Kết Quả Hồi Quy Soa Theo Mô Hình Mh1.1 Cho Mẫu Tại Hnx


Bảng 3.13: Kết quả hồi quy SOA theo mô hình MH1.1 cho mẫu tại HNX

(Std. Err. adjusted for 182 clusters in id)

DPSt-DPSt-1

Coef.

Robust Std. Err.

t- statistics

P>|t|

[95% Conf. Interval]

DPSt-1

-.6490601

.0559658

-11.60

0.000

-.7594895

-.5386307

EPSt

.174892

.0267108

6.55

0.000

.1221874

.2275965

_cons

421.4245

95.64157

4.41

0.000

232.7086

610.1403

sigma_u

363.58948

Sigma_e

692.38469

Rho

.21615212 (fraction of variance due to u_i)

R-sq: within = 0.4193

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Ổn định hóa cổ tức của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam - 11

Nguồn: Tính toán của tác giả

Hồi quy 2 mẫu nhỏ này cho kết quả hệ số hồi quy của các DNNY tại HOSE lớn hơn của các DNNY tại HNX. Do đó, mức độ ổn độ hóa cổ tức ở HNX cao hơn ở HOSE, tuy nhiên sự khác biệt này không đáng kể.

Bảng 3.14: Kết quả hồi quy SOA theo nhóm ngành




DPSt-1

EPSt

Cons.

R-sq

Ind. 1

Coef.

-.7924383

.2581207

320.4385

0.5220


t-statistics

-10.87***

4.11***

1.71*


Ind. 21

Coef.

-.7432592

.1772712

548.2719

0.4609


t-statistics

-19.04***

7.30***

8.91***


Ind. 22

Coef.

-.5882447

.1003419

564.1141

0.2998


t-statistics

-11.10***

2.08*

4.78***


Ind. 4

Coef.

-.7138576

.3829255

208.9327

0.5048


t-statistics

-6.90***

4.99***

0.73


Ind. 5

Coef.

-.5404691

.1290533

398.5856

0.3554


t-statistics

-6.58***

3.43***

1.60**


Ind. 6

Coef.

-.7109055

.1342811

800.3031

0.4098


t-statistics

-13.71***

4.37**

6.70***


Ind. 7

Coef.

-.6288854

.1688003

381

0.4545


t-statistics

-11.36***

6.10***

2.48**


Ind. 8

Coef.

-.6916939

.1963829

566.429

0.4632


t-statistics

-9.78***

4.42***

3.95***


Ghi chú: *** Mức ý nghĩa 1%, ** mức ý nghĩa 5%, * mức ý nghĩa 10%

Nguồn: Tính toán của tác giả



Kiểm định MH1.1 theo nhóm ngành cho kết quả khá thú vị về sự khác biệt trong mức độ làm mịn cổ tức ở các ngành (Bảng 3.14). Ngành Ind.22, Ind.5 có hệ số ước lượng SOA thấp hơn mức trung bình của tổng mẫu nghiên cứu, có thể cho rằng chính sách cổ tức các ngành Hàng và Dịch vụ công nghiệp, Dược phẩm và Y tế ổn định hơn các ngành còn lại. Ngược lại, ngành Ind.1, Ind.21, Ind.4 và Ind.6 có tốc độ hiệu chỉnh khá cao (SOA đều > 0.7), cao nhất là ngành Ind.1 có SOA là 0.792. Do đó, trong số 8 ngành được hồi quy thì CSCT của ngành Công nghệ thông tin ít ổn định nhất. Bên cạnh đó, cùng trong nhóm ngành công nghiệp nhưng mã ngành 21 và 22 lại có mức độ hiệu chỉnh cổ tức rất khác nhau. Điều này cho thấy nhận diện ban đầu về CSCT của các ngành phân tích theo mối quan hệ giữa biến động của DPS và EPS là tương đối đồng nhất.

