Bảo Vệ Tài Nguyên Rừng Bằng Các Quy Định Của Pháp Luật Hình Sự Việt Nam Và Thực Tiễn Điều Tra, Truy Tố, Xét Xử

phát hiện và đưa ra xét xử, hàng ngàn ha rừng bị cháy mỗi năm do hành vi vô ý của con người gây ra. Hệ lụy của việc tài nguyên rừng bị tàn phá là bão tố, lũ lụt, hạn hán, triều cường, sa mạc hóa, sự biến đổi khí hậu… gây ra các thảm họa thiên tai đặc biệt nghiêm trọng, không những cướp đi sinh mạng của hàng ngàn người dân vô tội, mà còn hủy hoại nhiều cơ sở hạ tầng của nền kinh tế, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đến tài sản của Nhà nước và của nhân dân, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển bền vững của nền kinh tế đất nước.

Vì vậy, nghiên cứu cơ sở lý luận để Nhà nước quy định các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng trong Bộ luật hình sự Việt Nam là việc làm cần thiết giúp ta tìm hiểu rõ lịch sử của pháp luật hình sự Việt Nam trong việc đấu tranh phòng chống tội phạm nhằm bảo vệ tài nguyên rừng, đảm bảo cho nền kinh tế quốc gia được ổn định và phát triển bền vững.

Qua nghiên cứu quy định về các tội phạm xâm hại đến tài nguyên rừng trong pháp luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến nay, học viên nhận thấy pháp luật là một hiện tượng xã hội, vận động theo quy luật khách quan, vừa mang tính kế thừa có chọn lọc, vừa mang tính sáng tạo. Tuy nhiên, cũng không tránh khỏi những tồn tại hạn chế nhất định. Nhưng tóm lại, dù ở giai đoạn lịch sử nào thì các qui định của pháp luật hình sự liên quan đến tài nguyên rừng đều được Nhà nước đặc biệt quan tâm bảo vệ. Đồng thời khẵng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của pháp luật hình sự trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm duy trì trật tự kỹ cương, bảo đảm cho nền kinh tế phát triển toàn diện và bền vững, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước.

Chương 2:BẢO VỆ TÀI NGUYÊN RỪNG BẰNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN ĐIỀU TRA, TRUY TỐ, XÉT XỬ


2.1. Bảo vệ tài nguyên rừng bằng các quy định của pháp luật hình sự Việt Nam

Xét từ góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, thì cấu thành tội phạm được hiểu là tổng hợp những dấu hiệu chung có tính đặc thù riêng cho mỗi loại tội phạm cụ thể quy định trong Bộ luật hình sự. Với nội dung này, cấu thành tội phạm được coi là khái niệm pháp lý của loại tội phạm cụ thể, là sự mô tả khái quát loại tội phạm nhất định trong bộ luật hình sự.

Xét về mặt lý luận pháp luật, tội phạm được cấu thành bởi bốn yếu tố cơ bản, đó là:

- Khách thể của tội phạm;

- Mặt khách quan của tội phạm;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 117 trang tài liệu này.

- Chủ thể của tội phạm;

- Mặt chủ quan của tội phạm.

Bảo vệ tài nguyên rừng bằng pháp luật hình sự ở Việt Nam - 6

Dựa trên nền tảng lý luận đó, các tội phạm xâm hại tài nguyên rừng cũng có những dấu hiệu pháp lý đặc trưng riêng biệt, điều này được tìm hiểu rõ qua từng tội phạm cụ thể sau đây:

2.1.1. Tội vi phạm về các quy định về khai thác và bảo vệ rừng [ Điều 175 Bộ luật hình sự]

1. Người nào có một trong các hành vi sau đây gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5 triệu đồng đến 50 triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

a. Khai thác trái phép cây rừng hoặc có hành vi khác vi phạm các qui định của Nhà nước về khai thác và bảo về rừng, nếu không thuộc qui định tại điều 189 của bộ luật này;

b. Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp qui định tại điều 153 và điều 154 của bộ luật này.

2. Phạm tội trong các trường hợp rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ hai năm đến mười năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng” [6].

* Khách thể của tội phạm: Là các quan hệ xã hội thể hiện chế độ quản lý của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng.

* Mặt khách quan của tội phạm: Được thực hiện bởi các hành vi như:

- Khai thác cây rừng trái phép: Là hành vi khai thác cây rừng không có giấy phép, hoặc có giấy phép nhưng không đúng loại cây được phép khai thác, khai thác vượt mức cho phép thì đều được xem là hành vi vi phạm.

Hoặc có hành vi khác vi phạm qui định của Nhà nước về khai thác và bảo vệ rừng, nếu không thuộc trường hợp qui định tại điều 189 Bộ luật hình sự. Hành vi khác được hiểu là:

+ Khai thác cây rừng không đúng phương pháp mà Nhà nước qui định. (Nội dung cụ thể được quy định tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT/BNN&PTNT – BTP – BCA – VKSNDTC - TANDTC ngày

08/3/2007 của liên Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn - Bộ Công an - Viện kiểm sát nhân dân Tối cao - Tòa án nhân dân Tối cao, hướng dẫn áp dụng một số điều của Bộ luật hình sự về các tội phạm trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản (sau đây gọi tắc là Thông tư liên tịch số 19/2007).

- Vận chuyển, buôn bán gỗ trái phép, nếu không thuộc trường hợp quy định tại điều 153 và điều 154 của bộ luật này: Là hành vi vận chuyển, buôn

bán không đúng qui định của Nhà nước. Để truy cứu trách nhiệm hình sự đối với tội phạm này, thì phải thõa mãn điều kiện “Gây hậu quả nghiêm trọng” qui định tại khoản 1 Điều 175 Bộ luật hình sự khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật) từ trên mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến 2 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính qui định cho mỗi hành vi vi phạm.

+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 2 loại gỗ trở lên (Gỗ thông thường nhóm I-III hoặc gỗ thông thường nhóm IV - VIII; Gỗ thông thường với gỗ nhóm IIA) mà khối lượng của mỗi loại gỗ chưa vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính, nhưng tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm đó vượt quá mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính quy định đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA ở rừng sản xuất đến 2m3, ở rừng phòng hộ đến 1,5m3; ở rừng đặc dụng đến 1m3;

+ Khai thác thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm 1A ở rừng sản xuất có giá trị đến 3 triệu đồng; ở rừng phòng hộ đến 2 triệu đồng; ở rừng đặc dụng đến 1 triệu đồng;

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quý, hiếm nhóm IA đến 2m3;

+ Hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về hành vi này chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi lỗi cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: Chủ thể của tội phạm này là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Hình phạt

- Khoản 1: Quy định hình phạt tiền trong khoản 1 Điều luật nêu trên nếu được áp dụng là hình phạt chính thì phải tuân thủ đúng quy định tại Điều

72 Bộ luật hình sự. Hình phạt cải tạo không giam giữ đối với loại tội phạm này, nhằm để áp dụng cho các chủ thể phạm tội ở mức độ ít nguy hơn so với các đối tượng bị áp dụng hình phạt tù.

- Khoản 2: Áp dụng trong các trường hợp phạm tội rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng. Trường hợp rất nghiêm trọng được quy định như sau:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) từ trên 2 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đến 4 lần mức tối đa bị xử phạt hành chính qui định cho mỗi hành vi phạm tội.

+ Khai thác, vận chuyển, buôn bán trái phép từ 2 loại gỗ trở lên (Gỗ thông thường từ nhóm I đến nhóm III với gỗ thông thường từ nhóm IV đến nhóm VIII; gỗ thông thường với gỗ quí, hiếm nhóm IIA) mà tổng khối lượng gỗ trong vụ vi phạm từ trên 2 lần, đến 4 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII qui định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quí, hiếm nhóm IA, trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng.

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quí, hiếm IA trên mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại điểm đ tiểu mục 1.4 mục 4 Thông tư liên tịch số 19/2007, đến 2 lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng tương ứng đó.

- Gây hậu quả nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 1.4 mục 1 (Thông tư liên tịch số 19/2007) và còn thực hiện 1 trong các hành vi: Chống người thi hành công vụ; Gây thương tích cho người thi hành công vụ; Đập phá nơi làm việc, trang thiết bị, phương tiện của cơ quan có trách nhiệm quản lý và bảo vệ rừng mà chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội độc lập.

- Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng qui định tại khoản 2 điều 175 Bộ luật hình sự, khi thuộc 1 trong các trường hợp sau đây:

+ Gây thiệt hại về lâm sản (trừ động vật rừng) trên 4 lần mức tối đa bị xử phạt vi phạm hành chính đối với gỗ thông thường thuộc nhóm IV đến nhóm VIII quy định cho hành vi tương ứng đó.

+ Khai thác gỗ quí, hiếm nhóm IA, thực vật rừng nguy cấp, quí hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng;

+ Vận chuyển, buôn bán gỗ quí, hiếm nhóm IA trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng;

+Phạm tội trong trường hợp rất nghiêm trọng hướng dẫn tại các điểm nêu trên và còn thực hiện 1 trong các hành vi nêu tại điểm đ tiểu mục 1.5 mục 1 của Thông tư liên tịch số 19/2007.

- Khoản 3 qui định hình phạt bổ sung: Người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến hai mươi triệu đồng.

2.1.2 Tội vi phạm quy định về quản lý rừng [ Điều 176 Bộ luật hình sự]

1. Người nào lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ quyền hạn có 1 trong các hành vi sau đây gây hâu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm:

Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

Cho phép chuyển mục đích sử dụng rừng, đất trồng rừng trái pháp luật;

Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

Có tổ chức;

Phạm tội nhiều lần;

Gây hậu quả rất nghiêm trọng;

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ năm năm đến mười hai năm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm” [6].

* Khách thể của tội phạm: Tội vi phạm các quy định về quản lý rừng xâm hại đến những quy định của Nhà nước về quản lý rừng.

* Mặt khách quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện bởi hành vi của người lợi dụng hoặc lạm dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện các hành vi như:

- Giao rừng, đất trồng rừng, thu hồi rừng trái pháp luật” là hành vi giao rừng, thu hồi rừng không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không phù hợp với qui hoạch, kế hoạch, không đúng thủ tục theo qui định của pháp luật.

- “Cho phép khai thác, vận chuyển lâm sản trái pháp luật” là hành vi cho phép khai thác, vận chuyển không đúng thẩm quyền, không đúng đối tượng, không đúng số lượng, không đúng trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật.

+ Về tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng quy định trong Điều 176 Bộ luật hình sự được hướng dẫn tại thông tư liên tịch số 19/2007.

+Về tình tiết đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm được hiểu như sau: Nếu trước đó người phạm tội đã bị xử lý kỷ luật về một trong các hành vi qui định tại khoản 1 Điều 176 Bộ luật hình sự, nhưng chưa hết thời hạn xóa kỷ luật theo qui định của pháp luật, mà lại thực hiện một trong các hành vi đó.

* Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý.

* Chủ thể của tội phạm: Là chủ thể đặc biệt, nghĩa là họ phải có chức vụ, quyền hạn do cơ quan Nhà nước giao. Đồng thời phải có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo quy định của pháp luật.

* Hình phạt

Khoản 1: Áp dụng đối với các chủ thể đặc biệt (Người có chức vụ, quyền hạn) thực hiện một trong các hành vi quy định từ điểm a đến điểm c

khoản 1 điều này mà gây ra hậu quả nghiêm trọng (Hậu quả nghiêm trọng được qui định tại Thông tư liên ngành số 19/2007) hoặc tuy gây ra hậu quả chưa nghiêm trọng, nhưng trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này, nay tiếp lại vi phạm thì phải chịu trách nhiệm hình sự về loại tội phạm này theo khoản 1 của điều luật nêu trên.

Khoản 2: Quy định hình phạt từ 2 năm đến 7 năm khi phạm tội trong các trường hợp sau đây:

- Có tổ chức: Là tội phạm được thực hiện bởi nhiều người, trước khi phạm tội họ có sự phân công, phân nhiệm, sắp đặt vị trí, vai trò của từng người, lên kế hoạch, phương án thực hiện hành vi phạm tội và kế hoạch đối phó nếu bị phát hiện, chuẩn bị công cụ, phương tiện phạm tội chu đáo, thì đó được xem là phạm tội có tổ chức.

- Phạm tội nhiều lần: Là người thực hiện hành vi phạm tội từ 2 lần trở lên.

- Gây hậu quả rất nghiêm trọng: Là gây thiệt hại từ trên mức tối đa của hậu qủa nghiêm trọng được hướng dẫn tại tiểu mục 2.4 mục 2 của Thông tư liên tịch số 19/2007, đến 2 lần mức tối đa của hậu quả nghiêm trọng tương ứng đó.

- Khoản 3: Áp dụng đối với người phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng được hướng dẫn tại Thông tư liên tịch số 19/2007 (là gây thiệt hại trên mức tối đa của hậu quả rất nghiêm trọng).

Khoản 4: Quy định hình phạt bổ sung.

2.1.3. Tội hủy hoại rừng [Điều 189 Bộ luật hình sự]

1. Người nào đốt phá rừng trái phép hoặc có hành vi khác hủy hoại rừng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

Xem tất cả 117 trang.

Ngày đăng: 30/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí