Các Yếu Tố Cạnh Tranh Trong Nội Bộ Ngành


Ngành dược phải nhập khẩu nguyên liệu hóa dược từ một số đối tác: Anh, Pháp, Mỹ, Đức...

Hiện nay trên thế giới chỉ có khoảng 20 nước có nền công nghiệp phát triển sản xuất được nguyên liệu làm thuốc. Những nước này chiếm thị phần chi phối trên thị trường nguyên liệu dược phẩm toàn cầu. Vì dược phẩm là mặt hàng thiết yếu, nên họ không cần phải cạnh tranh quá gay gắt để vào thị trường VN

Bên cạnh đó, các DN dược phẩm VN vốn nhỏ bé, nên cũng không phải là những khách hàng quá quan trọng đối với họ

Vì vậy họ có thể thực hiện áp đặt giá, số lượng hoặc chất lượng nguyên liệu đối với các DN dược phẩm VN

Dược liệu:

Là nguyên liệu có nguồn gốc từ cây.

Hiện nay ở Việt Nam chỉ thu hái và trồng được khoảng 15% nguyên liệu cho nhu cầu sử dụng đông dược, còn lại (85%) phải nhập khẩu từ Trung Quốc

Các DN dược Việt Nam vốn nhỏ bé, lại chưa chủ động được nguồn nguyên liệu, còn phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập từ Trung Quốc nên các DN Việt Nam có thể bị các DN Trung Quốc áp đặt giá.

Sản phẩm dược

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Trong điều kiện khả năng sản xuất trong nước chưa đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng thuốc, các DN dược phẩm phải nhập khẩu thuốc. Hiện nay, chỉ có các DN Việt Nam được phép nhập khẩu thuốc để phân phối

Hiện nay ngành dược Việt Nam phải nhập khẩu khoảng 52% tổng giá trị tiền thuốc sử dụng.Vì số lượng thuốc nhập khẩu lớn, nên giá nhập khẩu sẽ chịu ảnh hưởng của sự biến động giá thuốc trên thế giới.

Theo số liệu thống kê thì đến năm 2007, 12 nước có nền công nghiệp dược phát triển nhất thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Anh ... đã chiếm lĩnh hơn 70% thị phần dược trên thế giới. Trong đó Mỹ chiếm khoảng 50% thị phần.


Top 10 công ty hàng đầu đã chiếm thị phần khoảng 50% so với 28% năm 1990 và đang có xu hướng tiếp tục gia tăng

Điều này chứng tỏ một khả năng chi phối và áp đặt giá nhất định đối với các DN nhập khẩu trong nước.

Kết Luận: Người bán đối với ngành dược phẩm có sức mạnh đáng kể

2.2.3.6 Các yếu tố cạnh tranh trong nội bộ ngành

2.2.3.6.1 Tính chất sản phẩm ngành dược

Ngành dược phẩm sản xuất ra các mặt hàng thuốc dùng để chữa bệnh. Nó có tính đặc thù rất cao, so với các loại hình sản phẩm khác.

Tính đặc thù của nó thể hiện ở các mặt:

Sản phẩm thuốc là không thể thiếu đối với người dân.

Thuốc là sản phẩm không thể thay thế bằng một loại sản phẩm nào khác.

Thuốc là sản phẩm hầu như không cần những sản phẩm đi kèm trực tiếp nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dùng.

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới: Chi phí cho hoạt động này là rất lớn. Trên thế giới, đây là chìa khóa thành công của các công ty dược phẩm lớn. Nhưng ở Việt Nam, do điều kiện công nghệ và nguồn lực còn yếu nên mảng này chưa có nhiều thành quả.

Chi phí của chính phủ cho ngành lớn

Sản phẩm của ngành dược phải trải qua quy trình phức tạp, thử nghiệm khắt khe mới đưa vào sử dụng và sản xuất đại trà.

Sản phẩm của ngành dược mang tính nhân đạo

Sản phẩm của ngành dược nhìn chung mang tính chuẩn hóa. Nghĩa là đối với một chứng bệnh, thì thành phần của các viên thuốc của các DN khác nhau, mang thương hiệu khác nhau nhằm chữa chứng bệnh đó , hầu như là giống nhau. Điều đó chứng tỏ rằng, nếu bị bệnh, bạn có thể dùng thuốc của DN này hoặc dùng thuốc cùa DN khác có cùng công dụng.


Vậy điều khác biệt ở Việt Nam là gì, tại sao thuốc ngoại luôn đắt hơn thuốc nội? Câu trả lời có lẽ là thương hiệu, là uy tín của nhà kinh doanh, nhà sản xuất, và là thói quen của người tiêu dùng Việt Nam ( chuộng đồ ngoại )

-Ngành dược Việt Nam nói chung chưa sản xuất được nguyên liệu làm thuốc hầu hết phải nhập ở các nước khác.

+Nguyên liệu hóa chất tổng hợp (phải nhập tới 90%) để làm thuốc tân dược, trên thế giới chỉ có khoảng chưa đầy 20 nước có nền công nghiệp hóa học phát triển như Anh, Mỹ, Đức, Nhật, Ý... sản xuất được.

+Nguyên liệu dược liệu, nguồn để làm thuốc đông y, thuốc y học cổ truyền, ở trong nước chỉ cung cấp được khoảng 15% còn lại 85% phải nhập khẩu từ Trung Quốc.

2.2.3.6.2 Số lượng các DN tham gia vào ngành

Ở Việt Nam có tới 171 DN sản xuất dược phẩm và 800 cơ sở bán buôn dược phẩm. Có thể thấy đây là những con số khá lớn so với một ngành mà tổng doanh thu đạt khoảng 1 tỉ USD. Trong số những DN này thì tất yếu sẽ có DN lớn và DN nhỏ, tuy nhiên với một con số lớn như vậy đã cho ta thấy một sự gia nhập khá mạnh mẽ và cạnh tranh giữa các DN trong ngành.

2.2.3.6.3 Đường cầu của ngành dược.

Đường cầu của ngành dược tương đối dốc và ít co giãn. Giá thuốc có tăng hay giảm thì nhu cầu vẫn không thay đổi nhiều.

Điều này cũng là dễ hiểu bởi vì thuốc là mặt hàng thiết yếu, bị bệnh thì thuốc đắt vẫn phải chữa, thuốc tăng giá vẫn phải chữa nhưng nếu không bị bệnh, thì cũng không tự nhiên đi uống thuốc

2.2.3.6.4 Tính chất cạnh tranh trong ngành

o Cạnh tranh phi giá.

Ngành dược Việt Nam có tồn tại hiện tượng cạnh tranh phi giá.

Các công ty dược cạnh tranh với nhau bằng những việc như: thiết lập, chiếm lĩnh các kênh phân phối, mở rộng mạng lưới phân phối tạo sự tiện lợi


cho người dân. Bởi vì đối tượng trực tiếp của các công ty sản xuất và bán buôn dược phẩm không phải là người dân, mà là các cơ sở phân phối của chính cty đó hoặc các cơ sở trung gian vì vậy cạnh tranh phi giá nhằm thu hút mạng lưới phân phối về phía mình, ngày càng trở thành yếu tố để các DN trong ngành nâng cao sức cạnh tranh.

o Cạnh tranh bằng giá

Một yếu tố không thể thiếu trong cạnh tranh ngành dược là việc cạnh tranh bằng giá

Trong tình trạng thuốc trong nước sản xuất chưa đủ tiêu dùng, phải nhập nhiều thuốc ngoại, nên dẫn đến giá cả giữa các hãng sản xuất thuốc, giữa thuốc nội và thuốc ngoại cũng sẽ khác nhau.

Số DN tham gia ngành dược là khá lớn, mỗi DN chỉ chiếm một thị phần nhỏ so với toàn ngành. Đường cầu của mỗi DN thường co giãn hơn đường cầu của ngành.

Một minh chứng rõ nét đó là việc các công ty dược thường bán sản phẩm của mình ra thị trường với giá thấp hơn so với giá của các sản phẩm dược cùng công dụng được sản xuất ở nước ngoài.

Bằng việc cạnh tranh giá ,các công ty sẽ từ đó thu hút khách hàng về phía

mình.


2.2.3.6.5 Lợi nhuận trong dài hạn

Ngành dược có thể đạt được lợi nhuận kinh tế trong dài hạn,hay không

còn tùy thuộc vào một số yếu tố:

+Đây là ngành sản xuất sản phẩm thiết yếu bên cạnh đó những hàng rào ngăn cản sẽ ngăn cản một số DN tham gia ngành.

+Nhưng bên cạnh đó, đây lại là ngành mà nhà nước quy định giá trần, các DN không được bán thuốc cao hơn giá trần đó, điều này có thể làm giảm lợi nhuận kinh tế của các DN.



hạn.

Nhìn chung ngành dược là ngành có thể đạt lợi nhuận kinh tế trong dài


2.2.3.6.6 Quảng cáo

Các công ty trong ngành tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình thông

qua các phương tiện thông tin đại chúng.


Bảng 10: Hồ sơ quảng cáo về Dược qua các năm


Phẩm Tuy nhiên nhà nước quản lý khá chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo 1



phẩm.

Tuy nhiên nhà nước quản lý khá chặt chẽ đối với loại hình quảng cáo dược


Bảng 11: Số thông tin quảng cáo vi pham quy chế nhà nước:


Nguồn Báo cáo Dược 2007 Các vi phạm trong Thông tin Quảng Cáo TTQC gồm  2

Nguồn: Báo cáo Dược 2007

Các vi phạm trong Thông tin Quảng Cáo (TTQC) gồm:

Quảng cáo trên đài truyền hình địa phương (khi chưa đăng kí)

Quảng cáo dưới hình thức đố vui, giải trí trên truyền hình

Quảng cáo bằng tờ rơi cho bác sĩ tại bệnh viện.


2.2.4 Cấu trúc ngành

Với những tính chất đã được phân tích ở trên, ta có thể kết luận: Ngành dược là ngành có cấu trúc thị trường ở dạng cạnh tranh độc quyền.


