DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Tháp nhu cầu của Maslow 11
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất 26
Hình 2.1 Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế tại 46 Phạm Hồng Thái, TP. Huế 32
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế 34
Hình 2.3 Đặc điểm mẫu khảo sát theo giới tính 43
Hình 2.4 Đặc điểm mẫu khảo sát về độ tuổi 44
Hình 2.5 Đặc điểm mẫu khảo sát về trình độ học vấn 45
Hình 2.6 Đặc điểm mẫu khảo sát về bộ phận làm việc 46
Hình 2.7 Đặc điểm mẫu khảo sát về thâm niên làm việc 47
Hình 2.8 Đặc điểm mẫu khảo sát về thu nhập trung bình 48
Hình 2.9 Mô hình các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng trong công việc 62
1. Lý do chọn đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay đang trên đà phát triển cùng với quá trình hội nhập mở cửa cùng với thế giới tạo ra sự canh tranh gay gắt và quyết liệt. Lợi thế cạnh tranh được hình thành bởi các chiến lược đúng đắn, phù hợp và thích nghi kịp thời với các biến động thì sẽ phát triển bền vững. Với điều kiện khắc nghiệt của thị trường cạnh tranh, con người tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần của mình để góp phần cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Đứng trước những thử thách đó doanh nghiệp phải cố gắng phát huy và duy trì lợi thế cạnh tranh để thành công trên thị trường. Do đó lợi thế lâu dài nhất của doanh nghiệp đó là con người trong tổ chức.
Nguồn nhân lực là một thành phần không thể thiếu trong bất cứ một đơn vị doanh nghiệp nào. Không một đơn vị nào có thể tồn tại nếu không có nguồn nhân lực đáp ứng được sự hoạt động và vận hành của bộ máy công ty. Các doanh nghiệp có thể bắt chước hình thức sản phẩm hay mô hình kinh doanh của đối thủ nhưng không thể nào có được nguồn nhân lực tương tự nhau vì nguồn nhân lực là tài sản riêng của mỗi doanh nghiệp. Sản phẩm hàng hóa có thể sao chép nhưng nguồn nhân lực thì không. Bên cạnh đó, việc đào tạo, khai thác tiềm năng của con người và giữ chân người lao động gắn bó lâu dài để cống hiến không phải đơn giản. Vì vậy, các công ty luôn tìm cách để duy trì và phát triển nguồn nhân lực của mình, nhằm giữ chân người lao động gắn bó với công ty.
Là một thành viên thuộc Tập đoàn công nghệ hàng đầu Việt Nam FPT, công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế (tên gọi tắt là FPT Telecom Huế) hiện là một trong những nhà cung cấp dịch vụ viễn thông và Internet có uy tín và chất lượng. Điều khiến FPT Telecom luôn lớn mạnh là ở đây thu hút được những người trẻ nhiệt huyết tìm đến và gắn bó. Tuy nhiên, áp lực doanh số hàng tháng đôi khi khiến cho nhân viên gặp không ít khó khăn trong công việc, vô hình chung tạo cho nhân viên nhiều áp lực dẫn đến chán nản, bất mãn và thậm chí là bỏ việc. Bên cạnh đó cơ sở vật chất phòng ban chưa được rộng rãi, thoáng mát cho mỗi bộ phận do diện tích công ty khá hẹp nên chưa tạo được không gian làm việc thực sự tốt cho cán bộ, nhân viên công ty FPT Telecom Huế.
Do đó, việc thực hiện nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế là một việc làm rất cần thiết. Đã có nhiều nghiên cứu cho thấy sự hài lòng trong công việc ảnh hưởng đến hành vi và thái độ làm việc của người lao động. Mặc dù công ty nhận thức được tầm quan trọng về sự hài lòng của nhân viên nhằm đưa ra các giải pháp nâng cao chất lượng lao động nhưng trên thực tế thì công tác này vẫn chưa được quan tâm đúng mức, còn nhiều hạn chế, cần được đầu tư nghiên cứu và đưa ra các giải pháp thỏa đáng. Tìm hiểu và đánh giá mức độ hài lòng của nhân viên trong công ty giúp công ty có cơ sở để định vị được hình ảnh của doanh nghiệp mình đối với thị trường lao động.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên cùng với quá trình thực tập tại công ty, tôi quyết định chọn đề tài: “Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế” để làm đề tài khóa luận tốt nghiệp Đại học của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Phân tích và đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hơn nữa sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
2.2 Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các cơ sở lý luận liên quan đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
- Đo lường mức độ hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
- Đối tượng khảo sát: Các nhân viên đang làm việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung phân tích, làm rò các vấn đề về lý luận và thực tiễn về sự hài lòng của nhân viên trong công việc, từ đó đo lường mức độ hài lòng của nhân viên và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc.
- Về không gian: Nghiên cứu này được thực hiện tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế, 46 Phạm Hồng Thái, phường Vĩnh Ninh, thành phố Huế.
