Các Yêu Tố Tác Động Tới Cạnh Tranh Trong Ngành Và Ảnh Hưởng Của Chúng Tới Hoạt Động Kinh Doanh Ngành



Số cơ sở bán lẻ

29.541

39.319

39.016

(2000 dân/cơ sở bán lẻ)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Phân tích cổ phiếu niêm yết nghành dược Việt Nam - 8


Tình trạng thiếu vốn, kỹ thuật, công nghệ cũng như năng lực quản lýlàm hạn chế khả năng tiếp cận công nghệ tiên tiến và trình độ quốc tế. Các ngành công nghiệp đồng hành như công nghiêp Hoá chất, công nghiệp Hoá dầu, công nghệ sinh học... của nước ta chưa phát triển là một ảnh hưởng lớn mà ngành Dược không thể tự thân khắc phục được. Việc đầu tư vốn, khoa học kỹ thuật để kế thừa và nâng cao giá trị sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền và thuốc sản xuất từ dược liệu thảo mộc còn hạn chế. Khắc phục tồn tại này càng khó khăn hơn khi công tác phát triển dược liệu không chỉ của riêng ngành Dược, mà còn liên quan và phụ thuộc vào nhiều bộ, ngành khác.

Ngoài ra, theo lộ trình cam kết gia nhập WTO, kể từ ngày 1/1/2009, các công ty dược nước ngoài được phép trực tiếp nhập khẩu thuốc, không cần thông qua các công ty trung gian để nhập khẩu ủy thác. Khi đó, giá bán các loại thuốc nhập khẩu sẽ giảm và các công ty trong nước sẽ phải chịu sự cạnh tranh mạnh mẽ hơn.

2.2.2 Tính mùa vụ của ngành:

Ngành dược là ngành có tính mùa vụ không rõ ràng. Tính mùa vụ được thể hiện ở việc gia tăng doanh số của các hãng dược vào một thời điểm nhất định trong năm. Đối với ngành dược, thời điểm đó sẽ ứng với lúc mà số lượng bệnh nhân gia tăng, số người có nhu cầu sử dụng thuốc gia tăng. Những nguyên nhân dẫn đến việc số người có nhu cầu sử dụng thuốc gia tăng có thể là do chiến tranh, dịch bệnh, hoặc nhu cầu tự chăm sóc sức khỏe của bản thân gia tăng. Những yếu tố như chiến tranh dịch bệnh thường khó dự đoán và diễn ra không mang tính lặp đi lặp lại, nên để suy đoán được tính mùa vụ của ngành dược nhiều khi chỉ mang tính tích chất tương đối. Dựa trên một số


phân tích và nghiên cứu, ở Việt Nam ngành dược thường đạt được doanh thu cao vào mùa hè, mùa hè số người mắc bệnh thường cao hơn các mùa khác, dịch bệnh dễ lây lan, dẫn đến nhu cầu sử dụng thuốc tăng cao hơn các mùa khác.

2.2.3 Các yêu tố tác động tới cạnh tranh trong ngành và ảnh hưởng của chúng tới hoạt động kinh doanh ngành

2.2.3.1 Sản phẩm thay thế :

Sản phẩm thuốc là không thể thiếu đối với người dân. Khi có bệnh, ai cũng phải uống thuốc, đắt cũng phải uống, rẻ cũng phải uống, người giàu dùng thuốc nhiều hơn người nghèo vì có nhiều tiền hơn và họ không chỉ mua thuốc khám bệnh mà còn mua thuốc tẩm bổ.

Thuốc là sản phẩm không thể thay thế bằng một loại sản phẩm nào khác. Nhiều người nói tập thể dục là một biện pháp tốt để duy trì sức khỏe, tuy nhiên không phải cứ tập thể dục là không bị bệnh và nếu bị mắc bệnh thì không phải cứ tập thể dục là khỏi được.

2.2.3.2 Sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng.

Thuốc là sản phẩm hầu như không cần những sản phẩm đi kèm nhằm mục đích hỗ trợ tiêu dùng một cách trực tiếp, mà chỉ có những sản phẩm hỗ trợ tiêu dùng mang tính gián tiếp như vỏ thuốc, hộp thuốc…

2.2.3.3 Hàng rào ngăn cản các DN mới gia nhập ngành

Các hàng rào ngăn cản là những yếu tố khó khăn nhằm làm chùn bước DN muốn gia nhập ngành. Hàng rào ngăn cản trong ngành dược có thể bao gồm những yếu tố sau.

Lợi thế quy mô

Sản xuất dược phẩm là lĩnh vực đòi hỏi một trình độ công nghệ nhất định, đòi hỏi đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, nguồn nhân lực ngay từ đầu. Khi đã đáp ứng được những điều đó thì sản xuất càng nhiều, mạng lưới phân phối càng rộng sẽ càng có lợi. Điều này tạo nên một rào cản đối với những DN


định gia nhập ngành, đó là để đạt được sự hiệu quả cao thì DN phải xác lập một quy mô nhất định.

Các DN mới tham gia ngành sẽ phải cạnh tranh với các DN trong ngành, mà trong số đó đã có những DN có quy mô lớn và hoạt động hiệu quả.

Bảng 9: Doanh Thu và lợi nhuận sau thuế của một vài công ty lớn trong thị trường Dược Việt Nam


Điều này đặt ra một rào cản đối với những DN có ý định gia nhập ngành. Từ trước đến nay các DN ngành dược vẫn được nhà nước ưu đãi nhiều mặt (thuế, mạng lưới phân phối, cơ sở sản xuất, hỗ trợ giá), hơn nữa với việc chiếm lĩnh thị trường như Dược Hậu Giang, Domesco, Imexpharm, Mekophar, Traphaco thì việc cạnh tranh của các DN mới là rất khó khăn.


Tính chất khác biệt của sản phẩm

Các sản phẩm của ngành dược phẩm ít mang tính khác biệt.

+Sản phẩm thuốc bản chất nói chung là giống nhau. Điều này thể hiện ở việc, đối với một loại bệnh, ta có thể lựa chọn một trong những hãng thuốc khác nhau ( trong hay ngoài nước ), lựa chọn những nhãn hiệu thuốc khác nhau, miễn là chúng có cùng công dụng, dùng để chữa loại bệnh đó.

Tuy vậy, nhưng ngành dược lại có sự khác biệt đặc thù của nó. Đó là tác dụng phụ của thuốc, hoặc tính công hiệu của thuốc. Đi kèm với nó là thương hiệu, là uy tín của các hãng sản xuất. Có thể 2 loại thuốc của 2 hãng sản xuất cùng chữa được một chứng bệnh, nhưng tính công hiệu của 2 loại thuốc đó lại khác nhau ví dụ như: một loại thì có tác dụng lâu dài hơn, tránh việc tái phát bệnh, còn một loại thì dễ dẫn đến tình trạng tái phát bệnh; hoặc tác dụng phụ của 2 loại thuốc đó khác nhau ví dụ như: một loại sẽ làm cho người uống buồn nôn, buồn ngủ, còn một loại sẽ dẫn đến hậu quả xấu nếu người bệnh đang bị bệnh tim...Ở Việt Nam, do số lượng thuốc nhập khẩu lớn


( chiếm đến hơn 50% tổng giá trị thuốc sử dụng ), còn lại là thuốc sản xuất trong nước, do vậy có thể thấy một sự đa dạng về nguồn thuốc ngoại nhập, từ đó dẫn đến có nhiều loại thuốc, với các tính chất, tính công hiệu, cũng như tác dụng phụ khác nhau.

+ Sự khác biệt của sản phẩm dược còn thể hiện ở giá cả của sản phẩm. Do công nghệ sản xuất thuốc Việt Nam nói chung còn thấp, Việt Nam phải nhập nhiều thuốc, phụ thuộc nhiều vào thuốc nước ngoài, dẫn đến giá cả của thuốc ngoại và thuốc nội khác nhau khá rõ nét, thuốc ngoại ( kể cả nhập khẩu hay sản xuất trong nước với sự nhượng quyền của nước ngoài ) nhìn chung đắt hơn thuốc nội khá nhiều, đặc biệt là những thuốc đặc trị, chữa những bệnh nan y, hay những thuốc mà Việt Nam không sản xuất được.

+Ngoài ra sự khác biệt còn thể hiện ở các sản phẩm của chiến lược Marketing trong mỗi DN. Mỗi DN, tùy thuộc vào tình hình cụ thể của mình sẽ có một chiến lược marketing phù hợp, nhằm thu hút khách hàng.

Có những DN có mạng lưới phân phối cấp 1 rộng như Dược Hậu Giang, nhưng cũng có những DN lại chủ yếu phân phối qua trung gian. Trong ngành dược phẩm, mạng lưới phân phối đóng vai trò rất quan trọng, vì tính đặc thù của sản phẩm thuốc: Phải nhanh, khi cần phải có ngay. Vì vậy, chiếm lĩnh và xây dựng một mạng lưới phân phối rộng lớn sẽ tạo thế mạnh cạnh tranh đáng kể đối với DN trong ngành dược , mà để thực hiện được điều này đòi hỏi thời gian, tiền bạc, điều mà không phải DN mới nào cũng có được.

Chiến lược Marketing còn thể hiện ở những dịch vụ tiện ích giành cho khách hàng, những chiêu thức quảng cáo: Dược Hậu Giang quảng bá thương hiệu bằng cách lập câu lạc bộ cho khách hàng, Mekophar xây nhà tình thương, tư vấn miễn phí thuốc cho người dân, hay Domesco tài trợ cho các giải đấu....Dù chiến lược Marketing như thế nào, thì mục tiêu cuối cùng cũng phải là bán được hàng. Rõ ràng, đối với các DN mới gia nhập ngành, mà lại là ngành nhạy cảm như ngành dược phẩm -liên quan trực tiếp đến sức khỏe và


sinh mạng của người tiêu dùng, thì việc quảng bá thương hiệu, sản phẩm lại càng là một vấn đề khó khăn.

Yêu cầu về vốn

Để gia nhập ngành dược, trước hết cần phải có cở sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị thỏa mãn một số điều kiện như điều kiện sản xuất, kiểm nghiệm, bảo quản lưu trữ, phân phối …tùy vào loại hình kinh doanh.

Để sản xuất một số loại dược phẩm đặc trị đòi hỏi phải có dây chuyền công nghệ hiện đại cũng như phải có đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ về y dược học, đây là những mảng còn thiếu và yếu ở Việt Nam.

Tham gia vào kênh phân phối

Theo Luật Đầu tư, nhà nước quy định các DN nước ngoài không được phân phối dược phẩm.

Kênh phân phối hiện nay chủ yếu do các DN Việt Nam nắm giữ.

Các DN dược phẩm lớn ở nước ngoài có xu hướng chọn những DN dược phẩm Việt Nam có uy tín phân phối chính cho mình nên các DN mới tham gia sẽ gặp khó khăn nếu muốn phân phối dược phẩm cho nước ngoài.

Thuốc là mặt hàng thiết yếu nên để việc phân phối có hiệu quả, các DN sản xuất phải xây dựng được một hệ thống đại lý phân phối rộng khắp, các DN mới tham gia sẽ chưa thể xây dựng được hệ thống này.

Đây là rào cản rõ nét đối với các DN muốn gia nhập ngành

Các chính sách của chính phủ.

Tùy từng loại hình kinh doanh, nhà nước quy định các cơ sở kinh doanh phải đảm bảo được những điều kiện nhất định mới được tham gia ngành. Các quy định về dược phẩm như Quy định về trang thiết bị, quy định về nhà xưởng máy móc, quy định về nhân lực, hay quy định về loại hình kinh doanh của các DN muốn tham gia sản xuất kinh doanh dược phẩm đã được nói rõ trong Luật Dược và Nghị định số 79/2006 ND-CP và một số văn bản pháp luật có liên quan như Nghị định hướng dẫn Luật Đầu Tư


Nhà nước quy định các DN có vốn đầu tư nước ngoài không được nhập khẩu và phân phối thuốc ở Việt Nam, nhằm tránh hiện tượng độc quyền, thao túng thuốc của những DN lớn nước ngoài.

Một DN muốn hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm thì tùy loại hình cụ thể sẽ đòi hỏi phải thoải mãn những yêu cầu về cơ sở vật chất, quy trình sản xuất, như GMP, GLP , GSP... nhân lực có trình độ chuyên môn có chứng chỉ y dược.

Nhà nước quy định giá thuốc, sao cho giá thuốc ở Việt Nam không cao hơn giá thuốc cùng loại bán ở các nước trong khu vực.

Quyết định cũng quy định đến hết ngày 31/12/2010, tất cả các cơ sở sản xuất thuốc từ dược liệu phải đạt nguyên tắc, tiêu chuẩn GMP-WHO.

Quyết định 19/2005/QĐ-BYT cũng đã quy định thay đổi về lộ trình triển khai áp dụng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc” (GSP); theo đó, đến hết ngày 31/12/2006, tất cả các cơ sở kinh doanh thuốc đã và đang hoạt động xuất nhập khẩu trực tiếp thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người phải có kho bảo quản thuốc đạt tiêu chuẩn GSP mới được tiếp tục xuất nhập khẩu trực tiếp. Đến hết ngày 31/12/2010, tất cả các cơ sở kinh doanh, tồn trữ, bảo quản thuốc, khoa dược bệnh viện, viện nghiên cứu và trung tâm y tế triển khai áp dụng nguyên tắc GSP và các cơ sở kinh doanh dịch vụ kho bảo quản thuốc phải đạt nguyên tắc GSP và được Bộ Y tế công nhận DN đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kho bãi mới được phép hoạt động

Theo cam kết WTO:

Sự thông thoáng đã được phần nào mở ra như: hiện nay Thuế đành vào mặt hàng dược phẩm là từ 0-10 % , và đến năm 2010 dự kiến sẽ giảm xuống còn 0-5%

Thuế trung bình sau 5 năm VN gia nhập WTO là 2,5%

Đến 2009, các DN có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được quyền nhập khẩu dược phẩm, nhưng không đươc phân phối. Điều này sẽ vẫn là cản trở làm hãm bớt sự tham gia của các DN nước ngoài.


Kết luận: Rào cản gia nhập ngành của các DN là ở cấp độ trung bình khá

2.2.3.4 Sức mạnh mặc cả của người mua

2.2.3.4.1 Những yếu tố tạo nên sức mạnh mặc cả của người mua :

Cá nhân sử dụng thuốc có rất ít sức mạnh để mặc cả. Bởi vì khi đã bị bệnh thì sẽ cố gắng mọi cách, mọi giá để chữa bệnh. Chính điều này sẽ kìm hãm sức mạnh mặc cả của họ.Tuy nhiên, họ vẫn có thể lựa chọn các cơ sở phân phối khác nhau để mua.

Đối với người mua là DN phân phối, các cơ sở phân phối

Ngành dược Việt Nam tiêu thụ sản phẩm chủ yếu ở trong nước. Kim ngạch xuất khẩu của ngành rất ít ,do trình độ khoa học công nghệ chưa đủ cao, chưa chế tạo được nhiều loại thuốc có khả năng xuất khẩu, bên cạnh đó nhu cầu thuốc trong nước còn nhiều, mà lượng cung thì lại hạn chế. Thị trường của ngành là thị trường trong nước, như vậy có thể thấy tầm quan trọng của các DN phân phối đối với các DN sản xuất trong ngành.

Các công ty dược có thể tự phân phân phối thông qua các kênh phân phối của chính họ hoặc thông qua các kênh phân phối của các bệnh viện và các công ty dựoc phẩm bán lẻ, vvv... vì thực chất các công ty rất khó có thể trực tiếp mở rộng việc bán thuốc tới người bệnh và họ phải bán thông qua các kênh phân phối khác nhau do vậy các khách hàng chủ yếu của các công ty chế biến dược phẩm là các nhà phân phối thuốc bán buôn, bán lẻ và các bệnh viện hoặc các trung tâm thuốc.

Những đặc tính đó làm cho các công ty dược có thể bị áp đặt đầu ra, điều này có thể được minh chứng bằng rất nhiều các đợt khuyến mại của các công ty Dược, không chỉ ở Việt Nam mà cả trên thế giới.

2.2.3.4.2 Những yếu tố làm giảm sức mạnh của người mua

Đối với người mua là cá nhân sử dụng thuốc


o Dược phẩm là mặt hàng thiết yếu đối với người dân. Người bệnh nếu không dùng thuốc thì không thể khỏi bệnh. Là mặt hàng không có hàng hóa thay thế.

o Sức sản xuất trong nước còn yếu, phải nhập khẩu số lượng lớn, nhiều khi tình trạng khan hiếm thuốc còn xảy ra

o Thị trường dược phẩm Việt Nam nói chung ít nhạy cảm với giá, điều này là dễ hiểu bởi tính đặc thù của sản phẩm thuốc. Do tâm lý người dân, khi có bệnh thì dù với giá nào cũng phải chữa được bệnh, bên cạnh đó là thói quen dùng thuốc ngoại dù phải mua đắt, nhiều người cho rằng thuốc đắt là thuốc tốt.

Đối với người mua là DN phân phối

Số lượng các DN phân phối, có nhu cầu mua thuốc về để phân phối là rất lớn, dẫn đến tình trạng cạnh tranh giữa các DN phân phối, sự liên minh liên kết giữa các DN này không phổ biến. Những yếu tố đó sẽ làm giảm sức mạnh của nhóm này.

Kết Luận: Người mua trong thị trường dược phẩm có sức mạnh ở mức trung bình khá

2.2.3.5 Sức mạnh mặc cả của người bán

Nhu cầu của ngành dược gồm có:

Nguyên liệu:

Hóa chất tổng hợp:

VN hầu như chưa sản xuất được nguyên liệu hóa dược, phải nhập khẩu tới 90%

Hóa chất tổng hợp được chiết suất chủ yếu từ dầu mỏ nên khi giá dầu biến động thì sẽ dẫn đến sự biến động của giá nguyên liệu

Sự bất ổn về chính trị, thiên tai dịch bệnh, sự tăng cường dự trữ của các nước cũng như đầu cơ tích trữ của các tập đoàn dược phẩm lớn cũng sẽ làm giá nguyên liệu biến động

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2022