Trong năm 2007 và những tháng đầu năm 2008, giá thuốc đã được kiểm tra, kiểm soát và tương đối ổn định. Năm 2007, chỉ số giá nhóm hàng y tế, dược phẩm là 7,05% đứng thứ 5/10 nhóm hàng chủ yếu; quý I/2008 là 1,87%, đứng thứ 9/10 nhóm hàng chủ yếu
Biều 4: Chỉ số giá của một số nhóm hàng so với chỉ số giá tiêu dùng
2007
BiÕn thiªn ChØ sè gi¸ cđa mét sè nhãm hµng so víi chØ sè gi¸ tiªu dïng n¨m 2007
125
120
ChØ sè gi¸ tiªu dïng
ChØ sè gi¸ nhãm hµng D•îc phÈm, Y tÕ ChØ sè gi¸ nhãm hµng L•¬ng thùc
ChØ sè gi¸ nhãm hµng Thùc phÈm
115
(%)
110
105
12 th¸ng ®Çu n¨m 2007
100
T.01 T.02 T.03 T.04 T.05 T.06 T.07 T.08 T.9 T.10 T.11 T.12
Nguồn: Trang WEB của Cục quản lý Dược
Công nghiệp dược nội địa phát triển vững chắc cả về lượng và về chất. Trong 7 năm gần đây (2000-2007), mặc dù nhập khẩu thuốc tăng nhanh để đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao, sản lượng thuốc trong nước cũng đã có tăng trưởng vượt bậc. Sản lượng thuốc nội địa đã tăng từ 2.280 tỷ VNĐ, tương được 152 triệu USD (2000) lên đến 600 triệu USD chiếu 52% thị trường dược phẩm năm 2007 (1136 triệu USD).Kim ngạch xuất khẩu đạt 22.113 triệu USD. Năm 2007, số thành phẩm trong nước đã đăng ký lên đến 16,626 dược phẩm, bào chế trên cơ sở hơn 770 hoạt chất làm thuốc. Tốc độ tăng trưởng sản
xuất dược phẩm trong nước đạt bình quân 19% năm, gấp gần 2 lần so với tỷ lệ tăng trưởng bình quân nhập khẩu thuốc (9,4%) trong thời kỳ này.
Bảng 3: Trị giá thuốc qua các năm
2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng giá trị tiền thuốc sử dụng (1000USD) | 817.396 | 956.353 | 1.136.353 |
Trị giá thuốc sx trong nước (1000USD) | 395.157 | 475.403 | 600.630 |
Trị giá thuốc nhập khẩu (1000USD) | 650.180 | 710.000 | 777.450 |
Trị giá thuốc xuất khẩu (1000USD) | 17.656 | 19.744 | 22.113 |
Tiền thuốc bình quân đầu người (USD) | 9,85 | 11,23 | 13.40 |
Số Đăng kí thuốc lưu hành | 12.349 | 14.097 | 16.626 |
Có thể bạn quan tâm!
- Sơ Lược 7 Năm Phát Triển Của Thị Trường Chứng Khóan Việt Nam
- Thực Trạng Kinh Tế Việt Nam Cuối 2007
- Vấn Đề Nổi Cộm Tình Hình Kinh Tế Việt Nam Đầu Năm 2008:
- Các Yêu Tố Tác Động Tới Cạnh Tranh Trong Ngành Và Ảnh Hưởng Của Chúng Tới Hoạt Động Kinh Doanh Ngành
- Các Yếu Tố Cạnh Tranh Trong Nội Bộ Ngành
- Tốc Độ Tăng Trưởng Của Ngành Dược
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Nguồn: Báo cáo ngành dược 2007
Trong giai đoạn 2003-2007, thị trường dược phẩm Việt Nam tăng trưởng với tốc độ 16-17%/năm và đạt quy mô 1,136 tỷ USD vào năm 2007 tăng 18,82% so với năm 2006, dự kiến, năm 2008 sẽ đạt 1,34 tỷ USD.
Biểu 5: Trị giá thuốc sử dụng, thuốc sản xuất trong nước qua các năm
Công tác sản xuất dược trong nước đã đảm bảo đáp ứng 52,86% nhu cầu tiêu dùng thuốc trong nước, đồng thời triển khai quản lý chất lượng thuốc toàn diện theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới và các nước trong khu vực. Ngành công nghiệp dược nội địa đã có sự tiến bộ đáng kể khi đáp ứng trên 50% nhu cầu thuốc dự phòng và điều trị bệnh cho người dân cho dù 90% nguyên liệu phải nhập khẩu từ nước ngoài. Dự kiến năm 2008 đạt 55% và đến 2010 là 60 % nhu cầu tiêu dùng thuốc trong nước.
Những năm gần đây, các DN đã có nhiều điều kiện thuận lợi để đầu tư, đổi mới dây chuyền, thiết bị công nghệ bào chế thuốc, sản xuất nhượng quyền các loại thuốc biệt dược..., đã đa dạng hóa chủng loại, số lượng thuốc đặc biệt là nhóm thuốc dung dịch tiêm, kháng sinh, bột đông khô...
Trong số 1.500 hoạt chất có trong các thuốc đã đăng ký thì các DN dược trong nước đã có thể bào chế được 773 hoạt chất.
Tuy nhiên, với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ của nhu cầu sử dụng thuốc điều trị, ngành dược Việt Nam đứng trước rất nhiều thách thức liên quan đến việc phát triển các công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, đảm bảo số lượng, chất lượng thuốc khi phân phối đến người tiêu dùng, đặc biệt là duy trì sự bình ổn của thị trường dược phẩm.
Chất lượng thuốc trong nước đã được cải thiện rõ rệt. Đến nay số nhà máy dược phẩm trong nước đạt GMP (Good Manufacturing Practices – Tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất )chỉ chiếm 39% (77 nhà máy trong số 93 cơ sở sản xuất tân dược) nhưng sản lượng của các nhà máy đạt GMP chiếm đến 86% sản lượng thuốc nội địa. Có 38 dự án đầu tư nước ngoài trong công nghiệp dược trong đó có 22 dự án đi vào hoạt động với tổ ng số vố n trên 255 triệ u USD . Việc sản xuất thảo dược và thuốc cổ truyền trước đây thường do các cơ sở nhỏ tiến hành thì nay đã có 56 cơ sở sản xuất theo quy mô công nghiệp. Các cơ sở này đang chuẩn bị kết thúc lộ trình áp dụng GMP về thảo dược vào năm 2010. Nói cách khác, gần 90% thuốc sản xuất trong nước là do các nhà máy đạt GMP sản xuất.. Có thể nói, đây là một bước chuyển biến về chất của công nghiệp dược nội địa.d
Bảng 4: Số lượng các DN đạt tiêu chuẩn chất lượng quốc tế qua các
năm
2000 | 2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 4.2008 | |
GMP | 18 | 25 | 31 | 41 | 45 | 57 | 66 | 74 | 77 |
GLP | 0 | 6 | 16 | 26 | 32 | 43 | 60 | 74 | 76 |
GSP | 0 | 3 | 8 | 11 | 30 | 42 | 64 | 79 | 86 |
GDP | 22 | ||||||||
GPP | 38 |
Nguồn: Báo cáo Dược 2007
Lộ trình: 30/6/2008 tất cả các DNSX phải đạt WHO-GMP
Hệ thống phân phối bao gồm cả bán buôn và bán lẻ đã phát triển rộng khắp trên cả nước, kể cả vùng sâu, vùng xa và miền núi. Tính đến 2007, cả nước có 1330 công ty bán buôn dược phẩm thuộc tất cả các thành phần kinh tế, 39.016 hiệu thuốc. Trung bì nh c ó 4,58 cơ sở /1 vạn dân.
Bảng 5: Số lượng tổ chức dược tại Việt Nam
2005 | 2006 | 2007 | |
Số DN dược trong nước | 956 | 1163 | 1330 |
Số DN dược có vốn đầu tư nước ngoài | 8 | 15 | 22 |
Chi nhánh công ty dược tại các tỉnh | 111 | 127 | 164 |
Tổng số khoa và các tram chuyên khoa | 867 | 976 | 977 |
Tổng số quầy bán lẻ thuốc | 29541 | 39319 | 39016 |
Tổng số Trạm y tế chưa có quầy thuốc | 966 | 932 | 941 |
Các nhà phân phối Việt Nam đang triển khai áp dụng Thực hành bảo quản thuốc tốt (GSP) và Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2000. Quá trình cổ phần hóa đã nâng hiệu quả sản xuất kinh doanh các DN dược phẩm. Tuy chưa có nhiều công ty cổ phần dược phẩm chính thức tham gia sàn giao dịch chứng khoán nhưng trên thị trường không chính thức, giá cổ phiếu của một số công ty dược hàng đầu đã có giá gấp 5-7 lần mệnh giá cổ phiếu. Một số công ty dược bán đấu giá cổ phiếu ra thị trường đã đạt được giá đấu thầu cao gấp 2-3 lần mệnh giá.
2.2.1.3 Những khó khăn còn tồn tại:
Thực trạng là việc phát triển của các DN dược vừa tự phát, lại trùng lắp thiếu định hướng vĩ mô nên thị trường thuốc thừa những loại thuốc thông thường nhưng lại quá thiếu các loại thuốc có dạng bào chế đặc biệt, thuốc chuyên khoa đặc trị. Dù có quy mô thị trường vượt quá 1 tỷ USD nhưng
chúng ta vẫn chưa có một trung tâm nghiên cứu dược quốc gia, nguồn nhân lực vừa thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn.
Trong 171 DN (93 sản xuất tân dược, 78 DN sản xuất Đông Dược) hiện nay chỉ có 77 sản xuất tân dược đơn vị đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc (GMP), còn toàn bộ 78 DN sản xuất thuốc đông dược chưa đạt. Và để đạt mục tiêu đến ngày 30/6/2008 tất cả các DN sản xuất thuốc phải đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc là rất khó khăn.
Hơn nữa, kể từ ngày 1/7/2008, DN sản xuất không đạt tiêu chuẩn GMP theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (GMP-WHO) và DN xuất nhập khẩu và kinh doanh dược có hệ thống kho bảo quản không đạt tiêu chuẩn GSP sẽ phải ngừng sản xuất và ngừng xuất nhập khẩu trực tiếp. Theo lộ trình trên, sẽ có không ít DN sản xuất tân dược buộc phải ngừng hoạt động, chuyển từ trực tiếp sản xuất sang làm gia công cho các DN đủ tiêu chuẩn.
Các DN sản xuất tân dược lại phân bố không đều trên toàn quốc, tập trung chủ yếu ở vùng Đông Nam Bộ (72), sau đó đến vùng Đồng bằng sông Hồng (57), sông Cửu Long (19), vùng Tây Bắc và Đông Bắc Bộ chỉ có 7 DN sản xuất thuốc và chưa có nhà máy nào đạt tiêu chuẩn thực hành tốt sản xuất thuốc.
Trong khi đó, những yếu tố cơ bản để phát triển ngành công nghiệp dược hiện nay đều ít được quan tâm đầu tư về kinh phí, phối hợp bộ ngành, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp quy để các DN cũng như cơ quan quản lý triển khai các dự án cụ thể.
Hầu hết các nguyên liệu sản xuất đều phải nhập khẩu. Năm 2007 tiền thuốc nhập khẩu: 810,711 triệu USD (nguyên liệu: 234,799 triệu USD, thành phẩm : 575,911 triệu USD) chiếm 71,34 % trị giá tiền thuốc sản xuất trong nước.). Trong khi đó, chỉ tính riêng 2 năm 2006 và 2007, giá nguyên liệu nhập khẩu tăng hơn 100%. Ngoài ra, hầu hết các DN chưa có sản phẩm chủ lực, chưa chú trọng hoạt động nghiên cứu và phát triển sản phẩm. Do đó, sản
xuất chịu ảnh hưởng bởi những biến động của các nước cung ứng. Một số nguyên liệu trong nước đã sản xuất được thì kém khả năng cạnh tranh so với nguyên liệu nhập ngoại, nên vẫn gặp khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm v.v...
Theo thống kê của Cục Quản lý dược, thuốc không đạt chất lượng trong năm 2007 chiếm 3,3% tổng số mẫu kiểm tra, cao hơn so với năm 2006 (3,18%).Thuốc có nguồn gốc dược liệu chiếm tỷ lệ khá cao 10,8% (355 mẫu không đạt trên tỷ lệ 3287 mẫu kiểm tra). Năm 2007: đì nh chỉ lưu hà nh và thu hồ i 83 lô thuố c (54 lô thuố c trong nướ c và 29 lô thuố c nướ c ngoà i), chủ yếu là các dạng thuốc nhạy cảm với đi ều kiệ n môi trườ ng . Thuố c nhậ p khẩ u không đạ t chấ t lượ ng khá cao : thu hồ i và đì nh chỉ 29 lô, chiếm 34,8% ( ấn Độ 17 mẫ u, Hàn Quốc 7 mẫ u. Nạn làm thuốc giả cũng góp phần nâng tỷ lệ thuốc kém chất lượng, làm DN bị mất uy tín, ảnh hưởng đến thị phần.
Bảng6:Tỉ lệ mẫu thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng qua các năm:
Tổng số mẫu lấy để kiểm tra chất lượng | Số mẫu không đạt TCCL | Tỷ lệ thuốc không đạt TCCL (%) | |
2001 | 35.751 | 1.167 | 3,26 |
2002 | 32.573 | 1.054 | 3,23 |
2003 | 31.966 | 986 | 3,08 |
2004 | 29.315 | 895 | 3,05 |
2005 | 29336 | 867 | 3,00 |
2006 | 29.819 | 947 | 3,18 |
2007 | 25.460 | 839 | 3,30 |
Biểu 7: Lô thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng thu hồi qua các năm
2001 | 2002 | 2003 | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | |
Tổng | 55 | 70 | 77 | 62 | 56 | 66 | 83 |
Nguồn: Báo cáo ngành Dược 2007
Trình độ kỹ thuật, công nghệ sản xuất thuốc còn thấp. Ngành công nghiệp Dược vẫn dựa vào bào chế các thuốc gốc là chủ yếu, chưa có khả năng sản xuất các thuốc mới công nghệ cao, chưa đầu tư tạo dựng thương hiệu. Dó đó sản phẩm thường trùng lặp, giá trị gia tăng thấp.
Máy móc, thiết bị sản xuất nhiều nguồn gốc, nhiều thế hệ, bên cạnh những dây chuyền, thiết bị mới, một số máy, thiết bị thuộc thế hệ những năm 1960 - 1970, hiệu quả thấp, khó nâng cấp chất lượng sản phẩm. Đầu tư sản xuất ở từng DN còn mang tính tự phát, dàn trải, thiếu sự phối kết hợp giữa các DN và Hiệp hội sản xuất kinh doanh .
Đầu tư nước ngoài vào sản xuất thuốc chưa tương xứng với tiềm năng thị trường, kể cả về số dự án và vốn đầu tư, chưa thu hút được đầu tư vào các mục tiêu ưu tiên, chưa giữ chân được các hãng dược phẩm lớn trên thế giới.
Các DN Dược Việt Nam hầu hết là các DN nhỏ và vừa, kém năng lực cạnh tranh, đặc biệt khả năng tổ chức marketing. Những yếu kém thể hiện trong việc tổ chức kênh phân phối sản phẩm, hoạt động tiếp thị, quảng bá thương hiệu, v.v... dẫn tới ngành Dược thiếu các nguồn lực bí quyết (know- how) lẫn kinh phí dành cho nghiên cứu.
Bảng 8: Các DN Dược tại Việt Nam
2005 | 2006 | 2007 | |
Số DN KD, bán buôn dược | 680 | 800 | 800 |
Số DN XNK thuốc trực tiếp | 79 | 89 | 90 |
Số DN SX thuốc | 174 | 178 | 171 |
Số DN nước ngoài cung ứng thuốc | 270 | 320 | 370 |