- Về thời gian:
+ Dữ liệu sơ cấp: Thu thập được từ khảo sát nhân viên bằng bảng hỏi trong khoàng thời gian từ 04/01/2021 đến 05/04/2021 tại công ty.
+ Dữ liệu thứ cấp: Đề tài sử dụng số liệu thứ cấp từ năm 2018-2020 thu thập được từ các phòng ban tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1 Quy trình nghiên cứu
Được thực hiện thông qua phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện thông qua khảo sát trực tiếp nhân viên của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế nhằm đo lường mức độ hài lòng của nhân viên đang làm việc tại công ty, trên cơ sở để kiểm định giả thuyết nghiên cứu về các yếu tố tác động đến sự hài lòng trong công việc.
Quy trình tiến hành nghiên cứu cụ thể:
- Xác định vấn đề nghiên cứu
- Xây dựng đề cương nghiên cứu
- Thiết kế bảng hỏi
- Xác định cỡ mẫu
- Tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi
- Xử lý và phân tích số liệu
- Trình bày kết quả nghiên cứu
4.2 Phương pháp nghiên cứu
4.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
4.2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Thu thập thông tin và dữ liệu từ các phòng ban như phòng Hành chính Nhân sự, phòng Kế toán của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
4.2.1.2 Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập dựa trên cơ sở khảo sát trực tiếp bằng bảng hỏi. Đối tượng được khảo sát là nhân viên đang làm việc ở các phòng ban, bộ phận của công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.
Tiến hành thiết kế bảng hỏi để phục vụ cho việc đo lường sự hài lòng của nhân viên trong công việc. Đề tài sử dụng thang đo Likert với 5 mức độ lựa chọn là 1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung lập, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý.
Bảng hỏi khảo sát được chia thành 3 phần chính:
- Phần 1: Thông tin liên quan đến các thuộc tính được lượng hóa bằng thang đo Likert 5 mức độ nhằm đo lường mức độ hài lòng của người được khảo sát đối với mỗi nhân tố.
- Phần 2: Đánh giá mức độ đồng ý của nhân viên về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty theo các phát biểu đã được tác giả nêu ra.
- Phần 3: Các thông tin cá nhân về giới tính, tuổi tác, trình độ, bộ phận làm việc, thâm niên làm việc cũng như mức thu nhập trung bình của đối tượng tham gia khảo sát.
Xác định cỡ mẫu
Mô hình nghiên cứu gồm 7 biến độc lập và 1 biến phụ thuộc với 27 biến quan sát. Theo Hair và cộng sự (2014), để có thể phân tích nhân tố khám phá cần thu thập dữ liệu và kích thước mẫu theo tỷ lệ số quan sát trên một biến phân tích là 5:1 hoặc 10:1, nên số lượng mẫu cần thiết là từ n= 27 x 5 = 135 mẫu trở lên. Để đảm bảo độ chính xác cũng như mức độ thu hồi lại phiếu điều tra, tôi quyết định chọn số lượng mẫu là 145 phiếu gửi đến nhân viên.
Phương pháp chọn mẫu
Do có giới hạn về nhân lực, thời gian và nguồn kinh phí nên tôi quyết định tiến hành khảo sát trên mẫu đại diện rồi suy rộng kết quả cho tổng thể mà vẫn cho phép đạt được mức độ chính xác cần có của kết quả. Tôi quyết định sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng để phù hợp với đặc điểm cơ cấu nhân viên của công ty.
Cách tiến hành chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng
Bước 1: Từ danh sách tổng thể, tiến hành phân chia theo các bộ phận. Bước 2: Quyết định số nhân viên được lựa chọn ở mỗi tầng.
Tổng thể nghiên cứu: N=187 (người). Cỡ mẫu khảo sát: n=145 (người). Số nhân viên trong bộ phận i: Ni.Tỷ lệ nhân viên trong mỗi bộ phận so với tổng thể: Ni/N (%). Số lượng nhân viên cần được điều tra trong mỗi bộ phận: ni= n x Ni/N.
Các bộ phận | Số nhân viên trong bộ phận (Ni) | Tỷ lệ nhân viên trong mỗi bộ phận so với tổng thể (Ni/N)% | Số lượng nhân viên cần được điều tra trong mỗi bộ phận (ni) | |
1 | Phòng Hành chính Tổng hợp và phòng Kỹ thuật | 89 | 47,6 | 69 |
2 | Phòng Kinh doanh | 58 | 31 | 45 |
3 | Phòng Dịch vụ khách hàng | 40 | 21,4 | 31 |
Có thể bạn quan tâm!
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế - 1
- Một Số Học Thuyết Liên Quan Đến Sự Hài Lòng Của Người Lao Động
- Mô Hình Chỉ Số Mô Tả Công Việc (Job Descriptive Index - Jdi)
- Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Trong Công Việc Tại Công Ty Cổ Phần Fpt Chi Nhánh Huế
Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.
Bước 3: Tiến hành khảo sát chọn mẫu ngẫu nhiên đơn trong từng tầng.
Dựa vào danh sách nhân viên các bộ phận liên quan trong 3 nhóm trên, dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản chọn ra nhân viên thực hiện khảo sát bằng cách đánh số thứ tự và dùng hàm randbetween để chọn ra từng người vào mẫu. Chọn lần lượt cho đến khi chọn đủ số mẫu cần khảo sát.
4.2.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
- Thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu bao gồm tần số, tỷ lệ, giá trị trung bình nhằm phân tích sự biến động của số liệu. Cụ thể là thống kê tần suất xuất hiện các biến thể hiện thông tin của nhân viên, ví dụ: Giới tính, trình độ, tuổi tác, thâm niên,…
- Đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Anpha:
Phương pháp hệ số tin cậy Cronbasch’s Alpha là kiểm định nhằm phân tích, đánh giá độ tin cậy của thang đo. Mục đích của kiểm định này là tìm hiểu xem các biến quan sát có cùng đo lường cho một khái niệm cần đo hay không. Giá trị đóng góp nhiều hay ít được phản ánh thông qua hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation. Qua đó, cho phép loại bỏ những biến không phù hợp trong mô hình nghiên cứu.
Các tiêu chí được sử dụng khi thực hiện đánh giá độ tin cậy thang đo:
Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha chỉ cho biết rằng các đo lường có liên kết với nhau hay không nhưng không cho biết biến quan sát nào cần loại bỏ và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó, việc tính toán hệ số tương quan giữa biến tổng Corrected Item
– Total Correlation sẽ giúp loại ra những biến quan sát nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
Loại các biến quan sát có hệ số tương quan biến tổng Corrected Item – Total Correlation nhỏ (nhỏ hơn 0,3), tiêu chuẩn chọn thang đo khi có độ tin cậy Alpha lớn hơn 0,6 (Alpha càng lớn thì độ tin cậy nhất quán nội tại càng cao) (Nunally & Burnstein 1994; dẫn theo Nguyễn Đình Thọ & Nguyễn Thị Mai Trang, 2009).
Các mức giá trị của Alpha (Nunally, 1978; Peterson, 1994; Slater, 1995; dẫn theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
0,8 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 1: Thang đo lường tốt.
0,7 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,8: Thang đo lường sử dụng tốt.
0,6 ≤ Cronbach’s Alpha ≤ 0,7: Thang đo lường có thể sử dụng trong trường hợp khái niệm đang nghiên cứu là mới.
- Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis)
Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA được sử dụng để rút gọn nhiều biến quan sát phụ thuộc lẫn nhau thành một tập ít biến hơn (gọi là các nhân tố) để chúng có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết thông tin của tập biến ban đầu (Hari và các tác giả, 1998).
Điều kiện để phân tích nhân tố khám phá là phải thỏa mãn các yêu cầu:
Hệ số tải nhân tố (Factor loading ) > 0,5. Hệ số tải càng cao, đồng nghĩa là tương quan giữa biến quan sát với nhân tố đó càng lớn.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), trị số KMO (Kaiser- Meyer-Olkin) là chỉ số được dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số KMO phải đạt giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 và giá trị Sig nhỏ hơn 0,5 là điều kiện đủ có ý nghĩa phân tích nhân tố là thích hợp (0,5 ≤ KMO ≤ 1).
Kiểm định Bartlett’s Test of Sphericity có ý nghĩa thống kê (Sig < 0.05) đây là một đại lượng thống kê dùng để xem xét giả thuyết các biến không có tương quan trong tổng thể. Nếu kiểm định này có Sig bé hơn hoặc bằng 0,05 thì các biến quan sát có mối tương quan với nhau trong tổng thể, kiểm định có ý nghĩa thống kê và có thể sử dụng kết quả phân tích EFA theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008).
Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố có Eigenvalue lớn hơn 1 thì mới được giữ lại trong mô hình phân tích còn những nhân tố có Eigenvalue nhỏ hơn 1 sẽ bị loại theo Gerbing và Anderson (1998).
Tổng phương sai rút trích Total Variance Explained > 50% theo Gerbing và Anderson (1998) cho thấy mô hình EFA là phù hợp, đại lượng này thể hiện phần trăm biến thiên của các biến quan sát.
- Phân tích hồi quy
Phân tích hồi quy là kỹ thuật thống kê dùng để mô hình hoá mối quan hệ nhân quả giữa các biến phụ thuộc và biến độc lập. Nghiên cứu thực hiện hồi quy đa biến theo phương pháp Enter: tất cả các biến được đưa vào một lần và xem xét các kết quả thống kê liên quan.
Hệ số R2 và R2 hiệu chỉnh là hàm là phản ánh mức độ phù hợp của mô hình. Hệ
số R2 không giảm theo số biến độc lập được đưa vào mô hình, nếu càng đưa thêm biến