Một Số Đề Xuất Trong Quản Lý Và Sử Dụng Tnr Hợp Lý

nhập cho gia đình. Vì vậy, càng khiến cho TNR ngày càng bị ảnh hưởng theo chiều hướng tiêu cực.

2. Một số trường hợp lâm tặc khai thác TNR trái phép (Sinh kế của người dân phụ thuộc nhiều vào rừng). Ngoài những đe dọa trên đối với TNR thì hiện nay lâm tặc xuất hiện nhiều và khai thác với các thiết bị hiện đại (cưa máy, xe kéo…) làm cho TNR suy giảm nhanh chóng.

3.4 Một số đề xuất trong quản lý và sử dụng TNR hợp lý

Qua điều tra thực trạng sử dụng tài nguyên nói chung, TNR nói riêng và phân tích địa điểm nghiên cứu – Cân Tôm 2, luận văn đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao đời sống cho người dân TĐC và bảo vệ, sử dụng TNR hiệu quả hơn.

3.4.1 Về phía chính quyền địa phương

* Đối với sản xuất nông nghiệp: Hiện nay, hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân tại thôn Cân Tôm 2 còn gặp nhiều khó khăn nên áp lực lên TNR ngày càng tăng (do người dân khai thác các sản phẩm từ rừng để thỏa mãn nhu cầu của gia đình). Vì vậy, để giảm tác động của người dân lên TNR cần thực hiện một số giải pháp nhằm khắc phục và phát triển hoạt động SXNN cho người dân:

- Địa phương phối hợp với Trạm khuyến nông, công ty Thủy điện miền Trung thực hiện tốt việc cải tạo đất trồng lúa nước, đất vườn cho các hộ dân theo đúng tiêu chuẩn kỹ thuật đã cam kết trước đó.

- Chính quyền địa phương phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc cho người dân trong công tác đền bù đất đai để họ yên tâm phát triển cuộc sống tại khu TĐC Cân Tôm 2.

- Hỗ trợ SXNN cho người dân khu TĐC Cân Tôm 2 (kỹ thuật, giống, phân bón, thuốc thú y, thuốc trừ sâu...). Trạm khuyến nông, phòng Nông nghiệp huyện cần phối hợp với cán bộ phụ trách nông nghiệp của xã theo sát và hỗ trợ người dân trong quá trình SXNN. Phổ biến cho các hộ gia đình các kỹ thuật phù hợp, xây dựng lịch thời vụ hợp lý, cách sử dụng các loại phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật đúng cách. Như vậy, hiệu quả của hoạt động hỗ trợ SXNN cho người dân sẽ được nâng cao, giúp sinh kế của hộ gia đình được cải thiện.

- Tu sửa và xây dựng lại hệ thống thủy lợi nhằm cung cấp nước tưới tiêu cho toàn bộ diện tích cây trồng của người dân tại thôn Cân Tôm 2. Bố trí người thường xuyên kiểm tra hệ thống kênh mương thủy lợi để có biện pháp xử lý kịp thời khi có sự cố xảy ra.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Giải thích cho người dân thấy rõ tầm quan trọng của SXNN trong sinh kế của hộ. Khuyến khích các hộ gia đình sử dụng tiền đền bù đầu tư vào phát triển trồng trọt và chăn nuôi.

* Đối với TNR:

Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 11

- Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần tuyền truyền cho người dân khu TĐC biết được tầm quan trọng của TNR trong việc phòng hộ, giữ đất, giữ nước, hạn chế các thiên tai (lũ quét...) thông qua các buổi họp thôn, tổ chức hội thảo...

- Chính quyền địa phương khẩn trương hoàn thiện đề án giao đất, cho thuê đất rừng để giao cho các nhóm/ hộ gia đình nhằm tăng hiệu quả quản lý và bảo vệ TNR. Bên cạnh đó, hoạt động này còn tạo thêm thu nhập cho hộ gia đình (người dân được hưởng toàn bộ các sản phẩm tỉa thưa từ diện tích rừng mà họ quản lý; các sản phẩm khai thác từ rừng trồng, tre, nứa và lâm sản phụ khai thác từ rừng tự nhiên được tự do lưu thông trên thị trường).

- Các ban ngành liên quan phối hợp với cán bộ quản lý đất đai của xã cần xác định lại ranh giới đất và cắm mốc rõ ràng giữa các hộ, phân định diện tích đất của hộ và đất rừng. Như vậy, hạn chế được tranh chấp đất đai giữa các hộ gia đình và giảm thiểu các vụ lấn chiếm đất rừng.

- Xử lý nghiêm các trường hợp khai thác lâm sản trái phép. Hiện nay, các vụ vi phạm trên địa bàn (đốt rừng làm nương rẫy, khai thác lâm sản trái phép...) chủ yếu xử lý hành chính (nộp tiền) với mức phạt còn thấp nên người dân vẫn bất chấp thực hiện. Vì vậy, để tăng hiệu quả trong công tác bảo vệ TNR cần nâng cao mức phạt và có thể áp dụng hình thức phạt tù nếu được.

