Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân - 2


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của HDBank Lạc Long Quân....... Trang 23

Sơ đồ 2.2: Biểu đồ cho vay theo thời gian gốc của khoản vay (2011 – 2013)..... Trang 40

theo thời gian gốc của khoản vay

(2011 – 2013) ........................................................................................................ Trang 42

Sơ đồ 2.4: Biểu đồ cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013) ............... Trang 44

cho vay theo đối tượng khách hàng (2011 – 2013).... Trang 45

Sơ đồ 2.6: Biểu đồ (2011 – 2013)................... Trang 48

(2011 – 2013) ....... Trang 49

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Sơ đồ 2.8: Biểu đồ nợ xấu theo phân loại nợ (2011 – 2013)................................ Trang 52


Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân - 2


1. Lý do chọn đề tài

LỜI MỞ ĐẦU


Từ khi Ngân hàng Quốc gia Việt Nam ra đời năm 1951 đến nay, ngành Ngân hàng nước ta đã từng bước hình thành, phát triển và không ngừng đổi mới, đạt được nhiều thành tựu đáng kể. Tuy còn gặp rất nhiều khó khăn về vốn, về trình độ quản lý cũng như khoa học công nghệ nhưng những kết quả mà ngành Ngân hàng mang lại đã góp phần xứng đáng vào công cuộc đổi mới chung của nền kinh tế, trong đó nổi bật nhất là góp phần đẩy lùi và kìm chế lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Ngành Ngân hàng với những hoạt động đa dạng của mình, chủ yếu là huy động và cho vay, trong đó cho vay là chính, được tiến hành thường xuyên và là nguồn thu chủ yếu của Ngân hàng. Với mục đích kinh doanh an toàn – hiệu quả – phát triển, các nhà quản lý cũng như các cấp chỉ đạo luôn tìm mọi biện pháp nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, tăng cường tính an toàn, sử dụng vốn một cách hiệu quả, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận trong công tác huy động, đầu tư và thẩm định hồ sơ vay vốn.

Hiện nay nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển một cách mạnh mẽ sau khi gia nhập WTO. Đây là dấu ấn quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam, là đòn bẩy để đưa nước ta đi lên, tiến gần hơn tới nền kinh tế phát triển. Trước cơ hội cũng như sức ép của sự kiện này đã buộc các doanh nghiệp trong nước phải tăng cường nguồn lực để cạnh tranh với các công ty nước ngoài cũng như là đối thủ cạnh tranh. Do đó nhu cầu về vốn của cá nhân và các tổ chức kinh tế ngày càng tăng. Và Ngân hàng là nơi có thể đáp ứng được nhu cầu này của họ. Chính điều này đã làm cho hoạt động kinh doanh của các NHTM trở nên thật sôi động. Tuy nhiên, tình hình nền kinh tế Việt Nam luôn biến động không ổn định, nền kinh tế đang có dấu hiệu lạm phát cao, chi phí sản xuất tăng vọt làm hàng loạt các doanh nghiệp có nguy cơ phá sản. Song song với nó là chính sách thắt chặt tiền tệ, thắt chặt tín dụng của NHNN đã làm cho ngành Ngân hàng thêm nhiều gánh nặng.

Với những thách thức và tầm quan trọng vừa nêu, tôi quyết định chọn đề tài

“Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD


Lạc Long Quân” làm đề tài cho mình nhằm mục đích cùng với Ngân hàng tìm ra những giải pháp tối ưu nhất, góp phần làm cho công tác kinh doanh của Ngân hàng ngày càng thêm hiệu quả.

2. Mục tiêu nghiên cứu

2.1 Mục tiêu chung


Nghiên cứu đề tài “ Phân tích hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân” nhằm đánh giá hoạt động cho vay của Ngân hàng để thấy rò thực trạng cho vay và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng.

2.2 Mục tiêu cụ thể


+ Phân tích về hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân hàng thông qua việc phân tích các chỉ tiêu tài chính, và ở đây số liệu sẽ được lấy trong ba năm 2011, 2012 và 2013.

+ Đánh giá được thực trạng chung trong hoạt động cho vay của Ngân hàng theo tình hình thực tế địa phương.


+ Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay của Ngân

hàng.


3. Phương pháp nghiên cứu

3.1 Phương pháp thu thập số liệu


+ Thông qua quan sát và tìm hiểu tình hình hoạt động thực tế của Ngân hàng trong thời gian thực tập.

+ Thu thập số liệu và tài liệu thực tế thông qua bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ( 2011 – 2013) .


o các tài liệu đã học, các sách, báo, tạp chí Ngân hàng, thông tin trên

internet.


3.2 Phương pháp phân tích số liệu


+ Phương pháp so sánh số tương đối: là kết quả của phép chia giữa trị số của kỳ phân tích so với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế nhằm so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu.



Trong đó: Y0 : Chỉ tiêu năm trước


: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu


%Y : Tốc độ tăng trưởng


+ Phương pháp so sánh số tuyệt đối: là kết quả của phép trừ giữa trị số của kì phân tích với kì gốc của các chỉ tiêu kinh tế xem có biến động không và tìm ra nguyên nhân biến động của các chỉ tiêu kinh tế, từ đó đề ra biện pháp khắc phục.



Trong đó: : Chỉ tiêu năm trước


: Chỉ tiêu năm sau


: Phần chênh lệch tăng, giảm của các chỉ tiêu


Ngoài ra, trong quá trình thực hiện còn sử dụng biểu đồ, biểu bảng, thu thập thêm ý kiến của các cán bộ, đội ngũ nhân viên của Ngân hàng nhằm làm cho đề tài trở nên khách quan, chính xác hơn.

4. Phạm vi nghiên cứu


+ Không gian: tại Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân.

+ Thời gian: thu thập và xử lý số liệu trong 3 năm 2011, 2012, 2013.


+ Đối tượng nghiên cứu


Đề tài sẽ chú trọng vào cáo số liệu, những thông tin có liên quan đến hoạt động cho vay của HDBank, với số liệu thu thập từ năm 2011 đến năm 2013. Tập trung phân tích thực trạng cho vay, qua đó đưa ra nhận xét là đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trong công tác cho vay.

5. Kết cấu của đề tài


Đề tài được chia thành 3 chương với những nội dung chính như sau:


+ Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động cho vay


+ Chương 2: Phân tích thực trạng hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân.

+ Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả cho vay tại Ngân hàng TMCP Phát triển TP. HCM – PGD Lạc Long Quân.


CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CHO VAY


1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng Thương mại


NHTM đã hình thành, tồn tại và phát triển hàng trăm năm, gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa. Sự có mặt của NHTM trong hầu hết các hoạt động kinh tế, xã hội đã chứng minh rằng hệ thống NHTM ở nơi nào phát triển thì kinh tế xã hội nơi ấy đi lên và ngược lại.

Định nghĩa hoạt động Ngân hàng được định nghĩa trong luật NHNN do Quốc hội khóa X thông qua ngày (sửa đổi, bồ sung 1 số điều vào ngày 17/06/2003). Luật NHNN định nghĩa: Hoạt động Ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ Ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này để cấp tín dụng, cung ứng dịch vụ thanh toán.

Nghị định số 49/2000/NĐ – CP ngày 12/09/2000 của Chính phủ “NHTM là Ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động Ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của Nhà nước”.

Tóm lại: Ngân hàng thương mại là một tổ chức tín dụng được xem là định chế tài chính đặc biệt của thị trường, giao dịch trực tiếp với các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân bằng cách nhận tiền gửi với trách nhiệm hoàn trả trong tương lai rồi sử dụng vốn tiền gửi đó để cho vay, đầu tư, thực hiện nhiệm vụ chiết khấu thương phiếu và cung cấp các dịch vụ thanh toán.

1.1.2 Chức năng của NHTM

1.1.2.1 Trung gian tín dụng


Chức năng trung gian tín dụng được xem là chức năng quan trọng nhất của NHTM. Khi thực hiện chức năng trung gian tín dụng, NHTM đóng vai trò là cầu nối giữa người thừa vốn và người có nhu cầu về vốn. Với chức năng này, NHTM vừa đóng vai trò là người đi vay, vừa đóng vai trò là người cho vay và hưởng lợi nhuận là khoản chênh lệch


giữa lãi suất nhận gửi và lãi suất cho vay, góp phần tạo lợi ích cho tất cả các bên tham gia: người gửi tiền và người đi vay.

1.1.2.2 Trung gian thanh toán


Ở đây NHTM đóng vai trò là thủ quỹ cho các doanh nghiệp và các cá nhân, thực hiện các thanh toán theo yêu cầu của khách hàng như trích tiền từ tài khoản tiền gửi của họ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ hoặc nhập vào tài khoản tiền gửi của khách hàng tiền thi bán hàng và các khoản thu khác theo lệnh của họ. Các NHTM cung cấp cho khách hàng nhiều phương tiện thanh toán tiện lợi như séc, ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, thẻ rút tiền, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng,… Tùy theo nhu cầu, khách hàng có thể chọn cho mình phương thức thanh toán phù hợp. Chức năng này đã thúc đẩy lưu thông hàng hóa, đẩy nhanh tốc độ thanh toán, tôc độ lưu chuyển vốn, từ đó góp phần phát triển kinh tế – xã hội.

1.1.2.3 Tạo tiền


Tạo tiền là một chức năng quan trọng, phản ánh rò bản chất của NHTM. Với mục tiêu là tìm kiếm lợi nhuận như là một yêu cầu chính cho sự tồn tại và phát triển của mình. NHTM với nghiệp vụ kinh doanh mang tính đặc thù của mình đã góp phần thực hiện chức năng tạo tiền cho nền kinh tế. Chức năng tạo tiền được thực thi trên cơ sở hai chức năng khác của NHTM là chức năng tín dụng và chức năng thanh toán. Với chức năng này, hệ thống NHTM đã làm tăng tổng phương diện thanh toán trong nền kinh tế, đáp ứng nhu cầu thanh toán, chi trả của xã hội.

1.1.3 Các hoạt động của NHTM

1.1.3.1 Huy động vốn


Huy động vốn được coi là hoạt động cơ bản có tính chất sống còn đối với bất kì một NHTM nào, vì hoạt động này tạo ra nguồn vốn chủ yếu của NHTM.

Theo luật pháp cho phép, các NHTM được phép huy động vốn bằng nhiều hình thức sau đây.

Nhận tiền gửi: là nguồn huy động chủ yếu của NHTM, bao gồm:


+ Nhận tiền gửi không kì hạn của các tổ chức, cá nhân.


+ Nhận tiền gửi có kì hạn (tiền gửi tiết kiệm) của các tổ chức, cá nhân, tổ chức đoàn thể xã hội.

+ Nhận tiền gửi của các tổ chức tín dụng khác.


Phát hành giấy tờ có giá: NHTM được quyền phát hành giấy tờ có giá (kỳ phiếu Ngân hàng, trái phiếu Ngân hàng,…) để huy động vốn có kỳ hạn và có mục đích sử dụng.

Các hình thức huy động vốn khác: vay vốn ở các NHTM khác, vay vốn tại Ngân hàng Nhà nước…

1.1.3.2 Tín dụng


Tín dụng là hoạt động cơ bản, có ý nghĩa lớn đối với nền kinh tế – xã hội, vì thông qua hoạt động này mà hệ thống NHTM cung cấp một khối lượng lớn vốn tín dụng cho nền kinh tế, nhờ khối lượng vốn này mà nền kinh tế sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn. Hoạt động tín dụng của NHTM gồm có:

+ Cho vay ( ngắn hạn, trung hạn, dài hạn…).


+ Chiết khấu chứng từ có giá (cho vay gián tiếp).


+ Cho thuê tài chính.


+ Bảo lãnh ngân hàng (tín dụng bằng chữ ký).


+ Các hình thức khác (thấu chi, trả góp…).


1.1.3.3 Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ


Đây là hoạt động quan trọng và có tính đặc thù của NHTM, nhờ hoạt động này mà các giao dịch thanh toán của toàn bộ nền kinh tế được thực hiện thông suốt và thuận lợi. Đồng thời, thông qua hoạt động này góp phần làm giảm lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế.

Hoạt động dịch vụ thanh toán và ngân quỹ NHTM gồm:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022