Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 4

vực này làm cho các nông trường hàng năm đều được đánh giá là hoàn thành hoặc hoàn thành vượt kế hoạch Nhà nước nhưng thực ra lại bị thua lỗ nếu hạch toán đúng và đủ. Mặc dù Nhà nước đã đầu tư một số vốn khá lớn cho kinh tế quốc doanh, nhưng “lãi giả lỗ thật” là hiện tượng phổ biến” [235, tr. 50]. Nhận định này được nghiên cứu sinh kế thừa trong đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên số trang viết về nông trường là rất ít ỏi, khoảng 4/260 trang. Đó là những nhận định, đánh giá chung nhất, khái quát nhất về hiệu quả sản xuất, kinh doanh của NTQD.

Từ kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra một số kết luận: “Trong nông nghiệp, thành phần kinh tế tập thể đại diện là các HTX nông nghiệp quản lý phần lớn đất đai và lao động ở nông thôn, thành phần kinh tế quốc doanh đại diện là các NTQD, trại trạm chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Các đơn vị kinh tế cơ sở không được quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh và chịu sự quản lý của cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp ở cả cấp vi mô lẫn vĩ mô-một cơ chế quản lý chủ yếu bằng mệnh lệnh hành chính. Cơ chế này đã trói buộc sức sản xuất, triệt tiêu động lực phát triển của nền kinh tế. Vì vậy, nông nghiệp đã rơi vào tình trạng khủng hoảng. Theo quan điểm của tác giả, đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nói chung, nông nghiệp nói riêng trở thành nhu cầu bức xúc [235, tr. 230]. Công trình là một tài liệu tham khảo rất quan trọng của luận án.

Công trình “Lịch sử kinh tế Việt Nam (1945 - 2000), tập II (1955 - 1975). 2005. Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội do Đặng Phong chủ biên. Đây là một công trình nghiên cứu rất công phu và đồ sộ với tổng số 1.178 trang. NTQD được nhóm tác giả tập trung viết ở mục 2. “Thành lập các NTQD” (từ trang 280 đến trang 282), mục 3. “Tổ chức ở các NTQD” (trang 288) và mục 5. “Quản lý ở NTQD” (từ trang 303 đến trang 305). Các tác giả khái quát quá trình thành lập NTQD ở miền Bắc. Theo đó, NTQD được hình thành trên ba cơ sở: NTQD-xây dựng trên cơ sở các doanh điền tịch thu được trong cải cách ruộng đất; Nông trường quân đội-thành lập theo chủ trương chuyển ngành hàng loạt bộ đội sang làm kinh tế; Liên đoàn sản xuất nông nghiệp miền Nam-tổ chức từ lực lượng cán bộ, nhân dân miền Nam tập kết ra miền Bắc. Các tác giả phân tích sơ lược về vốn đầu tư cho nông trường và hiệu quả kinh tế của các NTQD.

Từ nghiên cứu, nhóm các giả đã chỉ ra một số nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng sản xuất kém hiệu quả. Theo quan điểm của nhóm tác giả, về tổ chức, NTQD tổ chức sản xuất hoàn toàn theo những chỉ tiêu kế hoạch được Bộ Nông trường (Nhà nước) giao cho, tức là được cung cấp toàn bộ vốn đầu vào và bao tiêu sản phẩm; Sự chuẩn bị các điều kiện tiền đề xây dựng NTQD không được chu đáo. Về vị trí của các NTQD không thuận lợi, giao thông đi lại khó khăn, chi phí đầu tư đều tăng lên; Lực lượng lao động trong các NTQD không quen với sản xuất nông nghiệp nên không thể có năng suất cao; Việc đầu tư không tập trung, dàn trải nên không đem lại lợi ích kinh tế; Việc quản lý ngày công lao động không nghiêm túc; bộ máy tổ chức thì cồng kềnh... Vì vậy, NTQD không đem lại hiệu quả kinh tế như mong muốn.

Những nhận định này của các tác giả giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để nhận xét, đánh giá về NTQD. Do NTQD không phải là đối tượng chính của công trình, nên không tập trung nghiên cứu, phân tích chuyên sâu. Nội dung viết về NTQD chiếm khoảng 4-5/1.178 trang, còn rất nhiều nội dung cần nghiên cứu chuyên sâu.

Những công trình kể trên, NTQD có được các tác giả đề cập đến, nhưng đều chiếm dung lượng rất ít ỏi, chủ yếu là giới thiệu khái quát, sơ lược về NTQD. Tuy vậy, đó là những phân tích, đánh giá về NTQD rất có giá trị để tác giả luận án tham khảo và kế thừa.

Nghiên cứu về NTQD khá tản mạn ở một số công trình lịch sử địa phương như Lịch sử Đảng bộ tỉnh, Lịch sử Đảng bộ huyện, thị trấn, xã. Có thể kể đến như:

Công trình “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Ninh B nh, tập 1, (1930-1975)”. 1995. Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Ninh Bình xuất bản. Công trình không trực tiếp viết về lịch sử Nông trường Đồng Giao giai đoạn 1955-1975 nhưng có nội dung viết về sự chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Ninh Bình với Đảng bộ Nông trường Đồng Giao. Công trình “Lịch sử Đảng bộ Nghệ An, (1954-1975)”. 1999. tập 2, Nxb Nghệ An, của các tác giả. Công trình có viết về NTQD ở miền Tây Nghệ An trong giai đoạn 1955-1975, cụ thể là viết về Nông trường Tây Hiếu I. Công trình “Lịch sử Nghệ An từ năm 1945 đến năm 2000”. 2010. Nxb Chính trị Quốc gia, của nhóm tác giả do Trần Văn Thức

chủ biên, có đề cập một cách sơ lược về sự ra đời của các NTQD ở miền Tây Nghệ An: Nông trường Đông Hiếu, Nông trường Tây Hiếu, Nông trường Trình Môn, Nông trường Bãi Phủ, Nông trường Sông Con. Nhóm tác giả mới chỉ trình bày khái quát về sự ra đời của các nông trường. Những nội dung như: tổ chức bộ máy, lực lượng lao động, hoạt động sản xuất, quan hệ sản xuất, đóng góp... của các nông trường chưa được đề cập đến. Công trình “Lịch sử Đảng bộ huyện Nghĩa Đàn (1930-2008)”. 2010. Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Chương IV và chương VI khái quát về sự ra đời của các nông trường ở Nghĩa Đàn; vai trò của nông trường Tây Hiếu trong cuộc chiến tranh chống Mỹ; sự chuyển đổi cơ chế của các NTQD ở Nghĩa Đàn. Tuy nhiên, công trình chỉ dừng lại ở mức sơ lược quá trình ra đời của các nông trường, chưa có sự phân tích, đánh giá cụ thể các hoạt động sản xuất kinh doanh, cũng như hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các nông trường. Công trình “Lịch sử Đảng bộ và nhân dân thị trấn Rạng Đông (1958-2017)”. 2017. Nxb Nam Định. Công trình phục dựng lại quá trình hình thành, xây dựng và phát triển của thị trấn Rạng Đông theo tiến trình lịch sử từ năm 1958 đến năm 2017. Chương I và chương II viết về Nông trường Rạng Đông giai đoạn 1958-1975 liên quan trực tiếp đến luận án.

Đối với những công trình này, do NTQD không phải là đối tượng nghiên cứu chính nên thường chiếm dung lượng rất khiêm tốn. Tuy nhiên, đây cũng là một nguồn tài liệu có giá trị giúp cho tác giả luận án tham khảo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

* Nh m công tr nh nghiên cứu tr c tiếp về NTQD

Công trình “Ra sức xây d ng và củng cố nông trường quốc doanh”. 1963. Nxb Sự Thật, Hà Nội, của Trần Hữu Dực. Tác giả tập trung phân tích các nội dung sau: Tính chất và vai trò NTQD trong sự nghiệp công nghiệp hóa XHCN; Ba nhiệm vụ lớn của NTQD; Trên cơ sở những thắng lợi bước đầu, ra sức xây dựng và củng cố NTQD; Tăng cường chỉ đạo NTQD. Công trình có một số nội dung liên quan trực tiếp đến luận án. Tác giả đã chỉ ra tính chất căn bản của NTQD là cơ sở kinh tế nông nghiệp hoàn toàn XHCN, các tài sản và tư liệu sản xuất đều thuộc sở hữu Nhà nước. Về vai trò của NTQD, tác giả kh ng định các NTQD có vai trò rất lớn về mặt chính trị, làm “tăng cường lực lượng đội ngũ giai cấp công nhân, xây dựng hạt nhân

Nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1955 đến năm 1975 - 4

lãnh đạo trong nông nghiệp”, về kinh tế “góp phần xóa bỏ tính chất nhiều thành phần trong nền kinh tế quốc dân”, là nhân tố quan trọng để thực hiện thắng lợi kế hoạch kinh tế 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), góp phần bố trí lực lượng lao động giữa miền núi và đồng bằng [139, tr. 3-9]. Tác giả phân tích rất kĩ ba nhiệm vụ trọng tâm của NTQD, cơ sở hình thành NTQD ở miền Bắc Việt Nam và một số kết quả NTQD đạt được từ năm 1955 đến năm 1962. Công trình cũng cung cấp nhiều số liệu về NTQD có nguồn tin cậy cao.

Có thể nói đây là công trình nghiên cứu ít ỏi, có tính chuyên sâu về đề tài NTQD và là nguồn tài liệu tham khảo quý cho luận án. Song với dung lượng 50 trang, công trình mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu, trình bày một cách khái quát, cơ bản nhất về NTQD và hoạt động sản xuất, kinh doanh của NTQD từ năm 1955 đến năm 1962. Công trình công bố vào năm 1963, thời điểm miền Bắc đang thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, NTQD được đẩy mạnh xây dựng. Do vậy, cuốn sách chủ yếu nhằm mục đích tuyên truyền việc xây dựng và mở rộng NTQD.

Công trình “Nông trường Đồng Giao 30 năm xây d ng và trưởng thành”. 1985. Nông trường Đồng Giao xuất bản, Hà Nam Ninh, của Nguyễn Đăng Trình. Công trình nghiên cứu về sự ra đời và phát triển của Nông trường Đồng Giao thuộc tỉnh Ninh Bình từ năm 1955 đến năm 1985. Công trình gồm 12 chương, bắt đầu từ năm 1955, tỉnh đón 105 người đầu tiên về xây dựng nông trường Đồng Giao trên cơ sở Doanh điền Hữu Viện. Bên cạnh đó hoạt động sản xuất, tác giả còn phân tích, hoạt động chiến đấu của nông trường. Đây là cuốn sách viết theo thể ký sự lịch sử. Bản thân Nguyễn Đăng Trình là cựu cán bộ, công nhân viên của Nông trường Đồng Giao, từng có một thời gian dài tuổi trẻ làm việc tại và gắn nông trường cho nên không tránh được cảm xúc cá nhân của tác giả.

Công trình “Công tác hạch toán trong nông trường quốc doanh”. 1985. Nxb Thống kê, Hà Nội, của Nguyễn Hòa Bình, đã giới thiệu về các cách thức hạch toán tại một NTQD. Nội dung gồm 6 chương: Hạch toán lao động và tiền lương; hạch toán tài sản cố định; hạch toán vật liệu và công cụ lao động thuộc tài sản lưu động; hạch toán chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm; hạch toán thành phẩm, tiêu thụ, kết quả tài chính và lãi nộp ngân sách; hạch toán các loại vốn, quỹ của xí nghiệp.

Trong chương I (tiểu mục IV) “Các hình thức và chế độ tiền lương” và chương IV (tiểu mục I) “Ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán” có nội dung liên quan đến đề tài. Nói về các chế độ và hình thức trả tiền lương ở các nông trường quốc doanh, công trình viết: chế độ trả lương theo thời gian (nghĩa là trả lương tháng), lương ngày, lương công nhật và lương thời gian có thưởng; chế độ trả lương khoán gồm lương theo khối lượng công việc, lương khoán việc có thưởng khi hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng, lương khoán theo sản phẩm cuối cùng. Các hình thức trả lương này được nông trường áp dụng thời kì kinh tế kế hoạch hóa. Về ý nghĩa và nhiệm vụ hạch toán, nông trường cần phải hạch toán để phân biệt các loại giá thành từ đó tính được lỗ hay lãi. Giá thành sản phẩm gồm các loại như: giá thành kế hoạch của sản phẩm (được lập ra trong kế hoạch sản xuất-kỹ thuật-tài chính của đơn vị); giá thành thực tế chưa hoàn chỉnh; giá thành thực tế hoàn chỉnh (được tính trên cơ sở các tài liệu về chi phí sản xuất thực tế phát sinh khi quá trình sản xuất và thu hoạch đã hoàn thành). Có rất nhiều nội dung luận án có thể kế thừa.

Công trình “Nông trường Rạng Đông trên con đường xây d ng và phát triển”. 2005. Nông trường Rạng Đông xuất bản, Nam Định, nhân dịp đón nhận danh hiệu “Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”. Công trình dài 200 trang, viết về quá trình ra đời và phát triển của Nông trường Rạng Đông từ năm 1958 đến năm 2004, trong đó có một số nội dung liên quan đến giai đoạn của luận án: Lược sử những vùng đất cũ quanh một vùng đất không tên; Cuộc hành quân chinh phục “thủy thần”; Lính “hạ sao” vẫn nêu cao truyền thống; Cuộc đối đầu làm nên bản hùng ca không bao giờ quên, từ trang 11 đến trang 87. Công trình viết theo thể hồi kí, ký sự lịch sử nên văn phong mang phong cách ca ngợi, tri ân và tự hào về truyền thống cách mạng, hăng hái lao động sản xuất của toàn thể cán bộ, công nhân nông trường, đặc biệt là công lao của các cán bộ, chiến sĩ ngày đầu tiên hành quân về miền biển Nghĩa Hưng quai đê, lấn biển xây dựng nên Nông trường Rạng Đông. Tuy vậy, đây là nguồn tài liệu tham khảo.

Công trình “Lịch sử Nông trường 1-5”. 2012. Nxb Nghệ An, của nhóm tác giả Lê Hồng sơn, Nguyễn Duy Đại, Lê Phước Huẩn, Nguyễn Thế, Hoàng Chỉnh, gồm có 6 chương. Qua công trình, các tác giả đã khái quát được quá trình ra đời của nông

trường; những thành tích của nông trường trên các lĩnh vực, từ hoạt động sản xuất đến chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Mỹ; đời sống của cán bộ, công nhân viên nông trường; điểm qua các giai đoạn lịch sử của nông trường cho đến thời điểm nông trường chuyển sang mô hình kinh doanh Công ty cây ăn quả Nghệ An năm 2001, từ việc cải tổ và kiện toàn tổ chức bộ máy lãnh đạo cho đến việc đổi mới cơ chế quản lý, thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới. Các tác giả tập trung phân tích những thành tích và khó khăn của nông trường qua từng giai đoạn lịch sử. Công trình cung cấp nhiều số liệu báo cáo đáng tin cậy cho đề tài tham khảo.

Công trình “Lịch sử Nông trường 3-2”. 2013. Nxb Nghệ An, của nhóm tác giả Nguyễn Đình Dũng, Nguyễn Phong, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Đình Thận, Hoàng Văn Chỉnh, gồm có 6 chương, viết về sự ra đời và hoạt động của Nông trường 3-2; những thành tích của nông trường trong sản xuất và chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; quá trình chuyển sang công ty và sự thay đổi về hệ thống tổ chức, hình thức quản lý và hiệu quả sản xuất trong thời kì đổi mới. Có thể nói, công trình đã phục dựng lại được một bức tranh toàn cảnh về Nông trường 3-2 từ khi nới thành lập cho đến năm 2010. Điểm nổi bật là nhóm tác giả đã trình bày chi tiết những nỗ lực đổi mới không ngừng của Nông trường 3-2 trong thời kì Đổi mới như việc thực hiện cơ chế khoán chi phí, thu sản phẩm đến người lao động theo Nghị định 01/CP và những kết quả mà nông trường đạt được sau khi thực hiện khoán. Công trình cung cấp nhiều thông tin và số liệu quý giá để luận án tham khảo.

Các bài viết đăng trên tạp chí

Bài viết “Chính sách xã hội đối với thanh niên tại nông trường”, 1986, đăng trên Tạp chí Xã hội, số 4, của Trần Kim Xuyến. Bài viết đề cập đến thực trạng đời sống của tầng lớp thanh niên tại các NTQD, trong đó tác giả tập trung chủ yếu vào lực lượng lao động nữ, những khó khăn, thiếu thốn mà nữ cán bộ, công nhân viên nông trường phải đối diện; tình trạng mất cân đối giữa tỷ lệ nam và nữ tại các nông trường… Tác giả chỉ ra nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân đối trên, trong đó, nguyên nhân chính là do nam công nhân tham gia nghĩa vụ quân sự. Cuối cùng, tác giả đưa ra một số kiến nghị để tránh sự mất cân đối về giới tính trong cơ cấu lao

động và một số chính sách đối với công nhân nông trường. Bài viết giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn sâu sắc hơn về đời sống của công nhân viên NTQD.

Bài viết “Nông trường quân đội, một mô h nh kinh tế thời hậu chiến”, 1999, đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6/1999, của Lê Nam Thắng, viết về thời kì đầu chuyển quân ra sản xuất, xây dựng nên những Nông trường quân đội. Trong bài viết, tác giả phân tích tình hình miền Bắc sau năm 1954; sự ra đời của Cục Nông binh (sau này đổi tên là Cục Nông trường quân đội); công tác tổ chức, đưa các đơn vị quân đội đi sản xuất; sự thống nhất các lực lượng do Bộ Nông trường quản lý… Tác giả tập trung phân tích sâu về công tác chuyển quân ra sản xuất, những địa điểm chuyển quân, không đi sâu vào phân tích sâu về các hoạt động, những đóng góp hay hạn chế của các nông trường quân đội. Bản thân tác giả Lê Nam Thắng nguyên là Cục trưởng Cục Nông trường quân đội những năm 1956-1960 cho nên bài viết thiên về hồi tưởng kí ức và niềm tự hào. Tuy vậy, bài viết là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho luận án.

Bài viết “Đội quân nông trường”, 2006, đăng trên Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-2006, của Trần Hồ Nam, viết về thời kì đầu xây dựng các nông trường quân đội ở miền Bắc Việt Nam những năm 1955-1960. Tác giả tập trung trình bày quá trình chuyển quân ra sản xuất, xây dựng nên các nông trường quân đội những khó khăn, gian khổ và vất vả của những người lính buổi đầu đi khai hoang, phát triển kinh tế; chuyến viếng thăm và động viên tinh thần của Đại tướng Vò Nguyên Giáp và Chủ tịch Hồ Chí Minh đối với cán bộ, công nhân viên nông trường. Tác giả cung cấp nhiều số lượng nông trường quân đội, đồng thời phân tích sơ lược những đóng góp của nông trường quân đội đối với sự phát triển kinh tế, chính trị, xã hội miền Bắc. Bài viết có nhiều nội dung luận án có thể tham khảo và kế thừa.

Bài viết “T m hiểu nông trường quốc doanh ở miền Bắc Việt Nam giai đoạn 1955-1960”, 2014, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10 (462)/2014, của Đinh Quang Hải. Tác giả tập trung làm rò 5 nội dung: Sự hình thành và tổ chức của NTQD; về đội ngũ cán bộ, công nhân viên nông trường; về đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, kỹ thuật, máy móc; đời sống của cán bộ, công nhân nông trường và tình hình sản xuất của NTQD. Bài viết phản ánh tương đối đầy đủ, khái quát về NTQD ở

miền Bắc giai đoạn 1955-1960. Từ nguồn tài liệu được khai thác ở TTLTQG III, bài viết cung cấp rất nhiều số liệu đáng tin cậy. Bài viết có rất nhiều nội dung để nghiên cứu sinh tham khảo và kế thừa trong đề tài nghiên cứu.

Về các luận văn, luận án nghiên cứu về NTQD

Luận án Tiến sĩ Lịch sử “Nông trường quốc doanh ở miền Tây Nghệ An từ năm 1956 đến năm 2015”. 2018. Trường Đại học Vinh, của Hoàng Thị Yến. Luận án phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về các NTQD ở miền Tây Nghệ An trong suốt 60 năm (1956-2015), từ quá trình ra đời, hình thành của các NTQD cho đến khi nông trường chuyển đổi sang hình thức kinh doanh, thành lập Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên. Không chỉ phân tích bối cảnh ra đời các NTQD, tác giả còn làm rò tổ chức quản lý, nguồn nhân lực, hoạt động sản xuất cho các NTQD ở miền Tây Nghệ An, cũng như những thay đổi hệ thống tổ chức, mô hình quản lý của các NTQD trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số nhận xét và kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của NTQD trong giai đoạn hiện nay. Đây là một công trình nghiên cứu công phu về NTQD trên địa bàn tỉnh với nguồn tài liệu, tư liệu đáng tin cậy, giúp cho nghiên cứu sinh có thêm cơ sở để triển khai đề tài nghiên cứu.

Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng muốn kể đến một số luận văn thạc sĩ viết về một số NTQD cụ thể. Bởi những luận văn thạc sĩ đó cung cấp cho luận án nhiều thông tin và số liệu quý giá cho luận án tham khảo và kế thừa trong quá trình nghiên cứu. Hơn nữa, qua việc liệt kê các luận văn thạc sĩ trong thời gian qua giúp người đọc có cái nhìn hệ thống hơn về lịch sử nghiên cứu mảng đề tài NTQD và thấy rằng đề tài về NTQD trong những năm gần đây đang dành được sự quan tâm. Có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ sau: Luận văn Thạc sỹ Lịch Sử “Nông trường Đồng Giao, tỉnh Ninh B nh từ năm 1955 đến năm 1975”. 2011. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, của Vũ Thị Nhung, dựng lại một các hệ thống về quá trình ra đời, xây dựng Nông trường Đồng Giao (Ninh Bình) từ năm 1955 đến năm 1975; các hoạt động của nông trường. Từ đó, tác giả đưa ra một số nhận xét, đánh giá và chỉ ra những đóng góp của Nông trường Đồng Giao đối với chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội huyện Tam Điệp, tỉnh Ninh Bình nói riêng và miền Bắc nói chung; Luận văn Thạc

Xem tất cả 232 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí