Tiêu Chuẩn Niêm Yết Và Các Quy Định Liên Quan Đến Cổ Tức Ở Việt Nam


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Với mục tiêu tổng quan cơ sở lý thuyết về ổn định hóa cổ tức của các DNNY và tổng quan các kết quả nghiên cứu thực nghiệm. Chương 2 đã thực hiện được những nội dung chính sau:

Đã tổng hợp và phân tích ưu nhược điểm của các mô hình chính sách cổ tức, từ đó trình bày khái niệm về ổn định hóa cổ tức và vai trò của CSCT ổn định. Đã tổng quan và tổng hợp các thang đo để đo lường mức độ ổn định hóa cổ tức, bao gồm thước đo SOA được đề xuất từ nghiên cứu tiên phong của Lintner (1956) về chủ đề này và thước đo Relative Volatility được đề xuất bởi Leary và Michaely (2011). Hai thang đo này sẽ được sử dụng đồng thời trong luận án để kiểm định hiện tượng ổn định hóa cổ tức ở Việt Nam.

Đã tổng hợp các lý thuyết gốc liên quan đến vấn đề nghiên cứu, trong đó luận án sử dụng 2 lý thuyết nền tảng là lý thuyết người đại diện và lý thuyết tín hiệu để giải thích hiện tượng ổn định hóa cổ tức của các DNNY. Từ đó tổng hợp các nhân tố ảnh hưởng đến hiện tượng này theo luận giải của khung lý thuyết. Các lý thuyết cho rằng, doanh nghiệp hoạt động trong môi trường thông tin không cân xứng và tiềm ẩn các xung đột lợi ích giữa các bên liên quan là động cơ để nhà quản lý DN thực hiện ổn định hóa cổ tức.

Nội dung chương 2 cũng tập trung làm nổi bật tổng quan thực nghiệm về vấn đề nghiên cứu chính của luận án. Các tổng hợp về kết quả nghiên cứu liên quan đến mức độ ổn định hóa cổ tức cho thấy xu hướng hoạch định CSCT ổn định ngày càng rõ ở các nước mới nổi, trong khi hiện tượng này đã được thực hiện ở thị trường phát triển từ rất lâu. Hơn nữa, việc tổng hợp kết quả nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định hóa cổ tức đã chứng minh sự giải thích của hai lý thuyết chính về ổn định hóa cổ tức là lý thuyết tín hiệu và lý thuyết người đại diện ở các thị trường khác nhau và trong thời gian nghiên cứu khác nhau là không đồng nhất, điều đó cho thấy môi trường thể chế có tác động mạnh đến hiện tượng trả cổ tức của các doanh nghiệp.

Dựa trên những vấn đề này, nghiên cứu hướng đến việc làm rõ các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định hóa cổ tức trong đó hướng đến CSCT ổn định ở Việt Nam. Đây là một khoảng trống cần được nghiên cứu để làm rõ hơn hiện tượng “dividend smoothing” trong bối cảnh thị trường cận biên đang nâng hạng như ở Việt Nam.


CHƯƠNG 3:

MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH HÓA CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


3.1. Khái quát về thị trường chứng khoán Việt Nam

3.1.1. Xếp hạng thị trường

Thị trường chứng khoán Việt Nam sau khoảng 20 năm ra đời và hoạt động, đã chứng tỏ được sự phát triển và trưởng thành, từ chỉ có 2 mã cổ phiếu giao dịch trong phiên giao dịch đầu tiên ngày 28/7/2000 đến nay đã có hơn 700 mã cổ phiếu niêm yết và giao dịch trên các Sở Giao dịch chứng khoán. Thị trường cổ phiếu tiếp tục gia tăng về quy mô và thanh khoản, tính đến ngày 31/12/2018, có 379 DNNY trên trên “Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh” và 375 DNNY trên “Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội”, với tổng giá trị vốn hóa thị trường đạt hơn 3.500.000 tỷ đồng. Mặc dù đã có những bước tiến nhất định, là một điển hình cho sức tăng trưởng kinh tế ở Châu Á nhưng TTCK Việt Nam còn bị đánh giá là đang bị chi phối bởi cổ phiếu của một số ít công ty lớn (như SAB, VNM, GAS, HPG,…).

Dựa vào các tiêu chí như: “Mức độ phát triển của nền kinh tế, sự ổn định về chính trị, quy mô và tính thanh khoản của thị trường, hiệu quả vận hành của thị trường, khả năng tiếp cận thị trường của nhà đầu tư nước ngoài, khả năng lưu chuyển dòng vốn”.

Các thị trường tài chính được xếp hạng vào ba nhóm chính:

(i) Thị trường phát triển (Developed Market)

(ii) Thị trường mới nổi (Emerging Market)

(iii) Thị trường cận biên (Frontier Market)

Hiện tại, theo tiêu chuẩn của cả các tổ chức xếp hạng (MSCI, FTSE Russell, và S&P Dow Jones), Việt Nam đang được xếp vào nhóm thấp nhất là thị trường cận biên, trong khi đó, Thái Lan, Malaysia, Philippin, Indonesia, Campuchia là các quốc gia ở cùng khu vực với Việt Nam đang ở nhóm thị trường mới nổi và Singapore ở nhóm thị trường phát triển. Thị trường cận biên có đặc điểm là thị trường sơ khai, có quy mô quá nhỏ, tính thanh khoản thấp, chưa thỏa mãn các tiêu chí chủ chốt để được nâng hạng sang thị trường mới nổi. Do đó, thị trường này có nhiều yếu tố bất định khiến cho nhà đầu tư khó đánh giá được thị trường và dễ gặp rủi ro, như: sự bất ổn về chính trị, quy định không đầy đủ rõ ràng, báo cáo tài chính không đạt chuẩn, thanh khoản kém, phụ thuộc nhiều vào hàng hóa hoặc chứng khoán biến động cao.



Theo MSCI, có ba tiêu chuẩn phân loại thị trường:

- Tiêu chuẩn 1: “Về trình độ phát triển kinh tế” (khi xem xét nâng hạng từ cận biên lên mới nổi không cần đánh giá tiêu chuẩn này).

- Tiêu chuẩn 2: “Về quy mô và tính thanh khoản của thị trường” (đây là tiêu chuẩn định lượng).

- Tiêu chuẩn 3: “Về khả năng tiếp cận thị trường” (tiêu chuẩn định tính).

Để được nâng hạng từ thị trường cận biên lên thị trường mới nổi, cần phải thỏa mãn đầy đủ các tiêu chí trong tiêu chuẩn 2 và tiêu chuẩn 3. Theo đánh giá của VNDIRECT, TTCK Việt Nam đã đáp ứng đầy đủ các tiêu chí định lượng nhưng một số tiêu chí thuộc tiêu chuẩn 3 chưa đáp ứng, như: (i) Độ mở của thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và quyền bình đẳng với nhà đầu tư nước ngoài còn hạn chế; (ii) “Hạn chế trong công bố thông tin bằng tiếng anh”; (iii) “Hạn chế trong kết cấu hạ tầng thông tin: không có tổ chức bù trừ chính thức, Trung tâm lưu ký chứng khoán (VSD) đóng vai trò là tổ chức bù trừ chứng khoán”; (iv) “Thiếu thị trường giao dịch ngoại hối tại nước ngoài”; (v) và “chưa thỏa mãn một số tiêu chí khác về giao dịch, chuyển nhượng chứng khoán”.

Thị trường chứng khoán Việt Nam đang từng bước nỗ lực để được MSCI nâng hạng sang thị trường mới nổi, nhằm thu hút nhiều vốn đầu tư hơn vào thị trường. Theo đó, Đề án sáp nhập Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội và Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, thành lập Sở Giao dịch chứng khoán Việt Nam; tiếp tục thực hiện tái cấu trúc thị trường chứng khoán, cải thiện khung pháp lý, đa dạng hóa các nhà đầu tư, thu hút NĐT nước ngoài, đảm bảo thị trường hoạt động hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch; Đồng thời, lộ trình cổ phần hóa DNNN và thoái vốn Nhà nước vẫn đang được thực hiện.

