Fdi Định Hướng Nguồn Nguyên Liệu Và Tài Sản (Resourse/ Asset- Seeking)

nước theo đuổi chiến lược phát triển sản xuất trong nước để thay thế nhập khẩu sẽ thu hút được nhiều FDI vào sản xuất các hàng tiêu dùng phục vụ nhu cầu trong nước nhưng sau đó một thời gian khi thị trường đã bão hòa nếu trước đó không thay đổi chính sách sẽ không hấp dẫn được FDI.

- Chính sách tư nhân hóa liên quan đến việc cổ phần hóa, bán lại các công ty: những nước cho phép các nhà đầu tư nước ngoài tham gia vào quá trình tư nhân hóa sẽ tạo cho các nhà đầu tư nước ngoài nhiều cơ hội, nhiều lựa chọn hơn trước khi quyết định đầu tư.

- Chính sách tiền tệ và chính sách thuế có ảnh hưởng quan trọng đến sự ổn định nền kinh tế. Các chính sách này ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát, khả năng cân bằng ngân sách nhà nước, lãi suất thị trường. Như vậy những chính sách này ảnh hưởng rất nhiều đến quyết định đầu tư. Các chủ đầu tư đều muốn đầu tư vào thị trường có tỷ lệ lạm phát thấp. Lãi xuất trên thị trường nước nhận đầu tư sẽ ảnh hưởng đến chi phí vốn, từ đó ảnh hưởng đến thu nhập của chủ đầu tư nước ngoài. Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao, thuế tiêu thụ đặc biệt… ảnh hưởng trực tiếp đến giá thành phẩm. Nhìn chung các chủ đầu tư đều tìm cách đầu tư ở những nước có các loại thuế thấp.

- Chính sách tỷ giá hối đoái ảnh hưởng đến giá các tài sản ở nước nhận đầu tư, giá trị các khoản lợi nhuận các chủ đầu tư thu được và năng lực cạnh tranh các hàng hóa xuất khẩu của các chi nhánh nước ngoài. Một nước theo đuổi các chính sách đồng tiền quốc gia yếu sẽ có lợi trong việc thu hút FDI và xuất khẩu hàng hóa. Chính vì vậy chính sách này ảnh hưởng đến FDI.

- Chính sách liên quan đến cơ cấu các ngành nghề kinh tế và các vùng lãnh thổ: khuyến khích vào ngành nào, vùng nào và ngành nào đã bão hòa không cần khuyến khích.

- Chính sách lao động: có hạn chế hay không hạn chế sử dụng lao động nước ngoài, ưu tiên hay không ưu tiên sử dụng lao động trong nước.

- Chính sách giáo dục đào tạo, chính sách y tế… ảnh hưởng đến chất lượng nguồn lao động cung cấp cho các dự án FDI.

3.1.2. Các hiệp định đầu tư quốc tế

Ngày nay, các quy định này thường tạo thuận lợi cho FDI vì nó bảo vệ quyền lợi cho các nhà đầu tư hướng tới không phân biệt các chủ đầu tư theo quốc tịch. Trong thời đại toàn cầu hóa và quốc tế hóa hiện nay tính liên kết giữa các nền kinh tế quốc gia và khu vực ngày càng tăng. Điều này lý giải tại sao số lượng các hiệp định, hiệp ước song phương và đa biên ngày càng tăng. Các hiệp định này đã cung cấp một không gian quốc tế cho các chính sách FDI quốc gia. Các hiệp định ở các cấp độ khác nhau cũng có những tác động khác nhau tới khung chính sách pháp luật về FDI của một quốc gia.

- Các hiệp định đầu tư song phương (BITs) được ký kết giữa các nước đang phát triển và các nước phát triển với quan điểm xúc tiến đầu tư giữa các nước trong hiệp định. Hiện nay BITs cũng được ký kết giữa các nước đang phát triển, hay giữa các nước phát triển với nhau… Các hiệp định này củng cố các tiêu chuẩn song phương về bảo hộ và đối xử với các nhà đầu tư nước ngoài và xây dựng thống nhất cơ chế giải quyết tranh chấp. Do đó nó có ảnh hưởng đến khung chính sách FDI, góp phần vào việc cải thiện môi trường đầu tư.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

- Khung hội nhập khu vực (RIFs): tác động của RIFs lên khung chính sách FDI thể hiện bằng việc các nước thành viên phải đảm bảo cam kết tuân thủ theo một khung chính sách tự do đã có sẵn, hoặc tự do hóa khung chính sách này nếu chúng còn hạn chế, hài hòa các chính sách, tham gia vào những thay đổi tự do hóa, củng cố các tiêu chuẩn về đối xử và bảo hộ, khuyến khích các chính sách đảm bảo chức năng hoạt động của thị trường.

Ảnh hưởng của RIFs đối với khung chính sách FDI có nhiều mức độ. Trong phần lớn các RIFs nhân tố trung tâm và quan trọng nhất tác động tới FDI định hướng thị trường là việc tự do hóa các rào cản thương mại và mở cửa cho các nước thành viên. Tự do hóa thương mại giữa các nước thành viên tạo ra một môi trường đầu tư hấp dẫn vì đây là cơ hội thuận lợi hơn cho các công ty nước ngoài trong khu vực tiếp cận thị trường thành phẩm và sản phẩm

Phân tích mức độ hấp dẫn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại hai tỉnh Vĩnh Phúc và Bình Dương - 3

trung gian của khu vực. Trong trường hợp của liên minh thuế quan và khu vực thương mại tự do, việc phân biệt đối xử với các nước ngoài khu vực bằng hàng rào thuế quan khiến cho quy mô thị trường khu vực càng trở nên hấp dẫn hơn. RIFs cũng có thể ảnh hưởng đến tốc độ tự do hóa chính sách FDI và thương mại. Muốn tham gia một hiệp định nào đó các nước phải đảm bảo một số yêu cầu nhất định, trong đó có yêu cầu về tự do hóa khung chính sách FDI. Đây có thể coi là một động lực để các nước đẩy nhanh quá trình tự do hóa khung chính sách FDI của mình, tạo điều kiện thu hút nhiều hơn vốn FDI.

Ngay cả khi áp lực tự do hóa không thực sự tác động đến chính sách FDI, chúng cũng có thể ảnh hưởng đến khung chính sách chung của nước thành viên theo hướng khuyến khích FDI.

Như vậy các quốc gia đều nhận thức được tầm quan trọng của hành lang pháp lý về FDI đối với thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn này. Hầu hết các quốc gia đều có cái nhìn thông thoáng hơn về FDI. Các chủ đầu tư ngày càng có nhiều địa điểm để lựa chọn và do đó ngày càng chọn lọc và khắt khe hơn khi xem xét môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các quốc gia cho thấy nếu chỉ có khung pháp lý thôi chưa đủ mà họ cần phải áp dụng nhiều biện pháp hơn nữa để thu hút FDI.

3.2. Các nhân tố kinh tế

Chú trọng nhiều đến các yếu tố kinh tế của môi trường đầu tư, các nhà đầu tư thường quan tâm đến mô hình kinh tế của quốc gia nhận đầu tư, sự ổn định và tăng trưởng của nền kinh tế quốc gia, quy mô thị trường, hệ thống tài chính và khả năng tiếp cận tài chính. Hệ thống kinh tế thay đổi khác nhau ở từng quốc gia trên thế giới, được thiết lập nhằm phân phối tối ưu các nguồn nhân lực có hạn, tạo sự cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế. Theo UNCTAD, các nhân tố của môi trường kinh tế bao gồm: FDI định hướng nguồn nguyên liệu và tài sản, FDI định hướng thị trường, FDI định hướng hiệu quả

3..2.1. FDI định hướng nguồn nguyên liệu và tài sản (resourse/ asset- seeking)

