Mặt khác, việc gia nhập WTO cùng với việc từng bước tháo dỡ hàng rào thuế quan sẽ tạo ra môi trường cạnh tranh khốc liệt đối với các DN sản xuất dược phẩm do có tham gia của các công ty nước ngoài.
Rủi ro hàng nhái, hàng giả: Hiện nay trên thị trường dược phẩm làm giả, làm nhái chiếm tỷ lệ khá cao, theo thống kê thì tỷ lệ thuốc giả phát hiện năm 2007 gấp gần 3 lần tỷ lệ chung trong năm năm gần đây. Điều này nếu không được ngăn chặn và can thiệp sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín và thương hiệu của các DN trên thị trường.
2.2.6 Tốc độ tăng trưởng của ngành dược
WHO&UNTAD | |
Phân loại công nghiệp dược các nước theo 4 cấp độ | Tính chất |
Cấp độ 1 | Hoàn toàn nhập khẩu |
Cấp độ 2 | Sản xuất được một số generic, đa số phải nhập khẩu |
Cấp độ 3 | Có công nghiệp dược nội địa sản xuất generic , xuất khẩu được một số dược phẩm |
Cấp độ 4 | Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới |
Có thể bạn quan tâm!
- Số Lượng Các Dn Đạt Tiêu Chuẩn Chất Lượng Quốc Tế Qua Các
- Các Yêu Tố Tác Động Tới Cạnh Tranh Trong Ngành Và Ảnh Hưởng Của Chúng Tới Hoạt Động Kinh Doanh Ngành
- Các Yếu Tố Cạnh Tranh Trong Nội Bộ Ngành
- Báo Cáo Tình Hình Tài Chính Tóm Tắt 3 Công Ty Đơn Vị: Vnđ
- Chỉ Tiêu Tỉ Trọng Trong Sản Xuất- Kinh Doanh
- Giải Pháp Về Quy Hoạch, Đổi Mới Công Nghệ Và Nghiên Cứu Khoa Học:
Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.
Biều 6: Tổng số tiền thuốc và bình quân tìền thuốc đầu người qua các
năm
Nguồi: Cục quản lý Dược.
Dự báo hoạt động của ngành với tốc độ tăng trưởng:
Thị trường nội địa mới chỉ chiếm 52% thị phần. Đây là con số khiêm tốn so với tiềm năng của ngành. Dự báo tốc độ tăng trưởng của ngành vẫn duy trì ổn định ở mức cao 18%-20%/ năm trong giai đoạn 2007-2010. Các DN đầu ngành vẫn sẽ đóng góp lớn và mức tăng trưởng chung của ngành. Các DN này có thể đạt mức tăng trưởng trên 25%/ năm. Đến năm 2010 các DN trong ngành sẽ chiếm 50-60% giá trị dược phẩm tiêu thụ trong nước. Trong thời gian tới các DN có xu hướng tăng vốn điều lệ nhằm đầu tư công nghệ hiện đại, đổi mới trang thiết bị, xây dựng nhà máy sản xuất dược đạt tiêu chuẩn GMP có sản lượng, quy mô, năng xuất cao, sản phẩm uy tín chất lượng. Đến hết năm 2010, tất cả các cơ sở sản xuất, kinh doanh, nghiên cứu và kiểm nghiệm dược phẩm đều đạt tiêu chuẩn GMP.
Đối với các DN hàng đầu sẽ đa dạng hoá sản phẩm phù hợp với thị trường; đặc biệt chú trọng đầu tư sản phẩm đặc trị có hàm lượng công nghệ cao, tăng cường xuất khẩu. Tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận sẽ vẫn ở mức cao khoảng 20-30%/ năm và tỷ lệ chi trả cổ tức ổn định 18-24%/năm
2.2.7 Chu kỳ của sản phẩm ngành dược
Ngành có sự nhạy bén nhất định đối với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng mạnh, GDP không ngừng gia tăng và đời sống nhân dân được nâng cao thì nhu cầu về dược phẩm đặc biệt là thuốc bổ, biệt dược…không ngừng tăng. Điều này làm tăng doanh thu lợi nhuận của ngành. Ngược lại khi nền kinh tế suy thoái, đời sống và thu nhập của dân cư bị sụt giảm thì nhu cầu về dược phẩm cũng bị ảnh hưởng. Doanh thu và lợi nhuận của ngành giảm nhưng giảm chậm và không bị nhiều tác động thuận chiều như các ngành khác do chăm sóc sức khoẻ vẫn là vấn đề thiết yếu.
Qua những kết quả phân tích được ở trên, ta có thể kết luận ngành dược đang ở trong Giai đoạn tăng trưởng nhanh.
2.3. Phân tích công ty niêm yết ngành dược:
Khi cổ phiếu các ngành tài chính, bất động sản mất đi tính hấp dẫn vốn có thì những ngành sản xuất có tính đặc thù sẽ... ăn điểm. Đó chính là lời giải thích hấp dẫn nhất cho cổ phiếu ngành dược.
Tổng giá trị sử dụng thuốc cả nước mỗi năm tăng từ 18-20% (năm 2008 ước khoảng hơn 1,34 tỷ USD). Tuy nhiên, thuốc sản xuất trong nước mới đáp ứng được hơn 52% nhu cầu. Do đó, tiềm năng phát triển của ngành dược phẩm trong các năm tới là rất lớn.
Cả nước có 171 Công ty sản xuất dược phẩm nhưng chỉ có một số ít DN có tên tuổi như Dược Hậu Giang, Traphaco, Mekophar, Imexpharm, Domesco... Trên thị trường, các cổ phiếu dược phẩm luôn nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư bên cạnh những ngành như dầu khí, viễn thông... Hiện mới có ba DN dược phẩm đã niêm yết là Dược Hậu Giang (DHG), Domesco (DMC) và Imexpharm (IMP). Cả ba DN này đều là những hãng dược phẩm hàng đầu trong nước, có thị phần lớn và thương hiệu được đông đảo người tiêu dùng biết đến. Sau một thời gian tích cực "gom", tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại ba DN này đã ở mức khá cao.
2.3.1.Phân tích cơ bản về 3 công ty dược niêm yết:
Công ty cổ phần Dược Hậu Giang
Công ty cổ phần XNK y tế Domesco
Công ty cổ phần dược phẩm Imexpharm Bảng so sánh yết tố cơ bản của 3 công ty:
Công ty/ chỉ tiêu | DHG | DMC | IMP |
Hình thành | Tiền thân là DN nhà nước được thành lập năm 1974, Dược Hậu Giang thực hiện CPH vào năm 2004 với mức VĐL 80 tỷ đồng. Sau 02 lần tăng vốn, VĐL hiện tại là 200 tỷ đồng. | Domesco được thành lập năm 1985, chuyển sang hình thức cổ phần năm 2004, VĐL ban đầu là 60 tỷ đồng. Ngày 25/12/2006, Domesco chính thức niêm yết 10.700.000 cổ phiếu trên TTGDCKTp.Hồ Chí Minh, VĐL hiện tại là 137,7 tỷ đồng. . | Tiền than Imexpharm là Xí nghiệp liên hiệp dược Đồng Tháp, thành lập năm1983, CPH năm 2001, VĐL ban đầu 22 tỷ đồng. Ngày 15/11/2006, Imexpharm chính thức giao dịch 8,4 triệu cổ phiếu trên TTGDCK Tp.Hồ Chí Minh, VĐL hiện tại 116 tỷ đồng |
Thi phần | >10% | 5,5% | 4,5% |
Sản phẩm | Nhà máy đạt tiêu chuẩn GMP-WHO, GSP-WHO, GLP-WHO, ISO/IEC 17025, với 274 số đăng ky lưu hành, dòng sản phẩm đặc trị tương đương sản phẩm gốc đủ sức cạnh tranh với sản phẩm ngoại nhập. Sản phẩm Dược Hậu Giang phong phú về chủng loại với 12 nhóm: nhóm giảm đau – hạ sốt (thương hiệu Hapacol) gồm trên 20 sản | Hiện Dosmesco đang vận hành 4 nhà máy sản xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO, GSP, GLP, tập trung vào 3 nhóm kháng sinh Penicillin (27% sản lượng), Cephalosporin (22,5% sản lượng), Non beta (49% sản lượng) với 210 số đăng ky lưu hành, và 1 nhà máy sản xuất thực phẩm-nước giải khát (1,6% sản lượng). | Nhà máy đáp ứng đầy đủ 3 tiêu chuẩn GMP – WHO, GSP – WHO, GLP - WHO, với 190 số đăng ký lưu hành, trong đó có 30 sản phẩm đặc trị sản xuất dưới hình thức nhượng quyền từ các tập đoàn dược lớn của thế giới như Sandoz, Sanofi, Pharmascience |
phẩm; nhóm kháng sinh với 2 sản phẩm tiên phong thuộc dạng đặc trị cho hệ thống điều trị là Haginat, Klamentin (2005); nhóm tai mũi họng - ho - hen suyễn - sổ mũi; tim mạch; tiêu hóa và gan mật; cơ – xương - khớp; tiểu đường; hệ thần kinh; vitamin – khoáng chất; mắt; da liễu; chăm sóc sắc đẹp | |||
Hoạt động kinh doanh | Tỷ trọng doanh thu hoạt động sản xuất và thương mại là 92% : 8 %. Năm 2007, công ty tiếp tục dẫn đầu các DN sản xuất trong nước về doanh thu sản xuất, chiếm 14,13% | Hoạt động kinh doanh bao gồm kinh doanh dược phẩm và thiết bị y tế (chiếm 45% doanh thu); dược phẩm tự sản xuất (chiếm 52%); các hoạt động khác bán nước tinh khiết, rượu, nước giải khát, thực phẩm chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng doanh thu. | Imexpharm là DN tiên phong đi vào lĩnh vực sản xuất nhượng quyền từ rất sớm. Hiện nay, tỷ lệ doanh thu dòng sản phẩm tự sản xuất và nhượng quyền là 75% : 25%. Công ty cũng rất tập trung cho hoạt động sản xuất, với tỷ lệ doanh thu sản xuất đến 93%, còn lại 7% là thương mại |
Xuất khẩu | Hoạt động xuất khẩu đang trong giai đoạn bắt đầu với hơn 50 sản phẩm được cấp phép lưu hành tại các nước | Kim ngạch nhập khẩu thiết bị y tế hơn 2 triệu USD, tân dược hơn 10 triệu USD (2007). |
Moldova, Ukraina, Nga, M.ng Cổ, Rumani, Campuchia, Lào, Hàn Quốc…Kim ngạch xuất khẩu đạt 1 triệu USD năm 2007. | Năm 2005 kim ngạch xuất khẩu chiếm 4.1% tổng kim ngạch xuất khẩu của các công ty dược. | ||
Hệ Thống phân phối | Hệ thống phân phối sau và rộng bao phủ 98% nhà thuốc (riêng tại TP.HCM là 100%), với 6 khu vực chính, 5 trung tâm phân phối trực thuộc, 26 trung tâm liên kết với các công ty dược địa phương, 17 nhà thuốc tại bệnh viện. | Hệ thống phân phối chủ yếu qua bệnh viện và trung tam y tế với 5 chi nhánh trải dọc 3 miền, gắn liền với hoạt động marketing theo từng phan khúc khách hàng. | Hệ thống phân phối chủ yếu tập trung tại TP.Hồ Chí Minh (20%) và khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (51%), thông qua 7 chi nhánh, 7 hiệu thuốc trực thuộc và một số công ty phân phối độc quyền. |
Triển vọng phát triển | Dược Hậu Giang hiện là một trong số ít các DN có doanh thu trên 1.000 tỷ đồng. Với tham vọng giữ vững vị thế dẫn đầu trong ngành dược nội địa, Dược Hậu Giang chuẩn bị đầy đủ nguồn lực cho hoạt động sản xuất, đáp ứng các tiêu chuẩn chuyên ngành, đảm bảo yếu tố hiệu quả của | Domesco đã có những bước đi vững chắc đáp ứng yêu cầu chuyên ngành, mở rộng quy mô sản xuất, đảm bảo được vị thế cạnh tranh. Domesco đang triển khai san lấp mặt bằng xay dựng xưởng sản xuất thuốc non – betalactam tại khu CN Cần Lố (7.070 m2), vốn đầu tư 150 tỷ đồng, công suất 6 tỷ | Hiện nay Imexpharm tiếp tục tập trung nguồn lực phát triển lĩnh vực kinh doanh theo chiều sâu. Đây là một trong những chiến lược giữ lợi thế cạnh tranh riêng trong thời gian tới. Nhà máy thuốc tiêm kháng sinh Cephalosporin các thế hệ (tổng vốn đầu tư 107 tỷ đồng) dự kiến sẽ được hoàn |
mục tiêu tiếp thị, tiếp tục xay dựng hệ thống phan phối sau và rộng nhằm bao phủ 100% thị trường, đồng thời mở rộng hoạt động xuất khẩu. Hiện dự án mở rộng nhà máy đáp ứng tiêu chuẩn GMP – WHO đang được thực hiện, vốn đầu tư 30 tỷ đồng. Bên cạnh đó Công ty triển khai dự án hoàn thiện hệ thống phan phối tại miền Trung - Bắc, xay dựng tổng kho nhằm đảm bảo tồn trữ kịp thời đáp ứng nhu cầu tiêu thụ. Công ty vừa thực hiện mua đất tại các tỉnh thành với tổng vốn đầu tư là 50,8 tỷ đồng Dược Hậu Giang cũng đang triển khai kế hoạch xay dựng thêm nhà máy mới tại trung tam Tp. Cần Thơ trên diện tích 31.661 m2, đ. triển khai mua đất giá trị 50 tỷ đồng. Ngoài ra, Công ty còn mở | viên/năm, dự kiến hoàn thành cuối 2009. Nhà máy nguyên liệu dược thảo tại Đồng Tháp đang được triển khai tại khu CN Cần Lố (3.264 m2), với tổng vốn đầu tư 57 tỷ đồng, công suất 500 tấn/năm. Song song đó, Công ty đang triển khai dự án tại khu CN Tân Tạo (Tp.HCM) với nhà máy bao bì sạch cấp cao (2.530 m2) có vốn đầu tư 55 tỷ đồng, công suất 3 tỷ đvsp/năm và kho dược (2.821 m2) có vốn đầu tư 22 tỉ đồng. Hiện Domesco đang quản ly khu công nghiệp Cần Lố (Đồng Tháp) với tổng diện tích khoảng 11,3 hécta, mục đích để xây dựng các nhà máy sản xuất của Domesco, đồng thời cho các DN cùng lĩnh vực thuê (tránh nhiễm khuẩn chéo đối với ngành dược) Đặc biệt Công ty tối ưu hóa lợi thế kinh doanh | thành vào năm 2009. Dòng sản phẩm này có tần suất cao trong phác đồ điều trị các căn bệnh nặng, hầu hết đang được nhập khẩu. Chính vì vậy đây là bước đi chiến lược để Imexpharm chiếm lĩnh mảng thị trường bỏ ngỏ. Hiện dự án đầu tư nhà máy sản xuất nguyên liệu dược (vốn đầu tư 14 tỷ đồng) trên diện tích 0,5 ha (Long An) đang được triển khai, tập trung sau vào sản phẩm có nguyên liệu từ dược thảo sẵn có tại Đồng bằng sông Cửu Long, thời gian dự kiến hoàn thành cuối năm 2008. |