Một Số Chỉ Tiêu Đánh Giá Chất Lượng Hoạt Động Cho Vay Tại Ngân Hàng


+ Quy trình cho vay


Là những quy định cần phải thực hiện trong quá trình cho vay, thu nợ nhằm đảm bảo an toàn. Nó được bắt đầu từ khi điều tra thẩm định, thiết lập hồ sơ, xét duyệt cho vay, phát tiền vay, kiểm tra quá trình sử dụng tiền vay, thu lãi cho đến khi thu hồi hết nợ. Chất lượng cho vay tốt hay không tùy thuộc vào việc thực hiện tốt các quy định ở từng bước và sự phối hợp chặt chẽ, nhịp nhàng giữa các bước trong quy trình cho vay. Trong bước này, chất lượng cho vay tùy thuộc vào chất lượng công tác thẩm định đối tượng vay vốn cũng như quy định về điều kiện, thủ tục cho vay ở các NHTM.

Kiểm tra quá trình cho vay giúp cho Ngân hàng nắm được diễn biến, nguyên nhân của khoản cho vay đã cấp để điều chỉnh, can thiệp khi cần thiết, ngăn ngừa rủi ro có thể xảy ra.

Thu nợ, thu lãi và thanh lý nợ là khâu quan trọng có tính quyết định đến sự tồn tại của Ngân hàng. Sự nhạy bén của Ngân hàng trong khâu này sẽ phát hiện kịp thời những bất thường đối với mọi khoản vay cùng với những biện pháp xử lý chính xác, đúng lúc sẽ giảm thiểu được những khoản nợ quá hạn … điều đó sẽ có tác động tích cực đối với chất lượng cho vay.

+ Thông tin cho vay


Thông tin cho vay có vai trò quan trọng trong quản lý chất lượng cho vay. Nhờ có thông tin cho vay, người quản lý có thể đưa ra những quyết định cần thiết đến việc cho vay, theo dòi và quản lý tài khoản cho vay.

Thông tin cho vay có thể thu được từ các nguồn có sẵn ở Ngân hàng, từ phía khách hàng, từ các nguồn thông tin khác. Số lượng, chất lượng của thông tin thu nhận được có liên quan đến mức độ chính xác trong việc phân tích, nhận định khách hàng, thị trường,… để đưa ra những quyết định phù hợp. Thông tin nhanh nhạy, đầy đủ, chính xác và toàn diện thì khả năng phòng ngừa rủi ro trong quan hệ cho vay càng lớn, chất lượng cho vay càng cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


+ Kiểm soát nội bộ

Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân - 4


Đây là biện pháp giúp cho ban lãnh đạo Ngân hàng có được các thông tin về tình trạng kinh doanh nhằm duy trì có hiệu quả các hoạt động kinh doanh đang được xúc tiến, phù hợp với các chính sách, thực hiện được các mục tiêu đã định.

Hoạt động kiểm soát trong lĩnh vực cho vay gồm:


Kiểm soát chính sách cho vay, quy trình cho vay và các thủ tục có liên quan đến khoản cho vay. Kiểm tra định kỳ do kiểm soát viên nội bộ thực hiện, báo cáo các trường hợp ngoại lệ, vi phạm chính sách, thủ tục kiểm soát các dịch vụ kế toán liên quan đến khoản cho vay.

Kiểm tra đột xuất việc xử dụng vốn vay, tài sản thế chấp của khách hàng… để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn và các khoản đảm bảo vốn vay.

+ Trang thiết bị phục vụ hoạt động cho vay


Trang bị đầy đủ trang thiết bị tiên tiến, phù hợp với khả năng tài chính và phạm vi, quy mô hoạt động của Ngân hàng sẽ giúp cho Ngân hàng:

Phục vụ kịp thời yêu cầu của khách hàng về tất cả các mặt dịch vụ (nhận tiền gửi, cho vay, thu nợ, thanh toán, …) với chi phí phù hợp và thời gian nhanh nhất, giúp cho các cấp quản lý kịp thời nắm bắt tình hình hoạt động cho vay để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tế nhằm thỏa mãn ngày càng cao yêu cầu của khách hàng và tạo ra uy tín cho Ngân hàng trong cạnh tranh, thu hút được nhiều khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.

Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay có ý nghĩa to lớn về mặt thực tiễn. Việc nghiên cứu này có thể giúp:

Hạn chế rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ hoạt động cho vay của Ngân hàng.

Để NHTM thực sự là người bạn tin cậy của mọi tổ chức, cá nhân, đơn vị trong nền kinh tế – xã hội, tạo điều kiện cho NHTM có thế mạnh riêng của mình, tăng cường


cạnh tranh trước những NHTM khác, đảm bảo cho Ngân hàng hoạt động theo đúng pháp luật.

Nắm vững các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng cho vay, vận dụng sáng tạo sự ảnh hưởng của những nhân tố này sẽ tạo nên sự thành công của hoạt động cho vay nói riêng cũng như toàn bộ hệ thống Ngân hàng nói chung.

1.4 Một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng hoạt động cho vay tại Ngân hàng

1.4.1 Chỉ tiêu tổng dư nợ và tổng tài sản


Tổng dư nợ là chỉ tiêu phản ánh khối lượng tiền Ngân hàng cấp cho nền kinh tế tại một thời điểm. Tổng dư nợ bao gồm dư nợ cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn. Tổng dư nợ thấp chứng tỏ hoạt động của Ngân hàng kém hiệu quả, không có khả năng mở rộng, khả năng tiếp thị của Ngân hàng kém, trình độ cán bộ công nhân viên thấp. Mặc dù vậy, không có nghĩa là chỉ tiêu này càng cao thì chất lượng cho vay càng cao, bởi vì bên cạnh những khoản cho vay đó còn có những rủi ro trong hoạt động cho vay mà Ngân hàng phải gánh chịu.

Chỉ tiêu tổ phản ánh quy mô cho vay của Ngân hàng, sự uy tín của Ngân hàng đối với doanh nghiệp. Tổng dư nợ của Ngân hàng khi so sánh với thị phần cho vay của các Ngân hàng trên địa bàn sẽ cho chúng ta biết được dư nợ của Ngân hàng là cao hay thấp.

Tổng tài sản là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của tổng tài sản của Ngân hàng nói chung. Phân tích tổng tài sản giúp Ngân hàng biết được Ngân hàng cần đẩy mạnh hoạt động của những tài sản nào để giúp Ngân hàng hoạt động hiệu quả. Từ đó sẽ phân tích được khả năng cho vay của Ngân hàng, cần phát triển hình thức cho vay nào để phù hợp với năng lực của Ngân hàng.


1.4.2 Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động


Dư nợ/Vốn huy động =

Dư nợ Vốn huy động


* 100%


Chỉ tiêu này phản ánh trong tổng vốn huy động thì có bao nhiêu phần trăm được sử dụng để cho vay. Nếu tỷ lệ này thấp thì lợi nhuận của Ngân hàng có thể thấp vì phải trả lãi tiền gửi cao hơn thu lãi tiền vay vì lãi nhận được do điều chuyển vốn đi thấp, ngược lại tỷ lệ này cao thì sẽ phản ánh xu thế có lợi cho Ngân hàng. Vì Ngân hàng sẽ thu được lãi cho vay nhiều hơn phải trả lãi tiền gửi.

1.4.3 Hệ số thu nợ (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)


Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của Ngân hàng cũng như khả năng trả nợ vay của khách hàng. Nó phản ánh trong một thời kỳ nào đó với doanh số cho vay nhất định, Ngân hàng sẽ thu được bao nhiêu đồng vốn. Hệ số này càng cao thì được đánh giá là càng tốt.


Hệ số thu nợ =

Doanh số thu nợ Doanh số cho vay

1.4.4 Vòng quay vốn tín dụng (Doanh số thu nợ/Dư nợ bình quân)


Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của Ngân hàng, phản ánh số vốn đầu tư được quay vòng nhanh hay chậm. Nếu số lần vòng quay vốn tín dụng càng cao thì đồng vốn tín dụng của Ngân hàng quay càng nhanh, luân chuyển liên tục đạt hiệu

quả cao.


Vòng quay vốn tín dụng (lần) =

Doanh số thu nợ Dư nợ bình quân

Trong đó dư nợ bình quân được tính theo công thức sau



Dư nợ bình quân =

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ


2


1.4.5 Chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn


Nợ quá hạn là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn. Hay nói cách khác nợ quá hạn là hiện tượng phát sinh từ mối quan hệ cho vay không hoàn hảo khi người đi vay không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của mình cho Ngân hàng đúng hạn. Nợ quá hạn là từ nợ nhóm 2 đến nợ nhóm 5 bao gồm nợ cần chú ý (nhóm 2), nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3), nợ nghi ngờ (nhóm 4) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5).

Tỷ lệ nợ quá hạn là tỷ lệ phần trăm giữa nợ quá hạn và tổng dư nợ của NHTM ở một điểm nhất định, thường là cuối tháng, cuối quý, cuối năm.



Tỷ lệ nợ quá hạn (%) =

Nợ quá hạn Tổng dư nợ


* 100%


1.4.6 Nợ xấu


Tỷ lệ nợ xấu (%) =


Nợ xấu Tổng dư nợ


* 100%


Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định 493. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.


Tỷ lệ nợ xấu cho biết chất lượng và rủi ro của danh mục cho vay của ngân hàng, bao nhiêu đồng đang bị phân loại vào nợ xấu trên 100 đồng cho vay.Tỷ lệ này cao so với trung bình ngành và có xu hướng tăng lên có thể là dấu hiệu cho thấy ngân hàng đang gặp khó khăn trong việc quản lý chất lượng các khoản cho vay.


Ngược lại, tỷ lệ này thấp so với các năm trước cho thấy chất lượng các khoản tín dụng được cải thiện. Hoặc cũng có thể, ngân hàng có chính sách xóa các khoản nợ xấu hay thay đổi các phân loại nợ.



dung





cho vay.


Trong chương 1, ch


CHƯƠNG 2

ĐÁNH GIÁ VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG


2.1 Giới thiệu khái quát về HDBank Lạc Long Quân

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

2.1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của HDBank



Biểu tượng của Ngân hàng

HDBank (HoChiMinhCity Development Joint Stock Commercial Bank) là một trong những Ngân hàng TMCP đầu tiên của cả nước,

được thành lập từ ngày 04/01/1990. Trên nền tảng phát triển vững chắc, hiệu quả, an toàn, HDBank là ngân hàng có tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong thị trường tài chính ngân hàng.

Với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong những năm gần đây, HDBank đã đạt được những thành quả vượt

bậc, hoàn thiện công tác tái cấu trúc tổ chức và tích lũy các nguồn lực về tài chính, sản phẩm dich vụ, con người, công nghệ,… để bước vào một giai đoạn phát triển sôi động hơn đưa ngân hàng vươn lên một tầm cao mới.

Đến cuối năm 2013, HDBank có hơn 190 điểm giao dịch trên toàn quốc, có mặt tại hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Bình Dương, Cần Thơ, …

2.1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của PGD Lạc Long Quân


PGD Lạc Long Quân được thành lập theo quyết định số 14/QĐ – HĐQT ngày 30/06/2007 của Ngân hàng phát triển TP.HCM.

Ngày 23/01/2008 PGD Lạc Long Quân chính thức đi vào hoạt động. PGD hoạt động chính thức trở thành trung tâm chuyên trách khách hàng thứ 2 của hệ thốngHDBank với mô hình hiện đại, thân thiện và thuận tiện hơn. Mô hình mới này sẽ được áp dụng trong toàn hệ thống HDBank, đi m khác biệt nổi trội là thiết kế ở khu vực đón khách, bàn tư vấn riêng biệt tạo sự gần gũi, thuận tiện trong việc trao đổi thông tin trực tiếp giữa khách hàng và nhân viên.


Với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, PGD Lạc Long Quân đã được mở rộng quy mô để trở thành trung tâm bán lẻ đa năng, tăng cường tiếp cận trực tiếp với khách hàng cá nhân và doanh nghiệp nhỏ, đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ mới, đa tiện ích và được xã hội chấp nhận như máy ATM, Internet Banking, Home Banking.

2.1.1.3 Quy mô vốn


Hoạt động nguồn vốn và kinh doanh của HDBank đã tham gia tích cực vào thị trường tài chính, chủ động và linh hoạt trên thị trường, từng bước tạo dựng uy tín và thế đứng trên thị trường.

Ngày 21/06/2013 HDBank hoàn tất tăng vốn điều lệ từ 5.000 tỷ đồng lên 8.100 tỷ đồng. Trước đó, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã có văn bản số 9657/NHNN-TTGSNH chấp nhận cho HDBank được tăng vốn điều lệ đã được hội đồng cổ đông HDBank thông qua. Với đợt tăng vốn lần này HDBank sẽ tập trung nâng cao năng lực tài chính, đầu tư công nghệ, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, nâng cấp các điểm giao dịch để tăng thêm tiện nghi cho khách hàng, bổ sung vào nguồn vốn cho vay của ngân hàng. Phát hành trái phiếu TDH huy động được 500 tỉ đồng nâng tổng số dư huy động trái phiếu lên 1350 tỷ đồng và chiếm 2,95% tổng tài sản và chiếm 3,69% tổng vốn huy động. Ngoài ra, HDBank cũng sẽ tiếp tục đầu tư công nghệ để khẳng định và giữ vững vai trò tiên phong trong lĩnh vực này nhằm phục vụ cho chiến lược phát triển của HDBank trong thời gian tới.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022