Biến Động Doanh Thu Thuần Và Giá Trị Khoản Phải Thu Bình Quân.


Năm 2012, cứ bỏ ra 100 đồng tài sản ngắn hạn công ty không thu được lời mà bị lỗ tới 13,32 đồng. Năm 2013 thì lỗ 2,28 đồng. Mặc dù lợi nhuận công ty đã được cải thiện hơn so với năm 2012, nhưng vẫn chưa tốt do mức sinh lời vẫn là con số âm.

Qua phân tích trên cho ta thấy doanh thu công ty tăng hằng năm nhưng do quản lý chi phí bỏ ra chưa tốt, sử dụng còn lãng phí làm cho lợi nhuận công ty giảm và ảnh hưởng tới mức sinh lời tài sản ngắn hạn. Công ty cần có các biện pháp khắc phục tình trạng này.

2.2.2.3. Phân tích hiệu quả sử dụng khoản phải thu.

Hiệu quả sử dụng khoản phải thu của công ty được đánh giá qua chỉ tiêu số vòng quay khoản phải thu bình quân và số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu được thể hiện qua bảng 2.17 sau:


78

Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên


Bảng 2.17: Hiệu quả quản lý khoản phải thu.

Đơn vị tính: VNĐ.




Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011

2013/2012

Tương đối

Tuyệt đối (%)

Tương đối

Tuyệt đối (%)


1.Doanh thu thuần.


35.253.421.588


47.278.474.643


69.088.638.800


12.025.053.055


34,11


21.810.164.157


46,13

2.Giá trị khoản phải thu khách hàng bình quân.


2.124.661.375


1.213.909.109


6.644.433.392


(910.752.267)


(42,87)


5.430.524.283


447,36

3.Số vòng quay khoản phải thu.


16,59


38,95


10,40


22,35


134,73


(28,55)


( 73,30 )

4.Số ngày 1 vòng quay khoản phải

thu.


21,70


9,24


34,62


( 12,45)


(57,40)


25,38


274,57

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 124 trang tài liệu này.

Phân tích hiệu quả quản lý vốn lưu động tại công ty TNHH Jadeluck - 12

( Nguồn: Phòng kế toán).



79


Doanh thu thuần của công ty tăng liên tục qua các năm, tuy nhiên giá trị khoản phải thu bình quân biến động thất thường dẫn đến số vòng quay cũng như số ngày một vòng quay khoản phải thu biến động thất thường, được thấy rò hơn qua hai biểu đồ sau.


Biểu đồ 2.18: Biến động doanh thu thuần và giá trị khoản phải thu bình quân.

Đơn vị tính: VNĐ.



80.000.000.000

70.000.000.000

60.000.000.000

50.000.000.000

40.000.000.000

30.000.000.000

20.000.000.000

10.000.000.000

-

69.088.638.800

47.278.474.643

Doanh thu thuần

35.253.421.588

Giá trị khoản phải thu bình quân

2.124.661.375

6.644.433.392

1.213.909.109

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


( Nguồn: Phòng kế toán).


45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

38,95

16,59

10,4

Năm Năm

2011 2012

Năm 2013

Số vòng quay khoản phải thu bình quân( vòng)

Biểu đồ 2.19: Số vòng quay khoản phải thu bình quân.


( Nguồn: Phòng kế toán)

Biểu đồ 2.20: Số ngày một vòng quay khoản phải thu.

40

35

30

25

20

15

10

5

0

34,62

21,7

9,24

Số ngày một vòng quay khoản phải thu

Năm 2N01ă1m 2N01ă2m 2013


( Nguồn: Phòng kế toán).


Qua các biểu đồ trên ta thấy số vòng quay khoản phải thu bình quân và số ngày bình quân một vòng quay khoản phải thu có biến động ngược chiều nhau.

Năm 2011, số vòng quay khoản phải thu bình quân là 16,59 vòng, với mỗi vòng quay mất 21,70 ngày. Tức là, công ty mất 21,70 ngày để thu một lần nợ phải thu khách hàng

Năm 2012, số vòng quay khoản phải thu bình quân tăng 134,73% lên 38,95 vòng, với mỗi vòng quay mất 9,24 ngày, giảm 12,45 ngày. Với việc khách hàng luôn thanh toán đúng hạn đã góp phần làm tăng số vòng quay khoản phải thu bình quân. Đây là dấu hiệu tốt, công ty quản trị tốt trong việc đẩy nhanh thu hồi nợ, giảm ứ đọng vốn.

Năm 2013, khoản phải thu bình quân tăng nhanh với tốc độ 447,36% so với năm 2012, trong khi doanh thu thuần chỉ tăng 46,23%. Số vòng quay khoản phải thu bình quân vì thế giảm tới 73,30% so với năm 2012 xuống còn 10,40 vòng trong một năm, với mỗi vòng quay mất tới 34,62 ngày. Để thu hồi nợ công ty mất 34,62 ngày, chậm hơn so với quy định cho khách hàng nợ không quá 30 ngày.

Sự tăng lên của số ngày thu nợ cho thấy công ty đang quản lý việc thu hồi nợ khách hàng không được tốt, vốn bị khách hàng chiếm dụng. Công ty cần có các chính sách về bán hàng như chiết khấu, giảm giá, ưu đãi để khách hàng thanh toán đúng hạn. Công ty cần cải thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động ngay từ khâu xác định nhu cầu vốn, huy động vốn đến khâu sử dụng vốn để hiệu quả sản xuất kinh doanh hiệu quả hơn.

2.2.2.4. Phân tích hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.

Là một công ty chuyên sản xuất, gia công hàng may mặc thì việc có lượng hàng tồn kho là điều tất nhiên, nhưng quản lý sao cho hàng tồn kho luôn hợp lý và mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp thì không dễ. Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho được đánh giá qua chỉ tiêu số vòng quay hàng tồn kho bình quân và số ngày một vòng quay hàng tồn kho, được thể hiện qua bảng sau:


81

Luận văn tốt nghiệp PGS.TS Phan Đình Nguyên


Bảng 2.18: Hiệu quả sử dụng hàng tồn kho.

Đơn vị tính: VNĐ.




Chỉ tiêu


Năm 2010


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch

2012/2011

2013/2012

Tương đối

Tuyệt đối (%)

Tương đối

Tuyệt đối (%)


1.Giá vốn hàng bán


22.269.359.742


40.228.691.964


48.306.914.986


17.959.332.222


80,65


8.078.223.022


20,08

2.Giá trị hàng tồn kho bình quân.


214.700.063


2.544.815.713


5.605.533.099


2.330.115.650


1.085,29


3.060.717.386


120,27

3.Số vòng quay hàng tồn kho.


103,72


15,81


8,62


(87,92)


(84,76)


( 7,19)


(45,49)

4.Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho


3,47


22,77


41,77


19,30


556,14


19,00


83,44

( Nguồn: Phòng kế toán).


82


Với sự tăng lên của doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán tăng lên và để đáp ứng lượng hàng hóa luôn tăng như vậy thì lượng hàng tồn kho cũng tăng. Tuy nhiên tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân luôn cao hơn tốc độ tăng của giá vốn hàng bán, nên làm cho hai chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng hàng tồn kho có biến động không tốt. thể hiện như sau:

Năm 2011, giá vốn hàng bán là 22.269.359.742 đồng, trong khi đó giá trị hàng tồn kho bình quân ở mức thấp 214.700.063 đồng. Vì thế số vòng quay hàng tồn kho bình quân của công ty đạt 103,72 vòng/năm, với mỗi vòng quay mất 3,47 ngày.

Năm 2012, giá vốn hàng bán tăng 80,65% so với năm 2011 lên 40.228.691.964 đồng, trong khi hàng tồn kho bình quân tăng tới 1.085,29% so với năm 2011 lên 2.544.815.713 đồng. Tốc độ tăng của hàng tồn kho bình quân quá cao so với giá vốn hàng bán làm cho số vòng quay hàng tồn kho bình quân giảm tới 84,76% xuống 15,81 vòng/năm, với mỗi vòng quay mất 22,77 vòng.

Năm 2013, tiếp tục với tốc độ tăng cao của hàng tồn kho bình quân lên mức 5.605.533.099 đồng, số vòng quay hàng tồn kho bình quân tiếp tục giảm còn 8,62 ngày, với mỗi vòng quay mất tới 41,77 ngày.

Để thấy rò hơn quan sát những biểu đồ sau:


Biểu đồ 2.21: Biến động giá vốn hàng bán và hàng tồn kho bình quân.

Đơn vị tính: VNĐ.



60.000.000.000

50.000.000.000

40.000.000.000

30.000.000.000

20.000.000.000

10.000.000.000

-

48.306.914.986

40.228.691.964

Giá vốn hàng bán

22.269.359.742

2.544.815.713

214.700.063

5.605.533.099

Hàng tồn kho bình quân

Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013


( Nguồn: Phòng kế toán).



120

100

80

60

40

20

0

103,72

15,81

Số vòng quay hàng tồn kho bình quân

8,62

Năm Năm Năm 2011 2012 2013

Biểu đồ 2.22: Số vòng quay hàng tồn kho bình quân( vòng).


( Nguồn: Phòng kế toán).

Biểu đồ 2.23: Số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho( ngày).

45

40

35

30

25

20

15

10

5

0

41,77

22,77

3,47

Số ngày một vòng quay hàng tồn kho

Năm Năm Năm 2011 2012 2013


( Nguồn: Phòng kế toán).


Sự giảm xuống của số vòng quay hàng tồn kho bình quân cũng như sự tăng lên của số ngày bình quân một vòng quay hàng tồn kho cho ta thấy thời gian chuyển đổi thành tiền dài, tình hình quản lý và sử dụng hàng tồn kho không tốt. Mặc dù là công ty may mặc, lượng đơn đặt hàng biến động thất thường, việc lượng hàng tồn kho lớn là đương nhiên. Nhưng công ty cần có các biện pháp quản lý tốt hơn, tránh các chi phí kho phát sinh như chi phí lưu kho, bảo quản…


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ VỐN LƯU ĐỘNG TẠI CÔNG TY TNHH JADELUCK.


3.1. Nhận xét và đánh giá về tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động.

3.1.1. Những mặt tích cực.


Công ty TNHH Jadeluck chuyên sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng công ty không ngừng cố gắng phát triển và nâng cao trình độ quản lý để phù hợp với nhu cầu của công ty cũng như xã hội. Trong thời gian qua, công ty thu được những thành quả sau:

Bộ máy quản lý và bộ máy kế toán gọn nhẹ, dễ quản lý, tương đối hoàn chỉnh và phù hợp với đặc điểm hoạt động của công ty.

Công ty đã và đang dần tạo uy tín, có mối quan hệ với nhà cung cấp và ngân hàng, có điều kiện quay vòng vốn để đáp ứng nhu cầu kinh doanh.

Khoản mục tiền luôn có tỷ trọng lớn và không ngừng tăng lên. Đây là khoản mục quan trọng và luôn đáp ứng nhu cầu trong thanh toán.

3.1.2. Những mặt hạn chế.


Song song với những mặt tích cực đã nêu trên, tình hình tài chính hiện tại của công ty lại đang diễn ra không tốt, thể hiện qua việc đánh giá hiệu quả sử dụng và quản lý VLĐ, thể hiện như sau:

Đối với vốn bằng tiền tại quỹ: Vốn bằng tiền tại quỹ của công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn, luôn tăng qua các năm và ở mức cao. Năm 2013, lượng tiền mặt tại quỹ là 11.324.177.212 đồng, chiếm tỷ trọng 97,77% trên tổng tiền mà công ty có. Vì vậy, công ty phải chịu chi phí cho việc dự trữ lượng vốn bằng tiền.

Đối với khoản phải thu khách hàng: khoản phải thu tăng cao, công tác thu hồi nợ chưa được chú trọng. Năm 2013, khoản phải thu khách hàng ở mức 12.040.542.678 đồng, số ngày một vòng quay khoản phải thu bình quân tăng lên mức 34,62 ngày/vòng,

Xem tất cả 124 trang.

Ngày đăng: 30/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí