Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH





NGUYỄN THỊ HỒNG


CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI (TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020)

Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Mã số: 60.34.05


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 103 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ


Chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai Tầm nhìn đến năm 2020 - 1

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

TS. PHẠM MINH TRÍ


THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – NĂM 2007



PHẦN MỞ ĐẦU

MỤC LỤC


Trang

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC 1

1.1 Một số lý luận cơ bản về chiến lược 1

1.1.1 Khái niệm và vai trò của chiến lược 1

1.1.2 Chiến lược phát triển ngành 3

1.1.3 Qui trình hoạch định chiến lược 4

1.2 Đặc điểm của ngành du lịch 5

1.2.1 Sản phẩm du lịch 5

1.2.2 Vai trò của ngành du lịch trong nền kinh tế 6

Kết luận 7

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NGÀNH DU LỊCH TỈNH ĐỒNG NAI 8

2.1 Tiềm năng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai 8

2.2 Thực trạng ngành du lịch tỉnh Đồng Nai 27

2.2.1 Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch 27

2.2.2 Khách du lịch 29

2.2.3 Doanh thu du lòch 32

2.2.4 Hoạt động lưu trú và kinh doanh lữ hành 34

2.2.5 Các dịch vụ hỗ trợ 34

2.2.6 Đầu tư cho ngành du lịch 35

2.2.7 Nguồn nhân lực 36

2.2.8 Thực trạng tổ chức cung ứng sản phẩm, dịch vụ du lịch và công tác

khai thác các tuyến điểm du lịch. 37

2.2.9 Các yếu tố khác 38

2.3 Nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với ngành

du lịch tỉnh Đồng Nai. 41

2.3.1 Những điểm mạnh 42

2.3.2 Những điểm yếu 43

2.3.3 Những cơ hội để phát triển ngành du lịch. 44

2.3.4 Những thách thức 45

Kết luận 46

CHƯƠNG III: CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN NGÀNH DU LỊCH TỈNH

ĐỒNG NAI (TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020) 48

3.1 Mục tiêu, định hướng phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai đến

2010 (tầm nhìn đến năm 2020) 48

3.1.1 Mục tiêu. 48

3.1.2 Định hướng. 50

3.2 Định hướng phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai đến 2020 53

3.3 Xây dựng chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai 54

3.3.1 Ma trận đánh giá các yếu tố bên trong (IFE) 54

3.3.2 Ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) 56

3.3.3 Ma trận SWOT 56

3.4 Lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch tỉnh Đồng Nai 58

3.4.1 Chiến lược xâm nhập thị trường theo hướng thu hút khách trong và ngoài nước 58

3.4.2 Chiến lược tăng trưởng tập trung hướng phát triển sản phẩm du lịch 59

3.4.3 Chiến lược liên doanh liên kết phát triển du lịch 61

3.4.4 Chiến lược giữ gìn, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch 62

3.5 Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện chiến lược 63

3.5.1 Giải pháp về đầu tư 63

3.5.2 Giải pháp về vốn 64

3.5.3 Giải pháp đa dạng hóa sản phẩm du lịch 66

3.5.4 Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp

kinh doanh du lòch 68

3.5.5 Giải pháp về tuyên truyền, quảng bá du lịch 71

3.5.6 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực 71

3.5.7 Giải pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch 73

3.5.8 Giải pháp phát triển bền vững du lịch 73

3.6 Kiến nghị 75

3.6.1 Đối với Trung ương. 75

3.6.2 Đối với Tỉnh Đồng Nai. 75

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Ngày nay, tại nhiều nước trên thế giới, du lịch đang được xem là một trong những ngành kinh tế hàng đầu, phát triển với tốc độ cao bởi những lợi ích to lớn về kinh tế - xã hội mà bản thân ngành Du lịch đem lại. Điều này càng thể hiện rõ hơn trước xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế.

Việt Nam nằm trong số những quốc gia có tài nguyên du lịch đa dạng, phong phú. Phát triển du lịch không chỉ góp phần thực hiện các mục tiêu, định hướng chiến lược phát triển kinh tế - xã hội mà còn góp phần to lớn để Việt Nam phát triển, mở rộng quan hệ đối ngoại trong xu thế toàn cầu hóa, thực hiện tốt đường lối đối ngoại rộng mở của Đảng. Phát triển du lịch còn là cơ hội giới thiệu với thế giới về con người, đất nước và nền văn hóa đậm đà bản sắc của dân tộc Việt Nam.

Trong những năm gần đây ngành du lịch nước ta phát triển với tốc độ khá nhanh, từng bước khẳng định là điểm đến lý tưởng, an toàn cho du khách quốc tế. Nhu cầu du lịch của người dân trong nước cũng gia tăng theo tốc độ phát triển kinh tế đất nước. Nhu cầu du lịch không còn đơn thuần là tham quan thắng cảnh, nghỉ dưỡng mà phải kết hợp với học hỏi, khám phá, nghiên cứu, mạo hiểm, chữa bệnh…

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách, ngành du lịch phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, phát triển dựa trên cơ sở lợi thế tự nhiên sẵn có, hình thành nét đặc trưng riêng. Phát triển du lịch quốc gia phải gắn liền với sự phát triển du lịch của từng địa phương. Với tiềm năng và tài nguyên du lịch sẵn có, Tỉnh Đồng Nai có lợi thế phát triển du lịch rất lớn. Tuy nhiên hiệân nay ngành du lịch Tỉnh phát triển chưa tương xứng với tiềm năng

của mình. Vì vậy, Tỉnh cần có chiến lược phát triển du lịch phù hợp nhằm phát huy những lợi thế sẵn có của mình, góp phần vào sự phát triển chung.

Đề tài: Chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai (tầm nhìn đến năm 2020) có ý nghĩa cấp thiết, mong muốn góp phần cùng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho ngành du lịch của Tỉnh nhà trong thời gian sắp tới.

2. Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu của đề tài là phân tích tiềm năng và thực trạng của ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai, đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức, từ đó định hướng chiến lược phát triển phù hợp cho ngành này, đề ra các giải pháp, kiến nghị để thực hiện chiến lược.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:

Đề tài nghiên cứu hoạt động của ngành du lịch tỉnh Đồng Nai trong mối quan hệ với sự phát triển của ngành trong cả nước. Đề tài không đi sâu nghiên cứu các vấn đề chuyên môn về du lịch mà chỉ phân tích những vấn đề tổng quát phục vụ cho việc xây dựng và lựa chọn chiến lược phát triển ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai.

4. Phương pháp nghiên cứu:

Luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê, so sánh kết hợp với phương pháp khảo sát thực tế.

5. Kết cấu của luận văn:

Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương I : Cơ sở lý luận về chiến lược.

Chương II : Thực trạng ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai.

Chương III : Định hướng chiến lược và một số giải pháp phát triển ngành du lịch Tỉnh Đồng Nai tầm nhìn đến năm 2020.


CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC:‌

1.1. Một số lý luận cơ bản về chiến lược:

1.1.1. Khái niệm và vai trò của chiến lược:

Hiện nay có nhiều khái niệm khác nhau về chiến lược. Theo Fred R.David “chiến lược là những phương tiện để đạt đến những mục tiêu dài hạn”; “Chiến lược có thể coi là tập hợp những quyết định và hành động hướng mục tiêu để các năng lực và nguồn lực của tổ chức đáp ứng được những cơ hội và thách thức từ bên ngoài” –Diễn đàn doanh nghiệp - Web BCông Thương; Còn theo phương pháp C3 thì “chiến lược của một doanh nghiệp là một hệ thống những phương pháp mang tính chất lâu dài nhằm củng cố vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường”.

Tuy cách tiếp cận khác nhau nhưng nội dung một chiến lược bao gồm:

Xác định các mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của tổ chức

Đưa ra và chọn lựa các phương án thực hiện

Triển khai và phân bổ các nguồn lực để thực hiện các mục tiêu đó.

Vai trò của chiến lược:

Một chiến lược kinh doanh tốt giúp định vị được công việc kinh doanh hiện tại đang ở vị trí nào, từ đó đặt ra các mục tiêu thực tế, phù hợp với tổ chức và biết được một cách rõ ràng về cách để đạt được chúng trong tương lai. Có chiến lược đúng đắn với việc xác định các mục tiêu phù hợp sẽ tận dụng được tối đa các nguồn lực sẵn có của tổ chức kết hợp các cơ hội trên thị trường để đạt được mục tiêu của tổ chức một cách tối ưu nhất.

Chiến lược đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế một quốc gia. Các quốc gia trên thế giới từ lâu đã biết vận dụng chiến lược vào việc phát triển kinh tế và đã có những bước nhảy thần kỳ. Có thể nêu ra một số trường hợp điển hình như sau:


Singapore: Để vực dậy nền kinh tế quốc gia sau chiến tranh thế giới thứ hai với tỷ lệ thất nghiệp tăng lên đến 14%, đảo quốc này đã thiết lập một chiến lược phát triển đúng đắn với nhiều mục tiêu mũi nhọn: Chiến lược thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài thông qua việc xóa bỏ hoàn toàn những rào cản về đầu tư và thương mại, áp dụng cơ chế một cửa cho các nhà đầu tư nước ngoài, kết nối trực tiếp với những khách hàng tiềm năng ở chính quốc gia của các nhà đầu tư nhằm thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào các lĩnh vực hoá dầu, sửa chữa tàu thuyền, chế tạo kim loại và điện tử; Chiến lược tập trung xây dựng các khu công nghiệp chất lượng cao; Chiến lược áp dụng mức thuế quan thấp; Chiến lược chi phí nhân công rẻ; Chiến lược gia tăng tỷ lệ tiết kiệm và đầu tư: với tỷ lệ tiết kiệm trung bình khoản 45% đã giúp chính phủ có quỹ tiết kiệm khổng lồ đầu tư trở lại phát triển cơ sở hạ tầng đất nước như: giải phóng đường biển và xây dựng các đường cao tốc hiện đại, sân bay tốt nhất thế giới Changi, bệnh viện, trường đại học, đường hàng không cũng như cơ sở hạ tầng cho ngành viễn thông cáp quang hiện đại. Ngày nay, thành phố từng là một làng ô nhiễm đã trở thành một trong những thành phố sạch và hiện đại nhất thế giới.

Thailand: nền kinh tế Thailand rơi vào tình trạng hết sức bi đát sau khủng hoảng kinh tế khu vực 1997, tuy nhiên với những chiến lược phát triển kinh tế đúng đắn, Thailand đã dần dần phục hồi kinh tế, tốc độ tăng trưởng hiện nay là 4,2% /năm . Chính phủ Thailand đã có những chiến lược quan trọng nhằm cải tổ tình hình đất nước: chú trọng phát triển nhân tố con người - nhân tố chủ lực quyết định sự phát triển đất nước, cải tổ chính sách tài chính - tiền tệ nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tạo công ăn việc làm cho người lao động, ổn định trật tự, an toàn xã hội, lấy dịch vụ và xuất khẩu làm đầu tàu cho sự phát triển kinh tế, tranh thủ lợi thế so sánh của từng nước với từng lĩnh vực kinh tế để phát triển hợp tác song phương…

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/08/2022