3.3.4. Kết quả tính toán mức độ ổn định hóa cổ tức theo mô hình của Leary và Michaely (2011)

Như phân tích ở trên, Leary & Michaely (2011) cho rằng tỷ lệ thanh toán mục tiêu (TPR) không còn phù hợp với ngày nay, do vậy trước khi ước lượng mức hiệu chỉnh cổ tức, nghiên cứu xác định TPR là trung vị của chuỗi tỷ lệ thanh toán (payout) của từng doanh nghiệp trong giai đoạn nghiên cứu. Sau đó, nghiên cứu tính toán tỷ lệ biến động tương đối RelVol giữa thay đổi cổ tức thực tế và thay đổi cổ tức mục tiêu theo mô hình MH1.2. Mức độ ổn định chính là RelVol tính toán được. Quy trình và kỹ thuật thực hiện tính RelVol theo RMSE trước tiên luận án cũng thực hiện các bước hồi quy OLS trên nền dữ liệu mảng (như các bước hồi quy SOA trên đây) để hồi quy 2 phương trình xu thế về cổ tức thực (phương trình 1) và cổ tức mục tiêu (phương trình 2), sau đó tính phần dư của 2 phương trình. RelVol là tỷ lệ căn bậc hai trung bình bình phương phần dư từ 2 phương trình đó.

Bảng dưới đây cho biết kết quả tính RelVol có phân biệt theo 2 sàn niêm yết niêm yết và các ngành nghề kinh doanh và so sánh với SOA hồi quy từ MH1.1.

Bảng 3.15: Kết quả tính RelVol và so sánh với SOA



Tổng mẫu

HOSE

HNX


SOA

0.6623

0.6795

0.6491

RelVol

0.842

0.8519

0.8337


Ind. 1

Ind. 21

Ind. 22

Ind. 4

Ind. 5

Ind. 6

Ind. 7

Ind. 8

SOA

0.7924

0.7433

0.5882

0.7139

0.5405

0.7109

0.6289

0.6917

RelVol

0.9324

0.8812

0.8526

0.9117

0.6881

0.809

0.7324

0.9150

Nguồn: Tác giả tính toán


1


0.8


0.6


0.4


0.2


0

All firms Hose

Hnx

Ind. 1 Ind. 21 Ind. 22 Ind. 4 Ind. 5 Ind. 6 Ind. 7 Ind. 8

SOA

RelVol

Biểu đồ 3.5: So sánh SOA và RelVol

Trong đó:

+ SOA được hồi quy từ mô hình MH1.1

+ RelVol được tính toán theo phương pháp RMSE từ MH1.2

Bảng 3.15 và Biểu đồ 3.5 cho thấy kết quả tính toán từ hai phương pháp khá thống nhất cho toàn mẫu, cho các sàn niêm yết và cho các ngành, mặc dù khoảng cách có khác biệt giữa hai phương pháp nhưng đồ thị vẫn cho thấy các điểm tăng giảm cùng xu hướng. Trong đó, kết quả tính toán MH1.2 thể hiện ngành Ind.5 có tỷ lệ RelVol thấp hơn mức trung bình và ngành Ind.1 có tỷ lệ RelVol cao nhất. Hai ngành này cho kết quả tương đồng theo kết quả hồi quy MH1.1.

Cùng nhìn lại biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa DPS và EPS trong giai đoạn nghiên cứu của hai ngành này để thấy rõ sự khác biệt và mức độ hiệu chỉnh cổ tức (Biểu đồ 3.6 và Biểu đồ 3.7).


3500


3000


2500


2000


1500


1000


500


0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Ind.1

Ind.1

Biểu đồ 3.6: Mối quan hệ giữa DPS và EPS của ngành Công nghệ thông tin


6000


5000


4000


3000


2000


1000


0

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Ind.5

Ind.5


Biểu đồ 3.7: Mối quan hệ giữa DPS và EPS của ngành Dược phẩm và Y tế

Do vậy, có thể khẳng định rằng, dù các DNNY ở Việt Nam có hay không có tỷ lệ thanh toán mục tiêu thì kết quả vẫn cho thấy có hiện tượng ổn định hóa ở thị trường này.

Tóm lại, từ kết quả tính toán mức độ ổn định cổ tức theo 2 thước đo trên đây cho thấy tồn tại hiện tượng ổn định hóa cổ tức của các DNNY ở Việt Nam và có sự khác biệt giữa các nhóm ngành nghề kinh doanh. Để làm rõ hiện tượng này phù hợp với những DN có đặc điểm cụ thể là gì và đặc điểm các ngành hoạt động có thực sự ảnh hưởng đến mức độ ổn định hóa cổ tức của từng DN không, nghiên cứu tiếp tục tính toán và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định hóa cổ tức của các DNNY ở Việt Nam.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Bằng phương pháp phân tích định lượng và phương pháp phân tích mô tả, nội dung chương 3 đi trả lời câu hỏi nghiên cứu số 1 của luận án.

Trước tiên, luận án sử dụng phương pháp phân tích mô tả nhằm nhận diện hành vi ổn định hóa cổ tức của các DNNY ở Việt Nam. Mục 3.1 đã lần lượt trình bày về tình hình thanh toán cổ tức của các DNNY, phân tích hiện tượng trả cổ tức thông qua biểu diễn sự biến động của cổ tức so với biến động của thu nhập trên một cổ phần cho toàn bộ mẫu nghiên cứu và phân tích theo sàn niêm yết, theo ngành nghề kinh doanh. Các nhận diện ban đầu cho thấy có hiện tượng ổn định hóa cổ tức ở các DNNY khi mà mức cổ tức tương đối ổn định hoặc biến động không đáng kể so với sự thay đổi của thu nhập. Hiện tượng này thể hiện rõ hơn ở HNX và các ngành Dược phẩm – Y tế, Hàng và Dịch vụ công nghiệp. Trên cơ sở các nhận diện ban đầu này, luận án tiến hành hồi quy mô hình nghiên cứu để kết luận có độ tin cậy cao hơn.

Sử dụng hồi quy OLS trên nền dữ liệu mảng, kết quả hồi quy mô hình MH1.1 và MH1.2 xác nhận tồn tại hiện tượng ổn định hóa cổ tức ở TTCK Việt Nam với cả hai thước đo SOA (theo đề xuất của Lintner, 1956) và RelVol (theo đề xuất của Leary và Michaely, 2011). Mặc dù với hai phương pháp tính toán khác nhau nhưng hai mô hình này lại cho kết quả khá tương đồng. Hơn nữa, mức độ ổn định có sự khác biệt giữa các ngành kinh doanh và giữa hai sàn niêm yết. Ngành Dược phẩm – Y tế là ngành có mức độ ổn định hóa cổ tức cao nhất. Như vậy, kết quả hồi quy đã ủng hộ những nhận diện ban đầu của luận án.

Kết quả nghiên cứu chương 3 gợi mở tiếp cho câu hỏi: doanh nghiệp có những đặc điểm như thế nào và doanh nghiệp hoạt động trong ngành nào sẽ có mức độ ổn định cổ tức cao hơn?


CHƯƠNG 4:

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MỨC ĐỘ ỔN ĐỊNH HÓA CỔ TỨC CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM


4.1. Đặc điểm doanh nghiệp và mức độ ổn định hóa cổ tức

Xuất phát từ tổng quan lý thuyết và thực nghiệm về các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ ổn định hóa cổ tức của các DNNY, nghiên cứu đã tổng hợp được một số yếu tố đại diện cho vấn đề BCXTT và vấn đề đại diện. Để trả lời cho câu hỏi nghiên cứu số 2, nghiên cứu tiến hành phân tích mô tả mối quan hệ giữa đặc điểm nội tại của DN và đặc điểm theo nhóm ngành nghề hoạt động trước khi tiến hành phương pháp hồi quy. Nghiên cứu thực hiện phân vị các nhân tố (nq10) sau đó biểu diễn biến động của DPS theo từng phân vị nhằm nhận diện mối quan hệ đó.

4.1.1. Quy mô của doanh nghiệp

Quy mô của DNNY được đánh giá qua chỉ tiêu tổng tài sản (Leary và Michaely, 2011; Javakhadze và cộng sự, 2014). Số liệu Bảng 4.1 cho thấy quy mô các DN tăng dần từ 627.32 tỷ đồng năm 2008 lên 1,210.63 tỷ đồng năm 2018. Khẳng định này đúng khi phân mẫu theo nhóm ngành, tổng giá trị tài sản bình quân hàng năm của tất cả các ngành đều tăng dần trong giai đoạn 2008 – 2018. Trong đó, ngành Hàng tiêu dùng (Ind.4) có giá trị tổng tài sản bình quân giai đoạn là 364.20 tỷ đồng - thấp nhất trong tất cả các ngành, tiếp theo là ngành Hàng và Dịch vụ công nghiệp (Ind.22) với giá trị tương ứng là 567.84 tỷ đồng. Ngược lại, trừ Dầu khí là ngành đặc thù, thì ngành Nguyên vật liệu (Ind.7) và ngành Hàng tiêu dùng (Ind.6) có quy mô lớn nhất trong mẫu với giá trị tổng tài sản bình quân lần lượt là 1,113.99 tỷ đồng và 1,019.54 tỷ đồng. Hai nhóm ngành này có các ông lớn như VNM, KDC, HVG, DPM, HPG.


Bảng 4.1: Giá trị tài sản trung bình của từng ngành

Đơn vị tính: Tỷ đồng


Năm

Ind.1

Ind.21

Ind.22

Ind.3

Ind.4

Ind.5

Ind.6

Ind.7

Ind.8

Bình quân

2008

662.61

513.41

322.76

1,572.98

210.66

423.17

616.41

623.29

700.60

627.32

2009

693.34

609.46

381.15

1,606.77

267.31

527.73

704.49

768.50

792.34

705.68

2010

753.46

744.49

439.01

1,806.78

331.48

662.89

811.13

917.07

911.40

819.75

2011

729.69

849.69

488.87

2,006.01

363.91

739.60

932.12

1,036.94

960.69

900.84

2012

713.97

876.01

485.02

2,086.40

374.57

778.37

979.12

1,081.50

1,001.75

930.75

2013

697.60

921.87

508.78

2,179.25

382.36

828.80

1,056.03

1,136.19

1,067.31

975.35

2014

734.72

967.93

582.74

2,254.70

391.44

847.43

1,111.93

1,165.45

1,103.17

1,017.72

2015

870.11

1,024.53

641.78

2,184.58

406.99

900.63

1,193.12

1,205.35

1,089.99

1,057.45

2016

884.86

1,097.40

732.06

2,277.96

422.66

953.03

1,225.19

1,316.89

1,070.06

1,108.90

2017

971.00

1,141.35

816.58

2,354.45

426.81

1,065.79

1,262.61

1,463.35

1,158.88

1,184.54

2018

1,006.65

1,177.52

847.50

2,312.77

428.05

1,131.98

1,322.75

1,539.39

1,129.05

1,210.63

Bình quân

792.55

902.15

567.84

2,058.42

364.20

805.40

1,019.54

1,113.99

998.66


Nguồn: Tính toán của tác giả

Nhằm xem xét mối quan hệ giữa hành vi thanh toán cổ tức của các DNNY và quy mô của DN. Nghiên cứu thực hiện phân vị tài sản (nq10), các nhóm phân vị có giá trị tài sản nhỏ nhất (Q1) đến lớn nhất (Q9).


2500

2000

1500

1000

500

0

Q1

2008

Q2

2009

Q3 Q4 Q5 Q6 Q7 Q8 Q9

2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 2018

Biểu đồ 4.1: Biến động DPS theo phân vị tài sản

Nguồn: Tác giả tính toán và phân tích



Biểu đồ 4.1 cho thấy, khi tài sản càng tăng lên thì mức thanh toán cổ tức bằng tiền DPS (bình quân) giảm xuống và có xu hướng ít biến động hơn. Điều đó cho thấy hành vi cổ tức có quan hệ cùng chiều với quy mô của DN.

4.1.2. Tuổi của doanh nghiệp

Tuổi của DNNY được xác định theo số năm niêm yết (Leary và Michaely, 2011; Jeong, 2013; Javakhadze và cộng sự, 2014). Tuổi của các DNNY ở Việt Nam tính đến thời điểm 16/3/2019. Với mẫu 336 doanh nghiệp, thời gian dài nhất là 18 năm (niêm yết năm 2000) và thời gian ngắn nhất là 6 năm.

Bảng 4.2: Cơ cấu tuổi của doanh nghiệp


Số năm niêm yết

Số quan sát

Tỷ lệ (%)

<= 7 năm

352

9.52

8 năm

737

19.94

9 năm

649

17.56

10 năm

418

11.31

11 năm

374

10.12

12 năm

935

25.30

>= 13 năm

231

6.25

Tổng

3,696

100.00

5000

4500

4000

3500

3000

2500

2000

1500

1000

500

0

<=7 năm

2009

8 năm

2010

9 năm

2011

2012

10 năm

2013 2014

11 năm

2015

12 năm >= 13 năm

2008

2016

2017

2018

Nguồn: Tính toán của tác giả


mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

mean_eps

mean_dps

Biểu đồ 4.2: Biến động DPS và EPS theo tuổi doanh nghiệp

Nguồn: Tác giả tính toán và phân tích

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/12/2022