3.1.2. Tiêu chuẩn niêm yết và các quy định liên quan đến cổ tức ở Việt Nam

3.1.2.1. Các tiêu chuẩn niêm yết theo từng sàn giao dịch

Sở Giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE), tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh thành lập ngày 11/7/1998 nhưng chính thức đi vào hoạt động ngày 28/7/2000. Đến nay, HOSE vẫn là nơi niêm yết chứng khoán có quy mô lớn nhất ở Việt Nam, chiếm khoảng 74% vốn hóa toàn thị trường. Theo Nghị định 58/2012/NĐ-CP, điều kiện để được niêm yết trên HOSE bao gồm: (i) Doanh nghiệp có vốn điều lệ tối thiểu 120 tỷ đồng; (ii) Tối thiểu hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần; (iii) Về hiệu quả hoạt động: Hai



năm liền kề có lãi, ROE năm gần nhất >= 5%, “không có nợ quá hạn trên một năm, không có nợ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký niêm yết, tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính; (iv) Về cơ cấu cổ đông: Tối thiểu 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết do ít nhất 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ”; (v) Hạn chế chuyển nhượng với người nội bộ: 100% trong 6 tháng đầu và 50% trong 6 tháng tiếp theo; (vi) Công bố thông tin khoản nợ đối với công ty của người nội bộ, cổ đông lớn và người liên quan.

“Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội” (HNX), tiền thân là Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội khai trương hoạt động ngày 08/3/2005 thực hiện tổ chức hoạt động đấu giá cổ phần hóa DNNN, ngày 14/7/2005 là dấu mốc thực hiện phương thức giao dịch thỏa thuận đầu tiên với 6 công ty niêm yết. “Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội” vận hành ba thị trường giao dịch thứ cấp là: “Thị trường cổ phiếu niêm yết” (sàn HNX), “thị trường trái phiếu Chính phủ chuyên biệt” và “thị trường giao dịch cổ phiếu của công ty đại chúng chưa niêm yết” (sàn UPCOM). Đến 31/12/2018, sàn HNX chính thức có 379 mã cổ phiếu niêm yết và giá trị vốn hóa đạt hơn 200.000 tỷ đồng.

Điều kiện niêm yết cổ phiếu trên HOSE được quy định chặt chẽ hơn HNX. Cụ thể:

+ “DN đăng ký niêm yết trên HOSE cần phải có vốn điều lệ tối thiểu đã góp tại thời điểm đăng ký niêm yết tính theo giá trị ghi trên sổ kế toán là 120 tỉ đồng, cao hơn so với mức 30 tỉ đồng trên HNX”

+ “Về thời gian hoạt động, phải có ít nhất hai năm hoạt động dưới hình thức công ty cổ phần trước thời điểm đăng ký niêm yết niêm yết trên HOSE trong khi trên HNX cần một năm”.

+ “Về cơ cấu cổ đông, HOSE yêu cầu doanh nghiệp phải có tối thiểu 300 cổ đông không phải cổ đông lớn nắm giữ ít nhất 20% cổ phiếu có quyền biểu quyết của công ty. Đối với HNX, tiêu chuẩn này là tối thiểu 100 cổ đông nắm giữ ít nhất 15% số cổ phần”

+ “Đối với các tiêu chí hiệu quả hoạt động, HOSE quy định doanh nghiệp niêm yết phải có hoạt động kinh doanh hai năm liền trước có lãi, nhiều hơn một năm so với HNX yêu cầu”.

+ “Các tiêu chí khác về hiệu quả hoạt động và quy định về hạn chế chuyển nhượng của hai sàn đều giống nhau, bao gồm tỉ lệ lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) năm gần nhất tối thiểu 5%, không có các khoản nợ phải trả quá hạn



trên 01 năm, không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký niêm yết và phải tuân thủ các quy định của pháp luật về kế toán báo cáo tài chính. Đặc biệt, HOSE có tiêu chuẩn niêm yết cao hơn về việc công bổ thông tin, DN phải công khai mọi khoản nợ đối với công ty của người nội bộ, cổ đông lớn và những người có liên quan. Các điều kiện niêm yết và các quy định về việc công bố thông tin cho thấy các DNNY trên HNX có mức độ BCXTT hơn các DNNY tại HOSE”.

3.1.2.2. Phân loại loại DNNY theo ngành

Phân chia ngành theo tiêu chuẩn ICB (Industry Classification Benchmark) do FTSE Group và DowJone xây dựng, các doanh nghiệp niêm yết được chia thành 10 ngành, bao gồm: Công nghệ thông tin, Công nghiệp, Dầu khí, Dịch vụ tiêu dùng, Dược phẩm và Y tế, Nguyên vật liệu, Hàng tiêu dùng, Tiện ích cộng đồng, Ngân hàng và Tài chính. Số lượng các DNNY tại Việt Nam phân bổ theo ngành tính đến thời điểm 31/12/2018 được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1: Số lượng doanh nghiệp niêm yết phân loại theo ngành nghề và lĩnh vực hoạt động


Ngành

Nơi niêm yết hiện tại


Tổng

HOSE

HNX

Công nghệ thông tin (Ind.1)

8

13

21

Công nghiệp (Ind.2)

102

171

273

Dầu khí (Ind.3)

2

4

6

Dịch vụ tiêu dùng (Ind.4)

22

38

60

Dược phẩm và y tế (Ind.5)

14

9

23

Hàng tiêu dùng (Ind.6)

64

41

105

Nguyên vật liệu (Ind.7)

51

46

97

Tiện ích cộng đồng (Ind.8)

27

15

42

Ngân hàng (Ind.9)

10

3

13

Tài chính (Ind.10)

79

35

114

Tổng cộng

379

375

754

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Ổn định hóa cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 8

(Không bao gồm các doanh nghiệp đã hủy niêm yết tính đến 31/12/2018)

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

- Ngành Công nghệ thông tin: Bao gồm các công ty dịch vụ phần mềm, cung cấp phần cứng và thiết bị, cung cấp các dịch vụ hệ thống thông tin. Có thể phân chia các doanh nghiệp trong ngành này thành ba nhóm: (i) Công nghệ phần mềm; (ii) Viễn thông; (iii) Phân phối – bán lẻ.



- Ngành Công nghiệp: Bao gồm hai nhóm ngành chính là Xây dựng và Vật liệu, Hàng và Dịch vụ công nghiệp. Nhóm ngành Xây dựng và Vật liệu bao gồm các công ty xây dựng dân dụng, xây dựng các khu công nghiệp, xây dựng các công trình giao thông và các công trình thủy điện, sản xuất và phân phối vật liệu xây dựng như xi măng, gạch, bê tông,… Nhóm ngành Hàng và Dịch vụ công nghiệp bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ hàng không, kho bãi, vận tải; các công ty sản xuất và phân phối thiết bị điện, điện tử; các công ty cung cấp dịch vụ tư vấn và hỗ trợ kinh doanh. Ngành này bao gồm số lượng lớn các doanh nghiệp niêm yết (275 doanh nghiệp), điển hình như các công ty thuộc tổng công ty VINACONEX, LILAMA, xây dựng HUD, hay các công ty xi măng Hà Tiên 1, xi măng Bỉm Sơn, Vicem Hoàng Mai.

- Ngành Dầu khí bao gồm các DN tham gia vào quá trình thăm dò, khoan, lọc và phân phối dầu khí. Ngoài ra, các DN cung cấp các dịch vụ cho dàn khoan, quản lý đường ống dẫn dầu,… cũng được xếp trong ngành này.

- Ngành Dịch vụ tiêu dùng: Bao gồm các DN trong ngành bán lẻ (Thế giới di động, TM-DV Bến Thành, Vật tư xăng dầu,…), ngành truyền thông (bao gồm các công ty xuất bản các ấn phẩm sách báo, tạp chí; các DN sản xuất, điều hành và phát sóng phát thanh, truyền hình, dịch vụ quảng cáo), ngành du lịch và giải trí (bao gồm các công ty cung cấp dịch vụ hàng không Vietjet Air, sân bay Đà Năng; các DN cung cấp dịch vụ giải trí như Công viên nước Đầm Sen; các DN cung cấp dịch vụ khách sạn, resort, nhà hàng và các DN cung cấp dịch vụ vận tải hành khách đường bộ.

- Ngành Dược phẩm và Y tế: Bao gồm các công ty dược phẩm và thực phẩm chức năng, như: Traphaco, dược Hậu Giang, dược phẩm Hà Tây, … và các DN cung cấp thiết bị và dịch vụ y tế, như: Thiết bị y tế Việt Nhật, y tế Danameco,…

- Ngành Hàng tiêu dùng: Bao gồm ba nhóm ngành chính là: (i) Thực phẩm và đồ uống, như: Vinamilk, bánh kẹo Hải Hà, Sabeco, thủy sản Bến Tre, mía đường Lam Sơn,…; (ii) Hàng cá nhân và hàng gia dụng, bao gồm các DN sản xuất và cung ứng sản phẩm may mặc, thuốc lá, thiết bị gia dụng và hàng cá nhân; (iii) Ô tô và phụ tùng, bao gồm các DN sản xuất ô tô và cung cấp phụ tùng ô tô.

- Ngành Nguyên vật liệu: Bao gồm hai nhóm ngành chính là hóa chất và tài nguyên cơ bản. Hóa chất là các DN chuyên sản xuất và cung cấp các sản phẩm nhựa, cao su, phân bón, thuốc trừ sâu và hóa chất hàng hóa khác (ví dụ: nhựa Đông Á, đạm Phú Mỹ, An Phát plastic, cao su Thống Nhất, hóa chất Lâm Thao,…). Các DN thuộc nhóm ngành Tài nguyên cơ bản là các DN hoạt động trong các lĩnh vực



sản xuất giấy; khai khoáng; sản xuất, chế biến thép; thương mại thép; lâm sản và chế biến gỗ (ví dụ: thép Việt Ý, than Hà Lầm, kim khí Miền Trung, Hòa Phát, khoáng sản Bình Dương,…).

- Ngành Tiện ích cộng đồng bao gồm các đơn vị sản xuất và cung ứng: Điện sinh hoạt và công nghiệp, nước, xăng dầu và khí đốt (ví dụ: nhiệt điện Bà Rịa, nhiệt điện Phả Lại, dầu khí An Pha, PV Gas, thủy điện Thác Bà, cấp nước Bến Thành, điện lực Khánh Hòa,…).

- Ngành Ngân hàng: Là một ngành đặc thù hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng với mô hình chính là huy động và cho vay.

- Ngành Tài chính: Bao gồm các DN hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm (tập đoàn Bảo Việt, bảo hiểm PVI, tái bảo hiểm quốc gia,…), lĩnh vực bất động sản (Vinhome, địa ốc Hoàng Quân, Vincom Retail, FLC,…) và cung cấp dịch vụ tài chính, là các công ty chứng khoán và các quỹ đầu tư.

Trong số 10 ngành kể trên, ngành Ngân hàng và ngành Tài chính có đặc thù riêng về cấu trúc báo cáo tài chính và được quản lý bởi các quy định riêng. Các doanh nghiệp hoạt động trong hai ngành này được gọi là các DN tài chính, ngược lại, các DN hoạt động trong 8 ngành còn lại được lại là các DN phi tài chính. Do đặc thù đó, phạm vi nghiên cứu của luận án này là CSCT của các DN phi tài chính niêm yết. Có tổng 627 DN phi tài chính niêm yết, trong đó có 336 DN thỏa mãn các tiêu chí chọn mẫu.

3.1.2.3. Các quy định liên quan đến cổ tức

* Quy định trả cổ tức:

Theo Điều 132 “Luật Doanh nghiệp Việt Nam 2014” quy định về trả cổ tức: “Cổ tức được trả cho cổ phần phổ thông được xác định căn cứ vào số lợi nhuận ròng đã thực hiện và khoản chi trả cổ tức được trích từ nguồn lợi nhuận giữ lại của công ty”. “Công ty cổ phần chỉ được trả cổ tức cho cổ phần phổ thông khi đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật; đã trích lập các quỹ công ty và bù đắp đủ lỗ trước đó theo quy định của pháp luật và Điều lệ công ty; Ngay sau khi trả hết số cổ tức đã định, công ty vẫn đảm bảo thanh toán đủ các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác đến hạn”.

Như vậy, không có quy định bắt buộc trả cổ tức hay giới hạn mức trả cổ tức tối thiểu ở Việt Nam. Doanh nghiệp chủ động trong quyết định có trả cổ tức hay không cũng



như mức chi trả và hình thức chi trả, miễn là DN đã hoàn thành nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác và đảm bảo đủ khả năng thanh toán sau khi chi trả cổ tức.

Ngoài ra, quy định “Cổ tức phải được thanh toán đầy đủ trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày kết thúc họp Đại hội đồng cổ đông thường niên” cho nên hầu hết các doanh nghiệp áp dụng tinh thần của Luật Doanh nghiệp, thường trả cổ tức đợt cuối vào tháng 10 hàng năm (đối với năm tài chính kết thúc vào ngày 31/12). Trong khi ở khu vực ASEAN áp dụng thông lệ trả cổ tức cuối kỳ trong vòng 30 ngày kể từ ngày tổ chức đại hội đồng cổ đông. Thông lệ này phù hợp hơn cho NĐT vì lợi nhuận đã được chốt từ cuối năm tài chính. Tuy nhiên, trên thực tế còn không ít DN chậm trả cổ tức theo luật định (như HCD, SAM, SJS, THV,…).

* Quy định về thuế cổ tức:

Trên thế giới đang tồn tại hai hệ thống thuế: Hệ thống thuế cổ điển (classical tax system) và hệ thống quy thuế (imputation tax system). Phương pháp đánh thuế cổ điển là đánh thuế hai lần, một lần ở cấp độ công ty và một lần ở cấp độ cá nhân, điển hình của phương pháp này là Mỹ. Phương pháp quy thuế hay còn gọi là gán thuế loại bỏ thuế kép theo hệ thống thuế cổ điển, các nước hiện đang áp dụng là Anh, Pháp, Hàn Quốc, Úc, Malaysia. Úc áp dụng phương pháp đánh thuế này từ năm 1987 để loại bỏ các biến dạng liên quan đến việc đánh thuế hai lần, thực hiện bằng cách hoàn trả thuế doanh nghiệp thông qua các khoản tín dụng trực tiếp liên quan đến thanh toán cổ tức. Trong đó, Việt Nam đang theo hệ thống thuế cổ điển.

Theo quy định của Luật thuế thu nhập cá nhân hiện hành ở Việt Nam số 04/2007/QH12 và Thông tư số 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Luật thuế thu nhập cá nhân), cá nhân phải nộp thuế 5% với thu nhập từ cổ tức bằng tiền (các DNNY khấu trừ trực tiếp từ số cổ tức của cổ đông) và 0,1% tính trên giá chuyển nhượng với khoản thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán; với “cổ tức bằng cổ phiếu hoặc cổ phiếu thưởng”, NĐT cá nhân phải chịu hai loại thuế khi chuyển nhượng cổ phiếu này, đó là 5% tính trên mệnh giá (hoặc giá trị chuyển nhượng) đối với thu nhập từ đầu tư vốn và 0,1% tính trên giá chuyển nhượng đối với thu nhập từ chuyển nhượng chứng khoán.

Hiện nay, vẫn còn tồn tại hai luồng quan điểm về vấn đề thuế thu nhập từ cổ tức.

(i) Quan điểm thứ nhất cho rằng, thuế cổ tức không công bằng giữa NĐT cá nhân và NĐT tổ chức vì thuế cổ tức đối với cá nhân và tổ chức là không giống nhau, trong khi tổ chức nhận cổ tức được xem là một khoản thu nhập đã được nộp thuế thu nhập DN từ đơn vị phát hành cổ phiếu nên được coi là khoản thu nhập được miễn thuế thu nhập DN thì cá

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022