Các nguồn lực tự nhiên là động cơ truyền thống của FDI định hướng nguồn nguyên liều và tài sản. Việc sẵn có của các nguồn lực tài nguyên thiên nhiên phong phú đa dạng đã từng là yếu tố cơ bản thu hút FDI của các nước. Cho đến đại chiến thế giới thứ hai, 60% tổng FDI trên thế giới liên quan đến việc tìm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Nhưng từ những năm 1960, tầm quan trọng tương đối của các nguồn tài nguyên thiên nhiên này trong thu hút FDI giảm dần. Trong phần lớn các nước chủ đầu tư, chỉ 11% tổng vốn FDI ra trong năm 1990 dành để tìm kiếm các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Đối với các nước công nghiệp phát triển hàng đầu như Đức, Nhật, Anh, Mỹ trong giai đoạn 1991- 1995, tỷ lệ chỉ còn dưới 5%. Nguyên nhân là do các nước có nhiều tài nguyên thiên nhiên chấp nhận thu hút đầu tư bởi họ có tài nguyên nhưng lại thiếu một lượng vốn đủ lớn hoặc không có một trình độ công nghệ cần thiết để khai thác. Thêm vào đó, các điều kiện cơ sở hạ tầng cần thiết để đưa những nguyên liệu thô này ra khỏi nước nhà đến tay người tiêu dùng chưa sẵn có hoặc đang cần tạo ra. Cùng với trình độ phát triển ngày càng cao của các nước nhận đầu tư, nhiều công ty trong nước lớn đã xuất hiện. Đây thường là các công ty thuộc sở hữu nhà nước, có đủ vốn và kỹ thuật để có thể tự khai thác nguyên liệu. Hơn nữa cơ sở hạ tầng cũng dần được cải thiện giúp cho những quốc gia này có thể tự sản xuất và phân phối sản phẩm thô cũng như chế biến. Khi đó lợi thế so sánh của quốc gia sẽ làm tăng kim ngạch ngoại thương đặc biệt là kim ngạch xuất khẩu nguyên vật liệu hơn là gia tăng FDI vào. Ngoài ra còn do sự giảm sút tỷ trọng các lĩnh vực cơ bản trong sản lượng thế giới, điều này khiến cho nhu cầu về nguồn lực tự nhiên không còn quan trọng như trước nữa và một môi trường dồi dào nguồn lực tự nhiên không còn là lợi thế tuyệt đối của một quốc gia.

Nguồn nhân lực hay nguồn lao động của một quốc gia bao gồm số người trong độ tuổi lao động và những người ngoài độ tuổi lao động nhưng thực tế có làm việc. Dân số và cấu thành dân cư trong địa phương là cơ sở cho

sự hình thành và phát triển nguồn lao động. Dân số đông sẽ cung cấp một lực lượng lao động dồi dào, và càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Lực lượng lao động dồi dào và giá rẻ ở nhiều nước đang phát triển cũng thu hút được sự quan tâm của các chủ đầu tư nước ngoài. Lực lượng này đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp chế tạo cần nhiều lao động. Ngược lại, những ngành, lĩnh vực, những dự án đầu tư đòi hỏi công nghệ cao thường kèm theo yêu cầu về lao động có trình độ cao, có tay nghề và được đào tạo bài bản.

3.2.2. FDI định hướng thị trường (Market-seeking)

Nhân tố kinh tế ảnh hưởng đến dòng FDI định hướng thị trường là dung lượng thị trường được quy định bởi qui mô dân số, thu nhập bình quân trên đầu người và tốc độ tăng trưởng của thị trường. Thị trường càng lớn càng hấp dẫn các nhà đầu tư. Thị trường lớn có thể tạo điều kiện cho nhiều công ty và giúp các công ty tiêu thụ được nhiều sản phẩm để phát huy tính kinh tế của qui mô. Thu nhập bình quân/người cho biết sức mua của người dân và tốc độ tăng trưởng cho thấy triển vọng phát triển của nền kinh tế đó. Một mức độ tăng trưởng cao sẽ khuyến khích các nhà sản xuẩt trong nước mở rộng đầu tư.

Thị trường quốc gia là yếu tố hướng tới của FDI như một cách thức khôn ngoan để tránh hàng rào thuế quan bảo vệ hàng trong nước khỏi cạnh tranh quốc tế. Đối với các TNCs hoạt động trong ngành dịch vụ thì nguyên nhân chính tiến hành FDI không phải là hàng rào thuế quan mà là do các dịch vụ thường khó xuất khẩu. Vì thế cách duy nhất để đem dịch vụ đó ra nước ngoài là thành lập một công ty ở nước ngoài. Do đó ba yếu tố trên thị trường quốc gia là: dung lượng thị trường, thu nhập bình quân và tăng trưởng thị trường trở thành yếu tố quan trọng khi đánh giá môi trường đầu tư của một nước. Các TNCs đầu tư loại hình FDI định hướng thị trường mong muốn tìm kiếm và khai thác ở nước chủ nhà những lợi thế vể quy mô thị trường theo nghĩa tuyệt đối cũng như tương đối… Các thị trường lớn sẽ có chỗ cho nhiều công ty hoạt động hơn, và giúp các công ty tận dụng tính kinh tế của quy mô thông qua sản xuất nhiều sản phẩm hơn.

Các liên minh liên kết mang tính khu vực, dung lượng thị trường không chỉ bó hẹp trong phạm vi của một quốc gia nữa mà ngày càng mở rộng, tỷ lệ với các hiệp định khu vực mà quốc gia đó tham gia. Như khi quốc gia tham gia vào một RIFs, qui mô thị trường không chỉ là qui mô của thị trường quốc gia nữa mà là qui mô của cả thị trường khu vực. Các nhà đầu tư khi đầu tư vào một quốc gia là thành viên của RIFs, sẽ có cơ hội tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn rất nhiều so với một thị trường riêng lẻ. Điều này sẽ thu hút mạnh mẽ dòng FDI thay thế nhập khẩu. Tuy nhiên mức độ thu hút này phụ thuộc vào mức độ bảo hộ của thị trường trong khu vực khi thực hiện RIFs và vào việc các TNCs đã đầu tư vào thị trường quốc gia thành viên nào trước khi thực hiện RIFs hay chưa. Kể cả khi chưa có sự bảo hộ cao dành cho các nước thành viên thì thị trường khu vực vẫn là một địa điểm hấp dẫn đầu tư nước ngoài vì RIFs đã dỡ bỏ các rào cản phi thương mại, tạo điều kiện giao lưu hàng hóa nội bộ khối.

Thêm vào đó, các nước đầu tư cũng được hưởng những ưu đãi với tư cách là nhà đầu tư tại một khu vực như hưởng lợi từ các quy tắc xuất xứ. Cùng với việc mở rộng dung lượng thị trường tiêu thụ, việc đầu tư vào các quốc gia thành viên của RIFs còn giúp các TNCs tận dụng được tính kinh tế của quy mô trong tất cả các công đoạn của chuỗi giá trị. Các công ty có thể lựa chọn nhiều lợi thế địa điểm một lúc mà không phải hi sinh lợi thế này cho lợi thế khác.Ví dụ khi đầu tư vào các thành viên của NAFTA, TNC vừa có thể tận dụng nguồn nhân lực rẻ của Việt Nam, vừa có cơ hội tiếp cận với thị trường rộng lớn của Đông Nam Á.

3.2.3. FDI định hướng hiệu quả (efficiency-seeking)

Các chủ đầu tư chú trọng đến chi phí mua sắm các nguồn tài nguyên và tài sản cân đối với năng suất lao động, các chi phí đầu vào khác như chi phí vận chuyển và thông tin liên lạc đi đến hoặc trong nước nhận đầu tư, chi phí

mua bán thành phẩm, tham gia các hiệp định hội nhập khu vực tạo thuận lợi cho việc thành lập mạng lưới các doanh nghiệp toàn khu vực.

Khi các chủ đầu tư chú trọng đến việc giảm chi phí thì một trong những chi phí được các chủ đầu tư chú ý nhiều đó là chi phí lao động. Điều này đặc biệt đúng trong những ngành, những lĩnh vực sử dụng nhiều lao động. Các chủ đầu tư sẽ tìm đến những thị trường có nguồn lao động rẻ phù hợp. Tất nhiên chủ đầu tư cũng phải tính toán cân đối giữa tiền lương, chi phí đào tạo, các chi phí khác liên quan đến việc sử dụng lao động với năng suất lao động để quyết định đầu tư ở địa điểm nào có hiệu quả sử dụng lao động cao nhất. Các ngành có tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu cao trong giá thành sản phẩm lại chú ý nhiều đến việc giảm chi phí liên quan đến việc mua các nguyên vật liệu….

Các điều kiện cơ sở hạ tầng trong môi trường đầu tư của một quốc gia bao gồm hệ thống đường xá, cầu cống, sân bay, cảng..., mức độ thỏa mãn các dịch vụ điện nước, bưu chính viễn thông, khách sạn, khả năng thuê đất và sở hữu nhà, đền bù giải tỏa, thuê nhà, dịch vụ vận tải, thông tin liên lạc cũng ảnh hưởng nhiều đến hiệu quả hoạt động đầu tư. Chính vì vậy, khi lựa chọn địa điểm đầu tư nước ngoài phải cân nhắc vấn đề này.

3.3. Các yếu tố hỗ trợ kinh doanh

Thu hút FDI luôn được các nước đang phát triển và kém phát triển đặc biệt chú ý. Vì vậy ngoài những nhân tố như khung chính sách, các nhân tố kinh tế, thì việc tạo lập những biện pháp tích cực và chuyên nghiệp nhằm mục tiêu tạo điều kiện cho những hoạt động kinh doanh mà các chủ đầu tư tiến hành tại nước chủ nhà.

Các yếu tố hỗ trợ trong kinh doanh bao gồm chính sách xúc tiến đầu tư, các biện pháp ưa đãi, khuyến khích đầu tư, giảm các tiêu cực phí bằng cách giải quyết nạn tham nhũng, cải cách thủ tục hành chính để nâng cao hiệu quả hoạt động của các bộ máy quản lý nhà nước, nâng cao chất lượng các dịch vụ

tiện ích cho xã hội để đảm bảo chất lượng cuộc sống cho các chủ đầu tư nước ngoài (các trường song ngữ, chất lượng cuộc sống,….). Các dịch vụ hậu đầu tư. Từ lâu các nước nhận đầu tư đã ý thức được tầm quan trọng của các nhân tố này, vì vậy các nước thường phải tìm cách cải tiến các yếu tố này nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các chủ đầu tư.

3.3.1. Hoạt động xúc tiến đầu tư

Xúc tiến đầu tư bao gồm các hoạt động xây dựng và giới thiệu hình ảnh đất nước, đặc biệt giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư cho các nhà đầu tư nước ngoài, các hoạt động hỗ trợ đầu tư và các dịch vụ tạo thuận lợi cho đầu tư. Xúc tiến đầu tư đặc biệt quan trọng đối với những nước mới mở cửa thu hút FDI hoặc vừa thay đổi những chính sách liên quan đến FDI chuyển từ hạn chế sang mở cửa khuyến khích FDI. Hoạt động xúc tiến đầu tư lúc này sẽ giúp các chủ đầu biết đến những chính sách thuận lợi dành cho FDI mới được ban hành ở nước nhận đầu tư. Từ đó chủ đầu tư sẽ cân nhắc và đi đến quyết định có đầu tư hay không vào nước đó. Thực tế cho thấy một số nước đang phát triển không thành công trong thu hút FDI mặc dù đã đưa ra nhiều cải tiến về chính sách có liên quan đến FDI theo hướng tạo thuận lợi và ưu đãi cho FDI, lý do vì các chủ đầu tư nước ngoài không biết đến các thay đổi này. Như vậy hoạt động xúc tiến đầu tư giúp các chủ đầu tư nước ngoài biết đến và phản ứng kịp thời với những thay đổi trong chính sách FDI của nước nhận đầu tư, đặc biệt hoạt động này giúp các nước chủ đầu tư có thể nhận ra được cơ hội đầu tư mới mà nếu tìm hiểu sẽ mất nhiều thời gian mà có khi không tìm ra được những cơ hội này. Xúc tiến đầu tư sẽ rút ngắn khoảng cách địa lý giữa nước nhận đầu tư và nước chủ đầu tư vì thông tin đến chủ đầu tư kịp thời. Việc giới thiệu môi trường đầu tư, cơ hội đầu tư có thể được tiến hành thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, cũng có thể qua các cuộc tiếp xúc riêng với nhà đầu tư. Thậm chí đối với các chủ đầu tư là các TNC, MNC lớn, công tác xúc tiến đầu tư có thể đựợc tiến hành với riêng từng chủ đầu tư.

Xem tất cả 106 trang.

Ngày đăng: 12/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí