những buổi hội thảo, tập huấn nhằm nâng cao khả năng xét xử, phân tích


tình tiết vụ án. Án ma túy có đặc trưng là sự dễ lẫn lộn giữa các tội danh, chúng chồng chéo nhau và không có ranh giới phân định rò ràng. Cho nên, sự hướng dẫn chỉ đạo từ những người có kinh nghiệm dày dặn đi trước sẽ là những kinh nghiệm hết sức quý báu cho tập thể cán bộ công chức đang công tác tại Tòa án Nhân dân huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh.

Như đã đề cập ở trên, các cơ quan tố tụng cần chỉ đạo nhân sự tham gia từ xa phiên tòa xét xử lưu động, nhằm đúc rút cho mình những hạn chế và những mặt đạt được của phiên tòa. Nhân sự tham gia xét xử trong những vụ án như vậy cũng cần được chọn lựa kỹ càng, từ Thư ký cho đến Thẩm phán, nên là những người có thâm niên và thành tích tốt. Chủ tọa phiên tòa cần phải có dự trù những câu hỏi cụ thể mà mình sẽ đưa ra, dự trù được diễn biến tại phiên tòa để có thể xử lý một cách khéo léo nhất có thể.

Sự thay đổi liên tục của tình hình kinh tế - xã hội là nguyên nhân cho sự lỗi thời và đổi mới liên tục của các văn bản pháp luật, điều nay ít nhiều gây ra tình trạng không cập nhật kịp quy định mới về pháp luật ở phía nhân sự ngành Tòa án, do họ đã quá bận rộn và áp lực bởi số án tồn đọng ngày càng tăng cao và tình trạng thiếu Thư ký. Do đó, đề xuất các cấp có thẩm quyền chủ động tạo những diễn đàn phổ biến những quy định mới trong pháp luật cho đội ngũ công chức Tòa án kịp thời hiểu, nắm bắt từ cốt lòi, bản chất luật và vận dụng nó trong thực tiễn xét xử một cách sáng suốt.

Những buổi tập huấn như vậy không thể bỏ qua các Hội thẩm, vì họ cũng cần được bồi dưỡng năng lực, khả năng cập nhật pháp luật. Song song đó, chế độ đãi ngộ cho các Hội thẩm cũng không được xem nhẹ. Có như vậy thì các Hội thẩm mới phát huy được hết khả năng, chuyên tâm cho công việc. Nhưng chúng ta cũng không quên những quy định về trách nhiệm của mỗi Hội thẩm trong xét xử, quy định trách nhiệm cụ thể là một phương pháp đẩy lùi tình trạng làm việc hời hợt, chểnh mảng và làm cho có, vô trách nhiệm.

Xem tất cả 74 trang.

Ngày đăng: 25/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí