Lượng vốn từ nước ngoài đổ vào Việt Nam là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tăng nguồn cung tiền. NHNN đã phải bỏ ra hàng trăm nghìn tỷ VND để hút ngoại tệ, ổn định tương đối tỷ giá hối đoái nhằm hỗ trợ cho hoạt động xuất khẩu và đầu tư. Ước tính dự trữ ngoại tệ của VN năm 2007 lên tới gần 20 tỷ USD, tăng tới 9 tỷ USD so với năm 2006.
Tốc độ tăng cung tiền M2 (gồm tổng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng) của Việt Nam tính chung 3 năm 2004, 2005 và 2006 hiện cao gấp gần 4 lần so với tốc độ tăng GDP trong thời gian tương ứng, vượt rất xa so với mức từ 2,5 lần trở xuống của các nước trong khu vực. Khi mức cung tiền lớn gấp gần 4 lần so với mức tăng GDP như vậy thì lạm phát cao là hệ quả tất yếu, không những trong tác động nhất thời mà còn về lâu dài.
Trong năm 2007, NHNN đã đồng loạt triển khai các giải pháp thắt chặt tiền tệ như tăng dự trữ bắt buộc (tháng 06/2007), khống chế cho vay đầu tư chứng khoán (tháng 07/2007), ngừng cung tiền đồng (kể từ tháng 08/2007)…Tuy nhiên, các giải pháp trên vẫn chưa thực sự thành công vì đã đưa ra quá trễ. Cụ thể, hàng chục nghìn tỉ đồng được tung ra mua USD dồn dập từ đầu năm, nhưng các giải pháp mãi đến tháng 6 mới đưa ra.
Về tỷ giá ngoại tệ VNĐ/USD: trong năm 2007, NHNN đã hai lần nới rộng biên độ giao động tỷ giá vào tháng 01/07 (từ +/- 0,25% lên +/- 0,5 %) và tháng 12/07 (từ +/- 0,5% lên +/- 0,75%). Sang năm 2008, NHNN lại một lần nữa nới rộng biên độ thêm 0,25% lên mức 1% vào đầu tháng 03/2008. Việc nới rộng biên độ không chỉ cho phép các NHTM sẽ có điều kiện ấn định tỷ giá mua bán linh hoạt hơn mà còn phản ánh sát hơn cung cầu ngoại tệ trên thị trường.
Tuy nhiên, biên độ tỷ giá nới rộng vào thời điểm tiền đồng đang khan hiếm, cung USD dồi dào, lãi suất đồng đô la trên thị trường thế giới liên tục giảm, đã đẩy tỷ giá rớt mạnh xuống giá sàn.
Với hơn 80% giao dịch thương mại bằng USD, điều này sẽ có lợi cho DN nhập khẩu Việt Nam nhưng lại tác động tiêu cực đến các DN xuất khẩu khi các DN này dùng VND nhập hàng, sau đó xuất khẩu - thu ngoại tệ (USD) và bán USD (cho NHTM) lấy VND - nếu đồng VND lên giá, DN xuất khẩu sẽ giảm lợi nhuận. Tình hình này rõ ràng không nằm trong mong muốn của Nhà nước khi mà xuất khẩu vẫn là nhân tố chủ đạo của tăng trưởng GDP và cải thiện thâm hụt thương mại. Trong tương lai sắp tới, khi Việt Nam đã hội nhập hoàn toàn vào kinh tế thế giới, sự tác động của tỷ giá đã có ảnh hưởng không nhỏ đến DN. Đồng thời, NHNN đã chủ trương cơ chế mở trong việc điều tiết tỷ giá để phản ánh tỷ giá thực tế trên thị trường. Với tình hình thế giới biến động mạnh mẽ và liên tục đảo chiều như hiện nay thì rủi ro về tỷ giá là một trong những rủi ro hàng đầu mà các DN cần phải quan tâm. Việc sử dụng các công cụ phái sinh trong việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá cần được triển khai rộng rãi và phổ biến hơn.
2.1.2. Vấn đề nổi cộm Tình hình Kinh tế Việt Nam đầu năm 2008:
a- Về tình hình
Có thể bạn quan tâm!
- Phân Tích Bảng Biểu Báo Cáo Tài Chính Chủ Yếu Của Công Ty:
- Sơ Lược 7 Năm Phát Triển Của Thị Trường Chứng Khóan Việt Nam
- Thực Trạng Kinh Tế Việt Nam Cuối 2007
- Số Lượng Các Dn Đạt Tiêu Chuẩn Chất Lượng Quốc Tế Qua Các
- Các Yêu Tố Tác Động Tới Cạnh Tranh Trong Ngành Và Ảnh Hưởng Của Chúng Tới Hoạt Động Kinh Doanh Ngành
- Các Yếu Tố Cạnh Tranh Trong Nội Bộ Ngành
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
(1) Tốc độ tăng trưởng kinh tế tuy vẫn tiếp tục giữ ở mức cao nhưng đã có biểu hiện chậm lại. Đáng lưu ý, tốc độ tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng thấp hơn kế hoạch và mức tăng cùng kỳ năm 2007, tháng sau thấp hơn tháng trước. Xuất khẩu tuy tiếp tục tăng nhưng đã gặp một số khó khăn và có dấu hiệu chậm lại, trong khi đó, nhập siêu tăng quá cao, cao nhất từ trước đến nay. Vốn thực hiện đầu tư toàn xã hội, kể cả vốn thực hiện FDI đều thấp hơn so cùng kỳ năm trước. Sản xuất nông nghiệp gặp nhiều khó khăn do thiên tai, dịch bệnh ở một số địa phương.
(2) Lạm phát tiếp tục tăng cao, vượt xa mức dự báo. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 3-2008 so với tháng 12-2007 tăng 9,19%, so với tháng 3-2007 tăng 19,39%. Đó là mức lạm phát cao nhất trong nhiều năm gần đây và cao hơn các nước trong khu vực.
Bảng 2: Thống kê cơ bản kinh tế Việt Nam qua các năm
(3) Thị trường tài chính, tiền tệ có nhiều biến động. Hệ thống NHbộc lộ những yếu kém trong việc bảo đảm tính thanh khoản, huy động và cho vay; vốn khả dụng của các NHTM thiếu, ở một số thời điểm đã để xảy ra tình trạng chạy đua lãi suất trên thị trường. Cơ cấu vốn của các NHcòn chưa phù hợp, tỉ lệ sử dụng vốn vay ngắn hạn để cho vay dài hạn quá lớn, khá phổ biến ở các NHTM cổ phần nhưng chậm được kiểm soát chặt chẽ. Thị trường chứng khoán suy giảm mặc dù Nhà nước đã có biện pháp hỗ trợ. Thị trường bất động sản tiếp tục có những diễn biến phức tạp. Các công cụ can thiệp thị trường để giảm áp lực nhập siêu triển khai chậm, không đồng bộ. Thực hành tiết kiệm trong chi tiêu và đầu tư công còn kém hiệu quả.
(4) Đã xuất hiện những yếu tố gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh. Giá cả nguyên, nhiên vật liệu, chi phí đầu vào tăng khá cao gây khó khăn cho nhiều DN. Nhiều dự án của các DN phải điều chỉnh dự toán, tạm dừng hoặc giảm tiến độ. Việc đồng đô la Mỹ giảm giá, có lúc NHhạn chế mua ngoại tệ
của các đơn vị xuất khẩu, lãi suất cho vay tăng cao gây khó khăn cho các đơn vị sản xuất, xuất khẩu.
b- Về nguyên nhân
(1) Nguyên nhân khách quan:
Những tác động mạnh từ bên ngoài do giá cả nhiều mặt hàng trên thế giới tăng cao, kinh tế Mỹ suy giảm, đồng USD tiếp tục mất giá; thiên tai, dịch bệnh có ảnh hưởng nhất định đến sản xuất và đời sống nhân dân.
Nền kinh tế Mỹ hiện chiếm khoảng 25% tổng GDP toàn cầu và trên 15% tổng giá trị nhập khẩu hàng hoá thế giới, sự sụt giảm của nền kinh tế Mỹ có ảnh hưởng sau rộng đến tình hình kinh tế thế giới.
Đối mặt với tình hình này, nhiều quốc gia, đã phải điều chỉnh giảm mục tiêu tăng trưởng từ 1 đến 2% như Mỹ 1,5% (năm trước là 2,7%); Khu vực đồng tiền chung Châu âu 1,6% (năm trước là 2,6%); Nhật 1,5% (năm trước là 1,9%); Trung Quốc 8% (năm trước là 11,4%). Việt Nam, với kế hoạch đặt ra ban đầu là tăng trưởng GDP ở mức 8,5-9% đã không còn sát với thực tế. Dựa trên tình hình hiện nay, cùng với quyết tâm của Chính phủ trong việc kiểm soát lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2008 dự đoán sẽ ở mức 7,5%, CPI sẽ ở mức xấp xỉ 15%.
(2) Nguyên nhân chủ quan:
- Những yếu kém vốn có của nền kinh tế đã dồn tích từ nhiều năm nhưng chậm được xử lý, khắc phục. Cơ cấu kinh tế chậm cải thiện; công nghiệp khai thác tài nguyên và gia công vẫn chiếm tỉ trọng lớn, công nghiệp phụ trợ chậm phát triển, phần lớn vật tư, nguyên liệu trung gian cho sản xuất phải nhập khẩu; giá trị gia tăng sản xuất công nghiệp thấp. Quản lý tài chính, tiền tệ, thị trường, giá cả, xuất nhập khẩu chưa chặt chẽ.
- Công tác dự báo và dự kiến các biện pháp, kế hoạch ứng phó với những tác động tiêu cực của kinh tế thế giới trong điều kiện hội nhập chưa kịp
thời, sự thiếu có kinh nghiệm và chủ động trong việc ứng phó, xử lý của một số ngành chức năng lúng túng, thiếu phối hợp đồng bộ.
- Việc phổ biến, giải thích tình hình không kịp thời, nhất là trong những trường hợp ban hành các chính sách, giải pháp mới có tính nhạy cảm, ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân và nhà đầu tư, gây tâm lý lo lắng trong xã hội.
(3) Chính sách tài chính, tiền tệ nới lỏng đã thực hiện trong nhiều năm liền nhưng quản lý chưa chặt chẽ
Để thực hiện mục tiêu tăng trưởng, từ những năm sau cuộc khủng hoảng kinh tế ở châu Á (1997 - 1998), chúng ta đã thực hiện chính sách kích cầu bằng việc nới lỏng tín dụng, tăng chi tiêu ngân sách cho đầu tư... Chính sách này đã có tác dụng tích cực trong thời kỳ "thiểu phát", nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời khi tình hình trong nước và thế giới đã thay đổi, nước ta gia nhập WTO, hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, nhất là khi chỉ số giá tiêu dùng (CPI) có dấu hiệu tăng cao dần.
- Chính sách tiền tệ :
+ Chính sách tiền tệ nới lỏng liên tục trong nhiều năm, nhất là trong năm 2007, làm tổng phương tiện thanh toán và tổng dư nợ tín dụng trong nền kinh tế tăng mạnh. Năng lực kiểm tra, giám sát của NHNN chậm được tăng cường, không theo kịp tình hình khi các tổ chức tín dụng chuyển mạnh sang hoạt động theo cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế, không kiểm soát có hiệu quả hoạt động của các NHTM, nhất là các NHTM cổ phần trong việc cho vay kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản.
+ Thị trường tiền tệ có nhiều diễn biến bất thường nhưng việc phát hiện và cảnh báo còn chưa kịp thời. Hệ thống thông tin, số liệu phục vụ việc hoạch định chính sách còn yếu và chưa đủ độ chuẩn xác.
+ Chính sách tỉ giá thấp để khuyến khích xuất khẩu trong nhiều năm không kịp điều chỉnh phù hợp khi nền kinh tế Mỹ bắt đầu suy giảm, đồng USD giảm giá mạnh. Việc đồng VND được giữ giá trị cao so với đồng USD
cùng với lãi suất trong nước cao... đã khuyến khích dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào khá lớn nhưng chưa có biện pháp hấp thụ có hiệu quả.
+ Khi có tình hình xảy ra, việc NHNN thực hiện đồng thời các giải pháp mạnh vào cùng một thời điểm : Tăng dự trữ bắt buộc, điều chỉnh tỉ lệ nợ cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán và bất động sản, tăng lãi suất chỉ đạo, phát hành tín phiếu bắt buộc đối với các NHTM, hạn chế mua, bán USD của tổ chức và cá nhân có nhu cầu... Cụ thể, nhằm kiềm chế lạm phát trong 3 tháng đầu năm 2008, NHNN đã chủ động thực hiện nhiều biện pháp để giảm lượng tiền trong lưu thông như tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 1% đối với các loại tiền gửi so với tỷ lệ quy định hiện nay; giới hạn các NHTM cho vay cầm cố chứng khoán đến 20% vốn điều lệ, thay cho quy định cho vay đến 3% tổng dư nợ như trước đay; tăng mức lãi suất cơ bản từ 8,25%/năm lên 8,75%/năm, lãi suất tái cấp vốn từ 6,5%/năm lên 7,5%/năm, lãi suất chiết khấu từ 4,5%/năm tăng lên 6,0%/năm; phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu NHNN bằng VND dưới hình thức bắt buộc đối với 41 tổ chức tín dụng vào ngày 17/03/08; nới rộng biên độ của tỷ giá thêm 0,25%. Nhưng các biện pháp này lại thiếu đồng bộ với các biện pháp khác,... tuy có góp phần ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trên thị trường tiền tệ, nhưng cũng gây khó khăn cho NHTM, tạo ra việc chạy đua nâng lãi suất huy động vốn, gây khó khăn cho sản xuất kinh doanh và xuất khẩu, ảnh hưởng đến tâm lý xã hội.
- Chính sách tài chính : Chi tiêu ngân sách chưa thực sự tiết kiệm, bội chi còn cao, hiệu quả đầu tư từ khu vực nhà nước còn thấp.
+ Bội chi ngân sách trong nhiều năm liền liên tục giữ ở mức 5% GDP trong khi quy mô nền kinh tế ngày càng lớn.
+ Tỉ lệ chi đầu tư từ khu vực nhà nước (ngân sách nhà nước, tín dụng nhà nước, DN nhà nước) lớn, nhưng hiệu quả thấp. Tình trạng đầu tư dàn trải, để nhiều công trình dở dang, chậm đưa vào khai thác, sử dụng, còn nhiều thất thoát, kém hiệu quả khá phổ biến đã kéo dài nhiều năm ở cả trung ương và địa
phương chậm được khắc phục. Hệ số ICOR (tỷ số vốn / sản lượng tăng thêm: chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn đầu tư, quan hệ giữa tăng trưởng và đầu tư
) của nền kinh tế có xu hướng ngày càng cao.
+ Chủ trương thành lập tập đoàn đa ngành chưa được nhận thức thống nhất để thực hiện tốt. Bên cạnh những kết quả đạt được về nhiều mặt, một số tập đoàn đã đầu tư rộng sang nhiều ngành, nghề, lĩnh vực không thuộc chuyên ngành, thế mạnh của mình, nhất là vào lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bất động sản, chứng khoán... Những hoạt động đầu tư này đã gây khó khăn cho quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tập đoàn, khó khăn cho NHNN trong quản lý lưu thông tiền tệ, nếu không được khắc phục sẽ làm tăng tính đầu cơ trên thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản, góp phần tăng thêm tình hình lạm phát nền kinh tế.
Khái quát lại, tuy Việt Nam đang đứng trước những khó khăn và thách thức từ những vấn đề trong nước và Thế giới nhưng trên thực tế thì hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển đều đang phải đối mặt với tình hình toàn cầu : lạm phát, giá nguyên vật liệu tăng chóng mặt, đời sống người dân đi xuống, thiên tai địch họa.... Vì vậy nếu đánh giá trên tình hình chung ấy thì Việt Nam vẫn là 1 nền kinh tế có tiềm năng phát triển mạnh trong tương lai ở khu vực cũng như trên Thế giới.
2.2 Tổng quan về ngành dược Việt Nam
2.2.1.Giới thiệu chung
2.2.1.1 Lịch sử ngành Dược ở Việt Nam:
Ngành Dược sản xuất ra các sản phẩm y tế chăm sóc sức khoẻ con người. Đây là ngành thiết yếu, có yếu tố xã hội cao và cần thiết cho dù kinh tế xã hội có phát triển hay suy thoái.
Từ sau ngày đất nước thống nhất (1975), công nghiệp dược Việt Nam đã có “một hệ thống” (nói đúng hơn là một tập hợp) cơ sở sản xuất dược phẩm phân cấp theo tầng nấc hành chính: các DN dược trung ương (chủ yếu
có nhà máy ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh), các DN cấp tỉnh, thành phố và hơn 500 cơ sở sản xuất của các công ty dược phẩm huyện. Toàn bộ “hệ thống sản xuất” này tồn tại dựa trên giá trị 30 triệu rúp chuyển nhượng (tương đương 30 triệu USD) về thuốc do khối SEV viện trợ và trao đổi thương mại cho Việt Nam trước khi khối SEV sụp đổ, bao gồm một số thành phẩm thuốc (cảm sốt, kháng sinh nhóm betalactam, corticoid, vitamin...) và một số nguyên liệu dược thiết yếu. Nguồn nguyên liệu thứ hai được ngành dược tạo ra dựa trên nguồn ngoại tệ “tự có” do các DN xuất khẩu dược liệu thô và tinh dầu để nhập khẩu thuốc thành phẩm và nguyên liệu dược. Nhờ vậy mà trong suốt thời kỳ Việt Nam bị Mỹ thực hiện chính sách thù địch cấm vận kinh tế, ngành dược vẫn có thể đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất về thuốc, góp phần quan trọng vào những thành tựu nổi bật của ngành y tế Việt Nam thời bao cấp. Mức tiêu thụ bình quân thuốc trên đầu người thời kỳ này (1975- 1990) đạt vào khoảng 0,5-1USD/năm.
2.2.1.2 Tình hình phát triển ngành Dược
Những chính sách về đổi mới cơ chế kinh tế cùng với việc thực hiện chủ trương sắp xếp lại và đổi mới quản lý DN của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện cho sự khởi sắc của công nghiệp dược Việt Nam. Đặc biệt, sau khi Thủ tướng Chính phủ ban hành Chính sách quốc gia về Thuốc (1996), công nghiệp dược Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể.
Trị giá thuốc sản xuất trong nước năm 2006: 475,403 triệ u USD tăng 20% so vớ i năm 2005, năm 2007: 600,63 triệ u USD tăng 26,34% so vớ i năm 2006, trong đã doanh thu SX củ a cá c nhà má y đạ t GMP là 546,57 triệ u USD (đạ t 91%). Năm 2007: thuố c trong nướ c SX đá p ứ ng 52,86% nhu cầ u ; Mức tiêu thụ thuốc bình quân đầu người đã tăng gấp 3,2 lần, từ 4,2 USD (1995) lên 13,4 USD/năm, tăng gấp 2,9 lần so với năm 2001 và 1,2 lần so với năm 2006 và gấp 13 lần so với năm 1990.