Cơ Cấu Sử Dụng Tiền Đền Bù Của Các Hộ Dân Tđc

không đồng nhất và chênh lệch nhau khoảng 3 lần gây mất công bằng giữa các hộ gia đình.

Bên cạnh đó, một số diện tích đất vườn của người dân tự khai hoang trước đây để trồng rau màu, cây ăn quả, đất có được do đốt rừng làm nương rẫy không được đền bù do không có giấy tờ hợp lệ và khai hoang trái phép.

Khi nhận được số tiền lớn do việc đền bù trên, người dân đã sử dụng phục vụ cho nhu cầu của bản thân và gia đình. Nhưng nhìn chung, cách chi tiêu của họ chưa hợp lý dẫn đến hiệu quả của khoản tiền được đền bù này là không cao. Cụ thể theo bảng 3.7 dưới đây:

Bảng 3.7: Cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân TĐC



Chỉ tiêu


Hộ Nghèo (n= 33 )


Hộ Cận Nghèo (n=10)


Hộ Trung Bình (n=7)


Bình Quân Chung (n=50)


SL

(Tr.đ)

CC

(%)

SL

(Tr.đ)

CC

(%)

SL

(Tr.đ)

CC

(%)

SL

(Tr.đ)

CC

(%)

Số tiền được đền

bù/hộ

79,42

100

86,10

100

112,71

100

85,42

100

Mua xe máy

9,15

11,52

10,06

11,68

12,60

11,18

9,81

11,48

Mua TV

0,56

0,76

0,30

0,35

0,81

0,72

0,54

0,63

Mua điện thoại

0,36

0,45

0,26

0,30

0,29

0.26

0,33

0,39

Mua đất

0,00

0

0,00

0

0,43

0.38

0,60

0,70

Kinh doanh, Dịch vụ

2,22

2,90

0,36

0,42

1,23

1.09

1,71

2,00

Chia con cháu

13,09

16,48

15,88

18,44

11,21

9,95

13,38

15,66

Trả nợ

4,25

5,35

7,28

8,46

7,67

6,81

5,34

6,25

Chữa bệnh

2,83

3,56

2,87

3,33

2,04

1,81

2,73

3,20

Sửa/ làm nhà

6,74

8,49

12,57

14,60

23,01

20,42

10,18

11,92

Đồ gia dụng

1,17

1,47

1,39

1,61

2,49

2,21

1,40

1,64

Cho vay

7,62

9,59

6,98

8,11

5,56

4,93

7,23

8,46

Chăn nuôi

2,61

3,29

1,00

1,16

1,01

0,90

2,06

2,41

Trồng trọt

4,24

5,57

1,50

1,74

7,21

6,40

4,11

4,81

Giữ lại

28,22

35,53

21,73

24,89

25,25

22,40

26,51

31,03

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 106 trang tài liệu này.

Phân tích hiện trạng sử dụng tài nguyên rừng của người dân tái định cư Cân Tôm 2, thủy điện A Lưới, Thừa Thiên Huế - 8

Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.

Số tiền dành cho việc mua xe máy của cả ba nhóm hộ chiếm tỷ lệ tương đối cao, trung bình khoảng 11,48% nhằm đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân. Hộ nghèo và hộ cận nghèo bỏ ra số tiền mua xe máy ít hơn so với hộ trung bình, nhưng

tỷ lệ % lại cao hơn so với hộ trung bình là do số tiền đền bù của hộ trung bình cao hơn nhiều so với 2 nhóm hộ còn lại. Trung bình hộ nghèo được đền bù 79,42 triệu/hộ. Hộ cận nghèo được đền bù 86,10 triệu và hộ trung bình là 112,71 triệu/hộ. Bên cạnh đó, các hộ chia cho việc sửa nhà hoặc làm nhà, chia cho con cháu, trả nợ và gửi tiết kiệm cũng chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu chi tiêu khoản tiền đền bù này. Chia cho con cháu trung bình chiếm 15,66%. Trả nợ khoảng 6,25%; sửa lại nhà hoặc bỏ thêm tiền để làm nhà cùng với công ty Thủy điện Miền Trung chiếm khoảng 11,92% và khoản tiền giữ lại để gửi tiết kiệm ngân hàng hoặc chi tiêu vào các việc khác chiếm 31,03%. Tuy chiếm tỷ lệ % khá lớn, song số tiền này chỉ khoảng 20 – 35 triệu đồng.

Việc mua sắm các vật dụng trong gia đình chiếm một phần nhỏ như: mua tivi chiếm 0,63%; mua điện thoại chiếm 0,39%; mua đồ gia dụng chiếm 1,64%. Số tiền phục vụ cho phát triển kinh tế hộ cũng rất ít. Thể hiện qua việc đầu tư cho trồng trọt chỉ chiếm 2,41% và chăn nuôi 4,81%. Sở dĩ, các khoản tiền đầu tư cho trồng trọt và chăn nuôi ít như vậy là do đất đai sản xuất ở đây cằn cỗi, nhiều đá nên sản xuất gặp nhiều khó khăn. Người dân chưa tìm ra cách để cải thiện chất lượng đất ở đây. Hầu hết, họ đều sử dụng các biện pháp thủ công nên hiệu quả đạt được không cao. Số tiền được sử dụng chủ yếu mua các loại giống cây rau màu, phân bón, cuốc xèng… Về chăn nuôi, họ mua giống gà, vịt, lợn, dê…nhưng quá trình chăn nuôi gặp khó khăn do thức ăn còn thiếu vì không trồng được rau khoai, sắn… Hoạt động chăn nuôi dê và trâu bò cũng gặp khó khăn vì không có đồng cỏ để chăn thả.

Ngoài ra, bà con còn đầu tư vào kinh doanh dịch vụ như mở cửa hàng tạp hóa, mua máy xay xát…Số tiền này chiếm trung bình khoảng 2,00%. Hộ nghèo có số tiền đầu tư cao nhất với 2,90% nhưng lợi ích thu lại rất ít, do đa số người dân ở đây có đời sống khó khăn nên nhu cầu về các loại dịch vụ thấp.

Qua bảng số liệu 3.7 về cơ cấu sử dụng tiền đền bù của các hộ dân có thể đưa ra kết luận như sau:

- Người dân chưa chú trọng đến việc đầu tư cho phát triển sinh kế của hộ gia đình do nguyên nhân khách quan (thiếu đất sản xuất, đất xấu, thiếu nước sản xuất) và nguyên nhân chủ quan (trình độ và nhận thức của người dân còn hạn chế).

- Tỷ lệ tiền chi cho sửa nhà, cho vay, mua xe máy, chia cho con cháu chiếm trên ½ tổng số tiền được đền bù và số tiền gửi tiết kiệm chiếm gần 1/3. Như vậy, việc phân bổ tiền đền bù của người dân là bất hợp lý. Với cách chi tiêu đó thì khoản tiền này sẽ nhanh chóng mất đi và không đạt được hiệu quả tối đa cho kinh tế của hộ gia đình.

Trước thực trạng trên, dể dàng nhận thấy: hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân không được phát triển, kèm theo sử dụng tiền đền bù bất hợp lý dẫn đến tình trạng người dân khai thác trái phép các loại tài nguyên rừng và sống dựa vào rừng là không tránh khỏi. Như vậy, TNR của địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng và cần có hướng giải quyết sớm cho vấn đề này.

3.3.2.3 Cơ sở vật chất phục vụ cho người dân khu TĐC Cân Tôm 2 Bảng 3.8: Cơ sở vật chất phục vụ người dân khu TĐC Cân Tôm 2

Chỉ tiêu

Tốt hơn

nhiều

Tốt hơn

Bằng

Thấp hơn

Thấp hơn

nhiều

1. Nhà ở



X



2. Nước sinh hoạt




X


3. Điện thắp sang


X




4. Đường giao thông


X




5. Giáo dục


X




6. Trạm y tế


X




7. Truyền thông (tivi,

loa phát thanh)



X



8. Sinh hoạt văn hóa


X




9. Đồ dùng, phương

tiện sinh hoạt


X




10. Chợ



X



11. Nhà văn hóa



X



12. Thủy lợi




X


Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.

Theo bảng tổng hợp 3.8, khi đồng bào dân tộc chuyển về khu tái định cư đã nhận được sự hỗ trợ và đền bù của Công ty Cổ phần Thủy điện Miền Trung và chính quyền địa phương nhằm giúp bà con ổn định cuộc sống tại nơi ở mới. Cơ sở hạ tầng phục vụ đời sống của người dân được đáp ứng đầy đủ như: nhà ở, điện thắp sáng, cầu cống, đường giao thông, trạm y tế, nước sạch… Tuy nhiên, sau một thời gian đi vào sử dụng đã có các vấn đề nảy sinh.

Nhà ở tại các khu tái định cư được nhà nước xây dựng bằng các vật liệu kiên cố theo mẫu thiết kế có sẵn. Chất lượng tốt hơn so với nhà ở trước đây. Nhưng đa phần người dân không hài lòng về kiểu đang thiết kế và các bố trí các hộ gia đình trong xóm. Theo ý kiến của các hộ điều tra, cách bố trí này không giống với tập quán của người dân tộc, các nhà ở được xây dựng quay mặt vào nhau dọc theo trục đường (giống thị trấn). Trong khi đó, tập quán của người dân thường bố trí theo hình tròn với trung tâm là nhà văn hoá. Bên cạnh đó, vài tháng trở lại đây, các ngôi nhà bắt đầu có hiện tượng nứt nẻ, thấm nước khi trời mưa.

Trước khi tái định cư, do địa hình nơi ở khá thấp nên người dân có thể đào giếng và thường sử dụng nước giếng đào, giếng xây trong sinh hoạt. Ngoài ra, người dân cũng sử dụng nước sông, suối phục vụ sinh hoạt gia đình như tắm rửa, giặt áo quần và sản xuất nông hộ như lấy nước tưới cho cây trồng, tắm cho gia súc. Ngoài ra, một số hộ còn tận dụng nước mặt ở sông để nuôi cá lồng (nhưng số lượng rất ít).Tại khu TĐC, địa hình cao hơn nên rất khó và không thể đào giếng sử dụng nước cho sinh hoạt do đất nhiều đá sỏi, nước bị phèn và đào sâu mới có nước. Vì vậy, chương trình TĐC đã hỗ trợ hệ thống cấp nước tự chảy, xây dựng bể chứa nhưng vẫn trong tình trạng thiếu nước sinh hoạt và diễn ra thường xuyên, 4 đến 5 tháng trong một năm thiếu nước, người dân phải sử dụng nguồn nước từ sông A Sáp phục vụ sinh hoạt (ăn, uống, tắm, giặt…) hàng ngày nên tình trạng ô nhiễm nguồn nước đang đe dọa lớn đến sức khỏe của người dân vùng TĐC hiện nay. Bên cạnh đó, người dân còn sử dụng nước sông để tắm cho trâu bò nên nước ở sông A Sáp chứa nhiều mầm bệnh gây hại cho sức khỏe của họ.

Hệ thống cung cấp điện tại nơi TĐC đã được xây dựng hoàn thiện, hệ thống điện được kéo về từng hộ dân tạo điều kiện cho đồng bào có điện thắp sáng, sử dụng các thiết bị nghe nhìn phục vụ tốt cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.

Chương trình TĐC đã xây dựng trạm y tế tại thôn Cân Tôm 2 nhưng chưa có đội ngũ Y, bác sỹ làm việc nên khám chữa bệnh cho nhân dân còn chưa được thực hiện. Do khu TĐC cách xa trung tâm, đi lại khó khăn nên các Y, bác sĩ không mặn mà khi về làm việc ở đây. Bên cạnh đó, người dân chữa bệnh theo kinh nghiệm truyền thống chủ yếu chữa bệnh ở nhà bằng cách sử dụng lá rừng, cúng bái… Khi bệnh tình nặng không chữa được thì người dân đến trạm y tế Phú Vinh hoặc lên bệnh viện ở thị trấn A Lưới.

Hệ thống đường bê tông trên địa bàn thôn có đoạn đã xuống cấp, cần phải khắc phục, sửa chữa; vị trí trung tâm xã đến thôn khu TĐC khá xa hơn 6km nên rất khó khăn cho việc đi lại và các hoạt động sinh hoạt của người dân TĐC.

Hơn nữa, khoảng cách bình quân từ nơi TĐC đến các dịch vụ xã hội như trường học, y tế, chợ đều không được cải thiện so với trước, thậm chí tại khu TĐC thôn Cân Tôm 2 đường đến các dịch vụ này còn xa hơn so với nơi ở cũ. Khoảng cách từ nơi ở cũ đến chợ trung tâm thị trấn A Lưới và chợ Bốt Đỏ khoảng từ 4-5 km. Nhưng từ khu Cân Tôm 2 đến các chợ đó phải mất từ 12 – 15 km. Trường học trong thôn được xây dựng đầy đủ cơ sở hạ tầng cho cả 3 cấp nhưng không có giáo viên giảng dạy. Số lượng học sinh đến lớp quá ít. Hiện tại, có 1 lớp học hơn 10 học sinh nhưng lại học chương tình của cả 3 lớp (lớp 1, 2, 3) giáo viên phải sử dụng 2 bảng để dạy cho các em. Vì vậy, hiệu quả truyền đạt kiến thức cho học sinh rất kém. Nhà họp thôn là nơi sinh hoạt không thể thiếu đối với bà con người dân tộc thiểu số. Người dân thường tập trung ở nhà văn hoá ngoài việc hội họp là các hoạt động văn hoá, giao lưu. Mỗi dân tộc có những phong tục sinh hoạt văn hoá riêng và vì vậy cần có một nhà sinh hoạt cộng đồng đặc trưng cho mỗi dân tộc. Tại nơi TĐC mới, nhà văn hoá được đầu tư xây dựng khá khang trang, kiên cố tạo điều kiện cho người dân duy trì các hoạt động văn hoá của cộng đồng. Tuy nhiên, nhà văn hoá tại khu TĐC được xây dựng mà không có sự tham khảo người dân địa phương cho nên

các nhà văn hoá này không mang nét đặc trưng của người dân tộc thiểu số. Thông thường, nhà văn hóa của người dân tộc nằm ở vị trí trung tâm (chủ yếu là nhà Roong) và nhà ở của các hộ gia đình tập trung xung quanh. Nhưng khi xây dựng khu TĐC Cân Tôm 2, công ty Thủy điện Miền Trung đã xây nhà văn hóa cho người dân theo thiết kế nhà bê tông, mái ngói. Nhà sinh hoạt văn hóa và nhà ở được sắp xếp dọc theo các trục đường giống như thành phố. Vì vậy, một số người dân, đặc biệt là người già không hài lòng về cách thiết kế và vị trí xây dựng của nhà sinh hoạt văn hoá.

Công trình thủy lợi dài gần 4 km, kênh bê tông nội vùng khu trồng lúa mước dài dàn 2,5 km đã được xây dựng. Theo lý thuyết thì hệ thống này cung cấp đủ nước cho diện tích sản xuất nông nghiệp của người dân. Tuy nhiên, trên thực tế lượng nước tưới tiêu để phục vụ sản xuất vẫn còn thiếu so với toàn bộ diện tích của khu TĐC. Hệ thống thủy lợi được xây dựng trên nền đất đồi cao nên về mùa khô không thể dẫn nước về cho người dân sản xuất nông nghiệp. Thậm chí có lần mất nước hoàn toàn do hệ thống đầu nguồn bị hư hỏng và củi rác làm bịt kín ống nước sau những trân mưa to. Hệ thống canh mương dẫn nước bị hư hỏng nghiêm trong cũng gây khó khăn cho sản xuất của người dân. Ngoài ra, cán bộ kiểm tra, quản lý hệ thống thủy lợi ở đây không có nên khi bị hư hỏng không kịp thời xử lý được. Nguồn kinh phí của xã còn hạn chế nên sửa chữa chậm, tiền đầu tư nhỏ giọt nên tình hình càng nghiêm trọng. Đa số người dân sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nguồn nước quyết định lớn đến hiệu quả của sản xuất. Vì vậy, đời sống của người dân tại khu tái định cư vô cùng khó khăn do thiếu nước sản xuất như hiện nay, đặc biệt vào mùa khô hạn.

Tóm lại, điều kiện cơ sở vật chất lại nơi ở mới được đầu tư nhiều và chất lượng cũng hơn hẳn so với nơi ở cũ. Nhưng hiện nay, các công trình bắt đầu xuống cấp, đội ngũ cán bộ để vận hành trạm y tế, trường học còn thiếu thốn gây khó khăn cho đời sống của người dân.

3.3.2.4 Sinh kế của người dân trước và sau khi chuyển đến khu TĐC

a. Tình hình sản xuất nông nghiệp của người dân khu TĐC Bảng 3.9: Quy mô sản xuất nông nghiệp của người dân

Đơn vị: sào/hộ


Loại cây trồng/ vật nuôi

Quy mô

Trước TĐC

Sau TĐC

Số hộ tham gia

Số lượng

Số hộ tham gia

Số lượng

Lúa nước

50

5,44

50

2,90

Lúa nương

36

3,33

27

2,11

Hoa màu

50

10,26

50

3,28

Cây ăn quả

31

5,35

20

2,35

Cây công nghiệp

27

4,89



Ao cá

17

3,00

7

1,14

Trâu

50

3,12

39

1,64

49

3,92

39

1,82

37

4,05

19

1,89

Lợn

41

1,95

31

1,52

Gia cầm

42

40,48

36

12,92

Nguồn: Tác giả nghiên cứu thực địa, 2014”.

Sau khi phân tích số liệu thu thập được từ phỏng vấn hộ gia đình (qua bảng số liệu 3.9) dể dàng nhận thấy: quy mô SXNN của người dân tại khu TĐC giảm nhiều so với nơi ở cũ. Cụ thể như sau:

Về lúa nước, diện tích canh tác giảm từ 5,44 sào xuống còn 2,90 sào so với trước kia. Trên địa bàn cũ đất canh tác lúa nước của người dân nhiều và màu mỡ hơn hiện giờ, người dân canh tác rất dễ dàng. Còn về khu TĐC, đất sản xuất lúa nước của người dân khô cằn, đất pha trộn đá gây khó khăn cho quá trình làm đất cũng như quá trình gieo cấy và sự sinh trưởng, phát triển của cây lúa, do đó năng

suất lúa ở địa bàn mới cũng ít hơn so với trước kia. Đất canh tác không những thiếu mà còn khó canh tác, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc đảm bảo lương thực cho cuộc sống hằng ngày của người dân.

Về canh tác lúa rẫy, người dân địa phương vẫn giữ nguyên phương thức canh tác cũ. Diện tích lúa rẫy so với trước kia giảm còn trung bình 2,11 sào/hộ do nơi ở mới diện tích đất canh tác hạn hẹp và kém phì nhiêu, điều này cũng đồng nghĩa với năng suất và sản lượng lúa giảm nhiều so với nơi ở cũ.

Về cây màu: Diện tích đất trồng các loại cây hoa màu giảm rất nhiều so với nơi ở cũ, hiện giờ diện tích các loại cây hoa màu giảm gần 3 lần so với trước kia. Theo người dân địa phương thì diện tích đất ở nơi ở mới canh tác khó khăn hơn nơi ở cũ rất nhiều. Nguyên nhân là do trong quá trình giải phóng mặt bằng để giao đất sản xuất cho người dân ban quản lý dự án đã tiến hành san ủi trên các quả đồi quá dốc, quy trình khai hoang bất hợp lý, đất bị xói mòn, rửa trôi mất hết chất dinh dưỡng, ngoài ra tỉ lệ đá lẫn trong đất tương đối cao nên người dân khó có thể tiến hành sản xuất được. Chính vì những trở ngại đó mà năng xuất và sản lượng cây trồng cũng ít hơn rất nhiều so với nơi ở cũ. Trên nơi ở mới người dân chủ yếu là trồng sắn và khoai lang, còn lại một số cây trồng khác như ngô, rau các loại sinh trưởng rất khó khăn trên loại đất này.

Về cây ăn quả: Do có sự thay đổi về nơi ở và điều kiện sản xuất nên diện tích đất trồng cây ăn quả của các hộ ở thôn Cân Tôm 2 cũng có sự thay đổi đáng kể, diện tích trồng cây ăn quả trước kia của hộ gấp 2 lần diện tích bây giờ. Tất cả diện tích trồng cây ăn quả trước kia của các hộ không còn nữa thay vào đó ở nơi ở mới hộ mới bắt đầu trồng các loại cây như mít, xoài, vải, nhãn...Tuy nhiên các loại cây trồng này phát triển rất kém do đất đai cằn cỗi, thiếu chất dinh dưỡng.

Về cây công nghiệp: Hầu như diện tích cây CN của các hộ gia đình đều bị mất trắng. Trong thôn số hộ có trồng cây công nghiệp chỉ còn lại 1 vài hộ và chủ yếu là số cây trồng còn lại trên diện tích đất cũ, do diện tích đất đai ở đây quá xấu không phù hợp để phát triển cây cà phê, hồ tiêu và chuối.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022