Phân Tích Lợi Ích-Chi Phí Của Các Tác Nhân Tham Gia Chuỗi

lóc tươi sống mua bán bình quân mỗi này là 41,4 kg/sạp, sạp cấp tỉnh bán với số lượng nhiều hơn sạp cấp huyện (45,0 kg so với 36,7 kg).

Khô cá lóc được tiêu thụ rất ít ở các chợ cấp huyện, chỉ có 3 sạp/chợ và bình quân bán khoảng 8,0 kg/ngày/sạp. Do chợ cấp huyện gần với nông thôn, mà người tiêu dùng ở nông thôn có thể tự làm khô cá lóc tại nhà và để lại sử dụng nên việc mua khô cá lóc tại chợ là rất ít. Ngược lại, ở thành thị thì không có điều kiện tự làm khô cá lóc nên sản lượng khô cá lóc ở các chợ cấp tỉnh tiêu thụ khá nhiều, bình quân khoảng 19 sạp/chợ thì bán mỗi ngày được 39,0 kg/sạp. Ngoài ra, các sạp bán lẻ ở thành thị còn cung cấp cho các quán ăn và nhà hàng, là nơi tiêu thụ nhiều sản phẩm khô cá lóc nhất.

Tương tự, mắm cá lóc cũng ít được tiêu thụ ở các chợ cấp huyện do người tiêu dùng nông thôn tự chế biến tại nhà. Bình quân khoảng 3 sạp mắm/chợ cấp huyện và lượng bán ra khoảng 7,5 kg/sạp/ngày. Lượng tiêu thụ ở thành thị thì cao hơn rất nhiều do sản phẩm mắm cá lóc có nhiều thương hiệu nổi tiếng nên khách du lịch thường mua làm quà tặng người thân. Số sạp mắm bình quân ở các chợ cấp tỉnh khoảng 17 sạp/chợ và sản lượng bán ra khoảng 40,0 kg/sạp/ngày.

Bảng 4.33: Thông tin về quản lý chợ

Diễn giải Đvt Huyện

(n1=4)

Tỉnh

(n2=4)

Tổng

(n=8)

Tổng diện tích chợ

ha

0.5±0.4

2.0±1.9

1.3±1.5

Tổng số sạp bán thực phẩm/chợ

sạp

393±388

888±507

640±495

- Số sạp bán cá lóc tươi sống

sạp

15±5

38±42

26±30

+ SL mua bán cá lóc tươi/sạp/ngày

kg

36.7±23.1

45.0±10.8

41.4±16.0

- Số sạp bán khô cá lóc

sạp

3±1

19±11

12±11

+ SL mua bán khô cá lóc/sạp/ngày

kg

8.0±2.8

39.0±22.4

28.7±23.6

- Số sạp bán mắm cá lóc

sạp

3±1

17±13

11±12

+ SL mua bán mắm cá lóc/sạp/ngày

kg

7.5±3.5

40.0±20.4

29.2±23.1

- Số vựa thu mua cá đồng

cái

5

13±6

11±6

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 139 trang tài liệu này.

Phân tích chuỗi giá trị cá lóc nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long - 11


Khó khăn

- Sức mua giảm hơn trước do tình hình kinh tế chung.

- Số sạp mua bán ven đường khá nhiều, khó quản lý.

- Thiếu nhân công khuân vác bốc dỡ hàng hóa.

- Chợ cá bị ô nhiễm do xác cá chết.

- Vị trí chợ không thuận lợi do không nằm trên tuyến đường thủy.

- Các sạp mua bán còn tự phát chưa tập trung.

- Do chợ mới dời nên ít khách hàng.

Giải pháp

- Tăng cường kiểm tra, quản lý các hoạt động mua bán trái phép.

- Tăng cường công tác vệ sinh khu vực chợ.

- Phát triển đường bộ để thay thế.

- Qui hoạch và sắp xếp lại các sạp mua bán trong chợ.

- Tăng cường thông tin cho người tiêu dùng.


Quản lý ngành

Vùng nước ngọt ở ĐBSCL có nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế cao, tuy nhiên trước việc phát triển nhanh chóng của con cá tra dẫn đến nhiều loài thủy sản khác không được quan tâm đúng mức. Sau khi việc xuất khẩu cá tra gặp nhiều khó khăn thì các đối tượng thủy sản khác được các nhà quản lý ngành và nhà khoa học quan tâm nhiều hơn. Ở các tỉnh trong địa bàn khảo sát đã có nhiều chủ trương, chính sách và biện pháp nhằm đa dạng các đối tượng nuôi để hạn chế rủi ro. Song song đó, người dân ở các địa phương có ít vốn sản xuất, không thể nuôi cá tra nhiều rủi ro nên đã tìm kiếm và nuôi những đối tượng thủy sản có giá trị khác. Một trong những đối tượng thủy sản khác là con cá lóc, đây là loài nuôi được xem như đối tượng xóa đói giảm nghèo. Do vào mùa lũ nguồn cá tạp nước ngọt nhiều, người dân tận dụng lao động nhàn rỗi để khai thác cá tạp về nuôi cá lóc đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho dân nghèo nông thôn.

Trong những năm gần đây, phong trào nuôi cá lóc phát triển mạnh mẽ và phát triển trên tất cả các tỉnh vùng nước ngọt ở ĐBSCL. Cá lóc là loài có thể nuôi ở nhiều mô hình khác nhau, tùy vào điều kiện mỗi địa phương. Trong năm 2009, diện tích nuôi cá lóc trong ao đất ở 4 tỉnh khảo sát là 172 ha, trong đó tỉnh An Giang có diện tích cao nhất (74,6 ha) và kế đến là thành phố Cần Thơ (40

ha). Tuy nhiên, thế mạnh nuôi cá lóc lại thể hiện ở các mô hình nuôi lồng vèo, tổng thể tích nuôi trong 4 tỉnh khảo sát là 160 ngàn m3, trong đó Đồng Tháp và Cần Thơ là 2 tỉnh có thể tích lồng vèo lớn nhất.

Mô hình nuôi cá lóc cũng đã thu hút nhiều hộ tham gia, có đến 7.533 hộ trong 4 tỉnh khảo sát tham gia nuôi cá lóc. Trong đó, An Giang và Đồng Tháp là 2 tỉnh có nhiều hộ tham gia nhất (lần lượt: 2.000 hộ và 3.299 hộ). Trong năm 2009, sản lượng cá lóc đạt được 24,3 ngàn tấn cá lóc ở 4 tỉnh nghiên cứu, trong đó An Giang là tỉnh có sản lượng cá lóc cao nhất (15,2 ngàn tấn) và kế đến là Đồng Tháp (6,6 ngàn tấn). Theo báo cáo không đầy đủ của các tỉnh thuộc ĐBSCL thì sản lượng cá lóc nuôi ước tính trong năm 2009 đạt khoảng 40 ngàn tấn. Với sản lượng này thì đã cung cấp một nguồn thực phẩm đáng kể cho người tiêu dùng cả nước.

Bảng 4.34: Diện tích và sản lượng cá lóc ở các tỉnh khảo sát trong năm 2009

Diễn giải Đvt An Giang

Đồng

Tháp

Cần Thơ Hậu Giang

Tổng

Diện tích nuôi ao ha 74,6 30,4 40,0 27,0 172,0

Thể tích mùng vèo m3 38.970,0 66.167,3 42.150,0* 12.680,0 159.967,3


Số hộ nuôi cá lóc

hộ

2.000*

3.299

1.600*

634*

7.533

Sản lượng

tấn

15.241,0

6.558,7

2.100,0*

380,4

24.280,1

* Số liệu khảo sát năm 2009

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của các tỉnh ĐBSCL, 2009)

Mặt dù, hằng năm ĐBSCL cung cấp một lượng lớn cá lóc cho người tiêu dùng trong nước và một số ít xuất khẩu nhưng việc khuyến khích phát triển đối tượng nuôi này gặp nhiều khó khăn. Do cá lóc nuôi hiện nay chủ yếu là sử dụng thức ăn tươi sống, đặc biệt nhiều hộ nuôi đã tận dụng lao động nhàn rỗi để khai thác quá mức nguồn lợi thủy sản nước ngọt để làm thức ăn nuôi cá lóc, điều này đã gây áp lực lên việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ngọt. Do đó, nhiều tỉnh ở ĐBSCL không khuyến khích đối tượng nuôi này và cũng chưa có qui định cấm nuôi đối tượng này. Điều này dẫn đến người dân đã phát triển tự phát do không có qui hoạch và khó quản lý được đối tượng này.

Do cá lóc có thể nuôi thâm canh với mật độ cao nên việc phát triển đối tượng nuôi này là rất cần thiết, tuy nhiên để phát triển được đối tượng thì cần phải chế biến được thức ăn viên cho cá lóc nhằm hạn chế áp lực khai thác cá tạp nước ngọt. Hiện nay, có nhiều loại thức ăn viên cho cá lóc xuất hiện trên thị trường, bước đầu mang lại thành công nhất định. Tuy nhiên, các loại thức ăn viên cho cá lóc này cũng có những khuyết điểm đáng kể cần phải được nghiên cứu nhiều hơn nhằm mang lại hiệu quả tốt hơn.

Khó khăn

- Nuôi nhỏ lẻ, tự phát, phụ thuộc mùa lũ.

- Môi trường nước ô nhiễm do ảnh hưởng của thuốc nông dược.

- Thiếu con giống chất lượng tốt.

- Phụ thuộc nhiều vào thức ăn tươi sống (cá tạp nước ngọt, cá tạp biển,..).

- Giá thành cao, khó cạnh tranh.

- Kỹ thuật nuôi chưa tốt.

- Thời tiết không thuận lợi.

- Cá lóc chưa xuất khẩu được.

Giải pháp

- Tập huấn kỹ thuật nuôi.

- Thu hoạch sớm để tránh thời điểm giá cá lóc giảm.

- Khuyến kích SXG tại địa phương.

- Chuyển sang thức ăn viên và cung cấp thức ăn viên có chất lượng.

- Khuyến khích nhà máy xuất khẩu cá lóc.

- Cải thiện môi trường nước trước khi nuôi.

- Qui hoạch vùng nuôi và đầu ra sản phẩm.

- Có chính sách hỗ trợ phát triển vùng nguyên liệu cá lóc cho xuất khẩu.

- Liên kết từ sản xuất đến tiêu thụ.

- Hạ giá thành sản phẩm.

4.3 Phân tích lợi ích-chi phí của các tác nhân tham gia chuỗi

4.3.1. Sơ đồ và kênh phân phối chuỗi giá trị cá lóc

Kết quả phân tích về chuỗi giá trị cá lóc được thể hiện ở Hình 4.45 cho thấy, có 10 kênh phân phối sản phẩm cá lóc trong toàn bộ chuỗi, bao gồm:

Kênh 1: Hộ nuôi -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Người bán lẻ mua cá trực tiếp từ những hộ nuôi cá lóc với qui mô nhỏ và trực tiếp bán lại cho người tiêu dùng tại ĐBSCL. Kênh này chỉ chiếm 2,5% sản lượng của toàn chuỗi, do người nuôi qui mô nhỏ có thể bán cá lóc nhiều lần cho người bán lẻ.

Kênh 2: Hộ nuôi -> Bán lẻ -> Nhà hàng quán ăn -> Tiêu dùng

Người bán lẻ mua cá trực tiếp từ những hộ nuôi cá lóc với qui mô nhỏ và bán lại cho các quán ăn hoặc nhà hàng trong vùng nghiên cứu, kênh này chỉ chiếm 1,1% sản lượng của toàn chuỗi.

Kênh 3: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Hộ nuôi sau khi thu hoạch cá lóc sẽ bán cho vựa thu mua lớn, do các vựa này có thể thu mua với số lượng lớn. Sau đó, các vựa thu mua này phân phối lại cho các sạp bán lẻ ở các chợ trong vùng để bán lại cho người tiêu dùng . Kênh này chiếm khoảng 30,8% sản lượng cá lóc của vùng, đây là một kế khá quan trọng và phổ biến ở ĐBSCL.

Kênh 4: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Bán lẻ -> Nhà hàng quán ăn -> Tiêu dùng

Kênh này tương tự như kênh 3 nhưng có sự tham gia của nhà hàng, quán

ăn.

Kênh 5: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Các điểm chế biến thường mua cá lóc nguyên liệu từ vựa thu mua, sau đó chế biến và bán lại cho các sạp bán lẻ các sản phẩm chế biến, các sạp bán lẻ này sẽ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Kênh này chỉ chiếm 0,8% tổng sản lượng cá lóc của từ chuỗi.

Kênh 6: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> Bán lẻ -> Nhà hàng quán ăn -> Tiêu dùng

Kênh này tương tự như kênh 5 nhưng có sự tham gia của nhà hàng, quán ăn, sản phẩm từ chế biến sẽ được bán cho các quán nhậu để bán lại cho người tiên dùng.

Kênh 7: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> tiêu dùng

Các điểm chế biến trực tiếp bán lẻ cho người tiêu dùng, do các cơ sở này có địa điểm kinh doanh nên vừa bán lẻ vừa bán sỉ.

Kênh 8: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> TP HCM

Các điểm chế biến còn bán trực tiếp lên TP HCM, do thị thường thành phố tiêu thụ nhiều sản phẩm khô cá lóc hoặc mắm cá lóc.

Kênh 9: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> TP HCM

Các vựa thu mua bán trực tiếp cá lóc tươi sống cho các vựa đầu mối ở TP HCM, đây là kênh chiếm tỷ lệ khá cao (57,3% sản lượng của toàn chuỗi). Cá lóc tươi sống này được các vựa thu mua lớn ở TP HCM phân phối lại cho các chợ khác tại thành phố hoặc các tỉnh miền Đông.

Kênh 10: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Nhà hàng quán ăn -> Tiêu dùng

Các nhà hàng, quán ăn chủ động mua cá lóc nguyên liệu từ các vựa thu mua, sau đó chế biến và bán lại cho người tiêu dùng trực tiếp. Kênh này chiếm 6,6% trong tống sản lượng cá nuôi ở các tỉnh.


Đầu vào

Sản xuất

Bán sỉ

Chế biến

Bán lẻ

Tiêu dùng

2.5%

33.0%

Bán lẻ

97.5%

Vựa thu mua

30.8%

Tiêu dùng

2.7%

0.8%

1.1%

Nhà hàng

1.1%

0.5%


1.5%

TP HCM

57.3%

6.6%

Nhà hàng

6.6%

Tiêu dùng

Đầu vào:Giống Thuốc Thức ăn

Hộ nuôi

Chế biến

100%


Hình 4.45: Sơ đồ chuỗi giá trị cá lóc ở ĐBSCL

100%


72

4.3.2. Phân phối lợi ích – chi phí trong chuỗi giá trị cá lóc

Khi phân tích lợi ích - chi phí trong chuỗi giá trị cá lóc thì 2 kênh thị trường chính có lượng cá lóc tiêu thụ nhiều nhất là kênh 3 (tiêu thụ tại ĐBSCL) và kênh 9 (tiêu thụ tại TP HCM) được đưa vào phân tích. Ngoài ra, kênh 5 cũng được phân tích để xem xét lợi ích-chi phí khi có sự tham gia của nhóm chế biến.

Kênh 3: Chi phí mua của hộ nuôi chính là giá thành sản xuất trên 1 kg cá lóc nguyên liệu, chi phí này bình quân khoảng 24,4 ngàn đồng/kg. Với giá bán cá lóc nguyên liệu cho vựa thu mua bình quân khoảng 28,8 ngàn đồng/kg thì giá trị gia tăng (GTGT) mà hộ nuôi sản xuất được là 4.400 đồng/kg (chiếm 25,0% GTGT của toàn chuỗi). Tương tự, vựa thu mua bán cá lóc nguyên liệu cho người bán lẻ với giá 30,9 ngàn đồng/kg và thu được GTGT khoảng 2.100 đồng/kg (chiếm 11,9% GTGT của toàn chuỗi). Cuối cùng, người bán lẻ bán lại cho người tiêu dùng với giá bình quân khoảng 42,0 ngàn đồng/kg và tạo ra GTGT khá cao khoảng 11,1 ngàn đồng (chiếm đến 63,1% GTGT của toàn chuỗi). Tổng GTGT thuần hay lợi nhuận của Kênh 3 được tính từ khi cá lóc thương phẩm được các hộ nuôi bán ra và đến người tiêu dùng cuối cùng là 15,3 ngàn đồng/kg, trong đó hộ bán lẻ có lợi nhuận cao nhất (chiếm 63,4% tổng GTGT thuần của chuỗi), kế đến là hộ nuôi (chiếm 28,8%) và thấp nhất là vựa thu mua (7,8%).

Kênh 5: Do có sự tham gia của nhóm chế biến khô và mắm cá lóc nên sản phẩm đến người tiêu dùng sẽ là khô và mắm cá lóc. Tất cả các chi phí và GTGT ở các nhóm đều qui về 1 kg cá lóc nguyên liệu. Giá khô và mắm cá lóc bán ra bình quân khoảng 36,1 ngàn đồng/kg nguyên liệu và thu được 5.200 đồng/kg nguyên liệu (chiếm 23,3% tổng GTGT của toàn chuỗi). Tổng GTGT của kênh 5 cao hơn kênh 3 (22,3 ngàn đồng so với 17,6 ngàn đồng) do có sự tham gia của nhóm chế biến. Tuy nhiên, lợi nhuận (GTGT thuần) của kênh 5 lại thấp hơn so với kênh 3 (14,4 ngàn đồng so với 15,3 ngàn đồng). Tương tự, hộ bán lẻ ở kênh 5 cũng có lợi nhuận cao nhất (52,1% tổng GTGT thuần của toàn chuỗi), kế đến là hộ nuôi (chiếm 30,6%), chế biến (9,0%) và thấp nhất là vựa thu mua (8,3%).

Kênh 9: Vựa/thương lái bán cá lóc nguyên liệu cho các vựa lớn ở TPHCM với số lượng khá lớn (chiếm 57,3% tổng lượng cá lóc nguyên liệu của ĐBSCL). Đây là kênh phân phối khá quan trọng do sức tiêu thụ tại ĐBSCL hạn chế nên việc xuất bán sang thị trường TPHCM và các tỉnh miền Đông là cần thiết, nhằm đảm bảo được qui luật cung cầu và ổn định giá cá lóc nguyên liệu. Tổng GTGT của kênh này chỉ đạt 6.500 đồng/kg nguyên liệu và lợi nhuận thu được khoảng 5.600 đồng/kg nguyên liệu. Trong đó, người nuôi có lợi nhuận/kg cao hơn vựa thu mua (4.400 đồng so với 1.200 đồng) và phân phối lợi nhuận/kg cho hộ nuôi chiếm đến 78,6%.

Bảng 4.35: Phân phối lợi ích và chi phí của các nhóm tác nhân tham gia chuỗi

Diễn giải Hộ nuôi Vựa thu

mua

Chế Bán lẻ Tổng

Kênh 3: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Giá bán

28.800

30.900

42.000


Chi phí mua

24.400

28.800

30.900


Giá trị gia tăng

4.400

2.100

11.100

17.600

% Giá trị gia tăng

25.0

11.9

63.1

100

Chi phí tăng thêm

-

900

1.400


GTGT thuần

4.400

1.200

9.700

15.300

% GTGT thuần

28.8

7.8

63.4

100

Kênh 5: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> Chế biến -> Bán lẻ -> Tiêu dùng

Giá bán

28.800

30.900

36.100

46.700


Chi phí mua

24.400

28.800

30.900

36.100


Giá trị gia tăng

4.400

2.100

5.200

10.600

22.300

% Giá trị gia tăng

19.7

9.4

23.3

47.5

100

Chi phí tăng thêm

-

900

3.900

3.100


GTGT thuần

4.400

1.200

1.300

7.500

14.400

% GTGT thuần

30.6

8.3

9.0

52.1

100

Kênh 9: Hộ nuôi ->Vựa thu mua -> TP HCM

Giá bán

28.800

30.900


Chi phí mua

24.400

28.800


Giá trị gia tăng

4.400

2.100

6.500

% Giá trị gia tăng

67.7

32.3

100

Chi phí tăng thêm

-

900


GTGT thuần

4.400

1.200

5.600

% GTGT thuần

78.6

21.4

100

Đvt: đồng/kg nguyên liệu


biến


Khi phân tích lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi hộ tham gia chuỗi giá trị cá lóc cho thấy, lợi nhuận phân phối cho các tác nhân tham gia là không đồng đều, chủ yếu tập trung nhiều cho các vựa thu mua (chiếm từ 87,9-93,4% lợi nhuận của toàn chuỗi). Các hộ bán lẻ tuy tạo ra lợi nhuận/kg là cao nhất nhưng sản lượng bán ra lại thấp hơn các nhóm khác, do đó tổng lợi nhuận mỗi hộ thu được cũng thấp hơn các nhóm còn lại.

Cá lóc chủ yếu được tiêu thụ nội địa, do đó vào mùa lũ thì nguồn lợi thủy sản nước ngọt nhiều nên giá cá lóc thương phẩm giảm thấp, nhiều hộ nuôi cá lóc thua lỗ do chi phí sản xuất cao. Ngược lại, vào mùa nắng thì nguồn lợi thủy sản ít nên giá cá lóc nuôi tăng, tuy nhiên cá lóc nuôi mùa này xuất hiện nhiều bệnh hơn, tỷ lệ hao hụt nhiều hơn dẫn đến thua lỗ. Do đó, giá cá lóc thương phẩm không ổn định đã phản ảnh sự kém bền vững của đối tượng nuôi này.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022