- Ban Quản lý rừng phòng hộ A Lưới, các doanh nghiệp nhà nước, các nhóm/ hộ gia đình được giao rừng, kiểm lâm trên địa bàn huyện cần xây dựng cơ chế phối hợp trong hoạt động kiểm tra, quản lý TNR. Phân công lịch đi tuần tra các diện tích rừng hợp lý giữa các tổ chức, đơn vị tránh chồng chéo gây hiệu quả thấp.

* Đối với cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân:

- Tu sửa lại trường học tại thôn Cân Tôm 2 và tuyển đội ngũ giáo viên tham gia giảng dạy tại các cấp học. Vận động người dân cho con em mình đến học tập tại trường để nâng cao trình độ học vấn.

- Tu sửa lại trạm y tế và tìm kiếm đội ngũ y, bác sĩ làm việc tại trạm nhằm giúp người dân thuận tiện trong việc khám chữa bệnh.

- Hệ thống đường giao thông cũng cần tu sửa lại những đoạn bị sụt lún giúp bà con đi lại thuận tiện hơn.

- Tu sửa và xây dựng hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

- Tổ chức các buổi sinh hoạt cộng đồng cho người dân nhằm nâng cao đời sống tinh thần. Ngoài ra, có thể lồng ghép chiếu các bộ phim tài liệu, phóng sự... liên quan đến hoạt động quản lý và bảo vệ rừng giúp nâng cao ý thức của người dân tại thôn Cân Tôm 2.

* Ngoài ra, địa phương và các tổ chức liên quan cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Khôi phục lại ngành tiểu thủ công nghiệp (đan lát) của địa phương nhằm tạo công ăn việc làm cho lực lượng lao động nhàn rỗi tại địa phương. Hiện nay, các sản phẩm này có mẫu mã chưa phù hợp với nhu cầu của thị trường và chỉ sử dụng cho gia đình. Vì vậy, cần nghiên cứu cải thiện chất lượng và mẫu mã các sản phẩm làm ra để phù hợp với nhu cầu của thị trường.

- Cần tổ chức nghiên cứu điều tra kỹ hơn về tình hình TĐC (phối hợp với các tổ chức nghiên cứu khoa học, các cấp có thẩm quyền khác, các dự án có liên quan).

3.4.2 Về phía người dân khu tái định cư

- Hướng người dân phát triển sinh kế theo mục tiêu phát triển dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Đầu tư tiền được đền bù vào SXNN nhiều hơn.

- Cộng đồng người dân tộc có tính đoàn kết cao. Vì vậy, vận động già làng/ người đứng đầu đưa ra các quy định chung của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ TNR xung quanh khu TĐC Cân Tôm 2.

- Người dân phải nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của địa phương cũng như cộng đồng về việc bảo vệ và quản lý TNR.

- Tuyên truyền cho người dân hiểu được tầm quan trọng của TNR để họ có thể sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc thực hiện tốt bảo vệ TNR tại địa phương.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Sau khi thực hiện đề tài nghiên cứu này, tôi rút ra một số kết luận sau:

1. Tài nguyên rừng đóng vai trò quan trọng trong đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2. TNR cung cấp các loại sản phẩm như củi, gỗ, rau rừng, măng, nấm, mật ong, động vật rừng… Một số sản phẩm rừng khai thác như gỗ, động vật rừng là vi phạm pháp luật nhưng người dân vẫn cố tình thực hiện. Ngoài ra, do thiếu đất sản xuất, người dân còn thực hiện đốt rừng làm nương rẫy để lấy đất canh tác.

2. Tài nguyên rừng hiện nay đang ngày càng cạn kiệt do người dân khai thác vô tội vạ để phục vụ cho đời sống của gia đình mình và không có biện pháp khôi phục TNR thích hợp. Bên cạnh đó, một số lâm tặc cũng khai thác gỗ và động vật hoang giã trái phép cũng làm ảnh hưởng lớn đến TNR. Tuy nhiên, những hoạt động ảnh hưởng xấu đến TNR của địa phương nhưng chính quyền xã, Kiểm lâm, Ban Quản lý rừng phòng hộ vẫn chưa có biện pháp hiệu quả để thực hiện hoạt động quản lý và bảo vệ rừng hiệu quả.

3. Khi chuyển đến khu TĐC Cân Tôm 2 do tác động của thủy điện A Lưới, đời sống của người dân không được đảm bảo do đất đai cằn cỗi, nhiều đá sỏi không thích hợp cho sản xuất nông nghiệp. Hoạt động chăn nuôi cũng không đảm bảo do không có bãi chăn thả, dịch bệnh nên bà con không mặn mà gì với đời sống ở đây. Bên cạnh đó, hệ thống thủy lợi và đường dẫn nước sinh hoạt cho bà con nông dân bị hư hổng nên xảy ra tình trạng thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Nhà cửa và đường sá bắt đầu có hiện tượng xuống cấp nhanh chóng (nứt nẻ, thấm nước…). Trước tình cảnh đó, người dân không tìm được nguồn thu nhập để đảm bảo cho đời sống của họ cũng như gia đình. Một số hộ mở hàng tạp hóa, máy xay xát, làm thuê để tăng thêm thu nhập cho gia đình nhưng không đáng kể.

4. Các dịch vụ cơ bản phục vụ đời sống của người dân cũng chưa được đảm bảo. Trường học có đầy đủ lớp hợp cho cả 3 cấp (mầm non, cấp 1, cấp 2) nhưng thiếu đội ngũ giáo viên giảng dạy. Trạm y tế được xây dựng trong thôn cũng không hoạt động do không có Y, bác sĩ khám chữa bệnh. Bên cạnh đó, trường học và trạm

y tế của thôn đang xuống cấp nghiêm trọng do không có người quản lý và chất lượng thi công chưa đúng yêu cầu kỹ thuật.

Trước những khó khăn trong đời sống của người dân khu TĐC Cân Tôm 2 cũng như TNR của địa phương đang cạn kiệt, luận văn đưa ra một số kiến nghị sau:

- Đối với SXNN: Thực hiện tốt công tác đền bù cho người dân tại khu TĐC để người dân ổn định cuộc sống. Hỗ trợ người dân trong hoạt động SXNN (cây, con giống; kỹ thuật; thuốc BVTV và thuốc thú y, cải tạo đất canh tác...). Hệ thống thủy lợi cần được tu sửa lại nhằm đáp ứng nhu cầu nước tưới cho sinh hoạt và SXNN của người dân. Hoàn thiện công tác đền bù đúng quy định để người dân ổn định đời sống và giảm bớt áp lực lên TNR.

- Đối với TNR: Địa phương cần đẩy nhanh công tác giao đất giao rừng cho người dân quản lý. Đồng thời nâng cao nhận thức cho người dân trong việc quản lý và bảo vệ TNR. Chính quyền địa phương và các ban ngành liên quan cần xây dựng cơ chế phối hợp trong công tác quản lý và bảo vệ TNR.

- Đối với dịch vụ phục vụ đời sống của người dân: Sửa chữa cơ sở vật chất trường học và trạm y tế tại thôn. Tìm kiếm nhân lực phục vụ cho hoạt động dạy học và khám chữa bệnh cho người dân. Tu sửa hệ thống cung cấp nước sinh hoạt cho người dân.

- Đối với người dân khu TĐC Cân Tôm 2: Hướng người dân phát triển sinh kế theo mục tiêu phát triển dựa vào trồng trọt và chăn nuôi. Vận động già làng/ người đứng đầu đưa ra các quy định chung của cộng đồng trong việc khai thác và bảo vệ TNR. Người dân nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của địa phương cũng như cộng đồng về việc bảo vệ và quản lý TNR.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban Quản lý dự án vùng hồ sông Đà (2006), Tình hình ổn định đời sống nhân dân tái định cư thủy điện Hòa Bình sau 15 năm, Tài liệu hội thảo về chính sách di dân, tái định cư các công trình thủy điện, thủy lợi, Cục Hợp tác xã vàphát triển nông thôn - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

2. Cẩm nang ngành Lâm nghiệp (2006), Chương Lâm sản ngoài gổ, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Chương trình hỗ trợ ngành Lâm nghiệp và đối tác.

3. Võ Kim Cương (2007), “TĐC – quá trình tất yếu ổn định phát triển”, Tạp chí Bất động sản nhà đất Việt Nam, Số 40.

4. Nguyễn Việt Hải, Vũ Công Lân và các cộng sự (2007), Báo cáo phân tích tác động giảm nghèo thông qua đầu tư công đến tái định cư tại Tây Nguyên – Dự án “Giám sát và đánh giá việc thực hiện CPRGS trong lĩnh vực nông thôn Việt Nam”, Hà Nội.

5. Quỳnh Hạnh - Nhóm SEIA (2013), Một cách nhìn đầy đủ hơn dưới đánh giá tác động môi trường và xã hội, Vietnam rivers network – Mạng lưới sông ngòi Việt Nam, truy cập ngày 12/9/2014

http://www.vrn.org.vn/vi/h/d/2013/02/600/Thuy_dien_A_Luoi:_Mot_cach_nh in_day_du_hon_duoi_danh_gia_tac_dong_moi_truong_va_xa_hoi/index.html

6. Phạm Thị Hường (2011), TĐC và sự biến đổi dời sống người Mã Liềng (Nghiên cứu trường hợp bản TĐC Cà Xen, xã Thanh Hóa, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Bình), Khoa lịch sử, Trường Đại học Vinh.

7. Ngân hàng phát triển Châu Á (1995), Cẩm nang về tái định cư – Hướng dẫn thực hành.

8. Nguyễn Hưng Nam, Khôi phục sinh kế bền vững cho người dân tái định cưcủa công trình thuỷ điện Sơn La,Luận văn thạc sĩ kinh tế nông nghiệp, Trường Đại học Thủy Lợi.

9. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia (2008), Môi trường và sinh kế: Các chiến lược phát triển bền vững, Hà Nội (Dịch từ: Neefjes, Koos (2000), Environments and Livelihoods: Strategies for Sustainability, Oxfam, Oxford)

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022