Về Thời Gian: Thời Gian Nghiên Cứu Thu Thập Thông Tin Phục Vụ Cho Nghiên Cứu Luận Án Từ Năm 1997 Đến Nay.


đồng và nâng cao mức sống của người dân.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố thúc đẩy và cản trở phát triển RAT trong thời gian qua, đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững RAT ở Hà Nội trong thời gian tới.

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống hóa và góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận cơ bản và thực tiễn về phát triển bền vững RAT.

- Phân tích, đánh giá thực trạng và xác định các yếu tố thúc đẩy và cản trở phát triển bền vững RAT ở Hà Nội thời gian qua.

- Đề xuất định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển bền vững RAT ở Hà Nội.

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 252 trang tài liệu này.

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Bao gồm những vấn đề liên quan đến phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội. Các vấn đề liên quan đến sản xuất, tiêu thụ RAT trong các hộ nông dân, trang trại, HTX, các doanh nghiệp ở Hà Nội.

Nghiên cứu giải pháp phát triển bền vững rau an toàn ở Hà Nội - 3

3.2 Phạm vi nghiên cứu

3.2.1. Về thời gian: Thời gian nghiên cứu thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu luận án từ năm 1997 đến nay.

Số liệu thu thập phân tích từ năm 1997 và số liệu điều tra nông hộ, HTX, doanh nghiệp, người tiêu dùng tập trung vào năm 2009 là chủ yếu.

3.2.2. Về không gian, địa điểm nghiên cứu: Luận án tập trung chủ yếu ở các huyện, quận của Hà Nội (cũ) với 3 huyện đại diện cho 3 vùng sinh thái có qui mô sản xuất lớn và nông dân có kinh nghiệm sản xuất RAT được chọn làm điểm nghiên cứu là huyện Gia Lâm, huyện Đông Anh, huyện Thanh Trì và một số HTX, công ty, nhà hàng, khách sạn thuộc các quận nội thành Hà Nội.

3.2.3. Về nội dung: Trong khuôn khổ luận án, chúng tôi chú trọng nghiên cứu


một số nội dung sau đây:

- Đánh giá thực trạng phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội, tập trung vào biến động về diện tích, năng suất, sản lượng và chất lượng RAT.

- Phân tích những yếu tố tác động chính và nguyên nhân ảnh hưởng đến phát triển bền vững RAT ở Hà Nội.

- Đề xuất định hướng và một số giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội.

4 Những đóng góp mới của luận án

4.1 Về lý luận

Luận án đã hệ thống hóa và góp phần hoàn thiện một số vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển bền vững RAT trên thế giới và ở Việt Nam, vận dụng vào phát triển bền vững RAT tại Hà Nội.

4.2 Về thực tiễn

Đã có nhiều đề tài nghiên cứu về RAT nhưng chỉ mang tính từng phần như về giống, giá thể, rau trong nhà lưới… chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách tổng thể về phát triển bền vững RAT. Trên cơ sở nghiên cứu, luận án đã:

- Làm rõ những đặc điểm, yếu tố ảnh hưởng, thuận lợi, khó khăn, những vấn đề nẩy sinh cần giải quyết trong quá trình phát triển RAT tại địa bàn nghiên cứu.

- Tổng hợp và phân tích được thực trạng phát triển RAT của Hà Nội.

- Xác định rõ các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển bền vững RAT trong thời gian qua.

- Đề xuất định hướng và giải pháp chủ yếu phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội.

Luận án là tài liệu giúp cho UBND, Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Khoa học và Công nghệ và các Sở, Ban, Ngành có liên quan của Thành phố thấy được thực trạng phát triển bền vững RAT của Hà Nội. Trên cơ sở đó đưa ra được những chủ trương, chính sách phù hợp với thực tế của từng vùng, từng cơ sở tổ chức kinh tế, về một số chủng loại rau chính trồng ở Hà Nội


nhằm thúc đẩy phát triển bền vững RAT trên địa bàn Hà Nội.


CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG RAU AN TOÀN


1.1 Một số vấn đề lý luận về phát triển bền vững rau an toàn

1.1.1 Khái niệm về rau an toàn

Khái niệm rau an toàn hiện nay được thể chế hóa tại Điều 2 - Quy định về quản lý sản xuất và kinh doanh rau, quả, chè an toàn ban hành kèm theo Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN, ngày 15/10/2008 của Bộ Nông nghiệp & PTNT quy định Rau, quả an toàn là sản phẩm rau, quả tươi được sản xuất, sơ chế phù hợp với các quy định về bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm có trong VietGAP (Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam) hoặc các tiêu chuẩn GAP khác tương đương VietGAP và mẫu điển hình đạt chỉ tiêu vệ sinh an toàn thực phẩm quy định tại Phụ lục 3 của Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN. (Bộ Nông nghiệp & PTNT, 2008)[5]

Chất lượng RAT đươc quản lý bằng quy chuẩn kỹ thuật. Hoạt động chứng nhận hợp quy và công bố hợp quy đối với sản phẩm RAT trước khi đưa ra lưu thông trên thị trường là điều bắt buộc phải thực hiện. Hiện nay Bộ Nông nghiệp & PTNT chưa ban hành quy chuẩn kỹ thuật về RAT nên Quyết định số 99/2008/QĐ - BNN được coi như một quy chuẩn kỹ thuật để triển khai, thực hiện.

1.1.2 Tính tất yếu khách quan về phát triển bền vững rau an toàn

1.1.2.1 Quan điểm về phát triển bền vững

Khái niệm "phát triển bền vững" xuất hiện trong phong trào bảo vệ môi trường từ những năm đầu của thập niên 70 của thế kỷ 20. Năm 1987, trong Báo cáo "Tương lai chung của chúng ta" của Hội đồng Thế giới về Môi trường và Phát triển (WCED) của Liên hợp quốc, "phát triển bền vững" được định nghĩa "là sự phát triển đáp ứng được những yêu cầu của hiện tại, nhưng


không gây trở ngại cho việc đáp ứng nhu cầu của các thế hệ mai sau".[33]

Phát triển bền vững là nhu cầu cấp bách và xu thế tất yếu trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, vì vậy, đã được các quốc gia trên thế giới đồng thuận xây dựng thành Chương trình nghị sự cho từng thời kỳ phát triển của lịch sử. Tại Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức năm 1992 ở Rio de Janeiro (Braxin), 179 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Tuyên bố Rio de Janeiro về môi trường và phát triển bao gồm 27 nguyên tắc cơ bản và Chương trình nghị sự 21 về các giải pháp phát triển bền vững chung cho toàn thế giới trong thế kỷ 21. Mười năm sau, tại Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững tổ chức năm 2002 ở Johannesburg (Cộng hoà Nam Phi), 166 nước tham gia Hội nghị đã thông qua Bản Tuyên bố Johannesburg và Bản Kế hoạch thực hiện về phát triển bền vững. Hội nghị đã khẳng định lại các nguyên tắc đã đề ra trước đây và tiếp tục cam kết thực hiện đầy đủ Chương trình nghị sự 21 về phát triển bền vững. [33]

Từ sau Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển được tổ chức tại Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 đến nay đã có 113 nước trên thế giới xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững cấp quốc gia và 6.416 Chương trình Nghị sự 21 cấp địa phương, đồng thời tại các nước này đều đã thành lập các cơ quan độc lập để triển khai thực hiện chương trình này. Các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Malaysia... đều đã xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự 21 về phát triển bền vững.

Để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước như Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã đề ra và thực hiện cam kết quốc tế, Chính phủ Việt Nam ban hành "Định hướng chiến lược phát triển bền vững ở Việt Nam" (Chương trình Nghị sự 21 của Việt Nam). [33]

Mục tiêu tổng quát của phát triển bền vững là đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn hóa, sự bình đẳng của các công dân và sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con người và tự nhiên; phát triển phải


kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hoà được ba mặt là phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu phát triển bền vững về kinh tế là đạt được sự tăng trưởng ổn định với cơ cấu kinh tế hợp lý, đáp ứng được yêu cầu nâng cao đời sống của nhân dân, tránh được sự suy thoái hoặc đình trệ trong tương lai, tránh để lại gánh nặng nợ nần lớn cho các thế hệ mai sau.

Mục tiêu phát triển bền vững về xã hội là đạt được kết quả cao trong việc thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội; chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người dân; duy trì và phát huy được tính đa dạng và bản sắc văn hoá dân tộc nhưng không ngừng nâng cao trình độ văn minh.

Mục tiêu của phát triển bền vững về môi trường là khai thác hợp lý, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát có hiệu quả ô nhiễm môi trường; khắc phục suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường.

Để đạt được mục tiêu nêu trên, trong quá trình phát triển chúng ta cần thực hiện những nguyên tắc chính sau đây:

Thứ nhất, con người là trung tâm của phát triển bền vững.

Thứ hai, coi phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm của giai đoạn phát triển sắp tới đồng thời từng bước thực hiện nguyên tắc "mọi mặt kinh tế, xã hội và môi trường đều cùng có lợi".

Thứ ba, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường phải được coi là một yếu tố không thể tách rời của quá trình phát triển.

Thứ tư, quá trình phát triển phải bảo đảm đáp ứng một cách công bằng nhu cầu của thế hệ hiện tại và không gây trở ngại tới cuộc sống của các thế hệ tương lai.

Thứ năm, khoa học và công nghệ là nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy phát triển nhanh, mạnh và bền vững đất nước.

Thứ sáu, phát triển bền vững là sự nghiệp của toàn Đảng, các cấp chính quyền, các bộ, ngành và địa phương; của các cơ quan, doanh nghiệp, đoàn thể


Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ kinh tế 8

Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận án tiến sĩ kinh tế 9


xã hội, các cộng đồng dân cư và mọi người dân.

Thứ bảy, gắn chặt việc xây dựng nền kinh tế độc lập tự chủ với chủ động hội nhập kinh tế quốc tế để phát triển bền vững đất nước.

Thứ tám, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường với bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội.

1.1.2.2 Tính tất yếu khách quan về phát triển bền vững rau an toàn

Trong nhiều năm qua, các chính sách phát triển nông nghiệp đã thành công đáng kể và khẳng định sự đầu tư từ bên ngoài là một phương thức hữu hiệu để tăng năng suất và sản lượng nông sản. Tuy nhiên, chính điều này cũng đã làm tăng đáng kể việc tiêu dùng thuốc trừ sâu, phân bón hóa học... Theo ước tính, có khoảng 90% nông dân Việt Nam sử dụng 50% lượng hoá chất nhiều hơn mức cần thiết, thường sử dụng sai thời điểm, không tôn trọng các chỉ định về liều lượng. Năm 2007, có gần 4 triệu tấn phân bón hoá học các loại và 75 nghìn tấn thuốc BVTV đã được sử dụng (Cục BVTV, 2007) [13] . Các hoạt động đầu tư từ bên ngoài đã thay thế cho các quá trình kiểm soát tự nhiên và tài nguyên, biến chúng trở nên dễ bị tổn thương hơn, làm nảy sinh các vấn đề trở thành những thách thức không nhỏ đối với sự phát triển bền vững trong lĩnh vực nông nghiệp và phát triển nông thôn, đó là:

- Ruộng đất ở nông thôn bị chia nhỏ, manh mún; quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và việc áp dụng các quy trình kỹ thuật sản xuất tiên tiến còn diễn ra chậm chạp dẫn đến năng suất lao động nông nghiệp rất thấp.

- Thị trường nông sản không ổn định, giá cả thay đổi theo chiều hướng bất lợi đối với nông dân.

- Tình trạng giảm sút đa dạng gen ở giống cây trồng, vật nuôi do việc thay thế giống truyền thống bằng giống mới đang làm cho việc phòng chống sâu bệnh khó khăn hơn. Việc sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ và các chất kích thích sinh trưởng vượt quá giới hạn cho phép của môi trường sinh thái, dẫn đến thoái hoá đất, ô nhiễm nguồn nước;

- Sự ô nhiễm và xuống cấp về chất lượng nông sản và hệ quả của nó là


những nguy hại đối với môi trường sống, sức khỏe con người và hiệu quả kinh tế không như mong muốn.

Theo FAO (Trần Đình Thao, 2009)[29], các chỉ tiêu cụ thể của nền nông nghiệp bền vững là:

- Thỏa mãn nhu cầu dinh dưỡng cơ bản của thế hệ hiện tại và tương lai về số lượng và chất lượng.

- Cung cấp lâu dài đủ việc làm, thu nhập và các điều kiện sống, làm việc cho người trực tiếp làm nông nghiệp.

- Duy trì, tăng cường khả năng sản xuất của các loại tài nguyên thiên nhiên và khả năng tái sản xuất của các nguồn tài nguyên tái tạo được mà không phá vỡ chức năng của các chu trình sinh thái cơ sở và cân bằng tự nhiên, không phá vỡ bản sắc văn hóa - xã hội của các cộng đồng sống ở nông thôn hoặc không gây ô nhiễm môi trường.

- Giảm thiểu khả năng bị tổn thương trong nông nghiệp, củng cố lòng tự tin trong nông dân. (Malcom Gillis, 1983) [23].

Trong quá trình phát triển, cùng với những khó khăn chung của ngành nông nghiệp, ngành sản xuất rau ở các thành phố lớn đang vấp phải những cản trở không nhỏ:

- Tốc độ đô thị hóa nhanh nên quỹ đất dành cho sản xuất nông nghiệp giảm mạnh. Vùng sản xuất bị chia cắt, xen kẽ giữa các khu đô thị, khu công nghiệp, dịch vụ. Môi trường đất, nước, không khí một số vùng sản xuất rau bị ô nhiễm do sức ép tăng dân số và phát triển công nghiệp, giao thông... Tình trạng ô nhiễm của môi trường đất, nước, không khí có ảnh hưởng rất lớn đến những vùng trồng rau, đặc biệt là các vùng xung quanh đô thị, các khu công nghiệp.

- Người sản xuất lạm dụng hóa chất trong sản xuất rau đã ảnh hưởng đến môi trường sống và làm việc của chính những người nông dân trực tiếp sản xuất. Hậu quả làm giảm phẩm cấp và chất lượng nông sản như tồn dư hóa chất BVTV, hàm lượng kim loại nặng, hàm lượng nitrat (NO3-)... vượt quá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 10/01/2023