Trong tương lai, cấu trúc ngành sẽ có một số đặc tính sau:

-Sản lượng thuốc sản xuất và nhập khẩu gia tăng làm cho lượng thuốc trong nước dồi dào, đa dạng hơn cả về chất lượng và giá cả sẽ dẫn đến đường cầu đối với ngành co dãn hơn. Giảm thuế nhập khẩu thuốc, nên sẽ dẫn đến sự hình thành nhiều DN hơn cạnh tranh trong ngành sẽ gay gắt hơn.

-Bên cạnh đó là xu thế hình thành những DN lớn, có quy mô, chiếm thị phần lớn trên thị trường, những DN hoạt động với quy mô nhỏ lẻ hiệu quả thấp có thể bị phá sản, hoặc sáp nhập.

-Cùng với sự phát triển của ngành dược, các DN trong ngành sẽ có xu hướng tạo ra ưu thế trong sản phẩm như chất lượng thuốc được nâng cao, tác dụng phụ của thuốc giảm, tính công hiệu của thuốc ổn định, giảm thiểu nhiều hơn hiện tượng tái phát, bên cạnh đó chú trọng nhiều hơn vào dịch vụ khách hàng, hình thức bán hàng... để cạnh tranh với nhau.

Nhìn chung, những thay đổi trong đặc tính của ngành chưa đủ để biến đổi hoàn toàn cấu trúc ngành. Trong tương lai cấu trúc của ngành dược là khá bền vững ở loại hình cạnh tranh độc quyền.

2.2.5 Rủi ro ngành:

Rủi ro kinh tế: GDP Việt Nam trong những năm gần đây tăng trưởng ổn định ở mức 7%-8%/năm. Mức tăng thu nhập của hộ gia đình hiên nay là 10%/năm. Sự phát triển của nền kinh tế cùng với nhu cầu chăm sóc sức khoẻ của mọi người ngày càng cao sẽ là tác động tốt đến sự phát triển của ngành công nghiệp Dược. Do vậy có thể nhận định rằng rủi ro kinh tế không phải là rủi ro lớn khi đầu tư vào các DN trong ngành Dược

Rủi ro luật pháp: Hoạt động kinh doanh của các DN được điều chỉnh bởi Luật Dược, Luật DN, Luật Chứng khoán .... cũng như chịu tác động của các chính sách và chiến lược phát triển ngành. Các DN cũng phải hiểu biết về luật pháp và thông lệ quốc tế khi VN đã trở thành thành viên của WTO. Như vậy rủi ro pháp luật là có nếu DN không trang bị những thông tin về thị


trường, đối thủ, nghiên cứ luật pháp để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực. Rủi ro biến động giá nguyên liệu vật liệu: ngành Dược VN chủ yếu là công nghiệp bào chế, sản xuất các thuốc gốc chưa chú trọng phát triển nguồn dược liệu để sản xuất; trong khi đó nguyên vật liệu chiếm tỷ trọng cao trong giá thành sản phẩm của ngành (40%-60%) nên biến động giá cả sẽ ảnh hưởng

và tác động lớn đến tình hình sản xuất kinh doanh của ngành.

Trong những năm gần đây giá xăng đầu liên tục tăng làm tăng chi phí vận tải, gia tăng lạm phát dẫn đến giá của các nguyên liệu đầu vào tăng theo. Tuy nhiên tình trạng tăng giá các yếu tố đầu vào diễn ra trong một thời gian dài thì thị trường sẽ điều chỉnh tăng giá bán các sản phẩm ở tất cả các ngành hàng và nhờ vậy các DN trong ngành có thể tăng giá bán, doanh thu tăng sẽ có tác động ngược chiều là triệt tiêu ảnh hưởng của việc tăng giá nguyên liệu vật liệu.

Rủi ro tỷ giá: Nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Do vậy các yếu tố đầu vào cũng bị ảnh hưởng của tỷ giá hối đoái. Việc NHNN áp dụng chính sách ổn định tiền tệ trong nhưng năm gần đây đã giúp các DN trong ngành hạn chế ảnh hưởng của biến động tỷ giá.

Rủi ro lãi suất: Nếu lãi suất cho vay tăng sẽ làm tăng chi phí lãi vay và làm giảm lợi nhuận của các DN.Những DN có tỷ trọng Nợ dài hạn lớn sẽ chịu nhiều tác động của sự thay đổi lãi suất hơn nhưng DN có tỷ trọng Nợ nghiêng về Nợ ngắn hạn. Trong ngành Dược, Nguồn vốn dài hạn chủ yếu là Vốn chủ sở hữu được đầu tư cho TSCĐ còn Nguồn vay nợ chủ yếu là nợ ngắn hạn nhằm bổ sung cho nhu cầu vốn lưu động trong kỳ; do vậy các DN ngành Dược chịu ít tác động về lãi suất hơn các ngành khác.

Rủi ro ngành: Cơ chế thông thoáng tạo điều liện cho sự gia nhập ngành của các công ty mới, kể cả DN nước ngoài làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các DN.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022