Phân Tích Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Nhân Viên Trong Công Việc Tại Công Ty Cổ Phần Fpt Chi Nhánh Huế


1.4.2 Một số công trình nghiên cứu trong nước

Nghiên cứu của Trần Kim Dung và các cộng sự (2005) đã thực hiện nghiên cứu “Đo lường mức độ thỏa mãn đối với công việc trong điều kiện của Việt Nam”. Nghiên cứu này cho thấy mức độ thỏa mãn về tiền lương có quan hệ âm với mức độ nổ lực, cố gắng của nhân viên. Nghịch lý này được giải thích do các doanh nghiệp thiếu các kiến thức kỹ năng về hệ thống tiền lương thị trường, không biết cách thiết kế hệ thống thang bảng lương một cách khoa học, việc trả lương thưởng thường mang nặng tính cảm tính, tùy tiện và không có chính sách quy định cụ thể, rò ràng. Kết quả là những người càng có nhiều nổ lực trong công việc, cố gắng đóng góp cho doanh nghiệp càng thấy bất mãn về chính sách tiền lương của doanh nghiệp. Nghiên cứu cho thấy có 7 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên đối với công việc đó là: (1) Bản chất công việc, (2) Cơ hội đào tạo và thăng tiến, (3)Lãnh đạo, (4) Đồng nghiệp, (5) Tiền lương, (6) Phúc lợi, (7) Điều kiện làm việc.

Nghiên cứu của Nguyễn Vũ Duy Nhất (2009) cũng đã sử dụng thang đo 10 yếu tố theo cách tiếp cận của Foreman Facts (Viện quan hệ lao động New York,1946) khi đo lường sự ảnh hưởng của mức độ hài lòng đến sự nỗ lực, lòng trung thành của nhân viên trong ngành dịch vụ viễn thông. Trong đó, đối với yếu tố “Sự trung thành cá nhân đối với cấp trên” được điều chỉnh kết hợp với yếu tố “Lãnh đạo” (do Trần Kim Dung – 2005 đề nghị) thành yếu tố “Mối quan hệ công việc với cấp trên”. Sau kiểm định thu được kết quả như sau: Sự hài lòng của các yếu tố “kỷ luật khéo léo, được chia sẻ và tương tác trong công việc, công việc thú vị và tâm lý yên tâm khi làm việc” ảnh hưởng đến sự nỗ lực của nhân viên.

Nghiên cứu của Phan Thị Minh Lý (2011) đã tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên trong các ngân hàng thương mại trên địa bàn Thừa Thiên Huế”. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng nhân viên tương đối hài lòng với công việc hiện tại của họ, đồng thời xác định, đo lường 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về công việc của nhân viên, bao gồm: Tính chất và áp lực công việc, thu nhập và các chế độ đãi ngộ, quan hệ và đối xử, triển vọng phát triển của ngân hàng và năng lực lãnh đạo, điều kiện làm việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến.


Nghiên cứu của Đào Trung Kiên, Phạm Văn Mạnh và Vũ Đức Nga (2013) sử dụng mô hình JDI hiệu chỉnh để đánh giá sự hài lòng công việc của người lao động tại Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel. Kết quả nghiên cứu cho thấy từ 5 nhân tố ban đầu bằng phân tích từ dữ liệu thực nghiệm có 4 nhân tố thực sự có ảnh hưởng đến sự hài lòng công việc là (1) cơ hội đào tạo và thăng tiến, (2) đồng nghiệp, (3) thu nhập và

(4) lãnh đạo, nhân tố “bản chất công việc” không có ý nghĩa thống kê.

1.4.3 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Mô hình nghiên cứu được xây dựng trên nền tảng mô hình chỉ số mô tả công việc JDI của Smith và cộng sự (1969) với 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên bao gồm: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, lãnh đạo, đồng nghiệp, tiền lương. Kết hợp với với nghiên cứu của Trần Kim Dung (2005), bổ sung thêm 2 yếu tố là phúc lợi điều kiện làm việc để phù hợp với điều kiện tại Việt Nam.

Trên cơ sở kết quả nghiên cứu sự tác động của các yếu tố thành phần đối với sự hài lòng chung của những nghiên cứu trước, tôi đưa ra các giả thuyết nghiên cứu như sau:

H1: Yếu tố Bản chất công việc có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H2: Yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H3: Yếu tố Lãnh đạo có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H4: Yếu tố Đồng nghiệp có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H5: Yếu tố Tiền lương có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H6: Yếu tố Phúc lợi có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

H7: Yếu tố Điều kiện làm việc có tác động cùng chiều đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế.

Từ đó tôi đã đưa ra mô hình nghiên cứu như sau:


Bản chất công việc

Cơ hội đào tạo và thăng tiến


Lãnh đạo

Đồng nghiệp

SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC

Tiền lương

Phúc lợi

Điều kiện làm việc


Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu đề xuất

Nghiên cứu được khảo sát gồm 7 yếu tố: Bản chất công việc, Cơ hội đào tạo và thăng tiến, Lãnh đạo, Đồng nghiệp, Tiền lương, Phúc lợi, Điều kiện làm việc. Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu các thang đo được thiết kế theo thang đo thứ bậc nhằm phản ánh mối quan hệ thứ tự giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc, bên cạnh đó kết hợp với kế thừa có điều chỉnh thang đo từ nghiên cứu của Trần Kim Dung và nghiên cứu của Đoàn Thị Thúy Hải – Nguyễn Thị Ngọc Mai về sự hài lòng của nhân viên trong công việc.

Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ để thể hiện mức độ đồng ý hay không đồng ý của đáp viên về các vấn đề liên quan đến biến quan sát của nghiên cứu trong bảng hỏi. (1 – hoàn toàn không đồng ý, 2 – không đồng ý, 3 – trung lập, 4 – đồng ý, 5 – hoàn toàn đồng ý). Các thông tin cá nhân như giới tính, độ tuổi, thu nhập,… cũng được thiết kế trong bảng câu hỏi theo thang đo định danh, để sàng lọc và thu thập thông tin cá nhân của đáp viên.

- Yếu tố Bản chất công việc (CV): gồm có 3 biến quan sát.

- Yếu tố Cơ hội đào tạo và thăng tiến (CH): gồm có 4 biến quan sát.


- Yếu tố Lãnh đạo (LD): gồm có 3 biến quan sát.

- Yếu tố Đồng nghiệp (DN): gồm có 3 biến quan sát.

- Yếu tố Tiền lương (TL): gồm có 4 biến quan sát.

- Yếu tố Phúc lợi (PL): gồm có 4 biến quan sát.

- Yếu tố Điều kiện làm việc (DK): gồm có 3 biến quan sát.

- Yếu tố Sự hài lòng chung (SHL): gồm có 3 biến quan sát.


STT

Thang đo

Nguồn

I. Bản chất công việc


Kế thừa có chỉnh sửa Đoàn Thị Thúy Hải – Nguyễn Thị Ngọc Mai (2020)

1

Công việc phù hợp với học vấn và trình độ chuyên

môn

2

Công việc tạo điều kiện cải thiện kỹ năng và kiến

thức

3

Công việc rất thú vị

II. Cơ hội đào tạo và thăng tiến


Kế thừa có chỉnh sửa Trần Kim Dung (2005)

4

Được công ty đào tạo các kỹ năng để thực hiện tốt

công việc

5

Chương trình đào tạo phù hợp với nhân viên

6

Có nhiều cơ hội thăng tiến khi làm việc tại công ty

7

Chính sách thăng tiến tại công ty minh bạch

III. Lãnh đạo


Kế thừa có chỉnh sửa Đoàn Thị Thúy Hải – Nguyễn Thị Ngọc Mai (2020)

8

Lãnh đạo có năng lực, khả năng lãnh đạo tốt

9

Lãnh đạo đối xử công bằng, không phân biệt

10

Lãnh đạo luôn ghi nhận những ý kiến đóng góp của

nhân viên

IV. Đồng nghiệp

11

Sự thân thiện của đồng nghiệp

12

Đồng nghiệp luôn giúp đỡ nhau trong công việc

13

Được trau dồi chuyên môn khi làm việc với động

nghiệp

V. Tiền lương

14

Nhân viên có thể sống hoàn toàn dựa vào thu nhập từ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 129 trang tài liệu này.

Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của nhân viên trong công việc tại Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế - 5


công ty


15

Yên tâm với mức lương hiện tại

16

Tiền lương tương xứng với mức độ đóng góp

17

Các khoản phụ cấp hợp lý

VI. Phúc lợi


Kế thừa có chỉnh sửa Trần Kim Dung (2005)

18

Được nhận phúc lợi tốt ngoài lương tại công ty

19

Chính sách phúc lợi tại công ty rò ràng

20

Công ty thực hiện đầy đủ chế độ BHXH

21

Công ty thực hiện đầy đủ chế độ BHYT

VII. Điều kiện làm việc

22

Thời gian làm việc hợp lý

23

Các phương tiện, công cụ làm việc được trang bị đầy

đủ

24

Môi trường làm việc chuyên nghiệp

VII. Sự hài lòng trong công việc

Kế thừa có chỉnh sửa Đoàn Thị Thúy Hải – Nguyễn Thị Ngọc Mai (2020)

25

Hài lòng khi làm việc tại công ty

26

Muốn gắn bó lâu dài với công ty

27

Cảm thấy tự hào khi giới thiệu về công ty


CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ HÀI LÒNG CỦA NHÂN VIÊN TRONG CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN FPT CHI NHÁNH HUẾ


2.1 Tổng quan về FPT Telecom và công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (tên gọi tắt là FPT Telecom) là một trong những nhà cung cấp dịch vụ Viễn thông và Internet hàng đầu khu vực. FPT Telecom là một thành viên của tập đoàn FPT - một trong những công ty dịch vụ công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với lĩnh vực kinh doanh chính là cung cấp các sản phẩm dịch vụ công nghệ thông tin.

Thành lập ngày 31/01/1997, FPT Telecom được khởi nguồn từ Trung tâm Dịch vụ Trực tuyến do 4 thành viên sáng lập cùng sản phẩm mạng Intranet đầu tiên của Việt Nam mang tên “Trí tuệ Việt Nam – TTVN”, sản phẩm được coi là đặt nền móng cho sự phát triển của Inernet tại Việt Nam. Sau hơn 23 năm hoạt động, FPT Telecom đã có hơn 9000 nhân viên chính thức với hơn 220 văn phòng giao dịch thuộc gần 90 chi nhánh và có mặt trên 59 tỉnh thành. Bên cạnh đó, công ty đã và đang đặt dấu ấn trên trường quốc tế bằng 12 chi nhánh trải dài khắp Campuchia và 1 chi nhánh tại Myanmar.

Quá trình phát triển của công ty

- Ngày 31/1/1997: Thành lập Trung tâm Dữ liệu trực tuyến FPT (FPT Online Exchange - FOX)

- Năm 2002: Trở thành nhà cung cấp kết nối Internet IXP (Internet Exchange Provider)

- Năm 2005: Chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom)

- Năm 2007: FPT Telecom bắt đầu mở rộng hoạt động trên phạm vi toàn quốc, được cấp Giấy phép cung cấp dịch vụ viễn thông liên tỉnh và cổng kết nối quốc tế. Đặc


biệt, FPT Telecom đã trở thành thành viên chính thức của Liên minh AAG (Asia America Gateway- nhóm các công ty viễn thông hai bên bờ Thái Bình Dương).

- Năm 2008: Trở thành nhà cung cấp dịch vụ Internet cáp quang băng rộng (FTTH) đầu tiên tại Việt Nam và chính thức có đường kết nối quốc tế từ Việt Nam đi Hồng Kông.

- Năm 2009: Đạt mốc doanh thu 100 triệu đô la Mỹ và mở rộng thị trường sang các nước lân cận như Campuchia.

- Năm 2012: Hoàn thiện tuyến trục Bắc – Nam với tổng chiều dài 4000 km đi qua 30 tỉnh thành.

- Năm 2014: Tham gia cung cấp dịch vụ truyền hình IPTV với thương hiệu Truyền hình FPT.

- Năm 2015: FPT Telecom có mặt trên cả nước với gần 200 VPGD, chính thức được cấp phép kinh doanh tại Myanmar, đạt doanh thu hơn 5,500 tỷ đồng và là một trong những đơn vị dẫn đầu trong triển khai chuyển đổi giao thức liên mạng IPv6.

Năm 2016: Khai trương Trung tâm Dữ liệu FPT Telecom mở rộng chuẩn Uptime TIER III với quy mô lớn nhất miền Nam. Được cấp phép triển khai thử nghiệm mạng 4G tại Việt Nam.

- Năm 2017: Ra mắt gói Internet tốc độ nhanh nhất Việt Nam SOC - 1Gbps cũng như bản nâng cấp hệ thống Ftv Lucas Onca của truyền hình FPT. Năm 2017, FPT Telecom cũng vinh dự lọt Top Doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn nhất đến Internet Việt Nam.

- Năm 2018: Hoàn thành quang hóa trên phạm vi toàn quốc. Ra mắt Voice Remote của FPT Play Box, đặt chân vào lĩnh vực thanh toán online.

- Năm 2019: Năm đầu tiên áp dụng OKRs đẩy mạnh năng suất làm việc và phát triển con số kinh doanh. Ra mắt hàng loạt các sản phẩm dịch vụ nổi bật: FPT Camera, iHome, HBO GO, Foxy,...

Lĩnh vực kinh doanh

- Cung cấp hạ tầng mạng viễn thông cho dịch vụ Internet băng rộng.

- Dịch vụ giá trị tăng trên mạng Internet, điện thoại di động.

- Dịch vụ Truyền hình trả tiền.

- Dịch vụ tin nhắn, dữ liệu, thông tin giải trí trên mạng điện thoại di động.


- Thiết bị hạ tầng mạng và cung cấp các dịch vụ Viễn thông, Internet.

- Xuất nhập khẩu thiết bị Viễn thông, Internet.

- Dịch vụ Viễn thông cố định nội hạt.

- Dịch vụ Viễn thông giá trị gia tăng.

- Dịch vụ Viễn thông cố định đường dài trong nước.

2.1.2 Tổng quan về Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế

2.1.1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Viễn thông FPT chi nhánh Huế

Tháng 01/2010, Công ty Viễn thông FPT Miền Trung, thuộc Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), chính thức được thành lập. Động thái này nằm trong chiến lược mở rộng vùng phủ của FPT Telecom, nhằm mục đích đem đến nhiều sự lựa chọn về sản phẩm dịch viễn thông chất lượng cao cho người dân miền Trung.

Trụ sở của Công ty FPT Telecom Miền Trung được đặt tại 173 Nguyễn Chí Thanh, Quận Hải Châu, TP Đà Nẵng. Hiện Công ty sẽ quản lý 4 chi nhánh gồm: Huế, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Đăk Lăk. FPT Telecom Miền Trung kinh doanh các sản phẩm ADSL, Internet cáp quang (FTTH) và Triple Play – gói dịch vụ viễn thông 3 trong 1 (gồm: Internet, điện thoại và truyền hình tương tác OneTV) và dịch vụ Internet tốc độ siêu cao bằng kết nối VDSL.

Vào ngày 12/11/2009 công ty FPT Telecom bắt đầu xây dựng, phát triển tại thị trường TP Huế.Từ một văn phòng giao dịch hiện đã phát triển lên tới 04 văn phòng rãi rác khắp địa bàn Huế.

Đến nay, trải qua nhiều năm kinh doanh tại thị trường Huế công ty đã bước đầu tạo dựng thương hiệu trên thị trường được đánh giá đầy tiềm năng này và hứa hẹn tạo ra nhiều bước ngoặc trong thời gian tới.

Hiện nay, FPT Telecom Huế đã và đang mở rộng phạm vi hoạt động từ trung tâm Thành phố Huế ra nhiều huyện, xã như Thị xã Hương Thủy, Huyện Hương Trà, Huyện Phong Điền, Huyện Phú Vang,…

Địa chỉ văn phòng giao dịch FPT Telecom Huế

Phòng giao dịch FPT Nam sông Hương: 46 Phạm Hồng Thái, Vĩnh Ninh, Huế. Phòng giao dịch FPT Bắc sông Hương: 09 Nguyễn Trãi, Tây Lộc, Huế.

Phòng giao dịch FPT chi nhánh Phú Lộc: 133 Lý Thánh Tông, thị trấn Phú Lộc,Huế.

Phòng giao dịch FPT Quảng Điền: 29 Nguyễn Kim Thành,Thị Trấn Sịa,huyện

Ngày đăng: 12/07/2022