Theo Kym Boon và các cộng sự (2008), nếu các KTV của các CTKT đang thực hiện cuộc kiểm toán với sự thận trọng nghĩa là người sử dụng BCKiT sẽ hài lòng hơn với chất lượng kiểm toán BCTC. Đối với kiểm toán BCTC DNNY, thái độ thận trọng của KTV thường cần được đề cao nhất là trong các đánh giá mức trọng yếu, các ước tính kế toán hay khả năng hoạt động liên tục của khách hàng DNNY.
Nhân tố thứ bảy: Tính chuyên nghiệp của KTV/nhóm kiểm toán khi thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng (Chuyên nghiệp- field work conduct)
Theo Kym Boon và các cộng sự (2008) cùng nhiều nhà nghiên cứu tiền nhiệm khác về nhân tố này, nếu các KTV của các CTKT đang thực hiện cuộc kiểm toán với tính chuyên nghiệp cao nghĩa là người sử dụng hài lòng hơn với chất lượng kiểm toán BCTC.
Tổng quan nghiên cứu từ nước ngoài cho thấy, để bảo đảm tính chuyên nghiệp, KTV, nhóm kiểm toán cần: Thực hiện cuộc kiểm toán tại khách hàng trong một khuôn khổ thích hợp; Có khả năng ứng dụng rộng rãi kỹ thuật thống kê và thành thạo máy tính trong khi thực hiện kiểm toán; Thực hiện một nghiên cứu xuyên suốt về hệ thống kiểm soát nội bộ tại khách hàng; Các thành viên nhóm kiểm toán có sự hiểu biết nhất định về hoạt động kinh doanh của khách hàng kiểm toán; Đặt ra một kế hoạch thời gian nghiêm ngặt cho mỗi cuộc kiểm toán và mong muốn mọi người thực hiện; Qui định rõ số giờ mà nhóm kiểm toán phải bỏ ra cho một cuộc kiểm toán (từ khâu bắt đầu công việc kiểm toán tại khách hàng cho đến khi phát hành BCKiT).
Mặc dù nhân tố Chuyên nghiệp thường không được đánh giá là nhân tố quan trọng nhất trong các nghiên cứu, tuy nhiên, đối với cuộc kiểm toán BCTC DNNY việc bảo đảm tính chuyên nghiệp cần được chú trọng do công việc kiểm toán đối với BCTC DNNY đòi hỏi áp lực và chuyên môn cao. Việc bảo đảm nhân tố Chuyên nghiệp sẽ hỗ trợ các nhân tố khác nhằm bảo đảm chất lượng kiểm toán cao hơn.
Nhóm nhân tố khác thuộc KTV/nhóm kiểm toán (Other factors)
Bên cạnh các nhân tố thuộc KTV/Nhóm KT thường đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán như trên, thì một số nhân tố khác cũng được phân tích, mặc dù thường cho kết quả quan trọng thấp hơn tới chất lượng kiểm toán, tuy nhiên cũng được đánh giá là quan trọng đối với chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY, như:
- Áp lực công việc đối với KTV/ nhóm kiểm toán trong việc hoàn thành báo cáo kiểm toán (Pressure). Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, nếu KTV/nhóm kiểm
Có thể bạn quan tâm!
- Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Niêm Yết
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Doanh Nghiệp Niêm Yết
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Của Các Doanh Nghiệp Niêm Yết
- Điều Kiện Niêm Yết Của Doanh Nghiệp Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Kiểm Toán Báo Cáo Tài Chính Doanh Nghiệp Niêm Yết Trên Thị Trường Chứng Khoán Việt Nam
- Một Số Chỉ Tiêu Chủ Yếu Của Các Ctkt Được Chấp Thuận Kiểm Toán Dnny Bctc Các Năm 2010, 2011, 2012
Xem toàn bộ 225 trang tài liệu này.
toán chịu áp lực hoàn thành BCKiT trước hạn hoặc các áp lực chủ quan khác từ khách hàng hay nhà quản lý của CTKT thì sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc kiểm toán (Kymboon và các cộng sự, 2008).
- Duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp nhằm đảm bảo chất lượng kiểm toán (Skepticism): Hoài nghi nghề nghiệp hàm ý rằng các thành viên nhóm kiểm toán không chấp nhận sự giải trình của các nhà quản lý, các chuyên gia tài chính hay các KTV nội bộ của khách hàng, mà theo đuổi những điều tra của họ để đánh giá về những giải trình này. Do rủi ro kiểm toán đối với BCTC DNNY thường là cao hơn, do vậy, những bất thường luôn được nhận thức trong suốt quá trình điều tra, và những xung đột được giải quyết trong sự ủng hộ của CTKT. Behn và cộng sự (1997) cho rằng, một số đối tượng, như cơ quan quản lý và cộng đồng luôn mong muốn KTV có một thái độ hoài nghi để thực hiện cuộc kiểm toán, cho dù “các khách hàng thỉnh thoảng có thể nổi giận với thái độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV”. Cùng phù hợp với ý kiến của Behn và cộng sự (1997), cho rằng, mối quan hệ giữa sự hoài nghi và sự hài lòng được dự đoán là bất đồng, khi các chuyên gia tài chính và KTV nội bộ của khách hàng nhận thức các thành viên nhóm KTV có thái độ hoài nghi nghề nghiệp thì họ không hài lòng với chất lượng kiểm toán nói chung.
- Duy trì sự đổi mới về quan điểm nhằm đảm bảo chất lượng cuộc kiểm toán (Freshness of Perspective). Nhân tố này liên quan tới nhiệm kỳ của KTV. Các thành viên nhóm kiểm toán của CTKT được luân phiên kiểm toán theo chu kỳ phải có khả năng phát hiện các lỗi và những bất thường như là khả năng của sự soát xét BCTC với cách nhìn mới, sẽ thường mang lại chất lượng kiểm toán tốt hơn, và qua đó đảm bảo sự hài lòng của người sử dụng tới chất lượng kiểm toán (Kymboon và các cộng sự, 2008).
1.3.3.2. Nhóm nhân tố thuộc công ty kiểm toán
Nhân tố thứ nhất, Giá phí kiểm toán (Audit fee)
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự tính cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng. DeAngelo (1981) đã thiết lập mô hình phí kiểm toán năm đầu tiên (chi phí
khởi động kiểm toán- start-up cost) với chi phí phát sinh liên quan đến việc thay đổi CTKT của đơn vị được kiểm toán [80].
Mô hình này cho thấy, một CTKT đương nhiệm có thể định ra giá phí kiểm toán dưới mức chi phí thực tế bỏ ra trong năm đầu tiên và sẽ thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai do thực hiện hợp đồng kiểm toán này. Ngoài ra, nhu cầu có được sự giảm giá cho năm đầu tiên để có được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng. Từ các mối quan hệ đó, DeAngelo đã đưa ra mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ kinh tế với khách hàng. Mối quan hệ kinh tế này có thể làm giảm tính độc lập của KTV và khi giảm tính độc lập sẽ làm suy giảm chất lượng kiểm toán [53], [65], [91].
Do vậy, mức phí kiểm toán sẽ tác động đến chất lượng kiểm toán, mức phí kiểm toán ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV và việc giảm giá phí kiểm toán thường đưa đến giảm chất lượng kiểm toán, đây là quan điểm được chấp nhận rộng rãi. Hơn nữa, TTCK đòi hỏi chất lượng kiểm toán cao hơn, trong khi rủi ro kiểm toán cũng cao hơn, do đó chi phí kiểm toán sẽ là nhân tố có ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán, nhất là đối với BCTC của DNNY.
Nhân tố thứ hai, Qui mô công ty kiểm toán (Firm’ size)
Quy mô CTKT là một trong những tiêu chí thường được sử dụng như là nhân tố tiêu biểu cho chất lượng kiểm toán BCTC.
Vào cuối thập niên 1970, nhiều người không đồng tình quan điểm cho rằng, các CTKT lớn luôn có chất lượng tốt hơn CTKT nhỏ và các CTKT quy mô nhỏ bị phân biệt đối xử. Để giải quyết vấn đề này, DeAngelo (1981) đã tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán và kết luận rằng, CTKT quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá (bởi thị trường) cao hơn các CTKT quy mô nhỏ [81]. Theo DeAngelo, CTKT càng nhiều khách hàng thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Ngoài ra, Dye (1993) kết luận, chất lượng kiểm toán có mối quan hệ với nguồn tài chính của CTKT [85]. Quy mô CTKT càng lớn với nhiều nguồn lực (deep-pocket) thì có thể thanh toán được tiền phạt khi có kiện tụng, điều này cũng làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao và do vậy cũng sẽ làm giảm tối thiểu khả năng xảy ra các vụ kiện tụng. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu (2000) [91], [96].
Tuy nhiên, kể từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ Enron năm 2001, liên quan đến sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002 đã làm lung lay quan điểm cho rằng chất lượng kiểm toán thường được đảm bảo tốt hơn bởi các công ty kiểm toán lớn.
Dù vậy, đến nay hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy qui mô CTKT là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng như ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Các DNNY trên TTCK cũng thường chấp nhận mức phí kiểm toán cao hơn để mời KTV của CTKT lớn kiểm toán BCTC nhằm tăng uy tín của chính DNNY.
Nhân tố thứ ba: Phương pháp kiểm toán (Audit Approach)
Một số nhà nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận trực tiếp về thước đo chất lượng kiểm toán thông qua quan sát phương pháp kiểm toán được triển khai và quá trình kiểm soát chất lượng dịch vụ trong nội bộ của CTKT [28].
Các cuộc kiểm toán nếu được CTKT cung cấp các công cụ thực hành kiểm toán có tính chuyên nghiệp cao nghĩa là chất lượng kiểm toán cũng sẽ cao, vì các CTKT này thường trang bị và hướng dẫn cho KTV một qui trình kiểm toán tốt nhất cũng như có một phương pháp kiểm toán hiệu quả nhất giúp tăng cường kinh nghiệm và trách nhiệm của KTV.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, các CTKT có thể sử dụng toàn bộ nguồn lực để tuyển dụng và đào tạo người giỏi nhất và sau đó trang bị cho họ phương pháp luận kiểm toán tiên tiến nhất để có thể phát hiện sai phạm trọng yếu trên BCTC [100].
Đối với kiểm toán BCTC của DNNY, do rủi ro kiểm toán cao hơn, nên càng cần thiết một phương pháp/qui trình kiểm toán hiệu quả nhằm hỗ trợ KTV thực hiện kiểm toán chuyên nghiệp hơn cũng như đánh giá tốt hơn rủi ro của DNNY, do đó nhân tố phương pháp kiểm toán được coi là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC nói chung cũng như của DNNY nói riêng.
Nhân tố thứ tư: Hệ thống kiểm soát chất lượng nội bộ (Quality Control)
Cũng tương tự như nhân tố Phương pháp kiểm toán, xét trên phương diện kiểm soát chất lượng từ bên trong (nội bộ), nhiều nghiên cứu cho thấy, nếu công ty có một chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt và vận hành hiệu quả
thường đi liền với chất lượng cao hơn. Tiêu biểu cho quan điểm này là Cushing (1989) cho rằng, các sai lệch trọng yếu trên BCTC có thể dễ dàng được phát hiện hơn đối với các CTKT có chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng nội bộ tốt.
Nhân tố này ở hầu hết các quốc gia đều được coi trọng, được qui định bắt buộc thực hiện theo chuẩn mực kiểm toán ISA 220 và CMKiT quốc tế ISQC1, được coi là một tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn CTKT đủ điều kiện kiểm toán DNNY trên TTCK [28].
Nhóm nhân tố khác thuộc công ty kiểm toán (Other factors)
Bên cạnh các nhân tố thuộc CTKT thường đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán như trên, một số nhân tố khác cũng được nghiên cứu, tuy nhiên thường cho kết quả ảnh hưởng thấp hơn, như:
- Danh tiếng của công ty kiểm toán: Các CTKT có danh tiếng, tên tuổi thường chú ý giữ gìn hình ảnh của mình hơn do vậy luôn hướng tới việc bảo đảm chất lượng kiểm toán (Kym Boon và các cộng sự, 2008).
- Mức độ phân định trách nhiệm cá nhân ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán (Individual Responsibility): Các CTKT lớn và địa bàn hoạt động phân tán có khả năng được phân cấp và mức độ trách nhiệm cá nhân cao hơn. Các CTKT có sự xác định mức độ trách nhiệm cá nhân càng rõ ràng, càng có khả năng cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng hơn, vì họ sợ rủi ro mất thương hiệu và khách hàng nếu cung cấp dịch vụ kiểm toán có chất lượng thấp hơn (Kym Boon và cộng sự, 2008).
- Sự đáp ứng của CTKT đối với các nhu cầu của khách hàng ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (Responsiveness): Sự đáp ứng của CTKT đối với nhu cầu của khách hàng có tác động tới sự hài lòng đối với chất lượng kiểm toán nói chung. Một mối quan hệ công việc tốt thể hiện kết quả công việc giữa KTV và khách hàng, thể hiện một quá trình kiểm toán hữu hiệu và hiệu quả, và các CTKT sẽ chủ động đề xuất những cải tiến trong hoạt động và việc thiết lập BCTC của khách hàng (Kymboon và cộng sự, 2008).
- Các CTKT có cam kết về chất lượng kiểm toán sẽ ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán (Quality Commitment): Việc thực hiện các cuộc kiểm soát có chất lượng là quá trình thường được đảm bảo rằng, các CTKT đáp ứng các tiêu chuẩn kiểm toán một cách chắc chắn cho mỗi lần cam kết (Arens và cộng sự, 2005). Các CTKT có một văn hóa chất lượng mạnh nghĩa là thực hiện các cuộc kiểm toán có chất lượng, cũng như các nhóm kiểm toán đã cam kết thì nghĩa là việc thực hiện kiểm soát của CTKT đã được thực hiện một cách nghiêm túc (Kym Boon và cộng sự, 2008).
- Tuân thủ việc thực hiện kiểm toán tại khách hàng sẽ đảm bảo chất lượng kiểm toán (Field Work Conduct): Các CTKT tiến hành công việc kiểm toán tại khách hàng đảm bảo tuân theo chuẩn mực kế toán và kiểm toán nghĩa là đang cung cấp một cuộc kiểm toán có chất lượng cao (Kym Boon và các cộng sự, 2008).
- Cam kết của Hội đồng kiểm toán (Audit Committee): Các nhóm kiểm toán có sự giao tiếp với hội đồng kiểm toán của khách hàng nghĩa là thực hiện một cuộc kiểm toán có chất lượng cao hơn, bởi vì hội đồng kiểm toán thực hiện việc giám sát và tăng cường quá trình thực hiện kiểm toán (Goowin-Stewart and Kent, 2006, p.388). Hội đồng kiểm toán nhằm đáp ứng yêu cầu ở cấp độ cao về sự đảm bảo chất lượng (Francis, 2004), giải quyết các khó khăn cho KTV, giúp cuộc kiểm toán hướng tới quan tâm, giải quyết xung đột giữa nhà quản lý của khách hàng và KTV.
1.3.3.3. Nhóm nhân tố bên ngoài
Là những nhân tố bên ngoài (không thuộc KTV và công ty kiểm toán) tác động trực tiếp tới chất lượng thông tin kế toán tài chính trên các BCTC, do đó có ảnh hưởng gián tiếp tới chất lượng kiểm toán. Một số nghiên cứu trong và ngoài nước đánh giá đây là nhóm nhân tố quan trọng, nhất là đối với các quốc gia có nền tài chính đang và kém phát triển. Trên TTCK, được coi là thị trường tài chính bậc cao, các nhân tố bên ngoài càng có mức độ ảnh hưởng quan trọng hơn tới chất lượng kiểm toán BCTC của các DNNY do chịu sự tác động của môi trường pháp lý khắt khe hơn và đối tượng khách hàng là DNNY có tính chất phức tạp hơn.
Các nhân tố bên ngoài thường mang đặc trưng riêng tùy từng quốc gia (sẽ được làm rõ trong trường hợp của Việt Nam), có thể kể đến như sau:
- Môi trường pháp lý cho hoạt động kiểm toán: Bao gồm hệ thống các chuẩn mực và chế độ kế toán, kiểm toán và các văn bản pháp lý liên quan, nhằm làm cơ sở cũng như hướng dẫn công việc kiểm toán của KTV và công ty kiểm toán.
- Nhân tố thuộc về khách thể kiểm toán (DNNY): Là các nhân tố thuộc về ý thức, trình độ ban lãnh đạo của khách hàng là DNNY (những người có trách nhiệm thiết lập và trình bày các BCTC) hay các nhân tố thuộc về đặc điểm ngành nghề, tính chất các khoản mục nghiệp vụ của DNNY.
- Nhân tố bên ngoài khác thuộc về môi trường kinh tế, văn hóa và các chính sách, thủ tục kiểm soát chất lượng kiểm toán từ các cơ quan quản lý Nhà nước.
Tóm lại, ba nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán nếu được đảm bảo sẽ giúp làm tăng sự hài lòng của đối tượng sử dụng BCTC đã được kiểm toán, nhất
là nhóm thuộc KTV và CTKT. Các nhân tố trên được nghiên cứu có ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán BCTC của doanh nghiệp nói chung cũng như của doanh nghiệp có lợi ích công chúng (trong đó có DNNY) nói riêng, tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng có thể là quan trọng khác nhau do những đặc trưng riêng của kiểm toán đối với BCTC của DNNY (xem thêm Phụ lục 12. Đặc điểm DNNY chi phối đặc điểm BCTC và các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK).
Kết luận Chương 1
Chương 1 đã khái quát các vấn đề lý luận chung nhất về TTCK, doanh nghiệp niêm yết, đặc điểm BCTC của doanh nghiệp niêm yết ảnh hưởng tới kiểm toán BCTC của DNNY. Kết quả nổi bật của Chương 1 đó là đã hệ thống hóa các nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán qua các kết quả nghiên cứu chủ yếu từ nước ngoài, theo hướng đi sâu đối với BCTC của DNNY trên TTCK. Theo đó, có 3 nhóm nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán gồm nhóm thuộc về KTV, thuộc về CTKT và nhóm bên ngoài. Mặc dù các kết quả nghiên cứu về mức độ ảnh hưởng của các nhân tố là có sự khác nhau tới chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của đối tượng được khảo sát, thời điểm, cũng như khu vực hay quốc gia khảo sát, tuy nhiên, nhóm nhân tố thuộc về KTV và công ty kiểm toán thường được đánh giá là có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán, trong đó, nhân tố KTV thường có mức độ ảnh hưởng hơn nhân tố thuộc nhóm CTKT.
Các nhân tố thuộc về KTV có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán, theo các kết quả nghiên cứu, đó là Chuyên sâu, Kinh nghiệm, Trình độ, Độc lập, Ý thức, Chuyên nghiệp, Thái độ thận trọng... Các nhân tố thuộc về công ty kiểm toán thường có mức độ ảnh hưởng quan trọng tới chất lượng kiểm toán, theo các kết quả nghiên cứu, đó là Giá phí, Qui mô công ty, Phương pháp kiểm toán, Chính sách và thủ tục kiểm soát chất lượng... Những nhân tố này cũng được nhấn mạnh về mức độ ảnh hưởng là khác nhau (thường là cao hơn) tới chất lượng kiểm toán BCTC của DNNY trên TTCK.
Cở sở lý luận và tổng quan về các nhóm nhân tố này sẽ là tiền đề quan trọng trong việc nghiên cứu khảo sát thực nghiệm để xác định các nhân tố ảnh hưởng, cũng như thứ tự mức độ ảnh hưởng của chúng tới chất lượng kiểm toán BCTC DNNY trên TTCK Việt Nam.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG VỚI VIỆC XÁC ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHẤT LƯỢNG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết
2.1.1. Sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam và các doanh nghiệp niêm yết
TTCK một số nước có nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam hình thành từ khá sớm, như Hungary- TTCK Budapest (1990), Trung Quốc- TTCK Thượng Hải (1992), Cộng hòa Séc- TTCK Praha (1993). Tại Việt Nam, phải đến năm 1996, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước mới được thành lập (theo Nghị định Số 75/CP của Chính phủ ngày 28/11/1996), là cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng tổ chức và quản lý nhà nước về chứng khoán và TTCK. Để phù hợp hơn trong việc phối hợp hoạt động, ngày 19/2/2004, Chính phủ đã ban hành Nghị định Số 66/2004/NĐ-CP chuyển UBCKNN trực thuộc Bộ Tài chính.
Ngày 10/7/1998, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Nghị định Số 48/1998/NĐ-CP về chứng khoán và TTCK cùng với Quyết định thành lập hai Trung tâm GDCK tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngày 20/7/2000, Trung tâm GDCK TP. Hồ Chí Minh chính thức khai trương và hoạt động, tổ chức phiên giao dịch chứng khoán tập trung đầu tiên vào ngày 28/7/2000 chỉ với 2 cổ phiếu của 2 DNNY với mã chứng khoán là REE và SAM. 5 năm sau, ngày 8/3/2005, Trung tâm GDCK Hà Nội cũng được khai trương với mục tiêu ban đầu là một thị trường giao dịch phi tập trung (OTC). Do nhu cầu phát triển tất yếu, ngày 11/5/2007, Chính phủ ký Quyết định số 599/QĐ-TTg, Trung tâm GDCK TP.HCM đã chính thức được chuyển đổi mô hình mới thành Sở GDCK TP.HCM và ngày 29/5/2009, Trung tâm GDCK TP. Hà Nội cũng chính thức chuyển đổi mô hình thành Sở GDCK Hà Nội theo Quyết định số 1354/QĐ-BTC.
Như vậy, TTCK Việt Nam đã chính thức có 2 Sở GDCK tại hai miền Bắc và Nam, đều thực hiện chức năng tổ chức và giám sát GDCK tập trung và chuyển đổi