Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12

vấn đề xã hội của Quốc hội. Đại biểu Nguyễn Thị Hồng Hà cũng nhấn mạnh: để đảm bảo sự bình đẳng, công bằng giữa các nhóm lao động làm việc trong và ngoài khu vực nhà nước tham gia bảo hiểm xã hội, đảm bảo tính bền vững của hệ thống bảo hiểm hưu trí trong dài hạn và không làm giảm mức hưởng lương hưu của người lao động thuộc khu vực công, thời điểm áp dụng quy định này từ 2018 là hợp lý, vì phải đồng bộ với việc thu bảo hiểm xã hội trên mức tiền lương tháng đầy đủ, làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội, theo đó tính từ 2018 thì sau 20 năm đóng, người lao động có thể nghỉ hưu vào năm 2038 mới hưởng mức lương hưu theo cách tính này. Như vậy, việc lùi thời điểm điều chỉnh nêu trên sẽ không làm ảnh hưởng đến những đối tượng hiện đang tham gia BHXH đồng thời quy định này sẽ tạo được sự công bằng hơn như đã nêu ở trên về mức thụ hưởng của mọi đối tượng tham gia trong hệ thống chung.

Một bất cập đã nêu tại Chương 2 của Luận văn, đó là tuổi nghỉ hưu của NLĐ ở nước ta hiện nay chưa tương xứng với việc tăng tuổi thọ của người dân và đang ở mức thấp so với thế giới. Vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu đã không được đề cập đến trong Dự thảo Luật BHXH. Thiết nghĩ, Ban soạn thảo cần cân nhắc vấn đề này và đưa ra lộ trình cụ thể đảm bảo các yếu tố xã hội để triển khai thực hiện trong tương lai.

* Chế độ tử tuất

Bất cập lớn nhất trong quá trình thực hiện Luật BHXH hiện hành về chế độ tử tuất, đó chính là sự chênh lệch giữa mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng và trợ cấp tuất 1 lần. Khắc phục điều này, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) đã sửa đổi quy định về chế độ tử tuất theo hướng cho phép thân nhân NLĐ được lựa chọn hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc trợ cấp tuất một lần, trừ trường hợp có thân nhân là con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng mà bị suy giảm khả năng lao động từ 81 % trở lên (khoản 3, Điều 70); tăng

mức trợ cấp tuất một lần đối với người bị chết khi chưa hưởng lương hưu lên 02 tháng cho mỗi năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi, tương đồng với mức BHXH 1 lần.

Dự thảo Luật BHXH ngày 03/8/2014 cũng đã bổ sung đối tượng là NLĐ tham gia BHXH mà bị tòa án tuyên bố là đã chết. Với quy định cụ thể này, tác giả cho rằng Dự thảo đã giúp ngành BHXH tháo gỡ một vướng mắc trong quá trình giải quyết chế độ cho NLĐ, đảm bảo quyền được thụ hưởng BHXH trong những trường hợp đặc biệt.

Về cơ bản, chế độ tử tuất trong Dự thảo Luật BHXH này đã có sự thay đổi đáng kể, tuy nhiên, qua thực tế công tác, tác giả thấy, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) vẫn chưa giải quyết thoả đáng những khó khăn, vướng mắc trong triển khai thực hiện thời gian qua. Dự thảo nên quy định rò thu nhập hàng tháng được xác định tại thời điểm nào và gồm những khoản gì vì đây là nội dung rất vướng trong tổ chức thực hiện. Mức hưởng trợ cấp tuất hàng tháng cũng cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng lên để tương xứng với việc điều chỉnh tăng mức hưởng trợ cấp tuất một lần. Việc điều chỉnh này sẽ thu hẹp dần sự chênh lệch tương đối lớn giữa hai loại trợ cấp. Từ đó, thân nhân NLĐ sẽ không tìm cách để lạm dụng quỹ BHXH và cơ quan BHXH cũng thuận lợi hơn trong việc giải quyết chế độ. Dự thảo vẫn giữ nguyên mức tối thiểu được hưởng trợ cấp tuất một lần như trong Luật BHXH. Nên chăng, Dự thảo sửa đổi lại mức này theo hướng, “nếu người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp bằng số tiền đã đóng; mức tối đa bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.” Với việc mở rộng đối tượng tham gia như dự thảo thì việc ấn định mức trợ cấp thấp nhất bằng 3 tháng lương là không phù hợp và rất dễ bị lạm dụng (ký HĐLĐ có thời hạn một vài tháng với những người ốm nặng để khi chết, thân nhân vừa được hưởng mai táng, vừa được hưởng 3 tháng lương bình

quân); mặt khác cần xác định đối với quỹ hưu trí, tử tuất thì mức độ chia sẻ phải thấp và cần đề cao nguyên tắc đóng - hưởng.

Tóm lại, để chế độ tử tuất thực sự có ý nghĩa đối với NLĐ và thân nhân của họ, đồng thời góp phần ổn định xã hội, trước hết phải xây dựng, hoạch định chính sách một cách khoa học và khả thi, làm tiền đề cho khâu tổ chức

* Về xử lý vi phạm bảo hiểm xã hội bắt buộc

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Nhằm hạn chế các hành vi lạm dụng quỹ BHXH, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) đã sửa đổi mức lãi suất của số tiền chưa đóng, chậm đóng từ mức lãi suất của hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH trong năm lên mức bằng 02 lần lãi suất liên ngân hàng. Với mức điều chỉnh này, tình trạng trốn đóng, chậm đóng để đầu cơ trục lợi quỹ BHXH sẽ giảm đáng kể.

Tác giả rất tán thành với việc bổ sung thẩm quyền và mức phạt trong lĩnh vực BHXH tại Điều 122 của Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014). Với quy định bổ sung thẩm quyền cho tổ chức BHXH được thực hiện thanh tra việc đóng BHXH tại khoản 5, Điều 22, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014), cùng với thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các vi phạm trong lĩnh vực BHXH và được giao chức năng khởi kiện ra tòa thì đây là một giải pháp mạnh để đảm bảo tuân thủ pháp luật của NSDLĐ và bảo vệ quyền lợi của NLĐ. Bởi thực tế hiện nay, bộ máy của thanh tra lao động không đủ khả năng để có thể thanh tra được về lĩnh vực BHXH. Do vậy, việc bổ sung những quy định này là thực sự cần thiết và hiệu quả để hạn chế tình trạng nợ đọng, trốn đóng BHXH.

Bảo hiểm xã hội bắt buộc trong Luật Bảo hiểm xã hội và thực tiễn thi hành trên địa bàn thành phố Hà Nội - 12

*Quỹ bảo hiểm xã hội

Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) cơ bản đã sửa đổi các quy định về nguồn hình thành quỹ, sử dụng quỹ, các hình thức đầu tư quỹ…Các quy định này, nhìn chung là phù hợp với thực tiễn hiện nay.

Cùng với việc mở rộng đối tượng tham gia BHXH bắt buộc, Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) cũng đã có những quy định cụ thể về mức đóng và phương thức đóng đối với những đối tượng được bổ sung. Theo tác giả, những quy định này đã cụ thể hóa trách nhiệm đóng BHXH của NSDLĐ đối với NLĐ dưới sự quản lý của mình. Mức đóng tuy có tăng lên so với Luật BHXH hiện hành nhưng hoàn toàn phù hợp với việc điều chỉnh tăng lương, tỷ giá sinh hoạt trong tình hình hiện nay. Phương thức đóng BHXH cũng tạo diều kiện cho NSDLĐ thuận tiện trong quá trình thực hiện. Đặc biệt, mức đóng vào quỹ TNLĐ, BNN được quy định “Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định 3 năm một lần về mức đóng của người sử dụng lao động quy định tại điểm b, khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều này” (khoản 5 Điều 88, Dự thảo Luật BHXH ngày 03/8/2014). Do quỹ TNLĐ, BNN là quỹ kết dư trong thời gian ngắn, nhiều giai đoạn, số chi nhỏ hơn số chi, nên việc điều chỉnh này là một quy định linh hoạt cho phù hợp với tình hình chi trả chế độ TNLĐ, BNN trong tương lai.

Khắc phục bất cập của Luật BHXH, Dự thảo này đã bổ sung quy định về việc sử dụng quỹ BHXH để đóng BHYT cho NLĐ “nghỉ việc hưởng trợ cấp thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi hoặc nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau đối với NLĐ bị mắc bệnh thuộc danh mục cần chữa trị dài ngày” (khoản 2 Điều 86, Dự thảo Luật BHXH ngày 03/8/2014). Với quy định mới này, cơ quan BHXH và NSDLĐ, cũng như bản thân NLĐ sẽ không còn lúng túng trước việc xác định trách nhiệm đóng góp vào quỹ ốm đau, thai sản trong thời gian NLĐ nghỉ việc nhưng vẫn được hưởng BHXH và BHYT.

Cùng với việc bổ sung trách nhiệm cho tổ chức BHXH về việc giới thiệu người đi giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng Giám định y khoa theo quy định, Dự thảo cũng bổ sung thêm quy định về trả phí giám định y khoa đối với trường hợp do tổ chức BHXH giới thiệu đi giám định

mức suy giảm khả năng lao động. Trên thực tế, cơ quan BHXH trước đây vẫn giới thiệu NLĐ bảo lưu thời gian đóng BHXH và thân nhân của NLĐ chết có nhu cầu đi giám định khả năng lao động để làm căn cứ giải quyết chế độ, nhưng hoàn toàn không được trả phí cho hoạt động này. Đây thực sự là một động viên rất lớn của Nhà nước đối với đội ngũ cán bộ làm công tác giới thiệu người đi giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Để tăng cường hiệu quả hoạt động đầu tư từ quỹ BHXH, Dự thảo sửa đổi một số giới hạn về việc đầu tư theo hướng tập trung vào các Ngân hàng thương mại do Nhà nước sở hữu trên 50% vốn điều lệ. Dự thảo Luật BHXH ngày 03/8/2014 cũng bổ sung hình thức đầu tư ủy thác đầu tư thông qua các hợp đồng quản lý đầu tư . Tác giả cũng ủng hộ quy định này, bởi quỹ BHXH được hình thành chủ yếu từ nguồn đóng góp của NSDLĐ và NLĐ, do vậy, việc quản lý và đầu tư tăng trưởng quỹ phải đảm bảo tính an toàn, hiệu quả cao nhằm giữ ổn định, bảo toàn và gia tăng quỹ.

Trên đây là quan điểm của tác giả Luận văn về các quy định của pháp luật BHXH bắt buộc tại Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014). Qua nghiên cứu lý luận và kinh nghiệm thực tiễn công tác trong ngành BHXH, tác giả thấy Dự thảo Luật BHXH (ngày 03/8/2014) đã khắc phục được phần lớn những bất cập, vướng mắc trong thực tế. Tuy nhiên, để Luật thực sự triển khai hiệu quả trong thực tiễn thì yêu cầu các nhà soạn thảo đặt Luật BHXH trong mối tương quan giữa các ngành Luật khác, đặc biệt là Bộ luật Lao động của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đảm bảo sự đồng bộ tương đối, thống nhất trong quy định và triển khai thực hiện.

3.3. Một số kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện Bảo hiểm xã hội bắt buộc nói chung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng

Từ khi Luật BHXH có hiệu lực đã tạo được hành lang pháp lý điều chỉnh mọi quan hệ về BHXH, giữa quyền lợi và nghĩa vụ của đối tượng thuộc phạm vi của Luật. Quan hệ giữa người lao động, NSDLĐ và tổ chức BHXH được thực hiện phù hợp với tâm lý và nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động, phù hợp với việc quản lý và trách nhiệm thực hiện của NSDLĐ góp phần mang lại lợi ích cho đơn vị. Đối với cơ quan BHXH nói chung và cơ quan BHXH thành phố Hà Nội nói riêng đã có một hành lang pháp lý thực hiện đúng quy chuẩn của pháp luật, tạo được niềm tin của các đối tượng trong xã hội đối với chính sách của Đảng và Nhà nước. Tình hình thực hiện Luật BHXH trên địa bàn Thủ đô cũng có nhiều điểm tương đồng như ở các địa phương khác trong cả nước, song cũng có một số đặc thù riêng có của Hà Nội. Theo đó, bên cạnh những khó khăn, vướng mắc thường gặp phải của cơ quan BHXH, mức độ phức tạp của những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện Luật BHXH trên địa bàn Thủ đô cũng có những đặc thù riêng. Xuất phát từ tình hình đó, tác giả xin đưa ra những nhóm kiến nghị cụ thể nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện BHXH bắt buộc nói chung và trên địa bàn thành phố nói riêng.

Một là, tăng cường sự chỉ đạo của cấp trên và phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện bảo hiểm xã hội.

Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, hệ thống văn bản Luật có liên quan đến BHXH của các cơ quan chức năng được sửa đổi, bổ sung thường xuyên. Do vậy, BHXH Việt Nam phải ban hành nhanh chóng các văn bản hướng dẫn và chỉ đạo kịp thời các vướng mắc phát sinh đối với BHXH các tỉnh để giúp BHXH các tỉnh không lúng túng trong

việc thực hiện công tác chuyên môn. BHXH thành phố cần chủ động phối hợp hiệu quả với các sở, ngành, Ủy ban nhân dân quận, huyện để phát triển đối tượng tham gia, thu hồi nợ đọng, đảm bảo quyền lợi, giải quyết chế độ chính sách BHXH đúng quy định của pháp luật. Tiếp tục phối hợp với Bưu điện Hà Nội hoàn thiện Đề án tổ chức chi trả hương hưu, các chế độ BHXH hàng tháng qua hệ thống Bưu điện trên địa bàn thành phố, tiến tới triển khai trên toàn thành phố.

Hai là, đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách Bảo hiểm xã hội đến với người lao động.

Với tiềm năng về nguồn lao động trên đại bàn thành phố Hà Nội hiện nay, BHXH thành phố Hà Nội cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật và chính sách BHXH đến với NLĐ nhằm phát triển đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nói chung, BHXH tự nguyện nói riêng. BHXH thành phố tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc tuyên truyền, phổ biến chính sách BHXH, BHYT, BHTN tới các đơn vị sử dụng lao động và nhân dân Thủ đô thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Đề nghị Thành phố phê duyệt và cấp kinh phí để xây dựng và thực hiện đề án “Tuyên truyền và phát triển đối tượng tham gia BHXH, BHYT trên địa bàn thành phố Hà Nội”

Tăng cường phối hợp với cơ quan Thuế, Sở kế hoạch đầu tư nắm rò đối tượng tham gia BHXH, BHYT để yêu cầu các đơn vị tham gia đầy đủ cho NLĐ theo quy định của pháp luật, đặc biệt là các đơn vị thuộc khu vực ngoài quốc doanh.

Ba là, tăng cường các biện pháp giảm nợ đọng, trốn đóng bảo hiểm xã

hội.

Trước tình trạng nhiều NSDLĐ trốn tránh nghĩa vụ không tham gia

BHXH, đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các sơ, ban, ngành có liên quan, UBND các quận, huyện tăng cường thanh tra và xử lý vi phạm pháp luật BHXH theo quy định tại Nghị định 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013 của

Chính phủ. Bên cạnh đó, nhằm khuyến khích các đơn vị tham gia BHXH thực hiện tốt nghĩa vụ của mình thì BHXH thành phố cũng cần đẩy mạnh hoạt động biểu dương, khen thưởng cho các đơn vị, doanh nghiệp tham gia BHXH hoàn thành nghĩa vụ đối với cơ quan BHXH trong năm.

Đối với nhữngđơn vị nợđọng BHXH, hàng tháng BHXH thành phốHà Nội gửi thông báo số phải nộp đếnđơn vị chủ quản, thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng như: Báo, tạp chí, Đài truyền hình...nhữngđơn vị nợđọng tiền BHXH với số nợ lớn, kéo dài.

Kiên quyết khởi kiện ra Toà cácđơn vị cố tình chây ỳ để nợ đọng BHXH kéo dài với số tiền lớn. Duy trì, phát huy hiệu quả Tổthu nợ (thành lập theo Quyết định 33/QĐ-UBND ngày 05/01/2011 về việc thành lập Tổ công tác liên ngành chỉđạo thu nợ tiền BHXH, BHYT trên địa bànHà Nội của Uỷ ban nhân dân thành phố)

Chủ động phối hợp với các ngành của Thành phố thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách BHXH, BHYT đối với cácđơn vị sử dụnglao động trên địa bàn.

Đề nghị Thành phố chỉ đạo ngân hàng Nhà nước thành phố Hà Nội hoặc kiến nghị với ngân hàng Nhà nước Việt Nam có ý kiến chỉ đạo các ngân hàng thuộc quyền quản lý có trách nhiệm phối hợp trong việc thi hành án do vi phạm về BHXH.

Đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chỉ đạo tòa án nhân dân các quận, huyện, thị xã phối hợp với cơ quan BHXH để tăng cường xét xử các đơn vị cố tình nợ đọng tiền BHXH.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 16/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí