Biểu đồ 2.14: Biến động các khoản mục TSLĐ khác.
Đơn vị tính: VNĐ.
1.600.000.000
1.400.000.000
1.200.000.000
1.000.000.000
800.000.000
600.000.000
400.000.000
200.000.000
-
1.430.943.387
1.408.287.157
1.170.442.241
133.816.390
Thuế GTGT được khấu trừ
Thuế và các khoản phải thu nhà nước
0
119.777.097
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
( Nguồn: Phòng kế toán).
TSLĐ khác của công ty chủ yếu hai khoản mục chính là thuế GTGT được khấu trừ và Thuế và các khoản phải thu nhà nước. Sự biến động của hai khoản mục như sau:
Năm 2011, thuế GTGT được khấu trừ của công ty là 1.430.943.387 đồng, chiếm tỷ trọng 100% trên tổng giá trị TSLĐ khác.
Năm 2012, thuế GTGT được khấu trừ giảm xuống 18,20% so với năm 2011 xuống mức 1.170.442.241 đồng, chiếm tỷ trọng 89,74% trên tổng giá trị TSLĐ khác. Trong năm này xuất hiện khoản mục mới là thuế và các khoản phải thu nhà nước, có giá trị là 133.816.390 đồng, chiếm tỷ trọng 10,26% trên tổng giá trị TSLĐ.
Năm 2013, thuế GTGT của công ty là 1.408.287.157 đồng, tăng 20,32% so với năm 2012 và chiếm tỷ trọng 92,16% trên tổng giá trị TSLĐ khác. Thuế và các khoản phải thu nhà nước giảm 10,49% so với năm 2012 xuống mức 119.777.097 đồng, chiếm tỷ trọng 7,84% trên tổng giá trị TSLĐ khác.
Việc số thuế thu nhập doanh nghiệp mà công ty phải nộp cho nhà nước luôn nhỏ hơn số thuế công ty đã tạm nộp, nên số tiền dư còn lại được công ty đưa vào mã số 152 “thuế và các khoản phải thu nhà nước” trên bảng cân đối kế toán để theo dòi.
TSLĐ khác của công ty đang tăng, tuy không đáng kể, nhưng công ty cần quản lý giá trị của TSLĐ khác chặt chẽ hơn nữa, tránh tình trạng tăng quá cao. Giảm lượng thuế GTGT được khấu trừ bằng việc tăng doanh thu hơn nữa, thúc đẩy bán hàng, tránh dư thừa, lãng phí vốn.
2.2.2. Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại công ty.
2.2.2.1. Phân tích chung hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, VLĐ không ngừng hoạt động, nó là một bộ phận có tốc độ lưu chuyển nhanh. Tốc độ lưu chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh chất lượng tổng hợp, trình độ quản lý kinh doanh và tài chính doanh nghiệp. Đẩy nhanh tốc độ luân chuyển VLĐ góp phần, giải quyết nhu cầu về vốn cho đơn vị, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của công ty được thể hiện qua bảng tổng hợp sau:
71
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Bảng 2.15. Tình hình luân chuyển VLĐ.
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | ||||
1.Doanh thu thuần. | 35.253.421.588 | 47.278.474.643 | 69.088.638.800 | 12.025.053.055 | 34,11 | 21.810.164.157 | 46,13 |
2.Vốn lưu động bình quân. | 12.063.432.083 | 15.175.240.139 | 25.276.437.125 | 3.111.808.056 | 25,80 | 10.101.196.986 | 66,56 |
3.Số vòng quay vốn lưu động | 2,92 | 3,12 | 2,73 | 0,19 | 6,61 | (0,38) | (12,27) |
4.Số ngày một vòng quay vốn lưu động. | 123,19 | 115,55 | 131,71 | ( 7,64) | (6,20) | 16,16 | 13,98 |
5.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động. | 0,34 | 0,32 | 0,37 | ( 0,02) | (6,20) | 0,04 | 13,98 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Vốn Lưu Động Ròng Và Ngân Quỹ Ròng.
- Cơ Cấu Các Khoản Mục Của Các Khoản Phải Thu Ngắn Hạn.
- Phân Tích Tình Hình Quản Lý Tài Sản Lưu Động Khác.
- Biến Động Doanh Thu Thuần Và Giá Trị Khoản Phải Thu Bình Quân.
- Một Số Biện Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Quản Lý Vốn Lưu Động .
- Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 14
Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.
( Nguồn: Phòng kế toán).
72
Sự thay đổi của doanh thu thuần và giá trị TSLĐ có ảnh hượng tới vòng quay VLĐ bình quân và hệ số đảm nhiệm VLĐ.
Qua bảng 2.15 ta thấy doanh thu thuần và giá trị TSLĐ tăng qua các năm, tuy nhiên với tốc độ tăng khác nhau, số vòng quay vốn lưu động cũng như hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có biến động thất thường. Sự thất thường đó được thể hiện qua các biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.15: Biến động doanh thu thuần và TSLĐ bình quân.
Đơn vị tính: VNĐ.
80.000.000.000
69.088.638.800
60.000.000.000
40.000.000.000
47.278.474.643
35.253.421.888
Doanh thu
20.000.000.000
-
25.276.437.125
15.175.240.139
12.036.432.083
TSLĐ
bình quân
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
(Nguồn. Phòng kế toán).
Biểu đồ 2.16. Số vòng quay VLĐ bình quân.
3,2
3
2,8
2,6
2,4
3,12
2,92
2,73
Năm Năm Năm 2011 2012 2013
Số vòng quay VLĐ
bình quân
Đơn vị tính: Vòng/năm.
( Nguồn: Phòng kế toán).
Qua bảng 2.15 và hai biểu đồ ta thấy: Năm 2011, doanh thu thuần của công ty là 35.253.421.588 đồng, VLĐ bình quân là 12.063.342.083 đồng. Số vòng quay VLĐ bình quân là 2,92 vòng/năm, với mỗi vòng quay mất 123,19 ngày. Hệ số đảm nhiệm VLĐ là 0,34, tức là để tạo ra 1 đồng doanh thu thuần công ty mất 0,34 đồng VLĐ.
Năm 2012, doanh thu thuần tăng 34,11% so với năm 2011 lên mức 47.278.474.643 đồng, trong khi VLĐ bình quân tăng 25,80% so với năm 2011. Điều này làm cho số vòng quay VLĐ bình quân trong năm này là 3,12 vòng, tăng 0,19 vòng so với năm 2011. Số vòng quay VLĐ bình quân giảm 7,64 ngày xuống 115,55 ngày/vòng. Trong năm này, để tạo ra một đồng doanh thu thuần công ty chỉ mất 0,32 đồng VLĐ, giảm 0,02 đồng so với năm 2011. Sự tăng lên của số ngày một vòng quay VLĐ bình quân và hệ số đảm nhiệm VLĐ giảm cho thấy công ty sử dụng VLĐ tốt hơn so với năm 2011. Đồng thời còn giúp công ty tiết kiệm được lượng vốn. Lượng vốn tiết kiệm được tính theo công thức sau:
Số ngày một vòng
quay VLĐ bình
-
∆V=
Doanh
thu
thuần năm n+1
x
quân năm n+1
Số ngày một vòng
quay VLĐ bình quân năm n
360
Năm 2012, công ty tiết kiệm số vốn là:
∆V= 47.278.474.643 x
115,55
- 123,19
= (1.003.354.295) đồng
360
Việc quay nhanh vốn lưu động có ý nghĩa không chỉ tiết kiệm vốn mà còn nâng cao khả năng sinh ra tiền, nâng cao lợi nhuận cho công ty.
Năm 2013, mặc dù tốc độ doanh thu thuần tăng 46,13% so với năm 2012, tuy nhiên với sự tăng quá cao của VLĐ khiến số vòng quay vốn lưu động giảm tới 0,38 vòng xuống mức thấp hơn năm 2011. Số vòng quay VLĐ bình quân là 2,73 vòng/năm, số ngày
một vòng quay tăng thêm 13,98 ngày so với năm 2012 lên mức 131,71 ngày/vòng. Hệ số đảm nhiệm tăng lên 0,37.
Với tình hình trong năm 2013, sự quản lý và sử dụng VLĐ của công ty đang mất dần sự hiệu quả. Vì vậy công ty cần có các biện pháp nhằm cải thiện và tận dụng nguồn tài sản này. Mặt khác, công ty cần luôn tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ góp phần đẩy nhanh doanh số, đồng thời có các chính sách quản lý hàng tồn kho và tín dụng bán hàng tốt hơn để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ở đơn vị.
2.2.2.2. Tỷ suất sinh lời vốn lưu động.
Các nhà quản trị không chỉ quan tâm tới khả năng hoán đổi thành tiền của TSLĐ và tốc độ quay của tài sản đó mà còn hướng đến dài hạn như đánh giá khả năng sinh lời của doanh nghiệp. Đây là yếu tố cơ bản thể hiện khả năng chi trả của doanh nghiệp. Mục đích cuối cùng của hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận. Lợi nhuận càng cao doanh nghiệp càng khẳng định sự tồn tại của mình trên thị trường. Nếu chỉ nhìn kết quả hoạt động kinh doanh cao hay thấp mà đánh giá hoạt động doanh nghiệp tốt hay xấu là không chính xác. Chính vì thế, để đánh giá đúng hơn về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chúng ta sử dụng chỉ tiêu khả năng sinh lời VLĐ. Chỉ tiêu này của công ty TNHH Jadeluck được thể hiện qua bảng sau:
75
Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên
Bảng 2.16: Khả năng sinh lời VLĐ
Đơn vị tính: VNĐ.
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch | ||||
2012/2011 | 2013/2012 | ||||||
Tương đối | Tuyệt đối (%) | Tương đối | Tuyệt đối (%) | ||||
1.Lợi nhuận sau thuế. | 2.605.864.255 | (2.021.371.927) | (575.636.017) | (4.627.236.182) | (177,57) | 1.445.735.910 | (71,52) |
2.Giá trị TSLĐ bình quân | 12.063.432.083 | 15.175.240.139 | 25.276.437.125 | 3.111.808.056 | 25,80 | 10.101.196.986 | 66,56 |
3.Sức sinh lời của vốn ngắn hạn( %) | 21,60 | (13,32) | ( 2,28) | (34,92) | ( 161,66) | 11,04 | (82,90) |
( Nguồn: Phòng kế toán).
76
Qua bảng 2.16 ta thấy, hai nhân tố ảnh hưởng trực tiếp tới sức sinh lời vốn ngắn hạn bao gồm lợi nhuận sau thuế và giá trị TSLĐ bình quân.
Công ty có lợi nhuận càng cao thì càng tốt. Tuy nhiên lợi nhuận của công ty qua các năm có chiều hướng giảm và đang trong tình trạng không tốt, công ty đang trong tình trạng kinh doanh thua lỗ, thể hiện:
Năm 2011, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là 2.605.864.255 đồng. Một doanh nghiệp may mặc có lợi nhuận như vậy cũng khá tốt.
Năm 2012, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp giảm và lỗ một khoản gần tường đương với khoản lợi nhuận năm 2011, lỗ 2.021.371.927 đồng. Hoạt động kinh doanh được đánh giá kém, chưa hiệu quả.
Năm 2013, mặc dù có những biện pháp cải thiện về doanh số cũng như giảm tối thiểu mức chi phí nhưng lợi nhuận của công ty vẫn là âm 575.636.017 đồng, tuy không thấp nhưng điều này vẫn cho thấy họat động chưa hiệu quả.
Lợi nhuận doanh nghiệp giảm và ở mức âm tác động xấu đến mức sinh lời của TSLĐ. Để thấy rò ta quan sát biểu đồ sau:
25
20
15
10
5
0
-5
-10
-15
-20
21,60
Năm 2011
Năm 2012
-2,28
Năm 2013
Sức sinh lời TS ngắn hạn
-13,32
Biểu đồ 2.17: Sức sinh lời VLĐ.
( Nguồn: Phòng kế toán).
Qua biểu đồ ta thấy sức sinh lời tài sản ngắn hạn còn gọi là tỷ suất sinh lời VLĐ có biến động thất thường và đang trong trạng thái không khả quan.
Năm 2011, cứ 100 đồng tài sản ngắn hạn tạo ra 21,60 đồng lợi nhuận. Công ty sử dụng tài sản ngắn hạn rất tốt.
Năm 2012 và năm 2013, do lợi nhuận công ty là số âm nên sức sinh lời của tài sản ngắn hạn cũng là số âm.